tin tức Phim điện ảnh Kiều gây sốt: Thúy Kiều hôn Thúc Sinh, Hoạn Thư nổi cơn ghen

T thì chưa đọc truyện kiều, chỉ biết sơ cốt truyện thôi.
Kiều xuất thân là kỹ nữ, thân phận thuộc dạng hạ tiện gần nhất thời đó rồi, nên theo t là ko có lý nào lại dc làm bình thê. Huống chi gia đình Hoạn Thư là dòng dõi có học, cha làm thượng thư, còn Mã Giám Sinh gia đình con buôn, tính ra là MGS là trèo cao vcl ra.
Nói về thân phận thì Kiều với Hoạn Thư cách nhau 1 trời 1 vực, mà đòi ngang hàng. Vậy mà Hoạn Thư không lồng lên mới lạ ấy

Trong sử cũng có kỹ nữ sau vẫn có địa vị như Biện phu nhân, nhưng mà mấy người này thuộc dạng mà đẻ con cái nhà chồng, rồi có công phục vụ nhà chồng này nọ mà có địa vị.
"Xuất thân" không phải là lấy cái lúc hèn hạ nhất trong đời ông ra để tính. Một là nó là gốc gác ngay trước khi ông sinh ra, hai là hoàn cảnh khi nhỏ của ông.

Câu Tiễn "xuất thân" là thành viên vương tộc nước Việt, sau đó lên làm vua, sau đó trở thành nô lệ và phải ăn phân của Ngô Phù Sai, sau đó lại lên làm vua. Chứ không phải xuất thân là nô lệ ăn phân cho Ngô Phù Sai, sau lên làm vua.

Kiều "xuất thân" là tiểu thư "phong gấm rủ là", sau bị thành kỹ nữ, thành gái hầu, có lúc lấy được Từ Hải thành phu nhân một thủ lĩnh khởi nghĩa, sau đó về (trên danh nghĩa) là vợ (ngang hàng với em là Thủy Vân, không phân chính, bình, thứ...) của quan Ngự sử là Kim Trọng.

Hoạn Thư lồng lên cũng không phải vì Kiều "xuất thân hạ tiện", mà vì Thúc Sinh cưới vợ lẽ mà không báo cho biết (bà ta nói rằng nếu thành thật khai báo từ đầu thì bà ta cũng sẽ thể hiện sự bao dung cho phải phép là con người dòng dõi "cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên", nhưng vì Thúc Sinh giấu nên "giấu ta ta cũng liệu bài giấu cho", hoán chuyển mối quan hệ Kiểu-Thúc Sinh - như kiều nói - từ "thật lứa đôi ta" thành ra "con ở chúa nhà đôi nơi"), chứ chính bà ta cũng bảo loại người như Kiều lên đến "nhà vàng" (Hoàng hậu) cũng đáng.

Thế mẹ đích của Tống Nhân Tông từng là con hát, có làm dịch vụ mãi dâm bao giờ ko thì ko biết (giới thượng lưu xưa thì nó dễ quy đồng luôn; và Kiều danh nghĩa cũng chỉ là kỹ nữ bán nghệ - có tài sắc và "mắt xanh không để ai vào" nhé, cái chuyện bị dày vò là ngầm hiểu) nhưng đã có một thằng chồng trước khi lấy vua, mà còn không có con đẻ, cũng chẳng có công gây dựng ngai vàng cho chồng (chỉ trị vì cùng chồng khi cả 2 đã được phú quý), thì tính thế nào nhỉ?


Còn là con dâu hay là nô tỳ thì đã có ông quan mà Thúc Ông kiện (sau đó Thúc Ông cũng chấp nhận) quyết định rồi nhé:

1455. Khen rằng: Giá đáng Thịnh đường !
Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân !
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?
Thôi đừng rước dữ cưu hờn,

1460. Làm chi lỡ nhịp cho đòn ngang cung.
Đã đưa đến trước cửa công,
Ngoài thì là lý song trong là tình.

Dâu con trong đạo gia đình,
Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong.
1465. Kíp truyền sắm sửa lễ công,
Kiệu hoa cất gió đuốc hồng điểm sao .
Bày hàng cổ xúy xôn xao,
Song song đưa tới trướng đào sánh đôi .
Thương vì hạnh trọng vì tài,

1470. Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba .
Huệ lan sực nức một nhà,
Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa .
 
Củng Lợi trong phim Hannibal 2007 xinh vãi
Body nuột nà nữa chứ
Lúc đóng Thánh Bài trở về Thượng Hải nhìn tinh khôi lắm.
Lúc đóng Mãn thành tận đới hoàng kim giáp thì thành thục.Vương hậu lấn át dàn nữ còn lại;))
 
Đồng ý thì gọi là cho vào nhà thôi. Chứ tầm vợ lẽ thì tuổi gì mà dc gọi là con dâu, chỉ dc gọi là nô tì thôi

via theNEXTvoz for iPhone
Vậy chắc ngoài hoàng hậu thì mấy bà phi trong cung là nô tì hết nhỉ? Xem bao film Tàu bạn ko thấy trong 1 nhà quan có nhiều phu nhân hả? Đại phu nhân (vợ chính), nhị phu nhân, tam phu nhân, vv là vợ lẽ nhưng có danh phận đàng hoàng, được cưới về hẳn hoi mà nô tì cái gì. Nói chung chuyện bạn vu cho Kiều là phò cướp chồng nó hài hước vãi ra. Thấy bạn tự nhận là chưa đọc hết truyện Kiều, vậy mà bạn phán như đúng rồi vậy, hãi thật !!!
 
Cắt lấy 1 vài đoạn trong truyện mà viết kịch bản ngon là cũng lên film được rồi.
Như kiểu bọn Tàu nó chế Tây du ký, Phong thần, Liêu trai các kiểu ấy.
Ví dụ: Nguyệt quang bảo hợp, Tây du ký hài rồi Thiến nữ u hồn, Bạch xà duyên khởi, Na Tra: ma đồng giáng thế.

Quan trọng là biên kịch có đủ trình mà vẽ ra cái kịch bản ra gì hay không để làm film điện ảnh.
Ví dụ như xem trailer thì chắc trích đoạn Kiều đến nhà Thúc Sinh làm vợ lẽ rồi màn đánh ghen của Hoạn Thư thôi.
cứ như cái tích Kim Bình Mai có mỗi đoạn ngắn tí mà bọn nó xào nấu phải đến hơn chục phim các thể loại :v
 
"Xuất thân" không phải là lấy cái lúc hèn hạ nhất trong đời ông ra để tính. Một là nó là gốc gác ngay trước khi ông sinh ra, hai là hoàn cảnh khi nhỏ của ông.

Câu Tiễn "xuất thân" là thành viên vương tộc nước Việt, sau đó lên làm vua, sau đó trở thành nô lệ và phải ăn phân của Ngô Phù Sai, sau đó lại lên làm vua. Chứ không phải xuất thân là nô lệ ăn phân cho Ngô Phù Sai, sau lên làm vua.

Kiều "xuất thân" là tiểu thư "phong gấm rủ là", sau bị thành kỹ nữ, thành gái hầu, có lúc lấy được Từ Hải thành phu nhân một thủ lĩnh khởi nghĩa, sau đó về (trên danh nghĩa) là vợ (ngang hàng với em là Thủy Vân, không phân chính, bình, thứ...) của quan Ngự sử là Kim Trọng.

Hoạn Thư lồng lên cũng không phải vì Kiều "xuất thân hạ tiện", mà vì Thúc Sinh cưới vợ lẽ mà không báo cho biết (bà ta nói rằng nếu thành thật khai báo từ đầu thì bà ta cũng sẽ thể hiện sự bao dung cho phải phép là con người dòng dõi "cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên", nhưng vì Thúc Sinh giấu nên "giấu ta ta cũng liệu bài giấu cho", hoán chuyển mối quan hệ Kiểu-Thúc Sinh - như kiều nói - từ "thật lứa đôi ta" thành ra "con ở chúa nhà đôi nơi"), chứ chính bà ta cũng bảo loại người như Kiều lên đến "nhà vàng" (Hoàng hậu) cũng đáng.

Thế mẹ đích của Tống Nhân Tông từng là con hát, có làm dịch vụ mãi dâm bao giờ ko thì ko biết (giới thượng lưu xưa thì nó dễ quy đồng luôn; và Kiều danh nghĩa cũng chỉ là kỹ nữ bán nghệ - có tài sắc và "mắt xanh không để ai vào" nhé, cái chuyện bị dày vò là ngầm hiểu) nhưng đã có một thằng chồng trước khi lấy vua, mà còn không có con đẻ, cũng chẳng có công gây dựng ngai vàng cho chồng (chỉ trị vì cùng chồng khi cả 2 đã được phú quý), thì tính thế nào nhỉ?


Còn là con dâu hay là nô tỳ thì đã có ông quan mà Thúc Ông kiện (sau đó Thúc Ông cũng chấp nhận) quyết định rồi nhé:

1455. Khen rằng: Giá đáng Thịnh đường !
Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân !
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?
Thôi đừng rước dữ cưu hờn,

1460. Làm chi lỡ nhịp cho đòn ngang cung.
Đã đưa đến trước cửa công,
Ngoài thì là lý song trong là tình.

Dâu con trong đạo gia đình,
Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong.
1465. Kíp truyền sắm sửa lễ công,
Kiệu hoa cất gió đuốc hồng điểm sao .
Bày hàng cổ xúy xôn xao,
Song song đưa tới trướng đào sánh đôi .
Thương vì hạnh trọng vì tài,

1470. Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba .
Huệ lan sực nức một nhà,
Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa .
Lưu Nga là trường hợp kỳ lạ nhất lịch sử,sử chính thống chép Lưu Nga đã có chồng trước khi nhập cung.Không thể hiểu nổi luôn.
Tống Chân Tông cũng thuộc loại đồng bóng,cuối đời chỉ bế quan luyện đan.Mặc dù thắng trận nhưng ký Thiền Uyên chi minh ngồi chiếu dưới
 
Vậy chắc ngoài hoàng hậu thì mấy bà phi trong cung là nô tì hết nhỉ? Xem bao film Tàu bạn ko thấy trong 1 nhà quan có nhiều phu nhân hả? Đại phu nhân (vợ chính), nhị phu nhân, tam phu nhân, vv là vợ lẽ nhưng có danh phận đàng hoàng, được cưới về hẳn hoi mà nô tì cái gì. Nói chung chuyện bạn vu cho Kiều là phò cướp chồng nó hài hước vãi ra. Thấy bạn tự nhận là chưa đọc hết truyện Kiều, vậy mà bạn phán như đúng rồi vậy, hãi thật !!!
Vợ vua thì không phải nô tì nhé.
Vợ vua là quan chức, có phẩm hàm hẳn hoi đấy.

Cao nhất thì là Hoàng hậu.
Dưới Hoàng hậu là
Hoàng quý phi (皇貴妃);
Quý phi (貴妃);
Phi (妃);
Tần (嬪); căn cứ Năm Gia Tĩnh thứ 10, định ra Cửu tần: Đức tần (德嬪), Hiền tần (賢嬪), Trang tần (莊嬪), Lệ tần (麗嬪), Huệ tần (惠嬪), An tần (安嬪), Hòa tần (和嬪), Hy tần (僖嬪), Khang tần (康嬪);
Chiêu nghi (昭儀);
Chiêu dung (昭容);
Tiệp dư (婕妤);
Quý nhân (貴人);
Mỹ nhân (美人);

Mỗi một cấp bậc sẽ có lương lậu khác nhau, được cấp thực phẩm theo quy định.

Theo Thanh sử cảo và Quốc triều cung sử, sau đời Khang Hy thì chế độ nội cung mới được hoàn chỉnh:

Hoàng quý phi (皇貴妃), 1 người.
Quý phi (貴妃), 2 người.
Phi (妃), 4 người.
Tần (嬪), 6 người.
Quý nhân (貴人), không hạn định.
Thường tại (常在), không hạn định.
Đáp ứng (答應), không hạn định.

Từ Hoàng quý phi đến Tần khi được sách phong đều có lễ nghi tiêu chuẩn, được hoàng thất xem là hậu phi chính thức cùng với quyền hạn ["Tá nội trị"], giúp Hoàng hậu trong việc xứ lý nội trị, dù thực tế họ không có quyền hành gì cụ thể mà chỉ là danh xưng hình thức. Còn từ bậc Quý nhân đến Đáp ứng không hạn định, quy định để tu tâm dưỡng tính, cần tu nội chức, riêng Quan nữ tử chỉ những cung nữ được sủng hạnh. Phi tần được tuyển chọn từ những Tú nữ (秀女) tham gia tuyển tú hoặc con gái các dòng dõi công thần, gọi là Bát Kỳ tuyển tú, hoặc từ cung nữ tấn phong đi lên.

Trừ mấy lão vua quá hiếu sắc, phá bỏ luật lệ mà ăn vã kỹ nữ, còn lại vợ vua đều phải là con cái quan lại, dòng dõi quý tộc, hiếm có kỹ nữ. Đứa nào mà làm nô tì, được vua sủng hạnh thì sau đều được giải trừ thân phận nô tì, trở thành người bình thường, ban chức.

Trong Luật Đường, địa vị vợ chồng không bình đẳng. “Sống chung tất có tôn trưởng”, gia trưởng trong gia đình có quyền chi phối rất lớn. Chồng lấy vợ lẽ là hợp pháp, nhưng thê thiếp phân biệt nghiêm ngặt. Người lấy thê (vợ) làm thiếp (vợ lẽ), lấy tì (đầy tớ) làm thê (vợ), lấy thiếp (vợ lẽ) làm thê (vợ), lấy tì (đầy tớ) làm thê (vợ lẽ) đều bị đánh đòn.

Tức là người bình thường, không phải là thân phận nô lệ (chưa bán thân) thì cấm không được làm thiếp. Muốn làm thiếp thì phải tự bán thân, trở thành nô lệ.

Ngược lại, kẻ có thân phận nô lệ thì cấm không được làm thê. Muốn làm thê, được cưới gả đàng hoàng thì phải được giải trừ thân phận nô lệ.
 
Vợ vua thì không phải nô tì nhé.
Vợ vua là quan chức, có phẩm hàm hẳn hoi đấy.



Tức là người bình thường, không phải là thân phận nô lệ (chưa bán thân) thì cấm không được làm thiếp. Muốn làm thiếp thì phải tự bán thân, trở thành nô lệ.

Ngược lại, kẻ có thân phận nô lệ thì cấm không được làm thê. Muốn làm thê, được cưới gả đàng hoàng thì phải được giải trừ thân phận nô lệ.

Bạn đọc được chính văn bản mình trích không thế?
Ở đây phân biệt rõ "tỳ", "thiếp", "thê".
Nhân nói là tùy thời chứ "tỳ" cũng có khi chỉ là người hầu hạ, phục dịch, chỉ bị ràng buộc ở mức nhất định chứ không phải cứ "tỳ" nào là cũng ngang với chattel slavery đâu nhé.

Thiếp thì tùy thời, nhưng có rất nhiều hạng thiếp.
Chứ Hồ Xuân Hương là thiếp ông Tổng Cóc , thế bà ấy là nô tỳ ông Tổng Cóc à?
Riêng thời Minh (Thúy Kiều sống trong bối cảnh thời Minh), vốn pháp luật hạn chế nạp thiếp. Phải là quan viên, người con trưởng của một nhà mà 30 tuổi trở lên, hoặc bình dân thì 40 tuổi trở lên mà vợ chính ko sinh con mới được nạp thiếp, và nếu người thiếp ấy sinh con thì chỉ được nạp 1 thiếp.
Nhưng trên thực tế bọn quyền thế và giàu có bất chấp luật này, cho nên nhà Minh phải ra những quy định hạn chế khác. Và trong các đối tượng có thể lấy làm thiếp thì có cả phụ nữ tự do (quý tộc lẫn bình dân) lẫn nô tỳ của bản thân, chỉ cấm: lấy con nuôi, lấy người cùng họ, lấy phụ nữ đào vong ("trốn chúa lộn chồng"), lấy nô tỳ của người khác mà ko có sự đồng ý của họ... làm thiếp.

Còn việc quan nhỏ gả con gái mình (tất nhiên là tự do) cho quan to lấy làm thiếp là quá bình thường.
Mời đọc bài này về chế độ nạp thiếp của thời Minh, vì tôi ko có bài tiếng Việt:
http://www.jingpinwenku.com/view/865522d4965b139c.html


Còn tự do hoàn toàn thì thê còn chả có tự do, vì vợ đâu có thể công nhiên bỏ chồng.

Lấy người tự do mà ko có hôn thú (như với thê, hoặc có đón rước sơ sài hơn) gọi là "nạp" thiếp (lấy vợ chính là thú, lấy chồng là giá).
Còn lấy nô tỳ nhà mình lên làm thiếp thì gọi là "thu" thiếp.

Vị thế thứ bậc giữa các bà thiếp thì tùy gia trưởng xử lý. Nhưng đã nói là "thiếp" mà trong bối cảnh phân biệt với "tỳ" thì đã là có sự khác nhau rồi.
 
Lưu Nga là trường hợp kỳ lạ nhất lịch sử,sử chính thống chép Lưu Nga đã có chồng trước khi nhập cung.Không thể hiểu nổi luôn.
Tống Chân Tông cũng thuộc loại đồng bóng,cuối đời chỉ bế quan luyện đan.Mặc dù thắng trận nhưng ký Thiền Uyên chi minh ngồi chiếu dưới
Thực ra bảo duy nhất thì cũng không hẳn.
Rất nhiều hoàng hậu vương hậu thời cổ của TQ xuất thân có vấn đề. Hoàng đế xuất thân kém cỏi được thì hoàng hậu xuất thân tẹp nhẹp sao không được.
Triệu Cơ cũng gắn với hai chữ "ca kỹ" và "một đời chồng", Triệu Phi Yến cũng có chữ "ca kỹ"...
Chỉ là Lưu Hoàng hậu đạt đến tột đỉnh quyền lực, được XH thời của bà chấp nhận và sử còn có xu hướng ca ngợi là nhà cai trị tốt (cũng có tranh cãi), hơn nữa lại còn là đời tương đối gần.

Cơ bản bà này quyết đoán, làm việc gọn gàng, khống chế được tình hình, lại có xu hướng thân đám sĩ phu bảo thủ nên dễ được chấp nhận. Cũng như trường hợp Biện Phu nhân.
Hoặc Vệ Tử Phù thì bản thân và gia tộc bà ấy nhiều người có đức độ, công lao... Và quan trọng hơn cả: cả 3 đều có con cháu giữ vững ngai vàng nên tất họ phải bảo vệ vị thế của tổ mẫu (Nhân Tông coi bà Lưu Nga như mẹ đẻ nên cũng tính là con cháu luôn).

Còn Triệu Phi Yến là cuối đời bị sập, Triệu Cơ có nhiều scandal mà con làm vua nhưng nhà Tần lại ngắn và bị ghét... đều là những gương mặt đại diện cho biến động kinh hoàng đe dọa triều đình và sĩ phu, nên người ta ghét. Thật ra kể cả cái xuất thân ca kỹ của mấy người bị ghét này thì cũng chẳng biết có phải như thế không, hay lại như cái chuyện gán các tội chủ yếu do Triệu Hợp Đức làm cho bà chị Triệu Phi Yến.

À còn hai Hoàng hậu ít được chú ý hơn là Trịnh Anh Đào và Đỗ Châu, vợ vua Hậu Triệu Thạch Hổ.
Trịnh Anh Đào là gia kỹ của tướng nhà Tấn Trịnh Thế Đạt, sau bị bắt, làm thiếp cho Thạch Hổ rồi hất cẳng các bà vợ chính thất của Thạch Hổ bằng âm mưu thủ đoạn.
Đỗ Châu xuất thân kỹ nữ có chủ là tướng nhà Tấn Vương Tuấn, sau bị bắt làm tù nhân chiến tranh được Thạch Lặc chia cho Thạch Hổ.
 
Last edited:
Truyện Kiều nhưng tôi tưởng đang xem phim kiếm hiệp Tung Của :byebye:

Toàn bộ nguyên tác, nhân vật, bối cảnh của Truyện Kiều là của TQ mà. Thúy Kiều, Từ Hải cũng là nhân vật có thật trong lịch sử TQ luôn. Đúng ra phải sang phim trường bên Tàu quay ms đúng.
 
Back
Top