thảo luận Phim ngoại và lời ăn tiếng nói Việt

Theo xu hướng chung toàn cầu, thị trường bản địa hóa ngôn ngữ phim ảnh ở Việt Nam cũng đang rất sôi động, góp phần giúp khán giả có thể xem phim có ngôn ngữ gốc đa dạng, từ tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Ý đến các thứ tiếng “lạ" hơn như Thụy Điển, Đan Mạch, Luxemburg, qua phụ đề hay lồng tiếng Việt thay tiếng Anh như trước đây.

16401615756146-AAAABeHqSdnnoCWTAJITIP0_vLgRA--U0fB02VHE_jsuMfGgT0dJUMcvITylHCauHKSiFGJJRvp_CdKfcmNxiGPunCQpJKDw.jpeg

Cảnh trong phim Hometown Cha-Cha-Cha, được khán giả đánh giá là chuyển ngữ tiếng Việt mượt mà, độc đáo và "bám trend". Ảnh: Netflix


Chạy đua với thời gian


Chị Võ Ngọc Hân, trưởng bộ phận nội dung Galaxy Play, nhận định cung và cầu dịch thuật phim trực tuyến ở Việt Nam đang rất sôi nổi, đa dạng về quy mô và hình thức, từ nhóm dịch nhỏ lẻ đến đội ngũ chuyên nghiệp. Galaxy Play có đội ngũ nhân sự in-house (nội bộ) 10 người, tùy trường hợp sẽ thuê thêm nhóm ngoài.

Thông thường, phim được đội in-house dịch trực tiếp từ phụ đề hoặc từ kịch bản tiếng nước ngoài và căn chỉnh thời gian hiện phụ đề khớp với phim nguồn. Sau khi hoàn thành, bản dịch này sẽ được kiểm tra chất lượng, lỗi dịch và lỗi chính tả…, và giao cho đội ngũ kiểm duyệt thẩm định. Quy trình này thường mất trung bình 3 ngày.

Đây là quy trình cho phim thông thường, dạng khó hơn là phim chiếu song song với nước ngoài. Khi đó, "đội ngũ dịch phải làm việc hết công suất để có bản dịch trong vài tiếng, vì phim phát song song thường được phát 1-2 tập trong ngày. Đôi khi phải chấp nhận chậm tiến độ để đảm bảo có được bản dịch tốt nhất và bản dịch phải luôn được kiểm tra chỉn chu trước khi phát hành" - chị Hân cho biết.

Điểm mạnh của đội ngũ dịch phim ở Việt Nam, theo chị Hân, là luôn cập nhật từ ngữ mới, "bắt trend" để làm bản dịch phong phú, có văn phong ngôn từ gần gũi với khán giả Việt Nam. Các đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm có thể cung cấp bản dịch đủ tiêu chuẩn với tốc độ nhanh nhất.

Về điểm yếu, với các nền tảng ngày càng có nhiều phim phát song song với nước ngoài như Galaxy Play hiện nay, việc quản lý tiến độ trở nên rất căng thẳng. Hiện tại, các nhóm dịch tiếng Anh và tiếng Trung là đông đảo nhất, tiếng Hàn đang phát triển nhanh vì gu xem phim của giới trẻ đang dần nghiêng về phim Hàn. Các ngôn ngữ Nhật, Thái... vẫn chưa phổ biến.

Trong khi đó, tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, Netflix đang mở rộng quan hệ và hợp tác nhiều hơn với các đối tác bản địa hóa ngôn ngữ. Họ ưu tiên sử dụng đội ngũ bản địa để thu âm và dịch thuật trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

57104f07.jpg

Dịch giả phim Lê Diệu Linh. Ảnh: Nhân vật cung cấp


Không phải công việc “làm cho vui”

Nguyễn Võ Thanh Nguyên là dịch giả kiêm kiểm tra bản dịch cho các phim Hàn Quốc Hometown Cha-cha-cha, Crash Landing on You Hospital Playlist trên Netflix. Lê Diệu Linh cũng là biên dịch của Hometown Cha-cha-cha. Suy nghĩ chung của họ là làm phụ đề - lồng tiếng cần được coi là nghề nghiêm túc, chuyên nghiệp và hướng tới những tiêu chuẩn cao. Nghề này không dễ dàng và dễ dãi để bị coi là "công việc phụ của sinh viên đi làm thêm" hay "chỉ dành cho người rảnh rỗi, có nhiều tiền bạc, dừng ở mức làm cho vui, giải trí".

Chẳng hạn, khi Thanh Nguyên dịch Hospital Playlist, cô phải nghiên cứu rất nhiều thuật ngữ y học để dịch chính xác mà vẫn dễ hiểu. Bộ phim này đã gây tiếng vang ở nhiều nước, có lượng khán giả đông đảo nên người dịch đối mặt áp lực lớn là làm ra bản phụ đề tương xứng chất lượng phim.

Ngoài khó khăn đặc thù của từng phim, công việc này còn có những khó khăn, thách thức chung. Chẳng hạn, với những phim dài tập, mỗi tập thường cần nhiều dịch giả tham gia làm. Điều này lý giải tại sao trên Netflix, một số phim gặp lỗi dịch về đại từ nhân xưng hoặc thiếu nhất quán về các chi tiết, cho thấy có thể do nhiều người dịch. Các dịch giả thừa nhận đây là thách thức lớn trong việc làm phụ đề. Vì thế, toàn bộ đội ngũ biên dịch, hiệu đính và biên tập cần liên tục trao đổi, cập nhật cho nhau về diễn biến cốt truyện để bản dịch được nhất quán.

Theo Lê Diệu Linh, sự nghiêm ngặt của các mốc thời gian cũng là một áp lực. Rất nhiều phim truyền hình Hàn Quốc được sản xuất và chiếu song song nên thời gian cho khâu Việt hóa thường rất khó lường. "Khác với dịch các tài liệu hay văn bản, phụ đề phim đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm trạng và giọng điệu nhân vật. Để bản địa hóa phim, người dịch phải xem kỹ, hiểu rõ từng lời thoại và cảnh phim để dịch chính xác, trôi chảy, đúng ngữ cảnh" - Diệu Linh phân tích.

Thanh Nguyên nhận định: "Tiêu chí "phụ đề chất lượng cao" dần được hình thành nhưng chỉ dừng lại ở mức "dễ hiểu". Tôi mong sẽ được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành này, tam giác giá cả - tốc độ - chất lượng sẽ được cân bằng tốt hơn để tạo động lực và thu hút nhiều cá nhân có tâm, có tài theo đuổi như một nghề chuyên nghiệp".

16401617782767-Red%20Notice.jpeg

Phim Red Notice có bản lồng tiếng Việt. Ảnh: Netflix


Cần chính xác hay gần gũi?

So với phụ đề, lồng tiếng có lẽ là công việc sinh động hơn khi diễn viên làm việc trong phòng thu và đắm chìm vào nhân vật để kể chuyện bằng giọng nói của mình. "Điều tôi thích khi trở thành diễn viên lồng tiếng là có thể cùng khóc, cùng cười và hòa mình vào các nhân vật khác nhau trong những câu chuyện khác nhau" - Phan Trương Quốc Cường, lồng tiếng cho Squid Game, My Name Arcane, nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Trần Nguyễn Linh Phương (Squid Game, Red Notice) cho biết vì thích thử thách lồng tiếng cho những nhân vật có tính cách khác hẳn nhau nên rất thích thú khi được "hóa thân" thành nhân vật The Bishop (Quân Tượng) quyến rũ của Gal Gadot trong Red Notice. Còn trong Squid Game, cô "nhập vai" vào 2 nhân vật khác nhau là Han Mi Nyeo và Ji Yeong, trong đó Han Mi Nyeo gây ấn tượng sâu đậm trong phim.

Theo Đặng Khuyết (Klaus, Hoàng tử rồng, Những đứa trẻ cuối cùng trên Trái đất, Outer Banks), lồng tiếng phim nước ngoài có thể diễn đạt bằng một từ chính xác hơn là "chuyển âm phim". Diễn viên không thực sự mang nét diễn mới, riêng biệt của mình vào nhân vật mà bám sát lối lồng tiếng, diễn xuất của diễn viên lồng tiếng trong phim gốc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bắt chước hoàn toàn.

Quy trình là Netflix giao phim và kịch bản tiếng Anh cho các công ty Việt Nam. Các công ty này sẽ thực hiện hết các công đoạn: dịch thuật, timing (biên tập đối thoại), tuyến diễn viên rồi lồng tiếng, thu âm và giao file âm thanh cho Netflix. Tùy hợp đồng giữa 2 bên, công ty sẽ xử lý kỹ thuật và hoàn chỉnh sản phẩm, hoặc để Netflix làm các công đoạn đó.

Thông thường, thù lao cho diễn viên lồng tiếng phim rạp cao hơn hẳn so với phim trực tuyến. Nhưng với một số phim ăn khách, diễn viên lồng tiếng có thể nhận thù lao cao gấp 3 thông thường. Đặng Khuyết cho rằng với phim ăn khách, có kinh phí lớn, nền tảng trực tuyến cũng đầu tư mạnh cho khâu lồng tiếng, tạo nên mức chênh lớn so với các dự án nhỏ.



ce5ca1b5.jpg

Diễn viên lồng tiếng Đặng Khuyết trong phòng thu. Ảnh: Anjoy K
Chất lượng lồng tiếng phim trực tuyến đôi khi bị nhận xét chưa đạt, không theo kịp chất lượng lồng tiếng phim rạp. Đặng Khuyết nêu ý kiến: "Tôi không đánh giá dựa trên sản phẩm cuối cùng mà nhìn vào quy trình làm ra bản thu âm đó. Người xem có quyền đánh giá là diễn viên diễn chưa đạt, chưa khớp miệng lắm, chất giọng như vậy mà cũng lồng tiếng cho nhân vật chính... Nhưng nếu muốn hiểu tại sao thì phải tìm hiểu sâu. Có trường hợp nhà sản xuất Việt Nam muốn chọn diễn viên này nhưng Netflix lại có tiêu chuẩn riêng. Kinh phí cũng là yếu tố quan trọng. Còn khâu timing, khớp khẩu hình thì nhiều trường hợp Netflix không cho phép nhà sản xuất phía Việt Nam sửa đổi…".



Đặng Khuyết cho rằng chất lượng dịch thuật, chuyển âm phim ảnh khó đạt mức hoàn mỹ mà luôn có "lost in translation". Thông thường, chất lượng chuyển ngữ có thể đạt 70-80% bản gốc. "Khi bản địa hóa một sản phẩm nước ngoài, yếu tố văn hóa nước ngoài có thể rơi rớt trên đường, đó là điều tất yếu. Khán giả ngày càng khắt khe nên sẽ để ý hơn sự sai khác, nhưng tôi chắc chắn những người làm công việc chuyển ngữ luôn coi việc mang đến sản phẩm chất lượng cho khán giả là ưu tiên hàng đầu".

Anh cho rằng đã gọi là "bản địa hóa" thì bản dịch, lồng tiếng đó là dành cho khán giả Việt Nam, cần giúp khán giả Việt Nam hiểu và cảm nhận được. Đôi khi, dịch thật sát nghĩa gốc lại khiến khán giả không hiểu vì câu đó thuộc về một nền văn hóa khác. Điều này đặc biệt đúng với những thành ngữ, tục ngữ hay các câu nói "bắt trend" mạng xã hội.


433bacfc.jpg

Dịch giả phim Nguyễn Võ Thanh Nguyên. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thanh Nguyên kể về quyết định dùng ngôn ngữ địa phương khi dịch Hometown Cha-cha-cha: "Bối cảnh làng Gongjin có thể tương ứng với miền Nam của Việt Nam, quê hương tôi. Dù là người có xu hướng hạn chế sử dụng ngôn ngữ bản địa trong phụ đề để khán giả mọi vùng miền đều hiểu được, tôi nghĩ ngôn ngữ địa phương nên được nhấn mạnh với phim này. Tôi thấy đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu một số từ địa phương quê mình đến những khán giả ở những vùng miền khác trên toàn quốc. Đúng như tôi dự đoán, một số khán giả phản đối vì cho rằng cách sử dụng từ ngữ của đội ngũ thực hiện phụ đề không phù hợp với phim. Tuy nhiên, có nhiều khán giả cũng chia sẻ rằng phụ đề sử dụng từ địa phương giúp các nhân vật trở nên gần gũi hơn bao giờ hết". Bản dịch bộ phim Hàn Quốc này được giới trẻ đánh giá cao vì những câu nói bắt tai quen thuộc đi vào phim rất tự nhiên, chẳng hạn “camera chạy bằng cơm” hay “con ma chốt đơn”, điều mà phụ đề tiếng Anh không làm được.

https://cuoituan.tuoitre.vn/van-hoa-giai-tri/phim-ngoai-va-loi-an-tieng-noi-viet-1620083.html
 
Nói thật ghét nhất mấy phim lồng tiếng nghe như cc ấy mất hết cả cảm xúc. thà xem thuyết minh như phim truyền hình để lại tiếng gốc nghe còn hay.
mấy loại lồng tiếng này chỉ có để cho trẻ em xem hoạt hình thì được
oKHo50a.png
 
Mấy anh trên chửi dữ vậy? :angry:

Vật chất quyết định ý thức. Các anh cảm thấy ghét lồng tiếng mà người ta vẫn làm chứng tỏ các anh không thuộc đối tượng khách hàng mà người ta nhắm tới, hay nói một cách khác là các anh không/ít đem lại lợi ích cho người ta thì người ta không làm theo ý các anh.
zFNuZTA.png


Thị trường lồng tiếng ở miền nam đã có từ trước năm 75 và nó vẫn còn tồn tại - phát triển rực rỡ tới ngày nay chứng tỏ lợi ích của việc lồng tiếng lớn hơn là việc bỏ nó. Nhà sản xuất người ta chủ yếu đánh mạnh vào thị trường miền nam vì người miền nam chịu chi => họ kiếm được tiền từ thị trường này.
zFNuZTA.png
 
Lồng cho phim hoạt hình trẻ em thôi, nhưng nói thật đã xem nhiều phim lồng tiếng, ko phải là ko hay nhưng nghe nó cứ ngang ngang với đúng như mấy # nói, ko thể nào diễn đạt dc cái cảm xúc của diễn viên được. Cảm giác ko dc “trọn vẹn” cảm xúc, hoặc do khi vietsub ra rồi đọc lại nghe rất sượng vì tiếng việt ko ai nói kiểu thế. Netflix tụi nó cũng linh động lồng khác đi so với sub nhưng nghe vẫn chán.
 
Lồng tiếng nghe chán lắm, tìm xem mấy phim bộ hàn quốc ngày trước cũng lồng tiếng kiểu đó, thà thuyết minh còn có tiếng của nhân vật và biểu lộ cảm xúc chứ nghe lồng tiếng 1 giọng cho 2 ba nhân vật rồi lông tiếng mấy đứa trẻ con thì giả giọng nhão nghe chán nhức đầu kinh khủng lè nhà lè nhè. Khổ cái là ko kiếm đc bản sub hoặc thuyết minh toàn lồng tiếng xong copy phim của trang này sang trang khác. Tiếng Hàn mà gọi tên bằng Hán Việt thì thật không lọt lỗ tai nổi. Chê!

Gửi từ Canada is my dream bằng vozFApp
 
Anh Khuyết ơi, nhờ pops design lại cái app android vs webos với, app gì mà tốc độ load lẫn ux behavior như hạch :cautious:. K thì làm ơn đánh số episode trên youtube cho đúng với :cautious:
 
Mấy anh trên chửi dữ vậy? :angry:

Vật chất quyết định ý thức. Các anh cảm thấy ghét lồng tiếng mà người ta vẫn làm chứng tỏ các anh không thuộc đối tượng khách hàng mà người ta nhắm tới, hay nói một cách khác là các anh không/ít đem lại lợi ích cho người ta thì người ta không làm theo ý các anh.
zFNuZTA.png


Thị trường lồng tiếng ở miền nam đã có từ trước năm 75 và nó vẫn còn tồn tại - phát triển rực rỡ tới ngày nay chứng tỏ lợi ích của việc lồng tiếng lớn hơn là việc bỏ nó. Nhà sản xuất người ta chủ yếu đánh mạnh vào thị trường miền nam vì người miền nam chịu chi => họ kiếm được tiền từ thị trường này.
zFNuZTA.png
Tất nhiên ý kiến riêng thôi không đại diện cho tất cả. Cũng không phản đối lồng tiếng, chỉ là thấy đa phần chất lượng các bản lồng tiếng không thể hiện được cảm xúc, tính cách hay ngoại hình nhân vật, khiến chất lượng phim giảm so với nghe tiếng gốc.
Ngày nay việc đọc phụ đề quá quen rồi nên việc theo dõi phim không cảm thấy khó khăn nên lồng tiếng cũng không cần thiết lắm.
 
Em có bà dì 3x nghiền phim cực thứ tự ưu tiên xem là thuyết minh -> lồng tiếng -> vietsub. Hỏi thì kêu là ngại đọc, đọc không kịp :amazed:
 
Mấy anh trên chửi dữ vậy? :angry:

Vật chất quyết định ý thức. Các anh cảm thấy ghét lồng tiếng mà người ta vẫn làm chứng tỏ các anh không thuộc đối tượng khách hàng mà người ta nhắm tới, hay nói một cách khác là các anh không/ít đem lại lợi ích cho người ta thì người ta không làm theo ý các anh.
zFNuZTA.png


Thị trường lồng tiếng ở miền nam đã có từ trước năm 75 và nó vẫn còn tồn tại - phát triển rực rỡ tới ngày nay chứng tỏ lợi ích của việc lồng tiếng lớn hơn là việc bỏ nó. Nhà sản xuất người ta chủ yếu đánh mạnh vào thị trường miền nam vì người miền nam chịu chi => họ kiếm được tiền từ thị trường này.
zFNuZTA.png
Đang cày lại Pokemon, xem lúc ăn cơm nên lồng tiếng quá hợp rồi :confident:
 
Hồi xưa chửi htv3 quá chời nhưng xem riết thấy quen, h coi phim hoạt hình thích nghe lồng tiếng hơn. Bị cận đỡ phải đeo kiếng đọc sub, lại làm dc bao việc khác :D
 
Lồng tiếng xưa giờ chắc có coi là thời băng VHS của TVB, Fafim Việt Nam. Chứ sau này chịu toàn coi sub. Nhưng mà nhà có con nít coi hoạt hình hay mấy cụ già mắt yếu thì vẫn phải mở lồng tiếng, thuyết minh thôi.
 
Ncc vậy, người ta mất cả triệu đô thuê lồng tiếng xong xoá mẹ đi lồng cái giọng ncc vô hồn vào xong bắt zem.

Chỉ có mấy ảnh em miền trong mới mê dc cái này
như miền nam chê Táo quân thôi, mặc dù táo quân nó hay thật, thấm đạo ný nhân vặn triết học không phải đâu cũng học được
cuối năm sắp đón năm mới, được ngẫm lại mấy chuyện buồn năm cũ, đón năm mới tươi đẹp và cuối năm chuẩn bị nghe chuyện buồn năm cũ, lặp đi lặp lại dần cho con em học được đạo ný nhân văn triết học sâu xa
 
Last edited:
Mấy anh trên chửi dữ vậy? :angry:

Vật chất quyết định ý thức. Các anh cảm thấy ghét lồng tiếng mà người ta vẫn làm chứng tỏ các anh không thuộc đối tượng khách hàng mà người ta nhắm tới, hay nói một cách khác là các anh không/ít đem lại lợi ích cho người ta thì người ta không làm theo ý các anh.
zFNuZTA.png


Thị trường lồng tiếng ở miền nam đã có từ trước năm 75 và nó vẫn còn tồn tại - phát triển rực rỡ tới ngày nay chứng tỏ lợi ích của việc lồng tiếng lớn hơn là việc bỏ nó. Nhà sản xuất người ta chủ yếu đánh mạnh vào thị trường miền nam vì người miền nam chịu chi => họ kiếm được tiền từ thị trường này.
zFNuZTA.png

Nó như việc thủ dâm là ko xem Châu Tinh Trì lồng tiếng là mất 50% cái hay vậy (search trên VOZ ra 1 tỉ), thấy khổ thân cho dân bản địa quá
 
Back
Top