Phim Việt thảm bại và nỗi oan của khán giả

12.500.000

Member
Khi phim thua lỗ, ế ẩm, nhiều đạo diễn đã đổ lỗi cho khán giả, chê khán giả Việt trình độ kém, không đủ tầm để thẩm định được độ hay, độ đẹp của tác phẩm.
Trước những năm 1990, điện ảnh Việt nằm trong cơ chế bao cấp của nhà nước. Các nhà làm phim tập trung ở những hãng phim do nhà nước quản lý, chu cấp tiền cho mọi chi phí sản xuất. Điện ảnh những năm bao cấp phục vụ mục tiêu tuyên truyền, phim là sản phẩm nghệ thuật đậm tính tác giả.

Cơ chế bao cấp đeo bám theo phim Việt trong thời gian dài, ngay cả khi điện ảnh bước vào xã hội hóa. Thị trường mở cửa thập niên 1990 đến sau 2000 chia thành 2 dòng phim rõ rệt, phim do tư nhân sản xuất và phim do nhà nước quản lý. Khi các hãng phim nhà nước bước vào cổ phần hóa kéo theo muôn vàn tranh cãi, hệ lụy, cơ chế làm phim dưới sự bao cấp của nhà nước chính thức chấm dứt.

Chịu ảnh hưởng của cơ chế làm phim bao cấp quá lâu, nhiều đạo diễn bỡ ngỡ khi bước vào cơ chế thị trường. Trước đây, các đạo diễn đã quen với việc làm phim theo chuẩn mực, quy định về thẩm mỹ, nghệ thuật, họ mang vào thị trường phim những gì mình có. Nhiều bộ phim không bán nổi một vé (trong một suất chiếu). Các đạo diễn chia sẻ rằng, khán giả đang chạy theo thị hiếu giải trí, hài nhảm, chỉ thích đến rạp vui cười rồi về, nên không đủ tầm thẩm định những tác phẩm mang tính nghệ thuật.

Thị trường phim ngày càng khắc nghiệt, điện ảnh thế giới lớn mạnh như vũ bão, hơn bao giờ hết, các nhà sản xuất đã đến lúc phải thay đổi tư duy làm phim.
Nỗi oan của khán giả

Khi những bom tấn của Hollywood cháy vé ở thị trường phim Việt mới thấy khán giả Việt đang cập nhật những xu hướng thế giới nhanh nhạy như thế nào. Thị trường phát hành phim ở Việt Nam trở nên sôi động và đầy tiềm năng với điện ảnh thế giới.

Có thể kể đến 2 ví dụ gần nhất, bộ phim Thái Lan “Ngược dòng thời gian để yêu anh” thu 50 tỉ đồng sau 13 ngày ra rạp Việt, hay phim hài Hàn Quốc “Bỗng dưng trúng số” đang làm mưa làm gió khắp các phòng vé. Riêng trong ngày 25.9, phim “Bỗng dưng trúng số” thu 14 tỉ đồng.

Điều này phủ nhận những giả thuyết được đặt ra trước đó khi phim Việt ế ẩm thua lỗ. Giới sản xuất phim Việt cho rằng, khán giả vẫn ngại đến rạp sau dịch COVID-19, khán giả đã thay đổi thói quen xem phim sau thời gian giãn cách, giờ đây những nền tảng xem phim trực tuyến như Netflix đã lên ngôi, khán giả không còn mặn mà đến rạp... Những giả thuyết này đã phá sản, khi khán giả nườm nượp đến rạp xem phim Thái, Hàn.
.....
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/phim-viet-tham-bai-va-noi-oan-cua-khan-gia-1098210.ldo
 
Phim toàn rác, kịch bản thiểu năng, diễn viên còn thua con nyc tôi nó diễn thì cho tiền chưa chắc tôi vác ass tới rạp nữa là. Uh khán giả kém, khóc nữa đi, khóc to lên :feel_good:
 
1 nên điện ảnh toàn rác gì đéo có ai đủ tài năng và ra hôn, biên kịch rác, đạo diễn rác, diễn viên rác, ngay cả nhà sản xuất cũng rác nốt, bọn này toàn muốn ăn sổi, đéo chịu đi học, bọn Hàn nó phải bỏ 10 năm để đi Mỹ học làm phim, học sản xuất nhạc để có đc thành công hôm nay
 
nhắc mới nhớ
vài bữa coi lại Trọn đời bên em :sure:

Tui chỉ thích trọn đời bên em số 1 đến 4 có 2 tml Vĩnh thuyên cả Huy đức, mấy bản sau feat Trung lùn blah blah xem k hài bằng
osCpCsi.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Các thím cho hỏi tại sao đa số phim Việt đều có nhược điểm là kịch bản yếu kém,logic tệ, ngay cả người xem cũng dễ nhận ra mà sao tụi đạo diễn ko nghĩ tới vậy ? hay còn nguyên nhân nào khác?
 
Phim như kẹc đi đổ tại khán giả ko đủ tầm để hiểu cái hay
Vậy tại sao phim nước ngoài làm cách đây cả chục năm dân mình vẫn xem đi xem lại và khen hay

Tại dân mình giờ khôn lên biết chọn đồ tốt mà xài, chọn món ngon để ăn chứ đéo thèm xem rác của lũ đạo diễn atsm
 
Chả có chỗ nào mà film làm ra như loằn mà đạo diễn rồi diễn viên chửi nhau tay đôi với khán giả, chê khán giả éo có gu. Ế là đúng, ko hiểu vẫn có những bọn bỏ tiền ra đi xem thì đúng chịu. Mấy cái page nào khen film rác là unlike sạch
 
Back
Top