Phòng trà phố cổ Hà thành thế kỷ trước

Báo_Trí

Member
Tụ điểm thượng lưu

Bà Mùi giờ cũng đã ngoài 80 tuổi, quãng cuối thập niên 50 của thế kỷ trước thì bà nổi tiếng xinh đẹp. Cô em gái nhan sắc cũng hơn người và lọt vào mắt xanh của vô số khách hàng, không ít chàng trai đã đến trồng cây si cả buổi. Khách hàng lui tới phòng trà Phúc Châu thường là các tài tử cải lương, tuồng cổ. Cũng bởi quanh địa bàn này có các rạp Chuông Vàng (phố Hàng Bạc), Quảng Lạc (phố Tạ Hiện), Hiệp Thành (phố Đào Duy Từ). Sau một đêm trên sân khấu, các tài tử, kép hát hay dậy muộn. Sau khi ăn sáng, họ sẽ lững thững đến phòng trà Phúc Châu. Hồi đó, mấy vị này thường để tóc dài kiểu gọng kính, quầng mắt thâm do thức đêm nhiều. Họ ngồi bên ấm trà nóng mới pha, rút bao thuốc lá thơm loại Cotab hay Bastos rồi lim dim mắt nhả khỏi.

Quán trà của chị em bà Mùi duy trì được vài năm thì nhượng lại cho chủ mới cũng là 2 chị em, nhưng là Việt kiều từ Tân Đảo (trước đây là thuộc địa của Pháp, nay là Cộng hòa Vanuatu) về. Cô chị tên Lê còn cô em là Phai. Từ đó phòng trà Phúc Châu lại được thổi luồng gió mới do phong cách giao tiếp, trang phục thời thượng và nhất là nhan sắc trẻ trung, xinh đẹp của 2 cô chủ mới.

Cũng cần nói thêm rằng, những năm 60 của thế kỷ trước, nhà nước ta có chính sách kêu gọi kiều bào từ Thái Lan, Tân Đảo, Tân Thế Giới (tên gọi trước đây của các quần đảo New Cacedolia thuộc Pháp) hồi hương. Gia đình cô Lê, Phai về đợt đầu và ở lại Hà Nội. Từ khi 2 cô làm chủ phòng trà Phúc Châu thì khách tìm đến còn đông hơn nữa. Thành ra chủ quán phải tuyển thêm 2 cô gái cũng thuộc hàng xinh đẹp có tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ là cô Sửu và cô Ngọc để giúp việc.

Phòng trà phố cổ Hà thành thế kỷ trước ảnh 2
Quảng cáo phòng trà Hoa Việt cuối năm 1954
Thương hiệu phòng trà Phúc Châu từ đó bay khắp Hà Nội. Nơi đây tập trung những cái tên của “giới tay chơi” ngày đó như Kiên “Hàng Giấy”, Hùng “Lan Anh”, Hùng “Hàng Cân”, Hùng “đỏ”, Hùng “đen”, Hoan “thọt”, Mão “mèo”, Phúc “xế”… Đây là các “cao bồi” mà thanh niên Hà thành lúc bấy giờ hầu như ai cũng biết tiếng. Sở dĩ gọi các tay chơi này là cao bồi vì hồi ấy dòng phim cao bồi Mỹ bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Thanh niên đua nhau bắt chước ăn mặc theo phong cách các tài tử cao bồi. Đó là quần ống túyp, áo kẻ caro, đeo kính râm, tóc để dài và trong túi áo bao giờ cũng phải có bao thuốc lá thơm loại giấy bạc như Thăng Long, Điện Biên.
 
Sao giờ lại lưu luyến những hình ảnh này?

Lúc trước lên án lũ tư sản mà? Thói ăn chơi đàng điếm, dùng những từ ngữ không thể tưởng tượng được luôn.
 
Sao giờ lại lưu luyến những hình ảnh này?

Lúc trước lên án lũ tư sản mà? Thói ăn chơi đàng điếm, dùng những từ ngữ không thể tưởng tượng được luôn.

Vì lúc đó chưa chiếm đc :giggle:

Sent using vozFApp
 
Back
Top