Phân tích chia sẻ về BĐS của 1 vozer winner

Tôi lại type tiếp cho các fence nghe chơi. Có thể nó chỉ đúng trong khu của tôi thôi.
Như tôi nói chơi cái này chả khác mẹ gì bitcoin. Chỉ có cái nó có tài sản hiện hữu nên nó không rớt giá.
Có những mảnh đất sát cạnh nhau nhưng có khi giá nó chênh nhau 4-5tr các fence có tin không? Mảnh nhỏ giá khi nào cũng cao hơn bởi nó dễ thanh khoản. Dễ thanh khoản bởi tổng giá tiền nó thấp, nhiều người chơi được. Chứ lô to tiền đâu mà chơi, nên lô to không ai mua thì giá thấp là điều hiển nhiên. Vậy tại sao người ta không phân hết lô nhỏ mà phân lô to làm gì? Vì quy hoạch các fence ạ. Hồi giá đất chưa lên đỉnh người ta thiết kế sao cho phù hợp với phối cảnh và đủ loại lô to nhỏ phù hợp túi tiền. Nên các lô biệt thự diện tích thì to đấy, chỉ cần lên 1 -2 giá là lời to. Nhưng có ai mua đâu mà lời :(
Đất ở 1 khu lên cao kéo theo các nơi khác cũng lên cao. Lên cao đó nhưng làm gì có phát sinh giao dịch đâu. Chỉ khổ mấy người mua về ở thôi.
Chơi cái này thì chả biết đâu là đỉnh cả. Đợt tôi vác tiền đi mua đất cho bà chị giá 15tr/1m2 ai cũng bảo điên. Hiện tại nó lên 42tr rồi mà còn tiếp tục tăng. Nhưng đó là khu hot thôi.
Cái này chơi là phải ăn non, ví dụ thấy nó bắt đầu hãm giá cái là chuồn cho lẹ. Đừng để khi tất cả chúng nó nhận ra mà chuồn là không kịp nữa rồi. BĐS nó nhạy cảm như gái còn trinh, chỉ cần một bà bán nước thôi có khi cũng làm cả khu đấy đình trệ.
Gía đất như nào là hợp lý để mua vào? Chả có giá nào là hợp lý cả. Chỉ có thời điểm nào là hợp lý thôi. Tôi đi mua đất thấy cứ khu nào đông đông cò dẫn khách đi là tôi nhập bất kể giá nào. Miễn là đừng có cao hơn mức trung bình của các khu đã bị đẩy lên tới đỉnh điểm. Muốn biết những khu đó giá như nào thì giả vờ bảo cò tìm cho mình miếng đất rồi nó sẽ nói giá chính xác thời điểm đó cho. Mà tại thời điểm đó thôi chứ có khi hôm nay giá 17 sáng mai giá nó 19 là chuyện thường.
Làm cái đất đai này phải thường xuyên làm việc với ngân hàng và vay lãi nóng nếu không có tiền tươi. Tức là có một tỷ muốn mua 1 mảnh 1 tỷ 5 thì vay lãi nóng 500 triệu. Mua mảnh đất đó rồi lấy sổ đỏ cắm ngân hàng trả cho vay nóng. Thường thì bọn này có dây với nhau cứ hỏi mấy thằng cò đất lâu năm là nó biết dây này.
Bên trên bài #1 có đoạn mua đất sổ đỏ thì hẵng chơi. Thực tế tùy biến đi. Các khu quy hoạch của các ban thành phố thường là chắc ăn hơn về pháp lý. Đợt tôi mua 1 mảnh giá 24tr không có sổ đỏ. Có đéo ai dám mua đâu sợ pháp lý. Tôi mua xong cỡ hơn 1 tháng thì tôi làm được sổ đỏ tôi bán giá 26,5tr ngay. Mà còn tranh nhau mua. Tất nhiên, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Tất nhiên là do tôi hên một phần nữa, nếu nó giam cho vài năm không làm sổ đỏ thì tôi lãi ít. Lãi ít chứ tôi ngắm khu đó có giao dịch rồi.
Có thêm đoạn bán cọc nữa. Ví dụ tôi mua một lô 2 tỷ, tôi đặt cọc 100 triệu. Có thằng nó thích lô đó quá, nó hỏi cò. Tôi sẵn sàng nhượng lại cho nó lô đó bằng hình thức bán hợp đồng cọc. Mỗi vụ thế tùy vào việc sốt như nào. Thường thì không dưới 50 triệu và không bao giờ vượt quá 100 triệu.
Đền cọc: tôi chưa bao giờ phải đền cọc cả, vì tôi chả bao giờ tháo chạy giữa chừng. Chỉ có họ chạy tôi thôi. Ví dụ hôm nay tôi thích lô đất này tôi trả 3 tỷ. Họ đồng ý bán, tôi làm hợp đồng cọc 100 triệu. Mảnh đất của họ 200m2 chẳng hạn. Mai họ thấy nó tăng mẹ 1 giá, họ không bán nữa, bởi tăng 1 giá là 200 triệu mẹ rồi. Vậy là họ chấp nhận đền tôi 100 triệu để hủy việc mua bán.
Thuế má thì ai cũng biết rồi, làm hợp đồng công chứng thì cao hơn giá nhà nước là được, cái này bọn cò nó biết không cần phải quan tâm lắm. Nên các thím đừng mơ vào việc đánh thuế cao BĐS để kìm hãm, trừ khi là qua nhà nước trung gian. Mà việc này khó hơn trên trời rồi. Mà nếu có qua nhà nước thì cũng đầy cách lách thôi.
Vay ngân hàng để mua đất ở thì được chứ vay liều hơn 50% để tham gia thì vỡ mồm ngay. Ví dụ tôi có tiền tôi mua đất tôi để đó không tăng tôi vứt đó. Chứ vay vài trăm triệu cỡ 1 tháng chưa bán được thì chắc đít còn nóng hơn ngồi trên lò than.
Hay fence có gì chia sẻ thêm cho anh em nhé vẫn đang hóng đây
 
Back
Top