Ông Phan Đình Trạc: 'Những người tham nhũng vừa rồi là những người giàu'

Yang_Yena

Member

TTO - Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho rằng cần hình thành cơ chế, chính sách pháp luật chặt chẽ để "không thể" tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi để "không dám" tham nhũng, tiêu cực.​

Ông Phan Đình Trạc: Những người tham nhũng vừa rồi là những người giàu - Ảnh 1.
Ông Phan Đình Trạc - Ảnh: NAM TRẦN
Sáng 5-12, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã truyền đạt nghị quyết "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt nghị quyết hội nghị trung ương 6 khóa XIII.
Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực
Ông Trạc cho hay trung ương khẳng định đề án được chuẩn bị nghiêm túc, bài bản, bám sát thực tiễn, thực hiện đúng cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ theo chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 2013, văn kiện Đại hội XIII và tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...
Từ đó có chọn lọc đúng trọng tâm, đề ra các nhiệm vụ giải pháp phù hợp với thực tiễn, có đổi mới, định hướng trong thời gian dài nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Một vấn đề được ông Trạc nhấn mạnh tại nghị quyết là yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
"Đây là lần đầu tiên trung ương đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước", ông Trạc nói.
Ông chỉ rõ một số điểm đáng lưu ý, trong đó quán triệt, thực hiện nghiêm nguyên tắc mọi quyền lực đều được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, ràng buộc bằng trách nhiệm.
Quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn. Lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm, xử lý.
"Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực. Cho nên chúng ta kiểm soát tốt quyền lực chính là ngăn chặn được tham nhũng, tiêu cực", ông Trạc nêu.
Đồng thời thực hiện "4 không" trong phòng, chống tham nhũng.

Thứ nhất, "không thể" tức là hình thành cơ chế, chính sách pháp luật chặt chẽ để không thể tham nhũng.

Thứ hai, phát hiện xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để "không dám" tham nhũng, tiêu cực.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức để "không cần" tham nhũng, tiêu cực.

"Đương nhiên việc này góp phần quan trọng thôi chứ không chấm dứt được bởi những người tham nhũng vừa rồi là những người giàu. Người giàu mà họ tham nhũng lớn", ông Trạc nêu.

Thứ tư, cần xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để "không muốn" tham nhũng.
https://tuoitre.vn/ong-phan-dinh-tr...roi-la-nhung-nguoi-giau-20221205102901646.htm
 

. Đồng thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi để "không dám" tham nhũng, tiêu cực.​

tử hình mới ăn thua, bị bắt cái lại trả lại tiền với nộp bằng khen thì huề cả làng
tC8WqCE.png
 
Để ngồi 1 cái ghế làm như miễn phí vậy, không cho tham lấy gì bù vô.

Sent from Hương Dược Xoa using vozFApp
 
lol
Người ta giàu rồi làm chính trị,
Dân mình làm chính trị để làm giàu.

Bao giờ bỏ được cái tư duy đấy thì hết tham nhũng.
Và thế hệ sau này cũng phải chấp nhận, thừa nhận rằng muốn tham gia quan trường, chính trị thì nền tảng kinh tế trong nhà phải vững. Còn mà chấm mút thì không bao giờ ngủ ngon.
 
Đã có cắn bự nào bị kết tội tham nhũng chưa nhỉ, hay chỉ có lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả, ... Đến vụ án xác định có đưa nhận hối lộ mà chỉ xử thằng đưa, đéo tìm ra thằng nhận cơ mà :oops:

Gửi từ OPPO A1601 bằng vozFApp
 
Back
Top