Phiếu đánh giá học tập, vì sao ghi 'trẻ béo phì'?

Miles Quaritch

Senior Member

Được cô giáo phát giấy khen với kết quả học tập đạt mức giỏi nhưng bé M. buồn thiu. Gặng hỏi mãi bé mới chỉ cho mẹ dòng chữ 'trẻ béo phì' trên phiếu.​


Phiếu đánh giá học tập của con gái chị Thương (đã xóa dữ liệu cá nhân của học sinh)
Phiếu đánh giá học tập của con gái chị Thương (đã xóa dữ liệu cá nhân của học sinh)
Chị Thương, phụ huynh một học sinh lớp 1 ở một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa (Hà Nội), kể lại mới đây, khi đón con sau buổi học cuối năm, chị thấy bé đưa giấy khen học sinh giỏi và quà của cô, quà của ban phụ huynh nhưng mặt mày buồn thiu.
"Hôm trước tôi cũng nhận thông báo của cô về kết quả học tập của con. Các bài kiểm tra định kỳ môn toán, tiếng Việt con đều đạt 10 điểm, những môn đánh giá bằng nhận xét đều đạt mức tốt. Tuy con không nằm trong tốp đầu ở lớp nhưng kết quả của con vượt xa mong đợi của tôi. Thế nên tôi không hiểu vì sao con không vui.
Về nhà, con mới đưa phiếu đánh giá học tập và chỉ vào dòng chữ 'Trẻ béo phì' ở mục sức khỏe. Con buồn vì bị đánh giá là béo phì", chị nói.
Chị Thương cho biết con chỉ nặng 27kg, nhưng trên phiếu ghi nhầm con 37kg và kết luận là "trẻ béo phì". Khi trao đổi với cô giáo chủ nhiệm, cô nhận lỗi vì đã nhập sai dữ liệu, nhầm tưởng con 37kg nên đánh giá là "trẻ béo phì".
"Sự việc đã được cô đính chính nhưng tôi cứ băn khoăn mãi. Có nhất thiết phải ghi trên phiếu học tập phát cho học sinh chữ 'trẻ béo phì' không? Phiếu đánh giá kết quả học tập theo mẫu, trong đó có mục 'sức khỏe' phải điền. Nhưng theo tôi hiểu đó là để ghi tình trạng sức khỏe có đảm bảo yêu cầu học tập không. Vì thế có thể khi 'bình thường' hoặc 'đạt yêu cầu', 'không đạt yêu cầu'.


Việc ghi rõ tình trạng trẻ béo phì, trẻ thừa cân, trẻ suy dinh dưỡng gầy còm, như cách cô giáo ghi trên phiếu của các con chỉ phù hợp ở giấy khám sức khỏe định kỳ và hạn chế phổ biến. Lẽ ra chỉ nên trao đổi với phụ huynh thay vì phát cho học sinh khiến trẻ bị cảm giác xấu hổ và lo âu", chị Thương nói.

Chia sẻ với Tuổi trẻ Online, một vài phụ huynh có con học tiểu học ở Hà Nội cũng cho biết con mình bị ghi 'béo phì', 'thừa cân'. Nhiều trường hợp khác ghi 'bình thường', 'đạt yêu cầu'.

Chị Hằng có con học lớp 2 ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết con chị đúng là đang trong tình trạng thừa cân. Nhưng trên phiếu cô giáo vẫn ghi đạt yêu cầu. Trước đó, khi con được khám sức khỏe thì trên phiếu khám sức khỏe có ghi rõ con thừa cân, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Phiếu được gửi cho bố mẹ và cô giáo cũng trao đổi riêng để bố mẹ khích lệ con tập luyện và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Cùng sự việc, nhưng cách làm khác nhau. Chị Thương cho rằng trẻ em ở thành phố, nhất là bé gái, rất nhạy cảm với việc bị đánh giá thừa cân, béo phì. Việc này cũng một phần do người lớn làm lây lan sang trẻ tâm lý "sợ béo", "béo là xấu". Giờ việc "béo phì" được ghi hẳn lên phiếu đánh giá học tập sẽ khiến trẻ mang tâm lý tiêu cực. Chưa kể sẽ có những trẻ bị bạn bè trêu chọc, trở nên tự ti, mặc cảm.

 
Ủa có phần cân nặng chiều cao rõ ràng thế kia mà. Thế số liệu cô giáo đưa có chuẩn ko hay là fake số liệu của con chị ????
Mà từ lúc đéo nào " béo phì " là xúc phạm thế?? Hay viết thư lên Liên Hợp Quốc đề nghị cấm từ đấy đi nhé
 
Dm nói sai à , ngta ghi thế là đúng . Chấm theo bmi và y tế học đường vậy là đúng . Nếu không thế thì gia đình biết dừng nuông chiều , dừng cho cháu ăn ngọt ăn bim cola không
Không đọc bài à, 27kg cô tự nhập bằng cơm thành 37kg rồi bảo cháu béo phì. Chả nhẽ cô không biết hs trong lớp béo hay không mà nhìn số chém láo?
 
Chị Thương, phụ huynh một học sinh lớp 1
Chị Thương cho biết con chỉ nặng 27kg, nhưng trên phiếu ghi nhầm con 37kg và kết luận là "trẻ béo phì".
Lớp 1 mà 27kg thì vẫn là béo phì thôi. Chị nên cảm ơn cô giáo và thay đổi chế độ dinh dưỡng cho cháu thay vì lên báo xlol.
1717054371704.png

Nhưng nếu được tôi cũng góp ý với cô giáo nên đổi từ trẻ béo phì = trẻ thừa cân hoặc trẻ lệch chuẩn (+) cân nặng nghe nó cảm tình hơn chút. Ghi phần in đậm thì chị Thương tra google thấy mẹ luôn chứ không còn thời gian lên báo xl.
 
Last edited:
Toàn các anh không đọc bài à?
Chị Thương cho biết con chỉ nặng 27kg, nhưng trên phiếu ghi nhầm con 37kg và kết luận là "trẻ béo phì". Khi trao đổi với cô giáo chủ nhiệm, cô nhận lỗi vì đã nhập sai dữ liệu, nhầm tưởng con 37kg nên đánh giá là "trẻ béo phì".
 
Ủa có phần cân nặng chiều cao rõ ràng thế kia mà. Thế số liệu cô giáo đưa có chuẩn ko hay là fake số liệu của con chị ????
Mà từ lúc đéo nào " béo phì " là xúc phạm thế?? Hay viết thư lên Liên Hợp Quốc đề nghị cấm từ đấy đi nhé
tư tưởng bà này chuẩn woke quốc tế rồi, béo éo xấu thì cc gì xấu nữa
 
woke tới độ bây giờ không dám gọi tên bệnh luôn, phải mốt gọi bệnh nhân béo phì, tiểu đường mỡ máu phải gọi bằng bí danh, bệnh nhân F, bệnh nhân T, bệnh nhân M : )))))) tất vì vì cảm xúc của ng khác, sớm thôi, sẽ tới ngày VN công nhận giới tính theo cảm nhận, tao có nguyên bộ ấm chén nhưng tao cảm nhận tao là nữ nên tao sẽ đi nhà vệ sinh nữ nè, tao thi đấu với bọn cái nè : ))))))))))))
 
Ko biết con chị Thương cao bao nhiu chứ lớp 1 mà 27kg là cũng hơi béo phì rồi.
Nhưng em muốn nói tới vấn đề phụ huynh vn lúc nào cũng muốn con mình mập mạp do ám ảnh sự đói ăn của thế hệ trước.
Nên giờ càng cho ăn càng nhìu càng tốt, giờ đứa nào đứa nấy mập thù lù,
Em có đứa em học đang học lớp 4, chay một tí là mệt , mặt đỏ lè, dắt đi khám thì máu nhiễm mỡ, vãi !
 
đm nuôi béo như lợn ko biết đường mà giảm còn than, cái trò ngu si nốc cho nó ăn lắm vào, xong dậy thì nhìn như con lợn thì lại chửi nó ăn nhiều ăn lắm,
 
Không đọc bài à, 27kg cô tự nhập bằng cơm thành 37kg rồi bảo cháu béo phì. Chả nhẽ cô không biết hs trong lớp béo hay không mà nhìn số chém láo?
excel rồi mail merge thôi mà, có cái bảng tính trong đó, bấm lộn số 2 sang số 3 thế là thành bài báo :)))
 

Thread statistics

Created
Miles Quaritch,
Last reply from
Blaze,
Replies
123
Views
8,148
Back
Top