Pháo Binh có quan trọng không mấy thím?

Mon.qua.sinh.nhat

Senior Member
Chiến trường K

Quân tình nguyện VN hứng chịu đợt phản kích điên cuồng của Polpot ở Đồi Không Tên

------------------

Đồi AT hay còn gọi là Đồi Không Tên - Đó là địa danh trên chiến trường K mà cánh lính của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732 (E55), Sư đoàn 303, Quân khu 7 đặt cho cụm cao điểm nằm phía Tây tỉnh lộ 13 thuộc huyện Soài Chịa, tỉnh Karatie, Campuchia.

Đối mặt với Sư đoàn 303 và Sư đoàn 5 của ta thời gian này là Sư đoàn đặc công 260 và Sư đoàn 603, những sư đoàn rất thiện chiến của quân Khmer Đỏ.

Trong những ngày chốt ở đây, chúng tôi phải hứng chịu những đợt phản kích điên cuồng của quân Khmer Đỏ, mà vũ khí chúng dùng chủ yếu là các loại hỏa lực như DKZ, B40, B41. Nhiều nhất là đạn AT tăng (Anti Tank) - loại đạn do Trung Quốc sản xuất.

Trời đã về chiều, sau mấy tiếng hành quân vượt qua những cánh rừng và cả những trảng cỏ rộng do trinh sát dẫn đường, toàn đơn vị đã vào đến nơi tập kết.

Mỗi trung đội để lại một anh nuôi cùng với bộ phận phía sau của đại đội để lo công tác tiếp tế cơm nước. Vượt qua một đoạn "yên ngựa" khoảng gần trăm mét, xuống con dốc nhỏ gặp một bình độ tương đối bằng phẳng của rừng cây thưa xen lẫn những khoảng đất trống, đây là vị trí lập trận địa của đại đội 2 chúng tôi.

Trong rừng nên trời tối rất nhanh, vừa đói vừa mệt nhưng không có thời gian để gặm cục cơm nắm đem theo từ trưa, tất cả khẩn trương bắt tay vào đào hầm củng cố trận địa. Đất ở đây khô cằn chai cứng cùng với rễ cây rừng nên việc đào hầm rất vất vả khó khăn.

Những chiếc xẻng bộ binh đã cùn mòn quăn lưỡi sau nhiều tháng đào hầm giờ gặp đất cứng và đám rễ cây dai như chão bật nảy trở lại.

Những chiếc cuốc chim lúc này phát huy tác dụng nhưng cả trung đội chỉ còn hai chiếc, một số đã bị quăng bỏ khi hành quân liên miên và mang vác nặng, các hầm phải chạy đi chạy lại luân phiên nhau để bổ từng phân đất hay dùng dao chặt những khúc rễ cây khó nhằn rồi dùng xẻng hất lên.

Hai người một hầm, hì hục cả tiếng đồng hồ, mồ hôi nhớp nháp mới khoét được cái hố sâu vài chục phân.

Bỗng phía trước tiếng súng rộ lên, tiếng đạn toác toác hướng thẳng về phía chúng tôi kèm theo những tiếng nổ lớn của đạn hỏa lực nổ gần âm vang cả khu rừng. Tôi và Nghi chúi đầu trong cái hố đất đang đào dở nghe ngóng.

Đơn vị không bắn trả vì địch vẫn còn khá xa. Có lẽ bọn Polpot đã đánh hơi thấy tiếng động của việc đào hầm chặt cây nên chúng bắn phủ đầu để thăm dò.

Căn hầm tạm xong tuy chưa đạt độ sâu rộng cần thiết. Rót nắp bi đông nước rửa cho ướt tay rồi vơ nắm lá cây chùi tay làm sạch, lôi cục cơm nắm ra hai chúng tôi ngồi ăn với gói muối bột canh. Cái mệt thấm vào từng thớ thịt, chúng tôi cắt phiên nhau canh gác.

Thằng Nghi trải tấm nilon nằm co dưới hầm. Đêm đầu tiên qua đi trong thiếu ngủ và mệt rã rời.

Trời tảng sáng, bộ phận anh nuôi đem cơm và nước ra phát cho các hầm, mỗi hầm hai vắt cơm và bi đông nước dùng cho cả ngày. Tốp anh nuôi vừa quay trở lại hết con dốc, ngay lập tức bọn lính Polpot đã chào hàng bằng một loạt tiếng nổ các loại, bắn dồn dập vào trận địa.

Đạn nổ xé toác những nhánh cây. Đạn B40 và AT nổ tức ngực. Nghe cả tiếng hú hét "Chô..ô..chô..ô" cùng tiếng còi rúc lên hù dọa.

Tôi và Nghi đáp trả bằng vài loạt súng AK. Hầm bên cạnh tiểu đội trưởng Luân đen lính 76 dân Củ Chi cũng thổi liền hai trái B40.

Tiếng súng đáp trả khắp trận địa rộ lên một chặp theo phản xạ về hướng địch chứ thực ra chưa phát hiện thấy thằng nào. Nghe tiếng chúng hô rất gần nhưng không thấy gì vì bị cây rừng che khuất.

Những ngày tiếp theo, bọn Polpot vẫn liên tục dùng chiến thuật bắn phá, tấn công trận địa bằng các loại hỏa lực, chúng bắn B41 kiểu cầu vồng từ xa, đạn rơi nổ tung đất và khoan những lỗ to tròn như cổ tay sâu hàng mét.

Nhiều nhất vẫn là loại đạn AT tăng, loại đạn này dùng bắn bộ binh chủ yếu gây tiếng nổ để uy hiếp còn tính sát thương không cao như pháo hoặc các loại đạn cối.

Nhiều lúc giữa ban ngày nghe rõ tiếng bọn lính Polpot nói chuyện và cả tiếng chặt cây vọng sang ở đám rừng ngay trước mặt.

Đơn vị quán triệt phải hết sức tiết kiệm đạn dược và sử dụng nước uống hợp lý trong ngày vì mỗi hầm chỉ có một bi đông nước còn một bi đông để anh nuôi luân phiên đem cơm nước ra trận địa.

Ai cũng căng thẳng và mệt mỏi vì mất ngủ và ăn uống kham khổ. Bất kể ngày đêm, sớm tối, địch bắn phá liên tục. Đạn dược được bổ sung thêm cùng với tin sẽ có pháo của trung đoàn bắn chi viện khi tình hình căng thẳng làm chúng tôi phấn chấn và yên tâm hơn.

Khoảng 10 giờ đêm hôm sau, lợi dụng đêm tối bọn Polpot tổ chức đánh tập kích vào, chúng thổi còi cùng tiếng hú hét và bắn loạn xạ vào trận địa. Chúng tôi mỗi người một cửa hầm bắn trả, hầm bên cạnh tiểu đội trưởng Luân đã bắn hết cả 6 quả đạn B40.

Không nghe thấy tiếng súng của chiến sĩ cùng hầm, Luân mò mẫm trong đêm tối, đụng phải thân thể mềm nhũn của người đồng đội cùng hầm đã trúng đạn hy sinh từ lúc nào.

Đúng lúc này liên lạc bò xuống báo cho các trung đội chuẩn bị, pháo binh trung đoàn sẽ bắn chi viện. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi.

Tiếng nổ đầu nòng của đại bác từ ngoài phum Soài Chịa, nơi đóng quân của trung đoàn bộ vang lên, liền sau đó là tiếng rít xé gió của đạn pháo lao xuống "..xoẹt ..oành" nổ như sét đánh nháng lửa ngay đám rừng trước mặt.

Sau vài chục giây căn chỉnh tọa độ, những quả đạn pháo 105 và 155mm nổ dồn dập vào trận địa của quân Polpot, ánh chớp của đạn pháo liên tục chớp giật trong đêm. Lần đầu tiên được chứng kiến uy lực của pháo binh và độ bắn chính xác tuyệt vời. Phía trận địa của bọn Khmer Đỏ im bặt ngay từ quả đạn đầu tiên.

Từ đó đến sáng trận địa yên lặng, không còn những loạt đạn bắn vu vơ vào trận địa như trước nữa, có lẽ chúng đã bị thương vong nặng do đợt pháo kích chính xác và hoảng loạn tinh thần do uy lực của pháo binh nên nằm im.

Đã sang ngày thứ tư thứ năm chui rúc trong những căn hầm chật hẹp, người nhớp nhúa mồ hôi cùng bụi đất. Quân số hao hụt dần. Số anh em bị thương và hy sinh đã được lính vận tải xuống cáng đi.

Lệnh trung đoàn cho đơn vị chúng tôi được rút ra. Trận địa pháo của trung đoàn và cả mấy khẩu pháo phòng không 37mm cũng hạ nòng bắn vào sườn các quả đồi xung quanh, yểm trợ chúng tôi nhanh chóng rời trận địa.

Những tháng ngày đầy gian khổ hy sinh nhưng đáng nhớ và đáng tự hào của những người lính quân tình nguyện Việt Nam trên Chiến trường K và cánh lính Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732 Sư đoàn 303 trong chiến dịch tấn công tiêu diệt tập đoàn diệt chủng Khmer Đỏ và giúp người dân Campuchia thoát họa diệt chủng.

* Tác giả Nguyễn Quy - nguyên cán bộ Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732, Sư đoàn 303 Quân khu 7 tại Chiến trường K trong Chiến tranh Biên giới Tây Nam.



Sent from Mi 10 via nextVOZ
 
Chiến trường K

Quân tình nguyện VN hứng chịu đợt phản kích điên cuồng của Polpot ở Đồi Không Tên

------------------

Đồi AT hay còn gọi là Đồi Không Tên - Đó là địa danh trên chiến trường K mà cánh lính của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732 (E55), Sư đoàn 303, Quân khu 7 đặt cho cụm cao điểm nằm phía Tây tỉnh lộ 13 thuộc huyện Soài Chịa, tỉnh Karatie, Campuchia.

Đối mặt với Sư đoàn 303 và Sư đoàn 5 của ta thời gian này là Sư đoàn đặc công 260 và Sư đoàn 603, những sư đoàn rất thiện chiến của quân Khmer Đỏ.

Trong những ngày chốt ở đây, chúng tôi phải hứng chịu những đợt phản kích điên cuồng của quân Khmer Đỏ, mà vũ khí chúng dùng chủ yếu là các loại hỏa lực như DKZ, B40, B41. Nhiều nhất là đạn AT tăng (Anti Tank) - loại đạn do Trung Quốc sản xuất.

Trời đã về chiều, sau mấy tiếng hành quân vượt qua những cánh rừng và cả những trảng cỏ rộng do trinh sát dẫn đường, toàn đơn vị đã vào đến nơi tập kết.

Mỗi trung đội để lại một anh nuôi cùng với bộ phận phía sau của đại đội để lo công tác tiếp tế cơm nước. Vượt qua một đoạn "yên ngựa" khoảng gần trăm mét, xuống con dốc nhỏ gặp một bình độ tương đối bằng phẳng của rừng cây thưa xen lẫn những khoảng đất trống, đây là vị trí lập trận địa của đại đội 2 chúng tôi.

Trong rừng nên trời tối rất nhanh, vừa đói vừa mệt nhưng không có thời gian để gặm cục cơm nắm đem theo từ trưa, tất cả khẩn trương bắt tay vào đào hầm củng cố trận địa. Đất ở đây khô cằn chai cứng cùng với rễ cây rừng nên việc đào hầm rất vất vả khó khăn.

Những chiếc xẻng bộ binh đã cùn mòn quăn lưỡi sau nhiều tháng đào hầm giờ gặp đất cứng và đám rễ cây dai như chão bật nảy trở lại.

Những chiếc cuốc chim lúc này phát huy tác dụng nhưng cả trung đội chỉ còn hai chiếc, một số đã bị quăng bỏ khi hành quân liên miên và mang vác nặng, các hầm phải chạy đi chạy lại luân phiên nhau để bổ từng phân đất hay dùng dao chặt những khúc rễ cây khó nhằn rồi dùng xẻng hất lên.

Hai người một hầm, hì hục cả tiếng đồng hồ, mồ hôi nhớp nháp mới khoét được cái hố sâu vài chục phân.

Bỗng phía trước tiếng súng rộ lên, tiếng đạn toác toác hướng thẳng về phía chúng tôi kèm theo những tiếng nổ lớn của đạn hỏa lực nổ gần âm vang cả khu rừng. Tôi và Nghi chúi đầu trong cái hố đất đang đào dở nghe ngóng.

Đơn vị không bắn trả vì địch vẫn còn khá xa. Có lẽ bọn Polpot đã đánh hơi thấy tiếng động của việc đào hầm chặt cây nên chúng bắn phủ đầu để thăm dò.

Căn hầm tạm xong tuy chưa đạt độ sâu rộng cần thiết. Rót nắp bi đông nước rửa cho ướt tay rồi vơ nắm lá cây chùi tay làm sạch, lôi cục cơm nắm ra hai chúng tôi ngồi ăn với gói muối bột canh. Cái mệt thấm vào từng thớ thịt, chúng tôi cắt phiên nhau canh gác.

Thằng Nghi trải tấm nilon nằm co dưới hầm. Đêm đầu tiên qua đi trong thiếu ngủ và mệt rã rời.

Trời tảng sáng, bộ phận anh nuôi đem cơm và nước ra phát cho các hầm, mỗi hầm hai vắt cơm và bi đông nước dùng cho cả ngày. Tốp anh nuôi vừa quay trở lại hết con dốc, ngay lập tức bọn lính Polpot đã chào hàng bằng một loạt tiếng nổ các loại, bắn dồn dập vào trận địa.

Đạn nổ xé toác những nhánh cây. Đạn B40 và AT nổ tức ngực. Nghe cả tiếng hú hét "Chô..ô..chô..ô" cùng tiếng còi rúc lên hù dọa.

Tôi và Nghi đáp trả bằng vài loạt súng AK. Hầm bên cạnh tiểu đội trưởng Luân đen lính 76 dân Củ Chi cũng thổi liền hai trái B40.

Tiếng súng đáp trả khắp trận địa rộ lên một chặp theo phản xạ về hướng địch chứ thực ra chưa phát hiện thấy thằng nào. Nghe tiếng chúng hô rất gần nhưng không thấy gì vì bị cây rừng che khuất.

Những ngày tiếp theo, bọn Polpot vẫn liên tục dùng chiến thuật bắn phá, tấn công trận địa bằng các loại hỏa lực, chúng bắn B41 kiểu cầu vồng từ xa, đạn rơi nổ tung đất và khoan những lỗ to tròn như cổ tay sâu hàng mét.

Nhiều nhất vẫn là loại đạn AT tăng, loại đạn này dùng bắn bộ binh chủ yếu gây tiếng nổ để uy hiếp còn tính sát thương không cao như pháo hoặc các loại đạn cối.

Nhiều lúc giữa ban ngày nghe rõ tiếng bọn lính Polpot nói chuyện và cả tiếng chặt cây vọng sang ở đám rừng ngay trước mặt.

Đơn vị quán triệt phải hết sức tiết kiệm đạn dược và sử dụng nước uống hợp lý trong ngày vì mỗi hầm chỉ có một bi đông nước còn một bi đông để anh nuôi luân phiên đem cơm nước ra trận địa.

Ai cũng căng thẳng và mệt mỏi vì mất ngủ và ăn uống kham khổ. Bất kể ngày đêm, sớm tối, địch bắn phá liên tục. Đạn dược được bổ sung thêm cùng với tin sẽ có pháo của trung đoàn bắn chi viện khi tình hình căng thẳng làm chúng tôi phấn chấn và yên tâm hơn.

Khoảng 10 giờ đêm hôm sau, lợi dụng đêm tối bọn Polpot tổ chức đánh tập kích vào, chúng thổi còi cùng tiếng hú hét và bắn loạn xạ vào trận địa. Chúng tôi mỗi người một cửa hầm bắn trả, hầm bên cạnh tiểu đội trưởng Luân đã bắn hết cả 6 quả đạn B40.

Không nghe thấy tiếng súng của chiến sĩ cùng hầm, Luân mò mẫm trong đêm tối, đụng phải thân thể mềm nhũn của người đồng đội cùng hầm đã trúng đạn hy sinh từ lúc nào.

Đúng lúc này liên lạc bò xuống báo cho các trung đội chuẩn bị, pháo binh trung đoàn sẽ bắn chi viện. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi.

Tiếng nổ đầu nòng của đại bác từ ngoài phum Soài Chịa, nơi đóng quân của trung đoàn bộ vang lên, liền sau đó là tiếng rít xé gió của đạn pháo lao xuống "..xoẹt ..oành" nổ như sét đánh nháng lửa ngay đám rừng trước mặt.

Sau vài chục giây căn chỉnh tọa độ, những quả đạn pháo 105 và 155mm nổ dồn dập vào trận địa của quân Polpot, ánh chớp của đạn pháo liên tục chớp giật trong đêm. Lần đầu tiên được chứng kiến uy lực của pháo binh và độ bắn chính xác tuyệt vời. Phía trận địa của bọn Khmer Đỏ im bặt ngay từ quả đạn đầu tiên.

Từ đó đến sáng trận địa yên lặng, không còn những loạt đạn bắn vu vơ vào trận địa như trước nữa, có lẽ chúng đã bị thương vong nặng do đợt pháo kích chính xác và hoảng loạn tinh thần do uy lực của pháo binh nên nằm im.

Đã sang ngày thứ tư thứ năm chui rúc trong những căn hầm chật hẹp, người nhớp nhúa mồ hôi cùng bụi đất. Quân số hao hụt dần. Số anh em bị thương và hy sinh đã được lính vận tải xuống cáng đi.

Lệnh trung đoàn cho đơn vị chúng tôi được rút ra. Trận địa pháo của trung đoàn và cả mấy khẩu pháo phòng không 37mm cũng hạ nòng bắn vào sườn các quả đồi xung quanh, yểm trợ chúng tôi nhanh chóng rời trận địa.

Những tháng ngày đầy gian khổ hy sinh nhưng đáng nhớ và đáng tự hào của những người lính quân tình nguyện Việt Nam trên Chiến trường K và cánh lính Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732 Sư đoàn 303 trong chiến dịch tấn công tiêu diệt tập đoàn diệt chủng Khmer Đỏ và giúp người dân Campuchia thoát họa diệt chủng.

* Tác giả Nguyễn Quy - nguyên cán bộ Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732, Sư đoàn 303 Quân khu 7 tại Chiến trường K trong Chiến tranh Biên giới Tây Nam.



Sent from Mi 10 via nextVOZ

Quan trọng
 
Hiện tại nó quan trọng hơn cả xe tank trong chiến tranh hiện đại bây giờ luôn đấy, chiến tranh hiện đại giờ là bảo toàn nhân mạng nên drone, uav, pháo đang là mốt :big_smile:
 
Chiến trường K

Quân tình nguyện VN hứng chịu đợt phản kích điên cuồng của Polpot ở Đồi Không Tên

------------------

Đồi AT hay còn gọi là Đồi Không Tên - Đó là địa danh trên chiến trường K mà cánh lính của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732 (E55), Sư đoàn 303, Quân khu 7 đặt cho cụm cao điểm nằm phía Tây tỉnh lộ 13 thuộc huyện Soài Chịa, tỉnh Karatie, Campuchia.

Đối mặt với Sư đoàn 303 và Sư đoàn 5 của ta thời gian này là Sư đoàn đặc công 260 và Sư đoàn 603, những sư đoàn rất thiện chiến của quân Khmer Đỏ.

Trong những ngày chốt ở đây, chúng tôi phải hứng chịu những đợt phản kích điên cuồng của quân Khmer Đỏ, mà vũ khí chúng dùng chủ yếu là các loại hỏa lực như DKZ, B40, B41. Nhiều nhất là đạn AT tăng (Anti Tank) - loại đạn do Trung Quốc sản xuất.

Trời đã về chiều, sau mấy tiếng hành quân vượt qua những cánh rừng và cả những trảng cỏ rộng do trinh sát dẫn đường, toàn đơn vị đã vào đến nơi tập kết.

Mỗi trung đội để lại một anh nuôi cùng với bộ phận phía sau của đại đội để lo công tác tiếp tế cơm nước. Vượt qua một đoạn "yên ngựa" khoảng gần trăm mét, xuống con dốc nhỏ gặp một bình độ tương đối bằng phẳng của rừng cây thưa xen lẫn những khoảng đất trống, đây là vị trí lập trận địa của đại đội 2 chúng tôi.

Trong rừng nên trời tối rất nhanh, vừa đói vừa mệt nhưng không có thời gian để gặm cục cơm nắm đem theo từ trưa, tất cả khẩn trương bắt tay vào đào hầm củng cố trận địa. Đất ở đây khô cằn chai cứng cùng với rễ cây rừng nên việc đào hầm rất vất vả khó khăn.

Những chiếc xẻng bộ binh đã cùn mòn quăn lưỡi sau nhiều tháng đào hầm giờ gặp đất cứng và đám rễ cây dai như chão bật nảy trở lại.

Những chiếc cuốc chim lúc này phát huy tác dụng nhưng cả trung đội chỉ còn hai chiếc, một số đã bị quăng bỏ khi hành quân liên miên và mang vác nặng, các hầm phải chạy đi chạy lại luân phiên nhau để bổ từng phân đất hay dùng dao chặt những khúc rễ cây khó nhằn rồi dùng xẻng hất lên.

Hai người một hầm, hì hục cả tiếng đồng hồ, mồ hôi nhớp nháp mới khoét được cái hố sâu vài chục phân.

Bỗng phía trước tiếng súng rộ lên, tiếng đạn toác toác hướng thẳng về phía chúng tôi kèm theo những tiếng nổ lớn của đạn hỏa lực nổ gần âm vang cả khu rừng. Tôi và Nghi chúi đầu trong cái hố đất đang đào dở nghe ngóng.

Đơn vị không bắn trả vì địch vẫn còn khá xa. Có lẽ bọn Polpot đã đánh hơi thấy tiếng động của việc đào hầm chặt cây nên chúng bắn phủ đầu để thăm dò.

Căn hầm tạm xong tuy chưa đạt độ sâu rộng cần thiết. Rót nắp bi đông nước rửa cho ướt tay rồi vơ nắm lá cây chùi tay làm sạch, lôi cục cơm nắm ra hai chúng tôi ngồi ăn với gói muối bột canh. Cái mệt thấm vào từng thớ thịt, chúng tôi cắt phiên nhau canh gác.

Thằng Nghi trải tấm nilon nằm co dưới hầm. Đêm đầu tiên qua đi trong thiếu ngủ và mệt rã rời.

Trời tảng sáng, bộ phận anh nuôi đem cơm và nước ra phát cho các hầm, mỗi hầm hai vắt cơm và bi đông nước dùng cho cả ngày. Tốp anh nuôi vừa quay trở lại hết con dốc, ngay lập tức bọn lính Polpot đã chào hàng bằng một loạt tiếng nổ các loại, bắn dồn dập vào trận địa.

Đạn nổ xé toác những nhánh cây. Đạn B40 và AT nổ tức ngực. Nghe cả tiếng hú hét "Chô..ô..chô..ô" cùng tiếng còi rúc lên hù dọa.

Tôi và Nghi đáp trả bằng vài loạt súng AK. Hầm bên cạnh tiểu đội trưởng Luân đen lính 76 dân Củ Chi cũng thổi liền hai trái B40.

Tiếng súng đáp trả khắp trận địa rộ lên một chặp theo phản xạ về hướng địch chứ thực ra chưa phát hiện thấy thằng nào. Nghe tiếng chúng hô rất gần nhưng không thấy gì vì bị cây rừng che khuất.

Những ngày tiếp theo, bọn Polpot vẫn liên tục dùng chiến thuật bắn phá, tấn công trận địa bằng các loại hỏa lực, chúng bắn B41 kiểu cầu vồng từ xa, đạn rơi nổ tung đất và khoan những lỗ to tròn như cổ tay sâu hàng mét.

Nhiều nhất vẫn là loại đạn AT tăng, loại đạn này dùng bắn bộ binh chủ yếu gây tiếng nổ để uy hiếp còn tính sát thương không cao như pháo hoặc các loại đạn cối.

Nhiều lúc giữa ban ngày nghe rõ tiếng bọn lính Polpot nói chuyện và cả tiếng chặt cây vọng sang ở đám rừng ngay trước mặt.

Đơn vị quán triệt phải hết sức tiết kiệm đạn dược và sử dụng nước uống hợp lý trong ngày vì mỗi hầm chỉ có một bi đông nước còn một bi đông để anh nuôi luân phiên đem cơm nước ra trận địa.

Ai cũng căng thẳng và mệt mỏi vì mất ngủ và ăn uống kham khổ. Bất kể ngày đêm, sớm tối, địch bắn phá liên tục. Đạn dược được bổ sung thêm cùng với tin sẽ có pháo của trung đoàn bắn chi viện khi tình hình căng thẳng làm chúng tôi phấn chấn và yên tâm hơn.

Khoảng 10 giờ đêm hôm sau, lợi dụng đêm tối bọn Polpot tổ chức đánh tập kích vào, chúng thổi còi cùng tiếng hú hét và bắn loạn xạ vào trận địa. Chúng tôi mỗi người một cửa hầm bắn trả, hầm bên cạnh tiểu đội trưởng Luân đã bắn hết cả 6 quả đạn B40.

Không nghe thấy tiếng súng của chiến sĩ cùng hầm, Luân mò mẫm trong đêm tối, đụng phải thân thể mềm nhũn của người đồng đội cùng hầm đã trúng đạn hy sinh từ lúc nào.

Đúng lúc này liên lạc bò xuống báo cho các trung đội chuẩn bị, pháo binh trung đoàn sẽ bắn chi viện. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi.

Tiếng nổ đầu nòng của đại bác từ ngoài phum Soài Chịa, nơi đóng quân của trung đoàn bộ vang lên, liền sau đó là tiếng rít xé gió của đạn pháo lao xuống "..xoẹt ..oành" nổ như sét đánh nháng lửa ngay đám rừng trước mặt.

Sau vài chục giây căn chỉnh tọa độ, những quả đạn pháo 105 và 155mm nổ dồn dập vào trận địa của quân Polpot, ánh chớp của đạn pháo liên tục chớp giật trong đêm. Lần đầu tiên được chứng kiến uy lực của pháo binh và độ bắn chính xác tuyệt vời. Phía trận địa của bọn Khmer Đỏ im bặt ngay từ quả đạn đầu tiên.

Từ đó đến sáng trận địa yên lặng, không còn những loạt đạn bắn vu vơ vào trận địa như trước nữa, có lẽ chúng đã bị thương vong nặng do đợt pháo kích chính xác và hoảng loạn tinh thần do uy lực của pháo binh nên nằm im.

Đã sang ngày thứ tư thứ năm chui rúc trong những căn hầm chật hẹp, người nhớp nhúa mồ hôi cùng bụi đất. Quân số hao hụt dần. Số anh em bị thương và hy sinh đã được lính vận tải xuống cáng đi.

Lệnh trung đoàn cho đơn vị chúng tôi được rút ra. Trận địa pháo của trung đoàn và cả mấy khẩu pháo phòng không 37mm cũng hạ nòng bắn vào sườn các quả đồi xung quanh, yểm trợ chúng tôi nhanh chóng rời trận địa.

Những tháng ngày đầy gian khổ hy sinh nhưng đáng nhớ và đáng tự hào của những người lính quân tình nguyện Việt Nam trên Chiến trường K và cánh lính Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732 Sư đoàn 303 trong chiến dịch tấn công tiêu diệt tập đoàn diệt chủng Khmer Đỏ và giúp người dân Campuchia thoát họa diệt chủng.

* Tác giả Nguyễn Quy - nguyên cán bộ Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 732, Sư đoàn 303 Quân khu 7 tại Chiến trường K trong Chiến tranh Biên giới Tây Nam.



Sent from Mi 10 via nextVOZ
Cho hỏi với thím, đoạn này là nằm trong bài báo nào hay của quyển sách nào thế?
Muốn tìm đọc.
Trước đọc quyển Hồi Ức Lính của Vũ Công Chiến cũng có kể về Chiến trường Tây Nam này. Khốc liệt, tang thương, mất mát và đầy cảm xúc.
 
Cho hỏi với thím, đoạn này là nằm trong bài báo nào hay của quyển sách nào thế?
Muốn tìm đọc.
Trước đọc quyển Hồi Ức Lính của Vũ Công Chiến cũng có kể về Chiến trường Tây Nam này. Khốc liệt, tang thương, mất mát và đầy cảm xúc.
em lấy trên fb, hồi kí của cựu chiến binh chiến trường K hay thiệt.
 
em lấy trên fb, hồi kí của cựu chiến binh chiến trường K hay thiệt.
Thích đọc những quyển hồi ký như thế này.
Có thể tác giả lược bỏ bớt những tình tiết trần trụi để "phù hợp kiểm duyệt" nhưng ít nhiều vẫn thấy được phần khốc liệt.
Chiến trường Tây Nam thật sự có rất nhiều điều để nói, để kể nhưng đa phần ít được nhắc tới vì mức độ tàn khốc và hơn hết là người trong cuộc muốn quên đi cái quá khứ khủng khiếp đó....
 
Napoleon là một sỹ quan pháo binh. Nước Pháp dưới thời Napoleon bá chủ Châu âu một phần là nhờ ưu thế của Pháo binh và lý thuyết chiến tranh mới của lão. Kể từ đó thì pháo binh (hỏa lực tầm xa nói chung) luôn là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên phải đánh giá trong chiến tranh.

Gửi từ Samsung SM-A520F bằng vozFApp
 
Giờ là thời của không quân với hải quân, cứ ngoài biển nã tên lửa + cho máy bay ném bom chán chê rồi đổ bộ, pháo binh là thời xa xưa rồi
 
Cho hỏi với thím, đoạn này là nằm trong bài báo nào hay của quyển sách nào thế?
Muốn tìm đọc.
Trước đọc quyển Hồi Ức Lính của Vũ Công Chiến cũng có kể về Chiến trường Tây Nam này. Khốc liệt, tang thương, mất mát và đầy cảm xúc.
https://www.quansuvn.net/index.php/board,42.0.html
Vào đây bạn nhé. Có rất nhiều chuyện mà bạn không thể đọc được trên sách báo.
 
Rất quan trọng, vũ khí tầm xa luôn được ưu ái hơn, còn gì sướng bằng ngồi nhà bấm nút bóp cò mà kẻ địch ngoài chiến trường tan xác. :beauty:
 
lực lượng phân tán, hỏa lực tập trung, ưu thế của pháo binh là đạn từ đẩu từ đâu phi xuống đầu, gây hoảng loạn cho địch, sợ ra phết

Vai trò, vị trí của lực lượng pháo binh trong quân đội Việt Nam
Quan tâm0
03/12/2014 17:00 GMT+7
Dù đánh ngày hay đánh đêm, thì lực lượng pháo binh vẫn là một trong những thành phần không thể thiếu trong đội hình chiến đấu của Lực lượng vũ trang 3 thứ quân.
Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Pháo binh Việt Nam đã, đang, và vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đội hình chiến đấu binh chủng hợp thành của quân đội ta. Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn, Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, đã khẳng định như vậy trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Hồng Hải - Hoàng Hà, Báo Quân đội nhân dân Điện tử, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân…
Hỏa lực không thể thiếu
Phóng viên (PV):
Thưa Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn, đồng chí có thể khái quát vị trí, vai trò của Pháo binh Việt Nam trong đội hình chiến đấu của quân đội ta?
Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn: Trong suốt chiều dài lịch sử các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, với hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ ở rừng núi hay đồng bằng, trung du hay ven biển, dù đánh ngày hay đánh đêm, thì lực lượng pháo binh vẫn là một trong những thành phần không thể thiếu trong đội hình chiến đấu của LLVT 3 thứ quân.
Tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta đã từng nhận xét về Binh chủng Pháo binh: “Một binh chủng từ khi thành lập cho đến nay đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với vai trò là hỏa lực chủ yếu của lục quân và hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta”.
Sau này, năm 1996, Đại tướng Hoàng Văn Thái tiếp tục nhấn mạnh: “Trước đây chúng ta đã từng khẳng định pháo binh là hỏa lực chủ yếu của lục quân, hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta. Rồi đây và trong một thời gian dài nữa, Pháo binh Việt Nam vẫn giữ vai trò và tác dụng to lớn như vậy”.
Gần đây, năm 2006, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định thêm: “Hiện nay và trong tương lai gần, hỏa lực pháo binh tiếp tục là hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta và hỏa lực chủ yếu của lục quân”.
Như vậy có thể thấy, lực lượng pháo binh đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vai trò không thể thiếu trong các chiến dịch hay trong các trận chiến đấu.
Vai trò, vị trí của lực lượng pháo binh trong quân đội Việt Nam - ảnh 1
Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn. Ảnh: Hoàng Hà
PV: Đồng chí Tư lệnh có thể đưa ra một vài ví dụ cho thấy vai trò của Pháo binh Việt Nam trong các chiến dịch, hay các trận đánh lớn?
Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn: Có rất nhiều ví dụ để minh chứng cho nhận định vừa nêu. Trong Chiến dịch Biên giới (1950)- chiến dịch đầu tiên sử dụng nhiều loại pháo, ta đã tập trung một số lượng lớn pháo binh vào trận then chốt ở Đông Khê, với tổng số 49 khẩu pháo các loại, trong khi pháo binh địch bố trí ở đây chỉ có 4 khẩu. Ta đã tạo được sức mạnh hỏa lực hơn hẳn địch, chi viện kịp thời cho các trung đoàn bộ binh diệt cứ điểm địch ở Đông Khê.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), ta đã tập trung số lượng lớn pháo binh cho trận then chốt mở đầu chiến dịch ở Him Lam. Với hỏa lực mãnh liệt từ pháo binh ta, pháo binh và lực lượng địch ở Him Lam hoàn toàn bất ngờ, tê liệt và nhanh chóng bị tiêu diệt. Riêng trên hướng Mường Thanh, ta đã tập trung đến 200 khẩu pháo các loại. Khi pháo binh ta khai hỏa đã trút bão lửa mãnh liệt lên toàn bộ các mục tiêu, chi viện cho bộ binh đột phá tương đối thuận lợi vào các hệ thống phòng ngự của địch, để tiêu diệt những tiểu đoàn địch phòng ngự trong những trung tâm đề kháng.
Trong đợt 1 của Chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972, khi mở màn chiến dịch, pháo binh đã bất ngờ tập kích hỏa lực đồng loạt “Bão táp 1”, với 7.684 viên đạn vào 19/24 căn cứ của địch. Ngay từ phút đầu, pháo binh của ta đã bắn trúng hầu hết các trận địa pháo lớn, các căn cứ chỉ huy trung, lữ, sư đoàn địch ở điểm cao 241, Mai Lộc, Miếu Bái Sơn, Đông Hà, Quán Ngang…tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều công trình, phương tiện; chế áp sở chỉ huy, khu trung tâm thông tin, tạo điều kiện cho bộ binh bao vây, áp sát các cứ điểm và bức rút một số vị trí.
Trong Chiến dịch Tây Nguyên (1975), trước khi bộ binh, xe tăng của ta tiến công vào thị xã Buôn Mê Thuột, pháo binh đã tiến hành 120 phút pháo bắn chuẩn bị, với tổng số 1.793 viên đạn, vào các mục tiêu của địch, chi viện kịp thời cho bộ binh, xe tăng đánh chiếm các mục tiêu trong thị xã, nhanh chóng giành thắng lợi.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 789 khẩu pháo các loại đã tạo ra hệ thống hỏa lực mạnh, tập trung áp đảo địch ngay từ đầu, khống chế các sân bay, bến cảng; bắn phá các kho tàng, khu chỉ huy, chi viện đắc lực cho 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Vai trò, vị trí của lực lượng pháo binh trong quân đội Việt Nam - ảnh 2
Chiến sĩLữ đoàn pháo binh 168 (Quân khu 2) luyện tập nâng cao khả năng SSCĐ. Ảnh: Hoàng Hà.
Lực lượng phân tán, hỏa lực tập trung
PV:
Những chia sẻ của Tư lệnh cho thấy, có một điểm chung trong sử dụng pháo binh ở các chiến dịch, các trận đánh, đó là sử dụng hỏa lực tập trung. Phải chăng đó là một phần của nghệ thuật tác chiến pháo binh?


Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn: Đúng như vậy!
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, số lượng pháo của ta ít, nên ta chọn những mục tiêu chủ yếu và mục tiêu trọng điểm để đánh tiêu diệt, nhằm chi viện đắc lực cho bộ binh. Ngoài chiến thuật kéo pháo vào gần địch, tạo yếu tố bất ngờ khi nổ súng, ta còn triệt thể thực hiện chủ trương bố trí pháo phân tán, song sử dụng hỏa lực tập trung.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ đội Pháo binh đã kịp thời tổng kết kinh nghiệm sử dụng pháo binh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, để phát triển nghệ thuật sử dụng pháo binh trong tác chiến với Mỹ. Đây là đối tượng có phương pháp và thủ đoạn tác chiến khác với quân Pháp; có lực lượng hoạt động cả trên bộ, không, biển và có hệ thống trinh sát cực kỳ hiện đại. Thế nên, nghệ thuật sử dụng lực lượng pháo binh trong giai đoạn này là đề cao yếu tố cơ động để bảo toàn lực lượng; không tiếp cận gần địch mà phải tổ chức, bố trí lực lượng hợp lý trong từng trận đánh và từng chiến dịch, bảo đảm địch không phát hiện được ta và khi ta nổ súng tạo ra được yếu tố bất ngờ.
Cùng với đó, nghệ thuật tác chiến của pháo binh trong giai đoạn này tập trung vào việc xây dựng cách đánh phù hợp với cách đánh của binh chủng hợp thành; kết hợp hiệu quả lực lượng pháo binh 3 thứ quân nhằm tạo ra hỏa lực liên hoàn, vững chắc, tập trung; đặc biệt, nghệ thuật sử dụng “lực lượng phân tán, hỏa lực tập trung” vẫn tiếp tục được vận dụng có hiệu quả trong giai đoạn này, trong đó hỏa lực pháo binh tập trung cho các trận then chốt và then chốt quyết định…
Cơ động nhanh, bắn chính xác...
PV:
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, Binh chủng Pháo binh xác định cần thực hiện tốt những nhiệm vụ gì, thưa đồng chí Tư lệnh?
Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn: Trước hết chúng tôi xác định, cần phải làm tốt công tác nghiên cứu địch, từ đó tham mưu đúng, trúng cho Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng trong xây dựng Pháo binh Việt Nam từng bước hiện đại, cũng như xây dựng và sử dụng lực lượng pháo binh 3 thứ quân.
Trong xây dựng lực lượng, nhiệm vụ cần nhấn mạnh trước tiên là xây dựng nguồn lực con người; bảo đảm cho bộ đội pháo binh có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thể lực bền bỉ để đáp ứng yêu cầu cơ động nhanh, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt, nhất là đối với đơn vị pháo binh tên lửa. Để thực hiện được mục tiêu này, một trong những biện pháp được Binh chủng triển khai là cử cán bộ, học viên sĩ quan ưu tú đi đào tạo ở nước ngoài. Đây sẽ là những thành phần có đóng góp quan trọng, hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ ở các đơn vị pháo binh.
Trong huấn luyện, các đơn vị phải tổ chức huấn luyện chặt chẽ giữa kỹ thuật là phải bắn trúng mục tiêu, với chiến thuật là phải đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Cùng với đó, Binh chủng tích cực tham mưu cho Bộ Quốc phòng trong đầu tư, mua sắm khí tài mới và hiện đại. Với những khí tài mới được trang bị trong thời gian qua, Bộ đội Pháo binh đã rút ngắn đáng kể thời gian chuẩn bị trước bắn, bảo đảm tác chiến nhanh, chính xác và hiệu quả. Ngoài đầu tư mua sắm khí tài mới, Binh chủng cũng đẩy mạnh cải tiến vũ khí, như đưa pháo lên xe, qua đó tăng khả năng cơ động chiến đấu, đồng thời giảm tổn thất về người và trang bị khi địch phản pháo.
Ngoài ra, Binh chủng còn đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học để tự động hóa chỉ huy hỏa lực pháo binh trong tác chiến; bảo đảm tốt thông tin liên lạc bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau, khi địch sử dụng tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại.
Vai trò, vị trí của lực lượng pháo binh trong quân đội Việt Nam - ảnh 3
Luyện tập nâng cao khả năng cơ động ở Lữ đoàn pháo binh 168 (Quân khu 2). Ảnh: Hoàng Hà
PV: Thưa Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn, với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp như vậy, đồng chí đánh giá chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ của Bộ đội Pháo binh hiện nay ra sao?
Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn: Kết quả huấn luyện và khả năng SSCĐ của bộ đội pháo binh đã được thể hiện rất rõ qua các cuộc diễn tập binh chủng hợp thành trong năm 2014. Tôi có thể ví dụ là cuộc diễn tập của Quân khu 1 vừa qua.
Thực tế cuộc diễn tập này cho thấy, pháo binh của ta không cần bắn thử mà trực tiếp bắn hiệu lực, tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu được giao. Các khí tài mới được trang bị cho pháo binh cũng khẳng định được sức mạnh và khả năng đáp ứng yêu cầu tác chiến binh chủng hợp thành.
Một vài điểm đáng chú ý khác là thông qua diễn tập cho thấy, công tác tổ chức hiệp đồng của bộ đội pháo binh rất thuần thục, chính xác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đó là công tác hiệp đồng giữa người chỉ huy huy binh chủng hợp thành với người chỉ huy pháo binh; giữa người chỉ huy pháo binh với các cơ quan và phân đội pháo binh tác chiến.
Những kết quả trên cho thấy, Pháo binh Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển vững chắc, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; thể hiện được vai trò là hỏa lực chủ yếu của lục quân, hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội; có cách đánh phù hợp với cách đánh của binh chủng hợp thành.
PV: Xin trân trọng cám ơn đồng chí Tư lệnh Pháo binh.
 
  • Ưng
Reactions: INF
Đơn giản thế này thôi

Trong pháo binh có 1 thuật ngữ là "bắn cầm canh" - tức là cứ 15 phút 1 lần sẽ có 1 loạt pháo bắn về phía trận địa địch.

Chỉ cần có đợt pháo đấy thôi là đảm bảo 1 khoảng thời gian nhất định địch sẽ không dám ho he tiến về phía tiền duyên, vì sợ ăn trúng quả pháo bắn vu vơ.

Còn quân ta yên tâm bảo vệ trận địa vì biết lúc nào cũng có hỏa lực sẵn sàng ứng cứu.
 
Back
Top