Phân chia lớp học gây bất bình đẳng giáo dục tại Trung Quốc

Trường học Trung Quốc phân loại học sinh dựa trên kết quả học tập và khả năng nhận thức.​


d53afcffd7b23eec67a3.jpg

Vì thế, học sinh lớp tốt, trường điểm sẽ được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Vấn đề trên được thể hiện rõ nét tại các vùng nông thôn, nơi nguồn lực giáo dục còn hạn chế.

Tiến hành nghiên cứu về môi trường giáo dục tại vùng nông thôn Trung Quốc, trợ lý giáo sư Wang Zhaoxin, làm việc tại Trường Đại học Luật và Khoa học Chính trị, thuộc Đại học Sư phạm Chiết Giang, cho biết: Khi mọi sự chú ý đổ vào kỳ thi tuyển sinh đại học gaokao, tương lai của học sinh Trung Quốc được quyết định bởi lớp học.

Theo ông Wang, hầu hết các trường THCS, THPT Trung Quốc phân loại học sinh dựa trên kết quả học tập và khả năng nhận thức. Thông thường, các trường có hai lớp là lớp danh dự và lớp thường.

Ngoài ra, hiện nay nhiều trường Trung Quốc chia lớp học thành 3 cấp độ: Lớp danh dự (dành cho học sinh xuất sắc nhất), lớp thử nghiệm (dành cho học sinh khá) và lớp thường (dành cho học sinh có điểm thấp nhất). Quá trình phân loại càng sớm thì khoảng cách điểm số giữa các lớp càng rõ ràng.

Việc phân chia lớp học như vậy là phổ biến tại các vùng nông thôn, nơi thiếu tài nguyên giáo dục nên chính quyền thường chỉ tập trung nguồn lực cho các lớp tốt nhất hoặc những trường “trọng điểm”.

Các trường được đầu tư nhiều hơn và danh tiếng mạnh mẽ hơn sẽ thu hút ngày càng đông học sinh giỏi, từ đó mang lại nguồn tài trợ và tài nguyên giáo dục cao hơn. Vòng tròn này đã và đang nới rộng khoảng cách giữa học sinh các trường trọng điểm và số còn lại.

Lớn lên tại một vùng quê nghèo, chị Xu, 21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Luật và Khoa học Chính trị, kể: Học sinh 2 lớp danh dự tại trường THCS mà tôi theo học đã thi đỗ vào trường THPT và đại học danh tiếng trong khi hầu hết học sinh còn lại của trường học nghề. 2 lớp danh dự có môi trường học tập thật sự tốt nhưng bù lại, nhà trường ít quan tâm đến các lớp khác. Đó là một đám đông thích đánh nhau, hút thuốc, uống rượu...

Để gia tăng danh tiếng, nhiều trường trọng điểm thậm chí đã đi đầu tuyển sinh tài năng trẻ, trước khi các em tham gia kỳ thi tuyển sinh trung học.

Ma, một học sinh ở vùng nông thôn, tiết lộ, em đã bỏ qua kỳ thi tuyển sinh trung học ở địa phương bằng cách tham gia kỳ thi riêng do một trường THPT tổ chức. 80 học sinh có thành tích cao nhất được mời nhập học sớm và cạnh tranh vào lớp danh dự của trường.

Còn Chen, nữ sinh đến từ tỉnh Quý Châu, cho biết, việc tuyển sinh bắt đầu từ bậc tiểu học. Một trường THCS địa phương cho phép Chen nhập học sớm vì em đạt thành tích cao ở cấp 1. Đến mùa tuyển sinh, rất nhiều trường THCS khác trong quận cũng “chiêu mộ” em.

Tuy nhiên, trường đầu tiên thậm chí cam kết miễn học phí trong 3 năm, trao trợ cấp 2.000 nhân dân tệ (khoảng 6,9 triệu đồng) hàng năm cùng nhiều học bổng khác. Lên cấp 3, em tiếp tục được một trường THPT “chiêu mộ” bằng cách tương tự nhưng mức trợ cấp, học bổng cao hơn rất nhiều.

Ngoài sự cạnh tranh giữa các trường, nhiều gia đình có nguồn lực tại địa phương cũng cố gắng tìm mọi cách để con vào được trường điểm, lớp danh dự. Một số phương án có thể kể đến như mua nhà gần trường để con có hộ khẩu đúng tuyến, hối lộ trong các kỳ thi xếp lớp, kỳ thi tuyển sinh riêng của các trường...

https://giaoducthoidai.vn/phan-chia...-dang-giao-duc-tai-trung-quoc-post617400.html
 
Đm đọc cái tít xong đọc bài. Chó lều báo giật tít khắm vl

Phân chia lớp giỏi lớp bt là chuyện hết sức bt chứ bất bình đẳng cái mả mẹ m à. Súc vật lều chó
 
Thế lều báo kêu xứ Vịt bỏ trường chuyên, trường dân tộc bla bla đi. Vẽ chuyện, công bằng khác cào bằng chứ. :shame:
 
bình đẳng rõ ràng , em nào học dốt hơn cần các thầy chăm lo tận răng giảng bài thật dễ. Em nào giỏi hẳn thì học cái mới. Đấm tòi lòi thằng nhà báo đi
 
Thế lớp chất lượng cao, lớp chọn ở xứ lừa ko phải bất bình đẳng à. Dự là thằng con lều báo học dốt giống bố nó, bị xếp vào lớp ngu nên về cay cú viết bài này
 
phân loại dựa trên kết quả học tập chứ có phải dựa trên giàu nghèo hay tầng lớp đâu mà kêu bất bình đẳng?
Chứ học dốt ko được bình đẳng sao hả bác. Phải bình đẳng chứ, trước có nữ quyền giờ thêm "Dốt quyền, óc chó quyền", phải cào bằng chứ, đến giải nobel còn phải chuẩn bị thêm giải tình thương thì điều này quá là ez.
 
Chuyện thường mà thằng lều giật vl. Khi xưa tôi mới vào lớp 10 thì nó trộn tùm lum, sau khi xong năm học thì bắt đầu 11 chia ra giỏi vs khá ra 2 lớp khác nhau.
 
Tập hý đang đòi thịnh vượng chung mà, sớm muộn cũng phải cào bằng mấy cái này để giảm bất bình đẳng xã hội thôi :dribble:
 
Báo giáo dục mà ngu éo chịu được. Phân chia dựa trên năng lực thì đúng chứ sai cái gì. Lại đòi cào bằng, nhét hết tất cả vào một cái hố.
 
Mấy đứa đã nghèo dốt còn lười thì ở nhà chăn bò lượm ve chai chứ đi học chi làm ô nhiễm môi trường giáo dục bào mòn tài nguyên giáo dục tước đi cơ hội của các học sinh chăm ngoan khác

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trường học Trung Quốc phân loại học sinh dựa trên kết quả học tập và khả năng nhận thức.
Chứ theo lều báo thì nên phân loại theo cái gì, tiền với quan hệ hả?
 
Thế thì cứ cho bọn học ngu vào học chương trình nâng cao cho nó công bằng nhé. Thằng nào không đậu đuổi luôn.
 
Ý lều báo là phải cào bằng rồi chạy theo thành tích 100% HS giỏi như đất nước thét ra lửa nào đấy à. Hoặc đắp thêm tiền vô, ko có $ thì khỏi học cao =]
 
Dốt thì đi mà học nghề, dồn lực cho các cháu giỏi là đúng rồi, mà học dốt chưa hẳn là thảm họa, các cháu học dốt nhưng khéo tay, giỏi buôn bán thì học nghề vẫn đóng góp cho xã hội như thường, ép các cháu học mới là thảm họa
 
nước nào đó còn phân chia theo giàu nghèo mà, bố mẹ có tiền thì ngồi trường lớp xịn, nghèo thì làm culi :D, phân chia dc như anh 2 thì tàu nó càng mạnh cmnr, toàn iq cao người tài :eek:
 
Back
Top