thảo luận [post lại từ voz cũ] Nước Nga qua những ghi chép nhỏ

chicken222

Senior Member
Đợt này buồn buồn muốn viết về nước Nga, lại tìm cái thớt cũ của mình thì thấy bên này không có chuyển sang. Nên mò lại thớt cũ để post lại bên này, coi như lưu trữ lại một chút đã viết của vài năm trước. Không biết có ai muốn đọc không để viết tiếp.


1. Những bóng mờ trên đất lạnh.:
Nước Nga trong khoảng 20 năm trở lại đây (chính xác phải là hơn 30 gần 40 năm, nhưng những biến động lớn thì khoảng 20 năm) gắn liền với sự hình thành, lớn mạnh của một xã hội ẩn, phía sau những tòa nhà kì vĩ hay những công trình xây dựng mang đậm tính Xô Viết, xã hội của những người di cư.

Họ là ai?
cho-nguoi-viet-o-nga.jpg

Tôi không có ý định đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi này, tôi chỉ muốn nói về người VN và một vài cộng đồng khác mà tôi biết.

Người VN, họ là những người đi theo các hợp đồng xuất khẩu lao động thời Xô Viết, họ là những người đi theo tiếng gọi của những giấc mơ đổi đời mà người thân đã thành công nơi này kể lại, họ có thể là những người đi theo diện xuất khẩu lao động sau ngày nước Nga ổn định, họ có thể là những người vượt biên đến từ Đông Đức cũ hay các nước cộng hòa trước đây. Vô vàn những ví dụ và vô vàn những số phận.

Họ có thể là thương nhân trưởng thành từ một giai đoạn LX thiếu thốn hàng tiêu dùng hoặc kém cỏi trong phân phối. Những người này có thể buôn từ cái bàn là cái nồi áp suất, đôi giày da, cái quần Jean, cái áo khoác, đồ lót, đồ điện tử,… mọi thứ và theo những con đường khác nhau. Hàng trăm container hàng từng theo những chuyến tàu lênh đênh trên biển cập bến HP hay những cảng khác mang theo bao nhiêu là Bàn là liên xô, nồi áp suất, bếp lò xo và sau đó những chuyến hàng quay ngược sẽ là quần Jean Tàu, Đồng hồ casio, Seiko, dây thun, cúc quần Jean (một thứ tưởng buồn cười nhưng tỷ lệ lợi nhuận cao đến không thể tả),… lại quay về nước Nga để theo những bàn chân không mỏi len lỏi khắp nước Nga bằng những chuyến tàu chiều thứ Sáu hay những chuyến xe khách xuyên đêm nối giữa những miền quê. Nhắm mắt lại, sẽ thấy những đường chuyển hàng nhỏ bé nhưng cần cù tỏa ra khắp những nơi có người VN sinh sống trên nước Nga những ngày ấy. Không thể phủ nhận rằng những chú kiến VN bé nhỏ đã góp phần ổn định phần nào nhu cầu hàng tiêu dùng cho toàn nước Nga những năm tháng xám một màu bao cấp ấy. Nói thêm là dù tiếng Nga rất tệ, người Nga vẫn hiểu được những con người VN bé nhỏ ấy muốn nói gì. Những năm tháng ấy, nụ cười luôn nở tươi trên môi những người Nga đôn hậu khi đến mua hàng hay được mua hàng hay mua được hàng từ những người bạn VN bé nhỏ. Họ thân thiện với nhau như những người cộng sản chân chính.

Họ cũng có thể là những sinh viên giỏi từng được cử đi nước ngoài du học. Những con người với kiến thức, đầu óc và khả năng tiếng Nga của mình đã tìm ra rất nhiều cách kiếm tiền bằng chuyên môn. Dom 5, một địa danh mà bất cứ người VN nào ở Moscow những năm đầu 80 đến đầu 2000 đều biết. Đã có những lúc trong căn chung cư ấy có vài cái xưởng tách vàng hay kim loại màu đặt trong những căn hộ bé xíu đã được cải tạo thành các phòng thí nghiệm nhỏ.
Don_vi_LHS_Ast_2008.JPG

Họ cũng có thể là những đại gia sau những năm 90 ở VN mang theo tiền và cung cách làm việc sặc mùi XHD sang nước Nga đầu tư. Những người này tôi ít tiếp xúc nên ko muốn bàn sâu.

Họ có thể là những cô gái sang đây làm công tác phục vụ xã hội hoặc lưu lạc từ những xưởng may về với nghề nghiệp này. Phần lớn họ không đẹp và đối tượng phục vụ cũng phần đông là các thanh niên SNG xa gia đình hay những bác Nga già còn máu. Tỷ lệ phục vụ cho người VN không cao do nhan sắc các cô thì thường vừa mắt người nước ngoài hơn người VN.

Họ cũng có thể là những nhóm XHĐ sang đây tìm cơ hội. Số này tôi cũng ít tiếp xúc, chả muốn nói.


Rất nhiều mà khó có thể miêu tả kĩ về những dòng chảy con người đến và ở lại với nước Nga. Mỗi nhóm người ấy, khi đi sâu tìm hiểu lại thấy bao nhiêu điều hay cũng như dở, thú vị cũng như đau lòng. Chỉ có một điểm chung giữa họ với nhau đó là họ luôn ý thức được mình là người nước ngoài cho dù họ có hộ chiếu Nga hay không. Nước Nga chưa bao giờ là miền đất hứa cho người ngước ngoài, đặc biệt là Châu Á và đặc biệt là sau những biến động chính trị dẫn đến những suy nghĩ có phần lệch lạc về những thương nhân nước Ngoài này. Và cũng bởi tự những thương nhân Châu Á hầu hết đều không có tính thật thà như những người Nga Xô Viết.

Có một điều nữa là những thương nhân Châu Á đã nhập khẩu cho nước Nga một thứ văn hóa mà vì nó nước Nga mãi lận đận đến giờ: Hối lộ và tham nhũng.

Những con người nước ngoài trên đất Nga ngoại trừ số rất ít có giấy tờ hợp lệ thì đều là giấy tờ giả hoặc giấy tờ đã hết hạn lưu trú. Hầu hết những người giàu đều có giấy tờ hợp pháp, số ít họ còn sở hữu bất động sản, hộ chiếu Nga, con họ mang quốc tịch Nga và đươc học ở trường công hoặc sau đó sang Mỹ Anh du học. Nhưng phần lớn người còn lại đều là người cư trú bất hợp pháp. Họ chưa chắc đã nghèo (một số ít khá giàu) nhưng vẫn sống trong những căn hộ chung cư đi thuê cùng với nhau để chia tiền phòng, một căn hộ nhỏ tầm 12m2 (giá từ 500-1500$ tùy chỗ) có thể kê đến 5 cái giường tầng và sống 10 người trở lên. Nói cho cùng họ chỉ cần chỗ ngủ! Và thông thường những căn hộ chung cư ấy thường tập trung trong một khu nhà chung cư có bảo kê hết. Chỉ cần bước qua cổng bảo vệ là họ gần như được an toàn. Rất hiếm khi cảnh sát vào những nơi này kiểm tra giấy tờ. Đôi khi những căn phòng ấy có thể sống 3-4 cặp vợ chồng. Và lẽ dĩ nhiên những quan hệ vợ chồng cũng buộc phải thực hiện trong những không gian chật hẹp và đầy người như thế. Có đôi khi tôi đến chơi một nhà nào đấy và rất khó hiểu là vì sao họ có thể sống chật chội như thế khi mà họ giàu có hơn tôi rất rất nhiều. Câu trả lời đã nói ở trên: Rẻ và an toàn.

Mỗi buổi sáng khoảng 5h là mọi người đã phải có mặt ở chợ (cho dù đó là những ngày mùa Đông -20C) – người Nga không bao giờ làm được điều này - và chuẩn bị cho một ngày bán hàng mới với những chuyến xe chứa đầy hy vọng đến từ những thành phố xa chở theo hàng nghìn những người buôn bán lẻ hoặc những đầu nậu cỡ vừa). Những năm 2000 - 2010, theo tôi biết một ngày bán hàng có những người có thể thu đến cả vài triệu Rub (1$ lúc này khoảng 30-35 Rub). Thuế chỗ cho những quầy hàng be bé ở những chợ đầu mối lớn như Vòm hay Liu bây giờ có thể lên đến cả nghìn $ cho một ngày bao gồm mọi chi phí nhỏ lẻ khác. Để mua một quầy có khi phải trả đến 100-500k$ tùy thời điểm mà chưa chắc đã ai bán cho. Có những người bỏ vốn mua quầy rồi cho thuê lại ăn chênh lệch, mỗi tháng có thể thu về cả chục nghìn $. Nhưng việc cho thuê này chủ yếu là các ông chủ lớn làm chứ dân mà có quầy thông thường tự đứng ra buôn hàng luôn vì lợi nhuận buôn hàng gấp vài lần số này trong những mùa cao điểm.

Vì giấy tờ bất hợp lệ, họ dù giàu vẫn sống như những bóng mờ trên xứ này, mọi quyền lợi về mặt pháp luật là không có. Mọi quyền lợi về y tế (trừ cấp cứu với tình huống nguy hiểm tính mạng) là không có. Họ có thể dùng tiền mua cảnh sát nhưng cảnh sát cũng có thể đạp họ xuống tuyết bất cứ lúc nào có lệnh. Và sẽ chả ai đòi hỏi chính quyền phải điều tra rõ ràng nếu như một ngày có một bóng mờ nào đó biến mất. Họ chả có gì, ngoài tiền! Những cánh rừng phía sau chợ Vòm mỗi mùa tuyết tan lại lộ ra vài cái xác người là chuyện bình thường (VN có, Tàu có, Đầu đen có…) và người ta chỉ đơn giản là gom chúng lại và đốt đi trong các nhà xác thành phố. Có người được nhận dạng, có người không. Và họ sẽ biến mất như chưa hề tồn tại trên cái xứ lạnh này. Ngày mai lại là ngày mới, chợ vẫn ồn ào phức tạp! Với cái dòng chảy công việc mãnh liệt ấy, chả mất bao nhiêu thời gian mà họ sẽ bị lãng quên thật sự!
 
2. Những phận người xưởng may

Họ là ai? Trả lời cho câu hỏi này lại là một câu hỏi khác: Vì sao họ chọn sang Nga để làm thợ may?


Nga những năm đầu 90 là thời kì của những mặt hàng tiêu dùng. Những dòng chảy đồ dùng với phẩm chất rất Nga là “nồi đồng cối đá” như bàn ủi, nồi áp suất, dây mayso chảy ra khỏi nước Nga ào ạt mà điểm đến có thể là VN, có thể là các nước khác. Máy móc, động cơ cũng là một phần của những chuyến hàng này nhưng số người có khả năng cũng như đủ trình độ để buôn nó thì không nhiều. Nhưng ai làm được thì thời gian đầu lại rất giàu. Dòng chảy hàng hóa ngược lại Nga là áo quần, đồ tiêu dùng (như radio, tivi hay đầu bằng cassette…), những thứ ấy đến được Nga thì lợi nhuận không để đâu cho hết. Một mặt hàng nữa rất được chuộng thời ấy là đồng hồ đeo tay, bất kể là Casio mặt vuông có đèn nền huyền thoại hay chiếc Seiko automatic… sang đến Nga chỉ thua việc cân kí tương đương bằng vàng để mua thì nói hơi quá chứ đúng là cũng kiểu kiểu như thế, tỷ lệ lợi nhuận có thể 1 ăn 10 đến hơn nữa.

Tuy nhiên trong những mặt hàng đó, vài kẻ thức thời đã nhận ra là nhu cầu đối với hàng may mặc là số 1. Dòng hàng chảy liên tục, nhu cầu ngày càng tăng vì sau bao nhiêu năm bao cấp, thời trang đã là một thứ chả ai nghĩ đến. Nhưng mặc đẹp lại là nhu cầu không thể phủ nhận. Mấy mươi năm hình ảnh những bà già Nga ngồi trên cái ghế sofa đan những chiếc khăn choàng màu xam xám với chú mèo nghịch cuộn len dưới chân như một hình ảnh thuần Nga. Nhắm mắt và tưởng tượng nhé: Những căn phòng chung cư bé nhỏ, chiếc thảm treo tường tone màu nóng với vài họa tiết hoặc một bức tranh Nga, những cậu thanh niên quần Tây áo sơ mi, những cô gái mặc những chiếc váy ngăn ngắn, cổ quàng một chiếc khăn nhỏ làm điệu, những chú bé với thời trang mùa hè là chiếc quần short và áo sơ mi, nụ cười rạng rỡ với chiếc khăn quàng đỏ bất hủ, cô bé với chiếc váy nhẹ thêm cái yếm dạng tạp dề, tóc cột chúm nhỏ hai bên và khăn quàng đỏ – dĩ nhiên. Nhận ra chưa các bạn, nước Nga của những năm tháng Xô Viết đấy.

Và lẽ dĩ nhiên, khao khát mặc đẹp nó đã dồn nén quá lâu rồi. Khi ấy những doanh nhân nhỏ bé kia nhìn ra và khuân đến nước Nga cơ man nào là quần áo. Những chiếc quần Jean đáng ao ước mà họ chỉ thấy trên phim bọn tư bản, những đôi giày bóng lộn, những chiếc khăn lụa duyên dáng, những chiếc váy nhiều màu… và hơn hết, những chiếc áo kutka (áo đông) lạ, đẹp và rẻ đủ cho ai cũng có thể mua được… đã cập bến Nga. Hàng quần áo bán đắt như tôm tươi, tôi có ông anh họ kể, có những hôm họ ra chợ bán hàng không kịp thở (bán lẻ thôi) có những thằng Nga đến mua chỉ cần là quần Jean là nó mua, to tý cũng được, chật tý cũng được, chúng nó đã chờ quá lâu để biến cái giấc mơ Jean thành sự thật rồi.

index.jpg

Thế rồi những khu chợ chuyên kinh doanh hàng may mặc ra đời đi kèm với nó là nhu cầu về việc sản xuất tại chỗ để giảm chi phí. Đương nhiên nhân công Nga bị loại đầu tiên. Người Nga sau những năm bao cấp đã nhiễm một thứ gọi là thói quen trì trệ hơn nữa, một cách trần trụi mà nói, họ sẽ không bao giờ làm việc 18h mỗi ngày.

Người VN thì có thể!

Đương nhiên chả ai muốn, họ bị bắt làm thế! Họ, một số ít, trở thành nô lệ cho những đồng bào của mình! Bị buôn đi bán lại, bị kiểm soát chặt chẽ, bị tước hết giấy tờ, …Tất nhiên có khá nhiều điểm sáng trong cái thế giới chủ xưởng may, nhưng cũng khá nhiều những góc tối.

Họ sang Nga thế nào?

Có nhu cầu sẽ có cung ứng. Việc nhập khẩu nhân công Việt khi nó trở nên cấp bách thì sẽ có những kẻ đứng ra làm thôi. Họ được gọi là môi giới. Có kẻ là do các công ty cử đi có kẻ tự lập công ty độc lập… hầu hết đều kết nối với công an hay hải quan Nga nhằm chuẩn bị cho bước nhập cảnh và kiểm soát nhân công sau này.

Thuở ban đầu thì chưa có nhiều xưởng và số thợ của mỗi xưởng cũng không nhiều, thực ra gọi là xưởng thì hơi quá vi lúc ấy mang tính thời vụ và không chuyên nghiệp. Nhưng lợi nhuận từ những đợt hàng đã khiến cho việc mở xưởng trở nên thực sự là miếng mồi ngon. Những kẻ môi giới trở về nước, tổ chức tuyển nhân công với bao lời hứa hẹn về mức lương 200$ hay 300$ (sau này lên 500$, hoặc cao hơn cho thợ lành nghề)… biết bao cô gái chàng trai thanh niên ở quê trở nên điên cuồng vì con số ấy. Lúc ấy vài trăm $ là số tiền không nhỏ tí nào. Ai cũng nghĩ sang đây chịu khó vai năm là có vài nghìn $ vác về. Mà vài nghìn $ khi ấy ở quên mua được cơ man nào là thứ.

Thế là họ ra đi, vay tiền đưa cho môi giới để làm thủ tục,cũng 1-2k$ bảo là tiền khám sức khỏe tiền vé, tiền linh tinh, sau này tăng lên 4-5k$. Mọi người đều háo hức, các bậc trưởng thượng đi khắp nơi khoe với nhau về thằng con đứa cháu sắp đi Liên Xô, lương cao lắm,… hy vọng tràn đầy những ngóc ngách đường làng.


Tôi không chỉ nhìn mặt đen tối, không các bạn lại bảo tôi cứ chê bai nước Nga hay đồng bào mình. Đơn cử tôi cũng biết vài người sang đây may mắn lọt vào vài xưởng khá được, lương trả đầy đủ, đk ăn ở tạm tạm, hàng bán được nên sau vài năm cũng có cái này cái kia. Đợt 2011 có thằng bạn tôi làm nghề mua hàng điện tử cho dân chợ (tức là nếu anh thích con Iphone, anh xem ở cửa hàng giá 25k Rub, em mua trên mạng cho anh giá 22k Rub, em lấy anh 23500 thôi, anh em cưa đôi lợi nhuận, anh mua rẻ hơn, em có tý tiền, em cài hết cho anh những gì anh cần dùng như ứng dụng, đọc báo,…) đã trúng mối hàng cho công nhân ở xưởng may đặt mua hơn 15 con Iphone mới nhất, vì sau 1 năm nợ lương lão chủ trúng cú lớn nên trả lương sòng phẳng cho anh em sau khi trừ phí ăn ở -trường hợp cực kì cực kì hy hữu - mỗi bạn trẻ có gần 3000k, thế là chơi sang 1 anh 1 con Iphone. Đấy tư duy của người làm công cũng chỉ có thế, có tiền thi mua đồ tiêu dùng cho sướng đã, cấm có ai nghĩ đến dùng tiền làm gì khác.

index2.jpg

Những trường hợp may mắn phần nhiều là do họ được làm ở những xưởng TRẮNG (có giấy phép) hoặc XÁM (giấy phép 500 CN nhưng thuê hơn 2000, VD thế).Phần lớn những công nhân khác sẽ vào xưởng ĐEN (Không giấy phép) họ sẽ gặp cú shock cực nặng ngay đêm đầu tiên ngủ lại nước Nga. Sau khi đón ra từ sân bay (mẹ, hải quan nó cho đám công nhân này – phần lớn ăn mặc khá quê và dùng hộ chiếu du lịch thời hạn ngắn – sang một dòng riêng để đợi thằng chủ hay bảo kê vào làm THỦ TỤC. Các bạn công nhân đứng chờ 3-4h mới qua cửa là chuyện rất rất bình thường, hộ chiếu bị chủ thu ngay lúc ấy với lời hứa hẹn để làm giấy tờ, xong anh (chị) trả. Và họ đcm, đíu bao giờ dễ dàng trả, ở cái xứ Nga, dân VN mất hộ chiếu chả khác gì con chó bị xích, tuyệt không thể đi đâu quá xa nơi sinh sống, cảnh sat bắt được là rất tốn!

xuong may nga 1.jpg

Vừa đói vừa mệt, họ bị đưa lên xe và chở thẳng về xưởng – mà thường là ở Tp xa,ít cũng cách Moscow 1-200 km không thì còn xa hơn. Thực ra lũ vận chuyển cũng thích đi đêm, như thế họ sẽ vào đến xưởng giữa khuya và sẽ ít bị dân xung quanh để ý. Nơi họ sẽ ngủ lại thường là một góc của xưởng với những tiện nghi rất tệ hại.. Giấc mơ Liên Xô sẽ vỡ vụn ngay trong giấc ngủ đầu trên xứ này.

Ngày hôm sau hoặc 1-2 hôm sau họ sẽ được làm quen với xưởng, với những công nhân may ca tối vừa trở về ngủ lúc tờ mờ. Câu chuyện thường ngắt quãng và sớm kết thúc vì những người công nhân cũ kia cũng quá mệt sau một ca thâu đêm. Họ, nếu may mắn, sẽ chưa làm việc ngay mà sẽ được nghỉ ngơi 1 ngày, thậm chí có nhóm còn được gặp và nghe dặn dò vài việc quan trọng từ một vài sinh viên ngành y được chủ xưởng thuê đến hoặc vì là người quen biết (tất nhiên có tiền).

Các sinh viên Y nói về những gì với họ? Đầu tiên và quan trọng nhất là họ cần giữ ấm để không bị phát hiện vết mờ trên phổi, nếu bị đồng nghĩa với về nước. Thứ hai và quan trọng hơn cả, các cô gái xin đừng mang thai! Điều tưởng như buồn cười này lại là điều xảy ra khá thường xuyên và đưa đến rất nhiều bi kịch. Xa gia đình, làm lụng khổ, sự đồng cảm đưa những thanh niên đến với nhau và việc QHTD là điều khó tránh. Họ có thể quan hệ ở nhà vệ sinh, sau cánh cửa kho hàng, ngoài trời cạnh bên xưởng, lúc mọi người ngủ say,… mọi nơi và mọi lúc có thể. Ai trong chúng ta trải qua thời thanh niên mà không hiểu cái khát khao xác thịt nó lớn đến thế nào. Nhưng họ, những người mới bước ra từ những miền quê, chưa bao giờ nghĩ đến thứ gọi là tránh thai. Chả ai dạy họ vì đó là điều xấu xa ghê tởm và trái đạo đức theo cái chuẩn mực của đcm cái lũy tre làng. Cha mẹ họ cũng có ai nói đâu vì chắc gì ông bà biết, nếu biết đã đéo có chuyện nhà họ 6-7 anh em. Thế là họ cứ sướng, sướng, sướng… mọi nơi, mọi lúc cho đến khi những cơn ọe ói đầu tiên báo cho cô gái biết cô ta dính bầu. Mà dính bầu chưa cưới lại cũng là một chuyện động trời mà họ được dạy từ bé trong khuôn khổ đạo đức đcm lũy tre làng. Thế là cố mà giấu, giấu đến khi không giấu được nữa thì cũg ko phá được nữa. Mà đẻ ra thì làm sao nuôi khi mà bố mẹ nó oằn mình ra làm 16-18h trong xưởng. Bi kịch bắt đầu từ đó.

1507022232176.jpg

Quay về với hoạt động xưởng. Các công nhân sau khi đã biết mình cần làm gì thì bắt đầu làm quần quật, những người mới sang chưa thạo nhưng được cái đang tràn trề hy vọng. Họ cứ làm và mơ đến 2-300$ đầu tiên. Nhưng khi đến cuối tháng họ mới biết 200-300$ ấy sau khi trừ đi chi phí Ở và ĂN thì chả còn mấy. Bữa ăn của họ nếu mùa hè còn đỡ vì còn có rau người Việt trồng chứ mùa Đông thì tuyền bắp cải xào hay cà rốt hay các loại củ nói chung. Bữa ăn mấy trăm công nhân thông thường do một nhóm riêng lo hoặc đôi khi ông chủ phân công công nhân chia ra nấu. Hằng ngày hằng tuần sẽ có những chuyến xe chở thực phẩm một lần cho xưởng. Nói chung ăn thì không đói nhưng cũng chả ra cái gì. Họ, những công nhân mới học việc giỏi lắm thì dư 100$ là cùng. Công nhân lành nghề thì lương cao hơn, có những người được hẳn 500$ sau khi trừ chi phí, những người này luôn là đối tượng giành giật giữa các xưởng.

Lâu lâu xưởng lại bì ĐẬP, tức là có chuyện gì đấy thì công an được lệnh đập, tạo thành tích kiểu như bắt mãi dâm mừng 2-9 gì đấy. Khi ĐẬP thì thường bất ngờ và có báo chí quay phim, nhưng khuất sau những thước phim sẽ là mảnh giấy nhỏ một đc cảnh sát nào đấy dúi vào tay chủ xưởng về thời gian hôm sau lên nhận lại máy móc tịch thu cũng như người phải liên hệ để có vị trí mới để lập lại xưởng. Mỗi đợt lại trục xuất vài chú công nhân xui xẻo, mất vài chục k$ để lấy lại máy và vài ngày hay tuần để lập lại xưởng và đi vào sản xuất. Lâu lâu thì xưởng ĐEN bị ĐẬP thật và khỏi lấy lại máy, xưởng tan, công nhân tứ tán, có người nhận lại hộ chiếu, có người không. Họ lại tỏa đi sang các xưởng khác nhờ sự giúp đỡ của bạn bè người quen hay môi giới. Mọi thứ lại bắt đầu từ đầu.
xuong may nga 1.jpg


Nhưng cũng có những bi kịch. Nếu xui, xưởng đang nợ lương công nhân 6 tháng -1 năm thì nếu sập, công nhân sạch váy, chả còn lại gì. Bao nhiêu trường hợp các cô gái sau khi ra đi từ xưởng may đã lưu lạc đến các dịch vụ phục vụ xã hội. Rất nhiều VD buồn mà tôi đã biết. Như có chuyện cô gái mang bầu đến tháng thứ 8, xưởng sập, thằng người yêu vì là thợ lành nghề nên xưởng khác đến vớt đi, nó cũng lạnh lùng ra đi bỏ con bé lại. Con bé đẻ xong suy sụp đủ thứ (bên này đẻ miễn phí nhé) ôm con đòi sống đòi chết, đòi tự vẫn khiến TV báo đài đến quay, CS gọi SQ lên, SQ gọi thằng sv trường Y đến khuyên cả buổi con bé mới chịu vác con về SQ. SQ gọi cho nhà nó ở VN bảo gửi tiền để SQ mua vé, nếu nhà nó nghèo thì vận động dân chợ góp tiền cho nó về. Chứ SQ không có tiền cho mấy việc này. Cuối cùng con bé cũng may mắn kiếm đủ tiền để về VN. Có chuyện con bé khác cũng bị người yêu bỏ, sau nó hận nó đi làm gái luôn khi xưởng tan. Có cô gái thì sang đây theo đường chính quy nhưng lại vào một xưởng của một con mẹ (thật trần đời kiểu đàn bà này tôi lần đầu tiên chứng kiến) ghê ghớm khủng khiếp. Con bé làm 2 năm, mang bầu muốn ứng tiền để mua đồ ăn thêm, con mẹ chủ bảo 2 năm mày chưa trả hết nợ tiền vé và giấy tờ (đcm 2000$ là cùng chứ mấy) mày còn phải làm 5 năm nữa mới đủ trả nợ. Thế là ngày con bé đi đẻ con mẹ chủ thu hết đt, nhờ một thằng lực lưỡng đưa con này đến bv rồi ngồi canh sợ con này trốn. Đẻ xong đưa về xưởng nghỉ 2 hôm lại làm quần quật. Chả khác đíu gì nô lệ. Con mẹ chủ này nổi tiếng cực kì, bắt công nhân tăng ca nhưng tuyệt không trả lương, đứa nào hó hé thì mấy anh to cao trắng và không hôi tẩn cho 1 trận rồi nhốt hầm tối 2 hôm thì đcm chết cũng phải lết lên mà làm.

Thế đấy, những phận người thợ may ở cái xứ này nó vậy, còn nhiều lắm nếu kể phải mất đi vài hôm. Ngừng ở đây thôi, ai thích đọc thêm thì tự tìm hiểu.

Còn một chuyện nữa là có lần trong một buổi ăn cơm có người hỏi một cán bộ SQ về việc xưởng ĐEN, ông này cũng bảo là biết nhưng chả làm gì được vì có ai đăng kí cho SQ đâu. Họ tự sang theo visa du lịch rồi trốn lại làm việc. Nên chả quản được. Được cái, theo bác này nói, kiều hối do công nhân gửi về khả quan lắm. Nghe mà nhói hết lòng!
 

Attachments

  • index.jpg
    index.jpg
    13.1 KB · Views: 415
Last edited:
Trước khi nói tiếp về những phận người tôi tóm tắt về nc Nga từ đầu những năm 2003 đến giờ để cung cấp một cái nhìn của một cá nhân thực sự sống và có ít nhiều để ý tới nc Nga trong giai đoạn chấn hưng và bắt đầu khủng hoảng. Đây chỉ là những quan điểm hoàn toàn chủ quan, mong người đọc tự lựa chọn về vc tin hay không.

Năm 2003 đánh dấu một năm gượng dậy của nc Nga sau giai đoạn Yentsin đầy hỗn loạn. Tôi sang Nga khi mọi thứ đã dần sáng sủa nhờ những cải tổ khá rắn của NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN Putin. Nếu ai để ý thì vc Putin nhận chức khá giống dạng truyền ngôi. Ẩn phía sau quyết định ấy là một thỏa thuận ngầm về vc đảm bảo an.toan cho Yentsin và gia đình với Putin. Anh Tin nhậm chức trong bối cảnh người Nga khá là chán nản với những gì đang diễn ra ở thượng tầng đất nc. Mà nhờ một quãng thời gian sống dưới sự định hướng và kiểm soát mọi thứ người dân Nga đã không quá hứng thú với dân chủ hay các cuộc biểu tình cho dù đã có những cuộc biểu tình rất lớn nổ ra vào những năm 2000 hay trước nữa nhưng đến lúc này cái mà dân Nga cần là ăn no mặc ấm chứ ko phải là bầu cử dân chủ hay cái tự do ngôn luận gì cả. Đó cũng là những năm thị trường Nga đã chịu đủ ảnh hưởng từ những hành động lũng đoạn sau khi LX tan rã. Sự tư hữu hóa hàng loạt đã giúp tao ra những kẻ giàu kinh khurbg chỉ sau vài cái bắt tay và những con số thu nhập quá bé nhỏ cho ngân sách. Đó cũng là khi nc Nga nhận thấy rằng mình đã mất quá nhiều khối óc cho đất nc họ từng coi là kẻ thù chính, nc Mỹ. Đau đớn thay sau từng ấy năm tuyên truyền về một nc Mỹ tư bản bẩn thỉu, xấu xa và đầy bất công thì những bộ óc tài giỏi nhất của họ lại chạy ngay đến Mỹ khi có cơ hội hay khi buộc phải làm thế. Rất nhiều vết thương trên cơ thể của một nc Nga đầy những hy sinh, mất mát và bị dối lừa.

_106604347_0cc5fa37-a502-4f8c-8c03-edcac5c2c8f4.jpg

Tintin nhậm chức! Với những thông tin, kết luận đánh giá mà ông có đc khi ở KGB cùng với cái cá tính mạnh mẽ và đầy khôn khéo của mình, ông ko chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào mà ông cho là sẽ giật sập mọi cố gắng đứng dậy của nc Nga. Những hành động mang tính cứng rắn của Tintin vấp phải-đương nhiên- sự phản đối từ những nhóm lợi ích. Nhưng mọi phản đối đều bị đạp gãy không thương tiếc nhanh nhất một cách có thể-bạo lực và sự bắt bớ. Điều này vô hình rất đc sự đồng thuận từ nhân dân do họ đã rất ngứa mắt với lũ cơ hội hạy bọn Nga mới - lũ giàu có dựa vào ăn cướp, ăn cắp của nhân dân. Họ ủng hộ ông bắt bớ cho dù đã có những tiếng nói phản đối yếu ớt từ những người ý thức đc bắt bớ không tranh luận là hành động mang tính - ít nhiều gì cũng - độc tài. Nhưng lúc ấy ai quan tâm!
Và thực tế đó là lựa chọn đúng của anh Tin trong ngắn hạn. Tiếc rằng anh ko có sẵn cho mình những bc đi cho mục tiêu dài hạn. Nên nhũng thói quen hành xử mạnh mẽ có lẽ đã hại anh rất nhiều sau này.

Nước Nga những năm 2003 2004 khá buồn, ngay tại Moscow cũng ko nhiều những cửa hàng ăn uống hay thời trang, điều mà chỉ 5 năm sau đã đổi thay cực kì chóng mặt. Nhờ thế vc buôn bán của Người Vn lúc ấy quả thực như thiên đường. Chợ Vòm rực rỡ phát triển, Salut 3 Salut 5 cũng sống khỏe. Nếu lạc vào chợ Vòm bạn sẽ ngập trong tiếng Vn, Tàu, thổ... hỗn loạn và đầy sức sống.

Poverty_in_Russia-1.jpg


Những năm sau đấy nc Nga dần hồi sinh. Đó lại là điều không tốt với con buôn vn. Mọi động thái siết chặt quản lý với lao động nhập cư đều giúp cảnh sát Nga tăng thêm.không biết bao nhiêu thu nhập từ dân chợ. 3-6000 rub để đc thả đi nếu bị bắt gặp thiếu giấy tờ. Để dễ so sánh, lương giáo sư lúc ấy có người chỉ tròm trèm 10000r/tháng.

Nhưng con buôn vn hay Tàu, như cái bản năng giỏi xoay sở vốn có, thì cùng tìm ra cả ngìn cách để ở lại và kiếm ra tiền. Và những dòng chảy hàng hóa chưa bao giờ ngừng lại. Những năm 2006-2007 là những năm huy hoàng nhất của nc Nga trong giai đoạn này. Mọi thứ đc vmxari tổ nhu Putin đã hứa. Quân đội Nga dần tìm lại vị thế và trừng phat những kẻ đã bán rẻ vũ khí Nga trong ngững năm biến động vừa rồi. Xã hội Nga dần sáng sủa hơn. Lực lượng thanh niên thất nghiệp ít hẳn đi thể hiện bằng vc những nhóm holigan hay đầu trọc dần dần biến mất. Đúng thôi, ai ngu gì phạm pháp nếu anh có đc việc làm, mà nhà tù Nga thì ai chả biết nó như thế nào. Các siêu thị và đại diêu thị mọc lên khắp nơi, hàng hóa phổ thông bắt đầu đi vào những siêu thị này, cung cáp cho giới trẻ Nga thêm rất nhiều lựa chọn. Đường phố nc Nga đã bắt đầu đẹp và lung linh hơn. Thời trang giới trẻ bắt đầu đẹp hơn và hở hơn. Các cô gái đã dần dám.mua những đôi giày, đtdd, áo váy, quần Jean gá hàng nghìn rub-số tiền đủ cho một sv nghèo ăn cả tháng. Nc Nga những ngày thật đẹp!
cho vom 3.gif


Vụ việc về phía du học sinh đáng tiếc nhất là của Tuấn Anh bị giết ở Saint. Vụ ấy dù cộng đồng sv đã có những phản ứng tích cực nhưng quá ít những phản đối mang tính nhà nc. Cuối cùng lũ ấy đc trả tự do khi mà theo tin đồn đoàn bồi thẩm nhân dân trc hôm xử đã đc một số người lạ ghé thăm kèm theo những đe dọa. Đám tang cho Tuấn Anh đc bạn bè tổ chức rất lớn để nhằm tạo dư luận, lớn đến mức theo lowdi bàn luận rất hồ hởi của một nhân viên SQ Vn là: Đám tang như nguyên thủ thế này còn gì nữa!
cho vom 2.jpg

Nc Nga trôi qua những năm thăng trầm để rồi lại lộ ra bộ mặt yếu kém và vẫn quá ít niềm tin từ nhân dân hay sự hỗ trợ của đồng minh khi mà chỉ sau 1 đêm khi quân Nga vào Gruzia, 1$ tăng từ 23rub lên 28 rub và sau đó tiếp trục trượt lại về mốc 32-31 duy trì ở đó suốt vài năm cho đến vụ Ukraina.

chovom.jpg


Nc Nga cũng cho thấy một đời sống chính trị nghèo nàn và phiến diện qua vc chuyển giao quyền lực Tintin và Med. Người nga không có nhiều lựa chọn và không biết họ có thực sự đc lựa chọn hay không. Người dân vẫn ủng hộ Putin vì họ còn ai đâu để lựa chọn. Người Nga vẫn tung hô anh ý như một vị tổng thống vĩ đại sau vc anh ý lấy lại Crime mà ko ý thức đc sự thịnh nộ của châu âu cũng như sự cảnh giác của châu âu trc một nc Nga đầy tiềm năng về quân sự. Mọi sự khôi.phục của Nga có thể sẽ xuoosngsoong sau những ngày này hay không thì ko ai dám chắc, chỉ biết rằng cái Tết năm nay sẽ rất buồn với người dân Nga.
 

Attachments

  • xuong may nga 1.jpg
    xuong may nga 1.jpg
    141.6 KB · Views: 358
  • chovom.jpg
    chovom.jpg
    14.2 KB · Views: 356
Last edited:
Nước Nga qua con mắt những người đi học.

Nước Nga, hay Liên Xô cũ, là một thiên đường về học tập được tô vẽ rất nhiều ở nước ta. Những năm 60-70 làn sóng du học sinh VN sang đây ồ ạt. Từ một đất nước đang chìm trong chiến tranh, đói và thiếu, du học sinh Vn sang Nga như sang xứ thiên đường. Như một lời kể của Xuân Hương, món ăn đầu tiên mà Thanh Bạch đãi cô là món trứng rán, đó như một món cao lương mỹ vị mà ở VN rất hiếm khi cô được ăn. Chỉ sau này mới biết đó là thứ rẻ nhất ở xứ này. Ở cái xứ tuyết lạnh này, trứng và sữa có lẽ là hai thứ chả bao giờ thiếu.

Nghe kể rất nhiều về thời các bác, và chúng ta cũng biết rất nhiều nhân tài ở lứa người ấy được đào tạo tại xứ này. Cuộc sống du học sinh và công nhân xuất khẩu lao động thời ấy khá là rắc rối về mặt đoàn thể mà nếu có ai đã từng đọc Dương Thu Hương sẽ nhìn được rõ hơn. Tôi không phải nhà văn, câu chuyện của tôi ít nhiều kém hấp dẫn hơn, hơn nữa những gì về thời ấy là những gì tôi chỉ nghe chứ ko thấy.
http://media.designs.vn/public/media...et-ke-nga2.jpg

Nói về thời ấy trước. Chúng ta sang đây từ một đất nước mà khái niệm Đoàn Viên, Đảng Viên là khá quan trọng. Sự quản lý toàn diện về lối sống, sinh hoạt, tính tập thể được lên gân khá mạnh mẽ. Không yêu đương, giữa những SVVN chứ đừng nói đến với SV nước ngoài, mọi hình thức yêu đương cần được thông báo cho chi bộ Đảng và chịu sự giám sát của đồng chí BT Chi Bộ hoặc các ủy viên. Nhiều chuyện cười ra nước mắt. Như kiểu yêu nhau, muốn đến tâm sự nói chuyện phải mở cửa phòng, thậm chí cần báo cáo chi bộ. Mẹ chuyện như đùa! Có không ít trường hợp vì yêu đương và ko chịu chăm sóc bác Bí Thư nên bác ấy báo lên SQ và 2 anh chị về nước kèm theo nhận xét trong sổ đoàn là Nhiễm lối sống tiểu tư sản, không đứng đắn trong cuộc sống cá nhân gì gì đấy. Thế là bốc shit! Thời ấy bác Bí Thư là hét ra lửa.

Nhưng thực ra vẫn có nhiều mối tình cả ta-ta lẫn tây-ta, thậm chí đen-ta. Tránh thế nào đc. Có người còn khoe sưu tập đủ màu da, chả hiểu kiếm đâu ra da đỏ.

Sang cuối những năm 80 đầu những năm 90, biến động lớn. Chính lúc này, cái tường thành tư tưởng gì gì đấy nó hoàn toàn bị sụp đổ bởi sự khát khao làm giàu, nhất là trong con mắt những du học sinh rất có đầu óc thời ấy. Mọi thứ trở nên khó mà tưởng tượng, như kiểu sự mất giá của Rouble mấy hôm nay. Mọi người hầu như đều dính vào buôn bán và các bác bí thư đạo mạo cũng không ít người tham gia. Thời đó các bác có cái giấy Propusk giúp các bác có quyền tự do đi lại giữa các thành phố Nga, cái này chỉ cấp đặc biệt cho những người mà SQ xác nhận là liên quan đến công tác Đảng, Đoàn để giúp các bác này dễ dàng đi họp chi bộ hay họp phổ biến mấy cái nghị quyết. Nhờ thế, họ trở thành thành phần buôn liên tỉnh một cách hợp pháp (thực ra người đi buôn kiểu này từ lâu rồi cơ, nhưng giai đoạn này nở rộ, những người trước đó bị chửi sau lưng là con buôn thì giờ trở thành người được nhiều người tìm đến và học tập). Nhiều người biết giữ gìn sự giàu có, nhiều người sau khi giàu quá nhanh thì sa vào những thứ như cờ bạc, rượu chè, gái,… vì nghĩ mất đó mai kiếm được ngay. Mọi chuyện đâu có tốt lành đến thế. Giai đoạn này mọi thứ đảo lộn, tiền bạc, khái niệm đạo đức, tinh thần cộng sản.

Hỗn loạn. Rất ít người đứng ngoài vòng xoáy này. Một vài người sau đó một phần cá nhân, một phần có lẽ do ảnh hưởng chuyện này đã chán nản với khoa học và về nước công tác lèo tèo. Nhiều người cắm lại Nga, số ít vẫn theo con đường khoa học và đi các nước khác. Việc bảo vệ PhD ở Nga cũng chưa bao giờ dễ như những năm cuối 90 đầu 2000. Có những người bảo vệ PhD còn nhờ người phiên dịch, thậm chí có người còn bảo vệ cái đề tài như kiểu “Ứng dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giảng dạy tiếng Nga ở bậc phổ thông và đại học ở VN”, tên đề tài tôi ko nhớ kĩ nhưng kiểu thế. Vài người sau bảo vệ lao ra chợ Vòm kiếm ngon thì vác về nhà rồi nhờ $ mà kiếm được chân công chức thậm chí quan chức. Có người sau cũng lụn bại, có người tha phương cầu thực, có người tuy giỏi nhưng ko láu cá giờ có khi đang bán nước trà hay làm ba cái việc vặt đâu đó ở các chợ đầu mối. Có người lại giàu nhất đến mức tiền đo bằng kg. Đa dạng, và khi ngẫm lại tôi thấy chuyện làm giàu, dường như có sự sắp xếp của số phận, mà số phận đa phần do tính cách. Anh phải biết anh có hợp với việc làm giàu không chứ đôi khi vì tham rồi lại dấn quá sâu và bước ra không kịp.
doan-truong-6-1871-1591544873.jpg


Đến thời chúng tôi thì nước Nga ổn định hơn, cũng ít có sinh viên tham gia buôn bán. Chủ yếu sinh viên đi dạy thêm hay làm một số dịch vụ liên quan đến kĩ thuật như sửa máy tính, cài nhạc điện thoại. Nếu các bạn không nhớ thì nói rõ luôn là năm 2003-2004-2005 là những năm hoàng kim của chiếc di động đời đầu, từ Nokia đen trắng đến Nokia màu, Siemen. Ben Q, Sam sung (sau này mới vào thị trường), … Khi mà chiếc điện thoại bắt đầu có chức năng nghe nhạc cũng là lúc dịch vụ cóp nhạc, chuyển nhạc vào điện thoại trở nên nở rộ, thời ấy khái niệm mp3 nó mới xuất hiện, các bản nhạc được cop vào di động phức tạp hơn giờ nhiều, phải đầu tư con cable chuyển cho từng dòng đt một. Rồi phải cắt nhạc cho ngắn vừa phải, nhạc chuyển sang dạng mono cho nhẹ,…. đủ kiểu, nhạc chuông cũng là một thứ có thể kiếm ra tiền. thời ấy có những lúc 1 bài nhạc cop vào máy giá 1$ (tầm 30-40Rouble) một ngày một đứa có thể kiếm 50$ là chuyện thường. Để dễ so sánh, học bổng thời ấy khoảng 230-250 $ 1 tháng. Mấy đứa học trường Y thì hay dẫn người đi bệnh viện (làm phiên dịch), mấy đứa học múa thì đi diễn cho nhà hàng. Cài đặt máy tính, cài win, diệt virus, mỗi lần 30-50$. Rất nhiều kiểu làm thêm.

Cuộc sống sinh viên thời này thoải mái hơn, do đói nên làm thêm kiếm thêm cũng nhiều, chả mấy người được gia đình hỗ trợ. Nhưng làm thêm kiểu này chỉ đủ sống, có dư cũng dư vài đồng. Nước Nga đã không còn chỗ cho những sinh viên đi buôn. Nhờ thế giai đoạn này sinh viên VN học được, nhiều đứa giờ đang ở Mỹ ở Châu Âu học phD hay PostDoc,… đứa nào đi được đều ở lại, không mấy đứa muốn về.

Kí túc xá cũng chuyển đổi khá nhiều, những năm đầu khá tối tăm và bẩn. Cái mùi gỗ từ sàn gỗ hành lang các KTX đến giờ có lẽ vẫn ám ảnh nhiều người từng học ở Nga giai đoạn này. Bếp chung đầy những rác, được cái cách mấy ngày có người dọn nên cũng nói chung là không quá kinh khủng. Những ông già cựu chiến binh làm bảo vệ suốt ngày say xỉn. Những phòng làm thủ tục lưu trú im lìm. Những quán cafe internet đắt lòi kèn (1,5-2$ 1 giờ lên mạng). Internet trong KTX có nơi có nơi không, có nơi tính tiền là khoảng 5cent/MB (khoảng 1000 VND thời ấy hay sao ấy). Kinh khủng, chắc các bạn trẻ giờ không biết cách tắt hiển thị hình ảnh khi đọc báo đâu nhỉ, thời ấy đó là kĩ năng sống còn.
sinh-vien-1412128156.jpg


Việc học trong các trường lớn tuy buồn nhưng rất nghiêm túc. Có một sự hụt nhẹ trong thế hệ các giáo sư đó là chỉ có 2 nhóm tuổi của các giáo sư: trên 70 và dưới 40. Khúc giữa hầu như đi ra nước ngoài hết, Mỹ, Châu Âu, đủ cả. Có những giáo sư 87 tuổi vẫn đọc bài giảng trên giảng đường. Đọc như thều thào, không nghe được mấy. Nhưng sách thì lại có cả một đại dương. Thư viện tuy cũ kĩ nhưng đầy sách, các cô thủ thư hiền lành nhẹ nhàng như họ sinh ra là để dành cho nơi thiêng liêng này. Thư viện luôn mở cửa khá trễ, mỗi khoa 1 thư viện, một phòng đọc.
http://media.designs.vn/public/media...et-ke-nga3.jpg

Áp lực của giáo sư và bài vở ở các trường ĐH lớn là cực kì ghê ghớm. Nếu muốn hoàn thành hết yêu cầu nỗ lực hàng ngày.

Cuộc sống học tập cứ thế trôi đi. Cho đến những năm 2007-2008 trở đi thì lứa sinh viên VN mới đã bắt đầu chểnh mảng hơn. Cái thời VLTK hay MU nó nở rộ cũng giết đi khá nhiều tương lai của các sinh viên bên này. Tiền ăn thì tiết kiệm nhưng cứ đổ vào tiền net để chơi qua đêm. Cá biệt đã ghi nhận có vài người bị đuổi học thậm chí có người đã tự vẫn sau khi nhận quyết định.

Nước Nga oằn mình qua được khủng hoảng lại đột nhiên rơi vào khủng hoảng Gruzia. Mọi thứ lại tệ đi, chỉ trong vài tháng các nhóm holligant và đầu trọc lại xuất hiện trở lại. Và người bị giết có cả SVVN. Đôi khi có những con người mà số phận buộc họ đi xa để rồi lại gục chết ở một xó xỉnh nào đó trên cái xứ này vì một cú đâm dao từ một thằng choai choai nào nó chưa hề gặp mặt. Đôi khi tôi nghĩ về những thanh niên ấy lại thấy xót xa. Có những người rất sáng sủa, sang Nga là cả một niềm tự hào của bản thân và họ hàng. Cả nhà, cả họ hàng lên Sân bay tiễn em đi để một ngày người ta lại đón em về trong một hũ tro cốt. Quá là buồn!

sinh-vien1-162385-1368805288.jpg



Đôi khi tôi cũng không hiểu vì sao một đất nước anh hùng, một đất nước thắng cả lũ phatxit hung bạo (lời SGKVN) lại là nơi để cái tư tưởng phatxit mới nó nở rộ nhanh và mạnh đến thế. Người ta đổ lỗi cho lũ nước ngoài đến đây và ăn cắp tài sản của họ, chiếm công ăn việc làm của họ, làm họ nghèo đói,…. mà chả ai nghĩ rằng bọn nước ngoài lưu trú bất hợp pháp ở đây là nhờ các bạn công an giúp đỡ kha khá, người nước ngoài làm ra tiền bằng cách 5h sáng mùa đông đã ra chợ nhảy múa cho đỡ lạnh để oằn mình vác từng bao từng bao hàng r axe về các thành phố xa, người nước ngoài sẵn sàng làm 18 thậm chí 20h đồng hồ chỉ cần là họ có thể kiếm ra tiền, người Nga không chấp nhận như thế. Vậy sao lại chỉ trách những con người nước ngoài kia được. Tỷ lệ phạm tội của người nước ngoài tuy khá cao nhất là bọn giống giống Thổ hay Azec nhưng nếu không có sự tiếp tay của lũ cảnh sát tham ô thì làm sao lũ đầu đen kia hỗn loạn như thế được.

Thế rồi nước Nga vẫn đang dần ổn định hơn nhưng tiềm ẩn trong nó là một cuộc sống chính trị nghèo nàn. Quyền lực dần dần tập trung quá nhiều vào tay một phe, và hậu quả của nó thì đã bộc phát trong cuộc chiến kinh tế sau vụ Crime. Nước Nga lại một lần nữa đau thương!
 
Ở Nga hơn 10 năm rồi đây!
Đi học thì sướng, đi làm thì khổ. Thôi viết tý cho các đc ở đây hiểu tình hình nước Nga:

1. Nga nguy hiểm với người nước ngoài không?

Có, ai bảo ko vả vỡ mồm, nhưng tùy thời điểm. Trước 2003 khá phức tạp, tình hình hoạt động của trọc khá kinh, các bác cảnh sát cũng thích vặt của các đc Việt. Mà vì sao, móa, đơn giản vì các anh đék biết tiếng Nga.

A đù, có bác buôn hàng bên Nga hơn chục năm mà hỏi cái dek gì cũng Đa với Nhẹt! Loạn! Nên cảnh sát nó biết có vặt cũng đek biết kiện, vặt thôi! Mà cũng bởi lúc ấy Nga thay đổi nhanh quá, lương công an cảnh sát ko đủ sống, dân Việt buôn bán thì giàu quá (ít ra hơn bọn công an lúc ấy nhiều lắm) đôi khi cũng sinh tâm lý bọn mày làm giàu trên nước tao, trong khi tao bảo vệ an ninh cho bọn mày bục mặt ra lương 1 tháng ko bằng bọn mày thu nhập 1 ngày. Đôi khi thế, thế mới đời!

Rồi cũng phần lớn là do dân mình với bọn Tàu làm hỏng người Nga, trước phần đông nhân viên công vụ Nga khá tốt và thật (nghiêm túc-tầm nhứng năm 70-80). Sau dân mình sang, cái gì cần thủ tục cũng hối lộ cho nhanh, ban đầu thì cái socola, chai rượu, tý xúc xích,... sau thì cái áo len,... dần dần dân Nga ăn quen mõm. Thế nó mới trở nên thế này! Tất nhiên còn nhiều lý do vĩ mô hơn mà ko thể nói ngắn được, nhưng góp phần tha hóa người Nga thì đek thể phủ nhận vai trò của ông Tàu và ông Việt!

2. Nga có tiềm năng kinh tế cho người Việt không?

Trước có, giờ không! Trước hang tiêu dung Nga ít, nên cũng phải nói công tâm rằng nhờ VN với Tàu và Thổ mà dân Nga có quần áo rẻ tiền mà mặc, tuy nhiên cái gì đi từ sai trái thì kết thúc luôn tồi tệ. Hầu hết hàng thời ấy đều lậu và fake. Khi nước Nga vượt qua được quãng thời gian khó khăn thì số người ra chợ mua quần áo đã giảm một cách đáng kể. Khi mà mặc đồ hiệu trở thành một dấu hiệu để tỏ ra sành điệu và giàu có thì chợ tạm, chợ trời ở Nga bắt đầu đi vào ngõ cụt. Trong khi đứng trước những thay đổi đó, Thổ và Tàu tìm cách chuyển sang hình thức kinh doah chính quy thì hầu hết các bác Việt vẫn như con trâu, cứ thế lầm lũi đi tiếp. Cũng đúng, muốn chuyển đổi thì đầu tiên tiếng Nga phải có trình độ nhất định, các bác VN thì cực kì kém và thiếu ý thức học tiếng bản địa.

Hơn nữa cái cộng đồng VN bên này nó chán vãi đái, ko có tính đoàn kết, hãm hại nhau thì chỉ cần có cơ hội là chơi. Các nhóm nhỏ thì còn than than chứ xu thế của cả cộng đồng thì đíu ra cái gì. Trước còn báo công an để chặn xe hang của nhau hay xét hang lậu của thằng khác nữa. Nói chung cảnh sát kinh tế Nga mà nghe nói đến các bác VN thì chỉ có cười khinh. Bọn Tàu thì cực kì đoàn kết, bọn Thổ ít chơi ít biết, bọn ấy thì nổi tiếng láu cá và lừa lọc.

3. Đầu trọc có nhiều không?

Chỉ có hoạt động cực mạnh khi kinh tế Nga đi xuống. Như năm 2003 hoạt động mạnh, mấy năm sau kinh tế khá ít trọc hẳn. Năm 2008 oánh Gru kinh tế mùa hè năm ấy rớt thảm, ngay năm sau trọc đã lại xuất hiện và hoạt động mạnh trở lại. Sau đó từ cuối 2010 đến giờ rất ít nghe thông tin về trọc. Không biết sau vụ cấm vận của EU thì thế nào? Dù sao có lần một cụ giáo hỏi mình, Mày biết sao bọn tao thắng được Phatxit không? Vì khi cần bọn tao còn phatxit hơn cả phatxit!

4. Thế hệ thứ 2 ở Nga thế nào?


Nói chung là tiếp xúc nhiều cũng thấy, đứa thì tồ, đứa thì láu cá, có đứa còn cực ghét Việt. Tùy giáo dục từng gia đình. Nói chung, gia đình nào mà bố mẹ quan tâm con cái thì cũng đỡ. Tỷ lệ rất ít chúng nó hòa nhập thực sự và muốn ở lại Nga (khác hẳn so với đám ở Mỹ hay Phần Lan,…). Phần đông đều không thực sự muốn phát triển ở Nga hoặc tiếp nối và phát triển sự nghiệp kinh doanh của bố mẹ - tình hình chung, gia đình nào cũng muốn con học toán, y như VN, nhưng rất ít đứa học đại học đàng hoàng. Mấy năm gần đây thì có xu hướng các cụ đưa con cháu sang Mỹ và châu âu nhiều. Nhiều nhà cũng đã tính chuyện định cư luôn.

5. Đại Sứ Quán có ảnh hưởng gì không.

Đắng,… à mà thôi, nói về cái này làm gì cho chán!
Còn nhiều nhưng rảnh viết sau…
 
Những ghi chép từ một SV làm thêm.
1. Chuyện thứ nhất: Những cặp vợ chồng lạ lùng.


Lần đi làm thêm đầu tiên của tôi là dạy vi tính. Đó là một công việc lạ vì ở năm 2003, máy tính vẫn còn là cái gì đó khá xa xỉ và ít tác dụng với người VN (thời ấy các báo điện tử chưa nhiều cũng như chưa đa dạng, người VN chủ yếu dùng máy để xem phim, chơi game, chat YM). Học vi tính là một nhu cầu cần thiết nhưng việc thuê thầy lại là một chuyện lạ vì thường họ học qua nhau.

Nhận thông tin từ một anh trong KTX có di động (thời ấy – 2003-di động với SV là khá đắt). Nhận đầy đủ thông tin người cần học, địa chỉ và số phòng. Người học là nữ, mình nghĩ là học sinh, muốn học để biết dùng vi tính. Đến ngày hẹn mình ăn mặc sạch sẽ và đi đến nhà người muốn học. Trái với tưởng tượng, người đón mình là một phụ nữ khoảng hơn 30, cao và khá gầy. Chị bảo vào uống trà để thỏa thuận việc dạy và học.
Đó là một căn hộ hai buồng khá tươm tất nằm gần metro. Thông thường để thuê được căn hộ như thế ở một nơi như thế thì họ phải là một gia đình làm ăn được. Tách trà chị mời cũng là một loại tách khá sang. Qua câu chuyện, chị nói muốn biết cách mở máy, dùng máy, xem internet, chat… Thế thì quá dễ dàng đối với mình.

Đầu tiên là mở máy, khi chiếc nút nguồn được bật, mình bắt đầu nói sơ về những nút trên case, nguồn, reset các kiểu. Chị cũng có ghi chép lại khá kĩ. Cái cách chị cầm bút và ghi nhanh cho thấy có lẽ chị cũng không phải đơn giản là người xuất thân lao động chân tay. Khi vào màn hình chính thì một tình huống khá ngượng làm chị em cũng ngại. Ảnh nền là một em Tây mặc bikini ngồi xổm bên cạnh một cái moto, cái kiểu ảnh sexy Âu Mỹ ấy hình như là khá mốt tại thời điểm đầu những năm 2000. Chị cũng hơi ngại và bảo cái này anh làm, chị cũng không biết. Quên chưa nói, ảnh chụp vợ chồng thì anh chồng khá phốp pháp, bặm trợn nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy nét trí thức chứ ko phải dân xã hội.

nguoi viet o Nga.jpg


Tôi dạy ngay cách bật My Computer, thực ra là để cái cửa sổ nó sẽ choán hết màn hình cho đỡ ngượng. Quả thật, lúc ấy cũng xẹt qua đầu là không biết bà này có muốn nuốt mình không nữa! . Sơ lược buổi đầu mình cũng chỉ muốn dạy chị ấy mở máy, tắt máy, lưu tập tin, xóa, lập thư mục,… và những cái ấy chị ghi chép khá đầy đủ. Bảo chị về nhà thử lập thư mục tên gì, lưu file gì,… cho quen, hôm sau em dạy dùng internet. Rồi nhận tiền về, thời điểm ấy, 1,5h dạy nhận khoảng 10$ (300rub).
Hôm sau tôi đến, chị có vẻ chờ khá lâu. Chị bảo tôi ngồi chơi rồi chị đi pha trà. Tôi bật máy, màn hình nền vẫn thế. Không có chị tôi đỡ ngượng và nhìn kĩ màn hình thì thấy, thực ra ngoài những cái mặc định thì chỉ có vài cái shortcut cho game, giờ thì cũng chả nhớ đó là game gì nhưng tuyền chỉ có game.

Tôi mở thử IE (thời đó tôi cũng chỉ biết dùng IE làm trình duyệt chứ chưa nghe nói tới Mozila hay FF, còn Chrome thì mãi sau này). Khi gõ thử vào address chữ “y” để vào Yahoo (nói luôn là tìm kiếm Yahoo thời ấy hình như là duy nhất với SVVN) thì nó hiện ra một lô một lốc các tên trang web đã vào có chứ “y” và rất nhiều trong đó có liên quan đến “cõi tt”. Tôi mới chợt nhận ra hình như ông chồng chị rất hay vào đấy. Thử kiểm tra history thì thấy đúng là thế thật. Đang lúc kiểm tra history thì chị đã bưng trà đứng sau lưng lúc nào không biết. Mình cũng giật mình. Chị thấy mình bối rối nên cũng thở dài một cái. Sau đó, buổi học thứ hai trở thành buổi nói chuyện giữa hai chị em. Chị kể rằng chồng chị không biết nghe ai nói nên mua về một cái computer, nói là để học này kia nhằm làm sổ bán hàng, nhưng chị biết anh chỉ dùng nó tìm kiếm nội dung đồi trụy và chat với những cô gái không quen. Câu chuyện nó cứ lê thê thêm một chút và chị cứ nói như thể chị cần người để nói. Mình thì ngượng nên cũng không dám nói gì. Cuối cùng tóm lại chị thú nhận là muốn học vi tính để biết ông chồng xem cái gì, chat với ai. Mình bảo là xem cái gì thì em chỉ chị, chứ chat với ai thì em không biết cách dò pass YM của anh ấy đâu. Em chịu. Thế rồi mình dạy chị cách xem history và ra về với 300 rub nữa. Sau ấy mình không đến nữa vì thực ra là không muốn dính vào chuyện nhà người ta.

sadovod_2017.PNG
Một lần khác, khoảng 2007 mình đi dạy thêm cho một thằng cu lớp 5. Mọi chuyện sẽ rất tuyệt (vì họ trả đến 20$) một buổi 2h, gần gấp đôi nhà khác. Sẽ chả là gì nếu như không phải mỗi ngày mình đến dạy ông con thì ông bố nó lại cứ 5p một lần ĐM. Lão ấy chơi Game online, trò MU hay sao ấy, giờ lâu quá cũng khó nhớ. Nhưng đúng là mình đến bất cứ lúc nào cũng thấy lão đánh game và hô ĐM. Ông con bảo bố cháu chả đi làm gì, toàn ở nhà chơi, mẹ cháu đi làm hết. Nếu nói về mặt ngoại hình thì đó là một cặp vợ chồng khá chênh lệch. Lão chồng cao, trắng đẹp như công tử HN, bà vợ chắc chưa đến 1,5m người tròn, mặt cũng tròn, môi dày mũi đầy. Nói luôn là chị xấu. Đôi khi tôi đang dạy thằng con, chị từ chợ về, tôi thấy cái cách mà chị nhìn lưng của chồng khi chị đứng cởi cái áo đông nặng trịch ra nó cứ buồn đến lặng cả người. Lão chồng chỉ hỏi được một câu trống không như kiểu về rồi à, hôm nay ăn gì? Kiểu kiểu thế. Chị xắn tay áo làm cơm, lão chồng vẫn gác chân lên bàn tay di chuột đồ sát. Ai đã từng cảm nhận cái mùa đông nước Nga sẽ hiểu sự mỏi mệt sau một ngày đứng ngoài trời giá rét, chợ Vòm khi ấy không như Liu sau này, nó chỉ có một dạng mái vòm mỏng giúp chắn bớt tuyết chứ không chắn được những cơn gió thốc buốt luồn giữa những dãy sạp hàng. Nhất là chị lại là phụ nữ!
Có lần mình dạy thêm ở một căn hộ trên khu chung cư dành cho nhân viên ĐSQ. Nói là nhân viên thì cũng trăm loại nhân viên, bà quét rác sứ quán cũng là nhân viên. Thông thường mỗi người được 1 suất căn hộ ở đấy, căn hộ 2 buồng. Họ sẽ ở buồng to, buồng nhỏ cho dân ngoài thuê giá khoảng 4-500$/tháng cho căn buồng 9-12m2.

vnp_phongocty.jpg
Lần ấy dạy cho con của bà nhân viên.Căn buồng nhỏ được hai người thuê, bà chủ bảo họ là vợ chồng. Lão được gọi là chồng chắc hơn mình 3-4 tuổi, là dân NCS (thế mới sợ) còn bà vợ hơn lão này ít cũng 1 giáp. Bà già hơn hắn nhưng nhìn khá xôi thịt. Bà yêu hắn, cái đó chỉ cần nhìn cách bà rướn lên phủi phủi tuyết đọng trên vai áo hắn khi cả hai vừa ở ngoài vào là biết. Hắn đek yêu bà, nhìn cái cách hắn khó chịu khi việc phủi tuyết của bà bị mình liếc thấy là biết. Thế mà họ vẫn sống với nhau trong một căn buồng.
Cho đến một ngày mình đang dạy thì thấy bà xộc về, vào phòng. Tiếng động trong phòng cho thấy bà đang lục lọi gì đấy, lúc sau bà khóc, tiếng khóc to dần. Hôm sau mình đến, dạy xong ông bà chủ bảo ở lại ăn cơm. Trong bữa ăn mình hỏi dò thì bà chủ sẵn đang bức xúc nên kể hết. Thằng kia đã có vợ con ở nhà, mà hắn có đẹp đẽ gì, được cái dẻo mỏ. Học NCS nhưng suốt ngày lân la ra chợ tìm cách đi buôn, nhưng lại kẹt xỉ, thế là chả ai muốn cho chung chạ gì. Thực ra, vốn của lão chả đáng gì để mà dân buôn thèm để ý, cái chính là lão kẹt xỉ quá nên chả ai muốn chơi chung. Thế nào lão gặp bà, bà dù đã qua tuổi xuân sắc, gia đình cũng lại đổ vỡ. Chồng trước của bà vì giàu lên quá nhanh nên lao vào bài bạc, cuối cùng những gì gom góp được mất tất, lão bỏ bà lại với cục nợ rồi trốn về VN. Sau nghe bảo đi đào vàng, rồi bặt tin. Bà coi như lão đã chết.

10 năm lăn lộn bà cũng hết nợ, rồi cũng đã qua cái tuổi khỏe mạnh và khát khao, bà bằng lòng với việc kinh doanh lặt vặt hiện tại, thu nhập tròm trèm 1-2k$ hay hơn một chút cho mỗi tháng. Nếu khéo vẫn để được ít nhiều gửi về nuôi con. Quên kể sau khi lão chồng chạy thì bà có đứa con nhỏ trong tay, phải gửi con về VN để cày trả nợ, hơn chục năm cả gặp được nó mấy lần.

Thế rồi bà gặp hắn, chả hiểu bà tìm thấy ở hắn cái gì hay những lời dẻo mỏ của lão kích trúng cái khát khao đàn ông đè nén chục năm nay. Bà lao vào hắn dù biết hắn có vợ con ở nhà. Hai người dọn vào sống chung, nhục một cái khi trả tiền cọc thi hắn viết hợp đồng bảo hắn góp 1 nửa, bà 1 nửa, tính ra một người khoảng 1,5k cọc thuê nhà. Nhưng khi góp tiền hắn bảo hắn không đủ bà cho hắn mượn tạm. Và đương nhiên hắn đek trả. Cho đến cái ngày hắn đá bà, hắn lại đưa cái giấy hợp đồng ấy ra và bảo bà nợ hắn 1,5k tiền cọc, còn chuyện hắn mượn bà đóng thì chả có gì làm chứng. Bà chửi hắn, hắn bảo hắn đã lấy tiền dưới gầm tủ của bà rồi, bà không cần trả nữa, rồi hắn bye bye bà. Đó là lý do bà chạy về kiểm tra gầm tủ rồi khóc ngày hôm trước. Tôi nghĩ bà không phải tiếc, 1,5k đối với lão NCS kia có thể lớn chứ với dân làm ăn, kể cả làm ăn bé như bà, nó cũng chả là cái gì. Có lẽ bà khóc vì tức, vì tủi cho cái phận của mình. Những tiếc nấc nghẹ của bà mãi sau này đôi khi tôi vẫn nhớ. Sau một thời gian tôi cũng nghỉ dạy và cũng không gặp lại bà lần nào.

cho viet.jpg


Một lần khác tôi nhận được mối mua máy vi tính từ một người đàn ông. Thỏa thuận xong tôi mang máy đến giao thì lão mời tôi ở lại uống ly bia. Lần đầu trong đời uống bia với ngọc kê luộc (ở bên này các bộ phận này họ bán theo kg). Đang uống thì vợ lão về, sà luôn vào uống bia và nhai ngọc kê rau ráu. Nói thật thấy một chị phụ nữ bỏ hòn ngọc kê vào rồi cắn nát nhai rau ráu, tôi cứ thốn thốn. Sau ăn cũng chả vào. Chị ăn nhanh, uống cũng nhanh rồi cũng hỏi han tôi đủ kiểu. Thành ra việc giao máy đáng ra 15p thì nó lại kéo ra đến hơn 5h đồng hồ ăn nhậu. Trong câu chuyện hai anh chị cũng kể thì ra họ cũng chả phải vợ chồng, lão có vợ, chị có chồng, chỉ là vợ chồng họ ở VN cả. Sang đây xa nhà thì ghép với nhau. Có lẽ vì nhu cầu, có lẽ vì điều gì khác nữa thì không biết. Lão mua máy để chị chat với chồng con ở VN, con chị đã 8 tuổi, và nó có nhu cầu nói chuyện với chị. Nên để cẩn thận, phòng chị không có móc áo trên tường để đề phòng lỡ quên móc quần áo đàn ông lên đấy khi chat con chị có thể thấy. Còn lão thì bảo vợ chồng lão cưới nhau nhưng không có con, chả biết tại ai. Lúc ấy vợ chồng nghèo, xóm giềng lại cứ lời ra tiếng vào vì chuyện con cái thế là lão làm liều đi mẹ nó sang Nga làm đầu bếp cho cái quán ăn nhỏ ở thành phố xa, sau quán dẹp, lão lưu lạc lên chợ Vòm rồi làm lặt vặt cuối cùng cũng có việc làm ăn nhỏ bán vài thứ vặt vãnh và sống đến giờ. Lão bảo cả tháng lão mới gọi về cho vợ một lần, vợ lão chả biết quái gì về internet cả mà cơ bản là xa nhau lâu quá, cũng chả còn gì để nói với nhau. Họ vẫn là vợ chồng vì họ chưa bỏ nhau. Vậy thôi!

Còn nhiều lắm những cặp vợ chồng lạ lùng trên cái xứ này. Có rất nhiều gia đình thành công và hạnh phúc, có nhiều gia đình chỉ được một trong hai điều ấy. Có gia đình sau khi giàu lên (giàu lắm ấy) thì lão chồng bắt đầu tăm tia gái. Chắc ai sống ở Mos mà từng tham gia ba cái hội đồng hương, mấy chương trình ca nhạc có ca sĩ hoa hậu trong nước sang thì cũng chả lạ gì mấy em hoa hậu hay ca sĩ ấy trước và sau khi biểu diễn thường là được bố trí ở phòng riêng ở khách sạn chứ không chung với ai. Tôi thì tôi biết có ít nhất 2 hoa hậu một người rất cao và một người rất xinh từng sang đây phục vụ đại gia. Và một ca sĩ rất bốc đã từng được khen là gái ngoan nhưng sau có chụp một bộ ảnh sexy cho NAM Magazine cũng từng sang đây chung với đoàn nhưng khi diễn xong đoàn thì về còn cô ở lại thêm 1 tuần đi du lịch, ai chả biết cô du lịch với ai!

Có cặp còn chả bao giờ muốn nhìn mặt nhau dù sống trong một mái nhà. Cái xứ lạnh này như một mỏ tiền cho những con người chăm chỉ, thông mình và chịu làm việc. Nhưng cái xứ lạnh này cũng là nơi người ta tự tay phá bỏ đi rất nhiều giá trị thuộc về đạo đức hay tinh thần. Có những gia đình rạn vỡ, có những gia đình chất đầy sự hận thù lẫn nhau, có gia đình đầy ắp tiếng cười và sự yêu thương nhưng cũng có những căn phòng mà mỗi người lại cô đơn một kiểu.
 

Attachments

  • X5nqJq5j.jpg
    X5nqJq5j.jpg
    61.4 KB · Views: 401
2. Tiếng Nga trên đất Nga.

Thật lạ là với những con người đã lăn lộn ở nước Nga này hơn chục năm (cá biệt có người hơn hai chục năm) tiếng Nga vẫn là một rào cản ko thể vượt qua. Mỗi ngày của họ đều là lăn lộn giữa những thùng hàng và những lo toan nhập và xuất. Tiếng Nga mà họ jói chỉ là vài chữ Davai (làm đi, đi đi,...) idu (đi bộ chia cho ngôi thứ nhất) cho mọi ngôi nhân xưng, những con số pít-sót, sem-sót (500, 700)... ya, tưi ( tao mày) cho mọi cách, mọi thì. Giống, thì và cách như chưa bao giờ tồn tại. Thật lạ là cái thứ tiếng Nga ấy khi bước vào chợ ai cũng hiểu. Và họ trao đổi với nhau hồ hởi thân thương bằng cái thứ tiếng Nga lạ lùng ấy mỗi ngày.

Nhưng bất cứ khi nào bước ra khỏi cổng chợ, cái thứ tiếng ấy, như một lẽ đương nhiên, ko còn đc ai chấp nhận. Họ trở thành những người câm múa may.
http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcv...0/13-52175.jpg
http://saigonnews.vn/contents/018/2013/08/03/16.jpg

Rất nhiều trường hợp chỉ có tiếng Nga chuẩn mực đc chấp nhận. Va quẹt xe-bên này mà va quẹt xe có hỏng hóc là hai bên xuống xe, mỗi người gọi cho bảo hiểm và sẽ có người gọi cảnh sát, nếu ko sai, xe sẽ đc bảo hiểm chi trả tiền sửa sau khi bảo hiểm nhận đc biên bản cảnh sát xác nhận lỗi ko thuộc về người mua, cũng có loại bảo hiểm họ trả kể cả khi mình sai, nhưng loại ấy đóng nhiều tiền hơn. Khi cảnh sát đến sẽ đưa cho mỗi bên một bản tự khai để mô tả tình huống tai nạn, lúc ấy là lúc tiếng Nga chính quy cần xuất hiện. 2-3000 r cho một lần kê khai, có khi rẻ hơn, có khi đắt hơn tùy ai là người đc gọi và tùy xem ông bị tai nạn gà tới đâu.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s.../RQnuXZ2U.jpeg

Khi đổ bệnh, mà thường là nặng chứ bệnh nhẹ nào dân mình chả tự chơi kháng sinh với dầu gió tự chữa, cần đến bv, tiếng Nga lại là thứ phải trả tiền. Một sv Y khoa nào đấy sẽ được gọi làm phiên dịch cho họ. Một ngày ít cũng 50$ trừ mọi chi phí. Lúc ấy 50$ với sv to lắm.

Khi cần mua hay bảo hành đồ điện tử cũng cần tiếng Nga. Khi mua sắm máy móc và nguyên vật liệu xưởng may cũng cần tiếng Nga. Có lúc sv đc gọi, có lúc là dân chuyên nghiệp.

Dân chuyên ở đây là những người từng là phiên dịch cho đoàn XKLD cũ những năm 80 hay các sv cũ thời ấy còn lưu lạc xứ này. Tôi thấy lạ một điều là elraast nhiều người như thế lại ko giàu dù họ nói thứ tiếng Nga chuẩn mực. Sau tôi mới hiểu họ thiếu hai thứ rất quan trọng để làm giàu ở xứ này: sự dữ dằn và máu liều. Và hơn hết tôi cảm nhận đc trong tiềm thức họ chứa đầy sự khinh thường với lũ con buôn dốt tiếng Nga. Làm sao họ giàu đc khi mà họ lại ghét người giàu đến vậy. Làm sao họ giàu đc khi mỗi lần ăn uống với dân buôn họ đều gân cổ nói để tỏ ra mình hiểu biết, thông minh, điều đó làm dân buôn ko hề thoải mái.

Tiếng Nga ở xứ này cũng là thứ phải trả tiền mới có. Không chỉ con buôn mà cả các nghiên cứu sinh. Đó là những người ngoài 30, hầu hết từ các trường Đh phía Bắc. Họ sang đây mưu cầu một mảnh bằng khi mà nc Nga là nc duy nhất họ có thể đi mà ko cần chứng chỉ ngoại ngữ. Họ sang đây, lây lất mấy năm, tiếng Nga ko bắt kịp để trò chuyện thông thường với gs hướng dẫn. Khi ko thể chịu đc nữa gs cho họ bv. Luận văn họ đương nhiên ko thể tự viết, đó là khi dân cực chuyên có vc làm. Giá cực đắt, có thể lên đến hơn 10k $ cho một luận văn hơn 100 trang. Ko sao, sau khi thành công họ sẽ vặt sv gỡ lại. Thực ra tôi vẫn cho rằng ở đâu ko biết chứ ở Nga, nếu muốn học ncs, ít ra anh cũng phải từng tốt nghiệp đh ở xứ này. Có như vậy tiếng Nga mới tạm đủ. Còn tốt nghiệp đh trog nc rồi sang đây học phD toàn bị tiếng Nga đánh gục.
 
Khu Sứ Quán

Tôi đến đó không biết bao nhiêu lần, nên thực sự mà nói tôi nhìn được khá nhiều điều rất lạ từ đó! Nơi này được mang tiếng là khu nhà của nhân viên ĐSQ VN, nghĩa là các nhân viên ngoại giao. Nhưng quả thật chả mấy người ở đấy thể hiện được tố chất hay phẩm chất người làm ngoại giao. Tôi không vơ đũa cả nắm nhưng đúng là ở xứ Nga, những người mà tôi thấy có nét và cách hành xử đúng chất ngoại giao là quá hiếm.

Đó là một căn nhà cao tầng nhỏ nằm trong một khu chung cư cao tầng (tôi gọi nó cao vì nó có thang máy, nhà dưới 5 tầng không có thang máy) được xây với nét Nga thời cuối Xô Viết. Ở giữa là một sân chơi cho trẻ em. Quả thật, nước NGa đã từng trải qua nhiều thăng trầm, nhưng dường như trong những lúc khó khăn ấy, trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm. Hầu như rất dễ để tìm thấy một khu vui chơi be bé với cầu trượt, bập bênh xích đu dành cho trẻ em giữa những tòa nhà chung cư xây san sát. Trẻ em ở cái xứ này chưa bao giờ thiếu không gian để chơi đùa.

frunzen.jpg

Căn nhà có 4 cửa với mã số chung. Trong đấy chưa đến 50% thực sự là nhân viên SQ, có kha khá khách thuê nhà. Lâu lâu lại có một đoàn khách trong nước sang, có khi cũng ghé vào đấy ăn uống. Người VN chúng ta chỉ cần đứng với nhau thành một nhóm thì chả lẫn đi đâu được, ồn ào, vô tư reo réo, cười đùa ngắt nhéo nhau cho dù đó là một nhóm người đi buôn hay nhóm những nhân viên công vụ sang đây công tác. Mớ hỗn độn âm thanh ấy luôn là điểm chung. Họ cứ réo lên, cười sỗ sàng lên như thể sợ người ta ko biết mình là người Việt. Thật ngại!

Cứ chiều chiều là đều đặn có lũ con nít VN chạy xuống chơi ở cái sân bé ấy, phần lớn chúng nói với nhau bằng thứ tiếng Nga rất chuẩn. Rất ít đứa dùng tiếng Việt để trao đổi. Vì từ bé chúng đã sống với Tây, khi còn bé nhiều đứa sống với người trông trẻ người Nga (các bà già nghỉ hưu hoặc phụ nữ trung niên nghỉ hẳn ở nhà trông trẻ cho người VN), lớn chút thì đi nhà trẻ Tây, đi học trường Tây. Bố mẹ chúng thường cũng chiều muộn mới về, ăn bữa cơm hỏi nó được vài câu thì lăn ra ngủ. Vẫn có vài gia đình dù đi buôn nhưng rất quan tâm việc học của con, yêu thương dạy dỗ con rất đúng mực, nhưng số ấy ít thôi. Và những đứa trẻ ở đây hầu như nếu đem cái chuẩn mực đạo đức VN thì đều không ngoan. Nhưng ai dám bảo cái chuẩn mực ấy đúng. Lũ trẻ ở đây khá lảu, ít đứa khờ, khá thông mình, vài đứa khôn vặt từ bé, con gái thì phổng phao sớm, thích chưng diện nhưng cũng có vài đứa khá chân phương. Nói chung đủ cả nhưng có được cái là tôi thấy rất ít đứa đeo kính cận và hầu hết về mặt sức khỏe đều tốt.

Khu nhà người VN không ít lần bị cư dân địa phương viết đơn than phiền, tố cáo lên cảnh sát khu vực vì nhiều lý do: ồn ào, lũ trẻ phá phách, mất vệ sinh,... Nhưng rồi đâu cũng vào đấy.

Khu nhà này không ít lần chứng kiến những vụ cướp tiền rất táo tợn, cho dù nó là khu ngoại giao và cách đồn cảnh sát chỉ khoảng 100m. Ở đây có nhiều người làm dịch vụ chuyển tiền đen (đóng vai trò trung gian trong hoạt động điều phối ngoại tệ trong nước và Nga cho các con buôn với chi phí thấp hơn dịch vụ ngân hàng, phí cho vay cao hơn ngân hàng nhưng không cần chứng minh tính hợp pháp của việc lưu trú của người đi vay).

Có những hôm có người nào đó vác tiền mặt về nhà, vừa đến cửa khu nhà, đang dừng xe thì ngay lập tức có một chiếc xe khác trờ sát tới, vài đứa to cao (nga hay thổ đủ cả) nhảy ra. Nhẹ thì một đứa uy hiếp, bọn kia mở cốp lấy vali hay túi tiền, nặng thì nó tấn công trước rồi cướp. Kịch bản cướp rất quen và cực kì ngắn ngủi, đôi khi chưa đến 1 phút. Người có kinh nghiệm sẽ không bao giờ tỏ ý kháng cự! Ai cũng hiểu nếu bị cướp có nghĩa là đã có thằng nào đấy bán tin cho bọn này (tất nhiên lũ báo tin cũng hầu như toàn người VN). Vì không phải ai cũng biết ngày hôm đó người ấy sẽ mang tiền về! Và hầu như đã cướp là chính xác đúng người, đúng hôm mang tiền! Chỉ có 1 lần có một người bị cướp 2 chai nước mắm vì đúng hôm ấy lão mua 2 chai nước mắm bỏ trong cái giỏ quen dùng đựng tiền rồi về. Về đến cửa thì bị cướp cái giỏ. Chả hiểu thằng cướp nó có suy nghĩ gì khi mở cái giỏ ra?

Khu nhà này trải qua không biết bao năm thăng trầm với người VN. Nó chứng kiến rất nhiều giai đoạn, từ cái khi những thùng hàng nồi cơm điện dây mayso của các chú Sứ đặt đầy sân đợi chở ra ga cho đến những năm tháng sân nhà toàn xe hơi đắt tiền đậu. Nó chứng kiến bao nhiêu là số phận con người, bao nhiêu là gia đình hạnh phúc cũng như vỡ vụn trong vòng xoáy của một giai đoạn nước Nga lạc lối! Nhiều đứa trẻ lớn lên ở đây, bao nhiêu đứa còn hoài niệm về khoảng sân nhỏ sạch sẽ và ồn ào ấy?

Tôi đã đi qua khu nhà này biết bao nhiêu lần, có đôi khi đến đây cũng giúp nguôi ngoai đi cái nỗi nhớ về một góc phố VN ồn ào và lộn xộn mà tôi đã xa quá lâu rồi.
 
Nước Nga của nhũng tình yêu vĩnh cửu.

Trời tuyết rơi nhẹ, kiểu thời tiết điển hình của nc Nga những ngày đầu Đông. Tuyết như những hạt cát biển trắng tinh rơi nhè nhẹ, khẽ lăn trên vai, khẽ đọng trên mũ hay găng tay. Đường phố hơi ươn ướt, cái cảm giác bước chân cứ bèm bẹp khi đi bộ trên hè đường trong những ngày này không dễ quên nếu phải rời xa nơi đây.

Hè đường nước Nga thường rất sạch và tuyệt dek có quán nhậu nào cả. Kể cả mùa Hè.

Leo lên xe bus ra metro. Chiếc xe bus êm êm bắt đầu lăn bánh, xe bus xứ này ko đc đúng giờ như Châu Âu, ko xinh xắn hiện đại như Nhật Hàn nhưng vẫn tốt gấp trăm lần VN. Không có lơ xe, không có phóng nhanh vượt ẩu, rất ít bấm còi và rất ấm, mùa Đông đang đứng run cầm cập ở bến mà leo lên được xe bus thì sướng phải biết. Đối diện là hai vợ chồng già đang ngồi. Chiếc xe ôm cua, bà già hơi bị ngả người sang một bên, bàn tay bà vội níu lấy tay chồng để giữ thăng bằng. Ông chồng mỉm cười rất tình cảm rồi lấy một tay vỗ vỗ lên tay bà lão, như kiểu trấn an rằng có tôi đây. Cái nụ cười của ông lão và cái cách vỗ về nhẹ nhàng ấy nó rất tình.

Ở cái xứ lạnh này, ko biết bao nhiêu lần tôi thấy những cặp vợ chồng rất già vẫn còn nắm tay nhau đi dạo dưới những tán cây, trong khu rừng hay trên những con phố ồn ào náo nhiệt. Họ hạnh phúc, chậm rãi sống và yêu nhau như thể những gì hỗn loạn và bất ổn trong xã hội Nga hậu cải tổ không hề liên quan đến họ. Tôi nghĩ đối với họ, Tintin hay Med có là tổng thống hay không cũng chả quan trọng. Thế giới cả họ chỉ có người bên cạnh mới là thứ quan trọng nhất.

istockphoto-458713269-1024x1024.jpg

Nhưng nước Nga cũng là nước mà theo báo cáo thì số vụ bạo hành gia đình đứng đầu Châu Âu. Đó là sự thật. Bất cứ ai ở chung tòa nhà với Tây chả thấy vài lần những tiếng tru tréo và đập phá vang lên từ một trong những căn hộ xung quanh. Cách mà cảnh sát Nga xử lý mấy vụ này cũng giống VN, để vc nó tự xử, nếu có án mạng thì làm mạnh chứ vài cái bạt tai thì kệ thôi, chen vào làm gì. Nên họ vẫn đánh nhau!

Đôi lần thậm chí ngay giữa đường vẫn có cảnh họ bạt tai nhau, xô đẩy nhau cả nam lẫn nữ. Và cũng ko phải nạn nhân nào cũng là đàn bà. Tôi biết có một ông phiên dịch người VN từng bị con vợ Nga đuổi ra đường, vì lão nghèo, để dẫn một thằng Nga khác về nhà ngay đêm ấy. Cho dù giữa họ đã có một đứa con. Đàn ông nghèo ở đâu cũng ít được tôn trọng. Qua rồi cái thời xã hội coi trọng kẻ sĩ bần hàn. Bây giờ anh giàu anh nói gì cũng đúng, anh nghèo thì cúi cái đầu xuống mà làm việc đi.

Nước Nga đã từng chìm trong vodka và những lời than vãn. Có cả một giai đoạn mà rất nhiều người Nga chỉ muốn nốc Vodka rồi khóc cho số phận mình và những người đồng chí cho đến khi thiếp vào giấc ngủ. Rồi tỉnh, rồi uống. Đã có những sắc lệnh nghiêm khắc ban ra để cấm rượu, nhưng đã muộn khi mà những kẻ nghiện đã qua nhiều. Có thời khi lệnh cấm quá căng và giá rượu chợ đen quá cao, người ta từng thấy người nghiện mua cồn hoặc nc hoa rẻ tiền về pha loãng để uống. Những ngày tháng nước Nga lúc nào cũng chuếnh choáng say, kể cả vị tổng thống của họ cũng từng nhiều lần say trong các buổi họp.

Hậu quả của những ngày ấy thể hiện khá rõ trên những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ say mèm. Nhiều đứa bị dị tật, bị kém phát triển đã được sinh ra. Trên đường nếu để ý, những đứa trẻ ấy không hề hiếm gặp. Có điều xã hội và người Nga cũng rất ít khi tỏ ra dè bỉu những đứa trẻ đáng thương ấy. Người Nga nhất là người Nga già ở góc độ nhân văn khá gần với các công dân ở một xã hội phương Tây phát triển điển hình.

russian-old-couple-BB55KE.jpg

Còn giới trẻ, cũng không hẳn họ không tốt, rất nhiều thanh niên như bmaasy thằng bạn đại học của tôi vẫn còn nét Ivan xưa, nhưng cũng kha khá trong số họ sống có chút gì ích kỉ hơn, cá nhân hơn. Họ ít nhường ghế cho người già trên metro hay xe bus, họ thực dụng hơn khi mà kha khá các cô gái Nga cặp với các anh da đen lắm tiền (ko có ý phân biệt nhưng tôi biết trong số các cặp đôi ấy những cặp đến với nhau vì yêu đương ko nhiều). Đó âu cũng là hệ quả của một giai đoạn khủng hoảng niềm tin ở cái đất này, người ta đã ít tin hơn vào sự tử tế. Như giới trẻ vn hiện nay cũng vậy!

Giữa những nét buồn của cái nơi nửa năm trời phủ tuyết này thì hình ảnh những đôi vợ chồng già tay trong tay trở thành một trong những điều khiến người ta cảm thấy cái xứ sở này ít nhiều gì cũng từng rất đẹp và tử tế.
 
4. Những đứa trẻ thế hệ chuối
Gọi tụi nó là chuối là mượn lời bác Ngạn khi nói về thế hệ thứ hai ở Mỹ với ý nghĩa là ngoài vàng trong trắng. Vẻ bề ngoài tụi nhỏ vẫn là da vàng, vẫn là cái giống VN con Lạc cháu Hồng nhưng bên trong tâm hồn chúng nó đã là lũ Tây mũi lõ rồi!

20200505_095113_684763_chuoi-2.max-800x800.jpg

Người Việt Nam di cư, như mọi nơi trên khắp cái thế giới này, như mọi con người từ Châu Á nói chung mà điển hình là các bạn Tàu thân thiết. Như nhau cả, đều là những con kiến cặm cụi làm việc, từ sáng đến tối, tay chân luôn bận rộn để kiếm về những đồng tiền từ ít đến nhiều. Những người Châu Á di cư luôn mang trong lòng chút gì đó nuối tiếc về quê hương và khao khát đổi đời. Có thể tại quê hương họ cũng đã là người giàu không lo ăn mặc, cũng có thể họ rất nghèo đến nỗi vài trăm $ cũng là niềm mơ ước trăn trở trong mỗi giấc mơ. Tựu chung, họ nhìn thấy nơi đất khách những niềm hy vọng lớn. Có thể cho bản thân, có thể vì điều kiện học hành cho con cái, cũng có thể chỉ vì họ có một nỗi buồn nào đấy ở nơi quê cha đất tổ thôi thúc họ rời xa, càng xa càng tốt. Đi sâu vào nữa thì lại trở thành những câu chuyện rất riêng mà không thể nói ra cho rõ ràng đầy đủ.

Tôi chỉ muốn nói về những con người Vn nơi cái xứ lạnh này.

Thông thường, cá bậc làm cha làm mẹ sang đây đều rất bận rộn làm việc, buôn bán. Những đứa trẻ sinh ra ở VN hay ở nơi đây nếu ở chung với bố mẹ sẽ không thường gặp mặt bố mẹ trong ngày. Từ nhỏ, chúng thông thường được ở với bảo mẫu là những bà già Nga hay những phụ nữ Nga trung niên đã xin nghỉ việc để làm bảo mẫu chuyên nghiệp cho công đồng người VN. Giá tiền thì tùy gia đình tùy thành phố, ở thành phố nhỏ có thể là 1-200$/ tháng, ở Moscow có thể nhiều hơn tùy thỏa thuận. Cũng có gia đình đưa em vợ, em chồng sang làm bảo mẫu kiêm người giúp việc cũng có căn hộ thì thỏa thuận 1 người ở nhà trông con chung rồi các nhà khác góp tiền. Nhiều hoàn cảnh, tựu chung, xác suất 1 đứa trẻ thường xuyên ở bên cạnh chơi với bố mẹ là không cao. Đôi khi áp lực kinh doanh cũng khiến các ông bố bà mẹ gắt gỏng với con mỗi khi chiều tối về đến nhà. Lâu dần, cái mối dây tình cảm liên kết bố mẹ con cái cũng mỏng dần đi.

Phần lớn những đứa trẻ này đều hiểu tiếng Việt, 80% nói ok, cũng bởi dù sao chúng vẫn sinh hoạt trong cộng đồng, phần còn lại nói cực kém, như kiểu LUỘC GẠO hay CON CÁ NÓ ĐI, NGU LÀ GÌ HẢ BỐ (khi bố nó chửi saomayf ngu thế)….. Tuy nhiên phần đông chúng khi trò chuyện vớinhau đều bằng tiếng Nga, thứ tiếng chúng quen thuộc và có nhiều kinh nghiệm. Hầu hết những đứa sinh ra bên này hoặc học từ nhỏ đều nói tiếng NGa với phát âm cực chuẩn. ngữ pháp thì chưa chắc (khả năng viết) vì cái này cần rèn luyện, mà bố mẹ chúng thì chả giúp được gì.

Các bậc sinh thành chúng chỉ có một vốn tiếng Nga cực kì cực kì tệ hại, chỉ dùng trong phạm vi chợ mà thôi. Cho nên có lần một thành phố xa tôi chứng kiến trong lúc tranh cãi thằng con nó chửi ông già nó là Đồ con lừa, ông bố hét lên: Nói tiếng Việt cho tao hiểu.

Đôi khi, cách mà người lớn VN đối xử với nhau khiến một vài đứa trẻ trở nên khiếp sợ và ghét bỏ người VN.Có đứa tôi gặp, 16 tuổi chưa bao giờ muốn nói chuyện với người VN. Nó ghét người VN, một phần do cách nó nhận xét về người VN, một phần khi nó đi học, lũ bạn chửi nó là bọn VN chúng mày láu cá, lừa bọn tao, lừa bố mẹ tao,… nên nó bị cô lập ở trường, và nó quay lại ghét những người làm nó bị cô lập.

Những đứa trẻ VN nơi đây tuy khôn ranh hơn lũ NGa đồng lứa (hình như khôn vặt là một nét khó có thể chối bỏ của dân tộc mình) nhưng nếu so sánh sự ranh mãnh với lũ trẻ ở VN thì vẫn chưa ăn thua. Lũ trẻ ở đây về cơ bản là dần dần sống ý thức hơn, sạch sẽ hơn, và thật thà hơn. Chỉ những đứa trẻ nào sống trong một cộng đồng VN quá lớn (như khu tập thể SQ) thì nhiều đứa cũng sẽ ranh mãnh, tham lam và quậy phá kiểu vô ý thức như những đứa trẻ ở VN (VD lấy đồng xu cào xước xe người ta, bấm chuông cửa căn hộ rồi chạy,…) mà mỗi khi xảy ra những điều như thế, người Nga đều kết luận là do lũ VN vì lũ Nga cực kì hiếm có đứa làm thế, còn trẻ em VN, hở ra là làm.


Nhưng nói công bằng, lũ trẻ VN có vài đứa trở nên nổi bật trong trường, cũng có vài trường hợp lên báo VN rồi. Phần đông chúng khá môn Toán kém môn văn học Nga. Khá Toán cũng là một kết quả thường thấy trong XHVN, nhà nào cũng ép con học Toán, hiếm có nhà nào thuê gia sư môn văn học Nga. Hầu hết vì thế cho dù vài đứa trẻ VN có quốc tịch Nga cũng không thi vào ĐH Nga theo đường công lập mà phải học dạng tự túc. Nói sơ về thi ĐH bên này, nếu thi khoa tự nhiên thì 2 môn bắt buộc là Toán và Văn Học Nga, tùy trường mà vấn đáp hay viết. Thí sinh nộp đơn, các trường sẽ thông báo ngày thi, đến hôm ấy thí sinh đến thi, môn đầu tiên có thể là Toán hoặc Văn Học Nga, VD hôm đầu thi Văn học Nga và tiếng Nga, thi vấn đáp, anh vào phòng thi có hội đồng hỏi anh vài câu hỏi, nếu ok thì hôm sau thi Toán, nếu bị đánh rớt thì thôi, học kiểu tự túc đi, khỏi thi mấy môn khác, tức là rớt một môn là nghỉ! Thi xong 2 môn ấy ok thì hôm sau thi môn chuyên ngành như Toán (nếu anh thi các ngành liên quan đến Toán hay Lý, Hóa, Tin,…). Học sinh đạt Olympic thường được tuyển thẳng. Khi vào học thì SV thi đậu qua kì thi thì học phí coi như miễn, có học bổng, KTX coi như miễn (đóng cho có). Nhưng nếu có học kì nào thi không qua thì bị chuyển sang dạng tự túc đóng tiền. Chênh lệch giữahai kiểu học này khá lớn, nhiều đứa bị rớt là bỏ học luôn vì nhà nghèo không đủ tiền đóng học phí ĐH. Cách đây chục năm học phí còn rẻ, giờ thì có trường cũng cả chục nghìn $ 1 năm rồi, phần đông thì khoảng 3-4k$ 1 năm, rẻ nhất thường mấy ngành Toán Lý, đắt nhất thường kinh tế, luật,… giông giống VN.

Con gái lớn lên ở cái xứ này thường da trắng, xinh hay không tùy nhưng chúng khá là biết trang điểm. Cũng đúng vì phần đông gia đình bên này nói giàu thì chưa chứ dư ăn thì quá bình thường. Chuyện cho con tiền mua sắm như một sự chuộc lỗi trong tiềm thức của những bậc làm cha làm mẹ. Đôi khi trong tiềm thức họ hiểu mình quá ham công việc mà bỏ bê con cái, nhưng giãy ra khỏi guông quay hàng hóa thì lại không dễ vì mọi tài sản của họ đang neo ở hàng, bỏ là mất hoặc thu lại chả bao nhiêu nên không bỏ được.

Đôi khi kể cả họ muốn biết con cái học hành thế nào cũng chịu vì không đọc được sách vở của con, thứ tiếng Nga không tồn tại ở chợ. Có những lúc đứa con học kém, ham chơi thầy cô gọi bố mẹ lên để cảnh báo thì các vị ấy cũng cứ cười hềnh hệc rồi đa đa nhẹt nhẹt loạn cả lên. Về nhà thằng con bảo cô khen con có khi cũng tin. Do đó, có những gia đình thuê gia sư cho con chỉ là để gia sư dịch lại những nhận xét của cô giáo về con mình cho họ nghe hoặc đôi khi thay họ đi họp phụ huynh. Có bà mẹ cũng đã từng thốt lên: Chị ở đây như người câm điếc ấy em ạ, chán lắm. Đôi khi thằng con lại hỏi Câm là gì hả mẹ??

tre em viet.jpg


Phần đông các đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có đều có tương lai được sắp xếp sẵn ở Châu Âu hay ở Mỹ. Chúng sẽ sớm sang đấy học tập và bố mẹ chúng cũng sẽ sớm tất toán vụ làm ăn bên này để sang đấy sống nếu có thể. Kha khá người làm ăn bên này dù là từ phía Bắc, có gia đình ở Mỹ hay Châu Ấu, đặc biệt là khối Đông Âu xưa.

Ngày lễ lạt, tết nhất chúng cũng tham gia, nhưng thực sự vui và cảm nhận thì không nhiều. Đối với chúng, Tết Tây vui hơn nhiều.

Tuy nhiên, nói gì thì nói, trước mặt người lớn tuổi, lũ trẻ Vn có chút tình cảm hơn, nghe lời hơn so với lũ trẻ Nga (dù thực ra lũ trẻ Nga nó sống thực với cảm xúc hơn). Nên cũng có trường hợp bà bảo mẫu già người Nga sau khi chăm một đứa trẻ nào đó thì thương nó như cháu ruột vậy, đến khi bà sắp chết bà di chúc lại căn hộ be bé của bà cho đứa nhỏ. Đến khi bà mất, con cháu bà ở đâu đâu mò về, sau khi nghe vụ căn nhà đã di chúc thì chúng nó bỏ đi, chả màng chuyện tang lễ. Cuối cùng tang lễ của bà lại do những con người da vàng bé nhỏ hàng xóm của bà tổ chức. Mà họ tổ chức rất trang trọng. Người VN ta, nghĩa tử là nghĩa tận. Nói về trường hợp này một chút: Nước Nga có một giai đoạn hay một thế hệ mà tôi dùng từ là khốn khổ và lạc lối, những thanh niên ở thế hệ ấy khi đến tuổi trường thành thì vật vã loay hoay tìm lối ra cho cuộc sống và công việc. Cha mẹ họ, những con người cộng sản thuần, không hề biết làm sao để giúp đỡ con cái. Cái khốn khó nó đẩy bủng lên những mâu thuẫn giữahai thế hệ, giữa những ý thức hệ khác nhau và khoét sâu vào nỗi uất ức vì thiếu sự đỡ đần của bố mẹ đối với những thanh niên này (đôi khi khi khó khăn, người ta lại dằn vặt bố mẹ mình là : Sao thằng A, con B nó ra trường bố nó lo cho hết mà con thì chẳng nhờ được gì từ bố mẹ.). Tất cả những điều đó nó phá tan rất nhiều những giá trị gia đình truyền thống. Nó đẩy con cháu xa khỏi bố mẹ ông bà. Nhiều người thất chí bỏ đi làm ăn xa, cố tình nhiều năm không liên lạc với bố mẹ mình. Đôi khi báo lại đăng có ông cụ này chết mấy tháng trong nhà mà không ai biết, có bà cụ té cầu thang nằm ngất nửa ngày không ai hay… đau lòng lắm!

elderly-man-veps-small-finno-ugric-peoples-living-territory-leningrad-region-russia-vinnitsy-n...jpg


Lũ trẻ VN sống ở xứ này có vài đứa cũng như thế, nhưng phần đông đều ít nhiều yêu thương, sợ hãi bố mẹ mình.Tôi nói sợ hãi vì sợ hãi ít nhiều gì cũng là một trong những nét chung của hầu hết mọi đứa trẻ VN đối với bố mẹ cho dù sống ở bất cứ đâu. Phần đông chúng gặp khó khăn trong việc diễn tả mọi thứ bằng tiếng Việt, với chúng tiếng Nga thoải mái hơn. Vài đứa có suy nghĩ xa và rộng nhưng phần đông vẫn không thể hiểu mình đang học vì cái gì, vì sao phải học Toán, vì sao lại học trường Kinh Tế,… việc học tập của chúng vẫn bị quyết định bở bố mẹ, những người chả hiểu nổi cô giáo chúng nói gì. Tôi cũng thấy thêm một nét nữa rất khác giữa người VN và dân Tàu hay Thổ là bố mẹ VN thường trogn thâm tâm không muốn con mình buôn bán hay tiếp nối chuyện buôn bán của mình. Dường như trong tiềm thức họ chỉ muốn kiếm đủ là về. Điều này trái ngược với lũ Thổ và phần ít lũ Tàu, những người luôn muốn con mình học để đỡ đần mình, tiếp nối việc làm ăn của mình. Do đó, cộng đồng dân Thổ (nói Thổ là nói chung mấy dân tộc kiểu Thổ hay Azec hay mấy nước mà tóc đen và mặt thì có nét Caucasian) càng ngày càng lớn mạnh và nắm giữ dần sức mạnh kinh tế của mình. Còn cộng đồng Vn thì ngày càng yếu đi trông thấy.
 
Cờ bạc xứ này.

Viết về cờ bạc là bởi khi còn SV, đã từng tự hứa bản thân ngày tốt nghiệp gần về nước sẽ vào thử con Casino xem nó thế nào, ai dè còn 1 năm nữa xong thì Tintin cấm casino, dẹp hết. Chán vãi.

Tôi biết đến casino qua phim Hongkong, tất nhiên chả phải mình tôi. Cứ nghĩ Casino là nơi có những thần bài, Long Tứ đủ kiểu nên khi sang đây thấy có casino nói thực là háo hức lắm. Nhưng học bổng ăn còn đíu đủ, ca ca cái gì.Những năm ấy chỉ nghe nói có nhóm SV con em trong ngành của Dầu Khí đi học ở ĐH Dầu khí Moscow là rủng rỉnh tiền thôi, từng có tin đồn có chú 1 đêm đốt 10k$ vào sòng, để dễ so sánh, học bổng sinh viên khi ấy khoảng 3k$ 1 năm. Đám sinh viên ấy có đứa năm 3 bị đuổi học, 2-3 năm sau thấy sang lại Nga công tác dưới danh nghĩa cán bộ rồi.

Tóm lại, chưa bao giờ có dịp vào nên không kể về nó mà sẽ kể về các loại cờ bạc quen thuộc gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.

Đầu tiên và ảnh hưởng sâu rộng nhất là mấy cái máy đánh bạc tự động. Cái đầu tiên tôi thấy là ở sân một nhà ga đi thành phố xa. Đó là những năm đầu 2000, những nhà ga còn khá hỗn loạn (nhưng an ninh hơn nếu so với VN), cạnh ga hay có những chợ be bé, có chợ có người VN, có chợ tuyền Tàu và Thổ. Đồ bán thì đa dạng, từ cái túi xách, túi đeo, đồ lưu nhiệm (đồ làm bằng nhựa như mấy cái lọ nhựa trong suốt trong đó có2 dung dịch không hòa lẫn vào nhau giả làm trời và biển, có hình nhân bằng nhựa nổi đúng giữa mặt phân cách 2 chất lỏng ấy theo định luật của cha gì ở truồng chạy lung tung ấy) cho đến đồ đắt tiền như thảm sàn hay áo quần fake (móa hồi ấy với SV quần áo là đồ cmn đắt tiền quá đi ấy chứ). Quay về cái máy đánh bạc ấy, giống hệt mấy cái máy hay thấy trong phim Hongkong hay Mỹ. Cho xu, gạt phát màn hình giả lập quay o o nếu trùng hình thì ăn theo tỷ lệ nào đấy mình cũng không biết. Ngày ấy 1 lần quay tầm 5r. Chợ Vòm cũng có cửa hàng đặt cái máy này. Mình để ý có những bà bán được cốc nước (bán nước dạo) có tiền là vào đút, ấn, gạt, không trúng lại ra bán tiếp. Có ông cũng cứ ngồi 1 tiếng lại chạy đi lấy tiền về quay. Tuy nói thật ra, thiệt hại mỗi ngày chơi cái này nó không đến mức quá nhiều (vài nghìn, chục nghìn Rub là nhiều lắm rồi) nhưng cái chính là nghiện rồi thì không chú tâm làm ăn, chỉ muốn chạy ra ôm cái máy. Thiệt hại nhiều nhất là từ chỗ này. DânVN cũng có người làm chủ mấy cái máy này, nhưng lâu dần cũng mất dần vào tay bọn Thổ. Bọn ấy chơi lớn, làm lớn và đoàn kết, nó có thể tập hợp anh em chi ra đống tiền quyết dành cho được quyền kinh doanh, sau đó nó độc quyền nó sẽ thu lại. Dân VN mình, chung khổ thì được, chung sướng đek được. Cứ hợp tác làm ăn, ban đầu thì ok, khi có lãi bắt đầu quay ra cãi nhau, nên nó chả ra nổi một cộng đồng mạnh. Ông nào cũng sợ mình thiệt.

Đến một ngày, lệnh cấm được ban ra, những chiếc máy biến mất như chưa hề tồn tại, chỉ những con nghiện là vẫn chép miệng nhớ thương cái âm thanh máy phát ra khi màn hình hiển thị vòng xoay đang chạy. Thực lòng mà nói tôi cũng có 1 lần thử trong khi chờ tàu đến ga để giết thời gian, chơi được 10 lần mất 50r thì chả được mẹ gì nên thôi, nghỉ đi uống cafe cho khỏe. Chiếc máy ấy hình như dạo này có đôi chỗ thấy xuất hiện lại, không rõ là hợp pháp hay không.

Tiếp đến là cá độ bóng đá, cái này mới khủng. Nga trước đây cho phép cá cược, như kiểu cá ngựa ở Hongkong, có đánh đu thứ, thắng thua, tỷ số, đánh liên, đánh tổ hợp, đánh thẻ, đánh linh tinh…. mà cái trò bóng đá, đíu hiểu sao dân mình lao vào như thiêu thân. Tôi đồ rằng dân mình mê cờ bạc chứ cũng chả hẳn là bóng đá, chẳng qua bóng đá nhiều cái hay để phán nên chơi ác. Tuy có thể cá độ chính quy nhưng có hạn lượng cho 1 lần đánh, mà thế thì dân mình đíu khoái. Dân mình là cứ phải tất tay mới phê. Thế là nổi lên thầu bóng bánh. Cái này thì gây ra lắm vụ kinh lắm. Chuyện đặt cược cũng giống như nhà mình, qua điện thoại hoặc trực tiếp. Có những mùa bóng mà hôm trước còn làm chủ sạp, sáng sau đã mất trắng. Như kiểu ba cái trận Pháp Senegal ấy, cửa Pháp ăn chắc dù tỷ lệ thấp nên các bố chơi xuống 100k$, thua mẹ nó sặc tiết. Mất trắng! Hay đơn cử VN-Mã vừa rồi nếu chơi thì các đồng chí biết nó thế nào. Nhiều người ăn, nhưng phần đông dính vào cái này là chỉ có chết. Những năm tháng ấy bao nhiêu trường hợp đã ra đường nằm. Hối hận đã muộn. Chợ Vòm khi ấy nó như một xã hội thu nhỏ được bảo kê bởi nhiều phía. Lực lượng cá độ và đòi nợ cũng nhờ mấy mùa bóng mà ăn nên làm ra. Một lực lượng nữa là thu tiền người cá độ, cái này có nhiều người làm, cả sinh viên, nhưng tính nguy hiểm quá cao khi mà ôm cả đống tiền mặt chạy lung tung trên đường, thậm chí có đứa thu độ nó chung nhưng nó tổ chức cướp lại trên đường vận chuyển là chuyện không hiếm gặp. Tuy nhiên đời có vay có trả, phần lớn những người làm cá độ cũng đều có kết quả không hay lắm. Chỉ vài người trở nên giàu có, nhưng lún sâu thì giàu cũng chả sướng gì. Không có tự do!

Đi nhiều thấy nhiều mới nghiệm ra một điều, phàm là dân nghiện, họ có thể đánh bạc với mọi thứ. VD: đang ngồi ăn lại bảo mày cược xem ông này hôm nay có bán được hàng không? Hay mày cược xem mai bà kia có ra chợ không? Hay ấm nước nhà mày sôi đang réo kìa chứ không phải ấm nhà bà C đâu, cược không?... Lắm lúc “cược gì, chơi không, thế …thì mày mất gì?”…. nó thành câu cửa miệng của một người nào đó. Họ chìm trong cảm giá được đánh cược và ủ mưu phục thù, cả ngày của họ chỉ thế. Những người thế này không bao giờ có thẻ ngẩng đầu lên được. Họ thích và chọn lựa chìm trong cơn nghiện của mình.
 
Sao nước Nga của bác nó hơi khác nước Nga của em.
Em mới sống ở Moscow 5 năm thôi, không sống cùng cộng đồng người Việt. Em đặt cho mình mục tiêu là phải hoà nhập cùng cộng đồng người Nga nên gần như em không giao lưu với người Việt. Chợ Liu em đến chắc chưa đến 5 lần.
Nước Nga với em là bình yên, tĩnh lặng. Buổi sáng ngủ dậy nghe được tiếng chim, cảm nhận được không gian xung quanh. (Khác với Vn là 6g sáng đã nghe hàng xóm chửi nhau, 3G sáng vẫn nghe karaoke).
Em gặp nhiều người Nga tốt và nhiệt tình. Khi biết em đến từ Vn, họ rất tò mò và xen chút tự hào vì Nga là anh cả. Em chưa từng phải hối lộ bất cứ ai (ngoại trừ chi tiền trên đsq để làm giấy tờ quốc tịch) , 1 phần là do mối quan hệ từ hàng xóm, bạn bè.
Người Nga thế hệ sau này họ ít uống rượu và hút thuốc hơn thế hệ trước. Họ coi trọng mối quan hệ bạn bè hơn anh chị em ruột. Chỉ cần họ xem mình là bạn thì họ cởi mở hết sức.
 
5. Những kẻ ăn mày đáng tôn trọng
Đã bao nhiêu lần muốn nâng máy lên chụp nhưng rồi lại thôi. Đôi khi, cái cảm giác xót xa lấn át tất cả những cảm hứng có hơi hướng nghệ thuật hoặc lưu trữ kí ức. Tôi ước gì mình có thể dễ dàng quên đi những dáng người lặng lẽ ấy.

Nước Nga sau hơn 10 năm tôi sống ít nhiều có những thay đổi mang tính tích cực. Những nhà hàng cửa hiệu mọc lên mỗi ngày, những món ăn ngoại quốc dần dần xâm chiếm thị trường nơi đây, từ những quán bình dân như Mac, KFC, saurma, Mumu … cho đến những quán ăn hạng trung như Sushi, hay cafeViet. còn hạng sang thì tôi chưa bao giờ thử, nhưng thấy cũng đã nhiều. Giá cả mỗi bữa ăn tùy quán mà dao động từ 10$ đến cả trăm $. Nước Nga riêng về ẩm thực đã chuyển mình mạnh mẽ từ những stalovaya (nhà ăn cho nhà xưởng hoặc trường học) đến những không gian sang trọng có nhạc sống du dương phục vụ suốt ngày. Nhưng bên cạnh sự phồn vinh ấy là những phận người lạc lõng, u buồn và mất mát. Những người ăn xin.

BN-NK657_ruseco_P_20160406054559.jpg


Những năm đầu 2000, đường phố rất ít người ăn xin, nếu có đó hầu như là những nghệ sĩ không chuyên, họ ngồi đâu đó trong những đoạn chuyển giữa các bến metro, trong hầm qua đường bộ, trên bến tàu, trên các con phố đông người. Họ lịch sự và lặng lẽ chơi thứ âm nhạc không chuyên của mình, từ những bản tình ca đến những trích đoạn giao hưởng nào đó. Họ cứ chơi như thể cho chính mình, người qua đường vẫn bước, đôi khi vài người nghe tiếng nhạc từ xa đã chuẩn bị sẵn vài xu lẻ bỏ vào cái cốc hay chiếc nón ngửa của những nghệ sĩ này. Hình ảnh về họ rất quen thuộc trên bất cứ đường phố phương Tây nào mà chúng ta ít nhiều đã từng thấy. Ăn xin nhưng rất có văn hóa. Thông thường khi rủng rỉnh tôi cũng cho họ vài xu, đôi khi nếu có tâm trạng tốt thì tôi trút tất cả xu trong ví của mình cho họ mà không đếm lại. Những năm tháng ấy, tuyệt chưa có những người ăn xin già hay những đứa trẻ.

Không rõ từ khi nào, có lẽ nhất là sau khi Putin thay đổi chế độ phụ cấp dành cho người già (từ miễn phí gần hết các dịch vụ y tế và công cộng sang trả tiền mặt để các cụ tự lo) lực lượng người già xin ăn trở nên đông đột biến. Họ ăn mặc thường là rất nghèo, nhưng hầu như sạch sẽ. Họ hay đứng cạnh những quầy thuốc lá, quầy thức ăn nhanh, quầy tạp hóa trong tàu điện ngầm. Họ chỉ đứng đó chìa tay ra, họ rất ít nói và thường thì không chủ động xin. Nhưng hầu như mọi người hiểu họ đứng đó làm gì. Lần đầu tôi thấy một bà lão đứng cạnh quầy thuốc lá tôi lập tức hiểu bà muốn gì, số tiền xu thối lại từ bao thuốc tôi đặt vào bàn tay gầy guộc đang run run nhè nhẹ. Thực sự không hiểu cái run rẩy ấy là đói hay do tuổi già. Bà nói một câu cám ơn và lời chúc phúc khi tôi đưa bà ít tiền còm ấy còn tôi thì vội bước đi ngay lập tức, tôi cảm thấy nghẹn lòng. Ở góc độ con người, tôi tin rằng dù gì đi chăng nữa, người già cần được chăm sóc và ít ra họ không nên bị đói!

3dda752a8aad39bbcfa6de1bd5755e30.jpg


Nếu quan sát, những người già ấy rất ít khi ngẩng đầu lên, họ tránh nhìn vào mắt người đi đường hoặc người đối diện. Nó cho chúng ta cái cảm giác họ xấu hổ nhưng bất lực. Ở tuổi của họ, đó là lựa chọn gần như là duy nhất.
Có đôi khi người già cũng còn một lựa chọn khác, họ bán những gì mình còn giữ hay có được. Vài cọng hành lá thu được từ việc vùi củ hành tây vào cái chậu con con trong phòng, ít nấm họ nhặt trong rừng mùa hè, ít táo con họ hái trên những cây táo mọc đầy trên vài con đường khắp Mos, vài quyển sách nhỏ cũ kĩ, chiếc khăn len tự đan, hũ dưa chuột tự muối, mấy cành chổi mùa đông (loại cây khô quắt mùa đông mà nếu mang ngâm nước ấm sẽ lại nở ra vài chiếc lá hay có khi là bông hoa nho nhỏ),… nhưng hầu hết những thứ ấy đem lại lợi nhuận không cao và bán cũng khó mà chạy khi mà cả về số lượng lẫn chất lượng đều không so với hàng siêu thị được. Người ta mua, đa phần là muốn giúp ông bà chút ít tiền còm và cũng là cách để ông bà nhận sự giúp đỡ mà bớt đi nhiều phần xấu hổ. Nếu đi đâu về qua Metro mà thấy cần mua ít hành ngò hay dưa chuột muối tôi thường ưu tiên mua của những người này. Đôi khi nếu tiền thối không nhiều, tôi cũng không nhận lại, tôi tin ai mua hàng các cụ cũng thế. Họ thường cám ơn rất chân thành cho những nghĩa cử ấy.

old-man-veps-small-finno-ugric-people-living-territory-leningrad-region-russia-vinnitsy-circa-...jpg
Ôi những phận già xứ tuyết.
Tôi cũng biết có lẽ thời trẻ họ không có một công việc mang tính chuyên môn cao, hoặc chính ra họ cũng không từng là những người có trình độ vì thông thường lương hưu của những người này khá ổn. Nhưng nhìn lại VN cũng vậy, XH mà, số người sống bằng lương hưu đủ đầy được bao nhiêu? Nhưng có một điều tôi nhận thấy là người VN mình giỏi xoay sở hơn con người xứ này. Hầu như các cụ ở thành phố đều có cách xoay sở nào đấy nếu thiếu lương hưu. Ở quê thì không nói làm gì vì ít cơ hội để xoay sở ra tiền (ra tiền chứ không phải ra cái ăn).

Những người già xứ này còn hay bị một loại bệnh dường như là do cái lạnh và hậu quả của việc ăn bơ sữa quá nhiều: Bệnh giãn tĩnh mạch chân. Những đôi chân sưng phù run rẩy khó nhọc bước từng bước. Những đôi chân to tới mức rất đau đớn khi cố nhét vào đôi giày rẻ tiền họ đang mang. Mà xứ này không có giày thì có mà chết, kể cả mùa hè cũng chả được mấy ngày mặt đất đủ ấm để chạy chân trần. Cái lạnh ngàn năm nó thấm cả vào lòng đất! Bạn tôi học Y từng kể về những bệnh nhân này và cách các bác sĩ cắt và kéo những đoạn tĩnh mạch chân bị chết ra khỏi da người bệnh khiến tôi ăn mất ngon mấy hôm liền. Nên chớ lạ nếu ai đó thấy trong những thước phim thời sự về nước Nga có những cụ già bước đi rất chậm.


Poverty_in_Russia-1.jpg



Mấy năm trở lại đây, lực lượng ăn xin ở Mos đón thêm một nhóm người mới. Những người phụ nữ Đầu Đen (từ Đầu Đen là từ chỉ chung các dân tộc Caucasian có nét như dân lai Âu Á (hoặc trung á) nhưng tóc đen xoăn). Những người phụ nữ ăn mặc rất đặc trưng, đôi khi dẫn theo con nhỏ và sai đứa nhỏ bám lấy đối tượng tiềm năng để vòi tiền – giống ở đâu nhỉ? Những kẻ này thường bị dân Nga khinh bỉ và có khi gọi cảnh sát kiểm tra. Nhưng không hiểu sao số lượng đối tượng này ngày một nhiều. Tôi chưa bao giờ cho tiền họ cả. Quan điểm của tôi là cho tiền chỉ giúp đẩy những đứa trẻ ấy sâu thêm vào cái số phận thảm thương hiện giờ.
Cuối cùng và cũng mới ngày một xuất hiện nhiều là những người tàn tật hoặc những người (có lẽ) có hoàn cảnh đặc biệt. Họ thường đứng im ở đoạn chuyển Metro hoặc đi dọc vào bên trong các toa tàu khi đang chạy và lớn tiếng nêu lên tình trạng bản thân (như kiểu trở về từ chiến trườn Afghanistan, bị tai nạn lao động hay con trai tôi cần tiền phẫu thuật) vừa nói, vừa đi hay lăn xe lăn dọc các toa tàu điện ngầm. Ai cho bao nhiêu thì nhận, không vòi vĩnh. Đôi khi họ chỉ giơ ra trước ngực một tấm bảng nhỏ viết tình trạng của mình và lầm lũi đi dọc toa tàu hay đứng một chỗ nơi chuyển bến. Tôi đôi khi nếu cảm thấy tin tưởng cũng cho những người này một ít.

Ở cái xứ này, cuộc sống thay đổi quá nhanh trong những năm vừa qua, cả về kinh tế lẫn ý thức hệ. Nó cho nhiều người cơ hội, nó đẩy không ít kẻ ra đường. Đôi khi dường như điều này giông giống cách mà thiên nhiên đào thải và chọn lựa. Ở bất cứ nơi đâu tôi tin điều này cũng đều tồn tại, nó chỉ khác nhau chút ít ở phương thức và tốc độ đào thải mà thôi. Nếu chúng ta may mắn không phải là kẻ bị đào thải, vậy đôi khi cũng nên san sẻ chút may mắn của mình theo những cách khác nhau, nó giúp mọi thứ trở nên tử tế hơn, còn ít hay nhiều tự mình định giá lấy!
 
Những cô gái nơi xứ tuyết.

Nói đến cái đề tài này thì nên chia ra 2 loại giống cái chính: Tây và Ta. Tây, dĩ nhiên là các cô gái Nga (về thể loại trung niên hay bà già nói ít thôi, chán lắm) còn Ta là các đối tượng giống cái xứ mình sống nơi đất này, có thể là sinh viên, dân buôn bán lớn, dân buôn bán nhỏ, thợ may, các cô gái phục vụ xã hội…

Nói về Tây, google hình ảnh không thu phí nhé, key thì các thím tự mà nghĩ lấy đại khái chỉ cần thêm Russian vào là ok. Ta nói con gái Nga tầm 17-18 tuổi nó đẹp rực cmn rỡ. Tất nhiên có xứ nào 100% gái là xinh, tầm 20-25 thôi, nhưng nó đã đẹp là nó đẹp ta nói tê người. Cái xứ lạnh này vì lý do đường xá xe cộ công cộng nó yêu cầu đi bộ khá nhiều, hơn nữa người ta cũng thích đi bộ, nên thanh niên Nga hầu như có nét khỏe mạnh. Lũ béo phì có nhưng ít (tầm tuổi teen nhá). Nên con gái Nga phần đông trông có nét khỏe mạnh rắn rỏi. Qua rồi cái thời ăn no mặc ấm., nước Nga đã bắt đầu hiểu khái niệm ăn ngon mặc đẹp sau những năm đầu tươi sáng dưới tay Tintin. Mà ta nói, chẳng qua trước đây nghèo nên phụ nữ Nga ít làm đẹp chứ bản chất phụ nữ Tây là luôn thích làm đẹp nên khi có điều kiện, họ sẽ rất chú tâm đến mặt này. Những cô sinh viên có thể thức dậy từ 6h sáng để trang điểm đến 8h sáng rồi mới đến trường (bên này giờ học là 9h sáng). Các chị phụ nữ luôn theo dõi thông tin về các khóa dạy làm đẹp trên truyền hình và dần thần tượng các cô gái xinh đẹp thay cho các phụ nữ anh hùng lao động XHCN như những năm thập niên 70.

Có những tháng (nhất là gần Hè, lên giảng đường rất dễ ngợp trong vếu, còn giữa tháng 7 thì xuống các bãi tắm gần song Mos tha hồ ngắm các cô gái topless năm phơi nắng. Nói xin lỗi chứ cái ngực trần đầu tiên hàng thật tớ được ngắm là từ mấy chỗ này, cảm giác ấy đcm sướng đến giờ vẫn nhớ.)

ba-french-russian-2020.jpg


Đã có thời (những năm 80-90 trở về trước, đặc biệt những năm đầu 90) việc đưa một cô gái Nga lên giường là không quá khó nếu bạn sẵn sàng chi. Việc chi lúc ấy nó cũng không hẳn là tiền, có thể cái đồng hồ, cái quần Jean, cái vòng tay, cũng có thể đơn giản là vài $. Có lẽ không nên phán xét khi mà chúng ta hầu như chưa ai từng sống qua những năm tháng lạc lối ấy. Cái đói, sự dối trá và sự quẫn bách trong xã hội nó đẩy chuyện tự trọng hay chung thủy xuống dưới cái nhu cầu được thỏa mãn những ham muốn vật chất nhỏ nhoi. Các thanh niên VN thời ấy đi buôn chuyến luôn là đối tượng mồi chài của các cô, thím tiếp viên trên Tàu Điện (tàu ở xứ này chạy bằng Điện). Chỉ cần vài lần để ý họ thừa biết đám châu Á bé tý ấy đang là những kẻ lận khắp người những mơ ước khát khao của họ: Tiền mặt hoặc hàng hóa. Thế là cũng có cô tắc lưỡi rồi mời chào hay gợi ý, cũng có khi các bố ấy khát quá cũng chủ động,… việc có thể xảy ra ở cabin riêng của tiếp viên hay trong nhà vệ sinh tàu khi mọi người đã ngủ. Xong việc thì thanh toán. Mà nói về nhan sắc, khá ít cô gái trẻ xinh xắn làm nghề này, hầu hết cũng đứng tuổi, mà phụ nữ Nga đứng tuổi thời ấy khá béo, chỉ có đói quá các ông này mới ăn nổi chứ em là chịu. Còn về SV thời ấy, cũng nhiều nữ sinh Nga sẵn sàng lên giường vì tiền. Thứ nhất: Họ ham muốn vật chất, thứ hai: Trinh tiết là khái niệm lâu rồi không có tồn tại ở đây. Nó giông giống VN bây giờ.

Có nhiều bác già từng học ở Nga giờ lâu lâu vẫn tặc lưỡi thèm hương vị Tây ngày ấy. Ôi dào, thời các bác nó thế, đek ai như cái thời này.

Cái thời này, phần đông lũ SVVN là nghèo, ít có đứa giàu nhà có đk lại sang Nga, phần đông cũng thuộc loại nhà nghèo học được. Mà con gái NGa bây giờ, như đã nói ở trên, họ có yêu cầu về mặt vật chất cao hơn thời trước, vài trăm USD chả bõ, có khi chưa đủ mua 1 đôi giày. Mà so về cặp với Châu Á nói chung và cặp với lũ Đen giàu (Bọn Châu Phi lắm đứa giàu một cách khó tin) thì cặp với lũ Đen vừa sướng vừa có tiền, chỉ hơi hôi hôi tý. Mà thực ra, mốt cặp với Đen giờ ít rồi, những năm đầu 2000 thì nhiều, giờ họ có nhiều lựa chọn hơn, khá nhiều lũ Nga giàu trẻ đã đủ trưởng thành để làm mục tiêu cho họ.

portrait-beautiful-young-girl-with-russian-greyhound_78203-2010.jpg

Nhưng nói thế không có nghĩa SV Nga toàn làm gái nhé, đừng hiểu lầm, chỉ 1-2% thôi, phần đông còn lại cũng khá lành, thực ra mà nói, tình trang SV làm 4f y chang VN, cũng chả khác mấy. Đứa nào chọn cho mình con đường đó thì nó sẽ làm, chả phải ai ép.

Những khách sạn lớn ở Mos đều có khoản phục vụ này và các cô gái ở đây đều là hàng tuyển. Một lần đưa một đoàn khách trong nước vào Cosmos, buổi tối xuống bar chung với họ xem múa thoát y. Móa chắc cũng cỡ Ngọc Trinh trở lên. Ngon vãi, múa cũng đẹp. Lần đầu tiên và duy nhất đến giờ được xem cái này. Còn ai muốn sau đó có phục vụ đặc biệt thì nói chuyện riêng với mấy em đó, họ sẽ lên tận phòng. Nói thật chứ cũng chỉ là ăn chơicho biết chứ về mặt kích thước ấy mà, theo em thì không ăn thua, thôi các bác cứ ao nhà mà lặn ngụp.

Còn các cô gái VN. Các cô gái phục vụ xã hội hay các cô gái xưởng may thì đã nói sơ rồi. Có điều kiện tôi sẽ viết một bài hẳn về các cô gái bán trôn chuyên nghiệp, có nhiều điều khá buồn mà năm mới không nói tới.

Nói về SV đi. Tôi nói để các đồng râm bớt ảo tưởng sau khi đọc nửa phần trên là 95% SVVN nữ bên này toàn các em đcm quê một cục. Mà đặc biệt quê mùa là các em đi từ phía Nam. Phải nói, riêng khoản ăn mặc, các cô gái đi từ phía Bắc luôn nhỉnh hơn. Về cơ bản, hầu như các SV nữ đều thuộc dạng học được, mà cái lũ học được ấy thì từ trước tới giờ chỉ biết học, cũng hiếm đứa biết làm đẹp. Nên lũ SV dạng Nhà nước tôi cũng không hứng nói tới.

Mình nói tới khoảng 1% các nữ SV tự túc và NCS nhà nước dạng bựa đi (tự túc nhiều em cũng nghiêm túc lắm, nhưng em nào bựa thì thôi rồi). Tại cái dạng bựa của các em nó cũng hới shock chút.

Có nhiều câu chuyện về các cô gái này.

Có em mặt thì xinh vãi ra, nhà lại còn giàu sụ nhưng thuộc loại đá ống bơ đêm làm thơ chờ trời sáng. Nhìn lần đầu 10 anh cả 10 anh có thiện cảm, nói chuyện 1-2 lần chạy mất dép.

Có em 84, chăn 1 lúc 2 thằng 86 và 88 (số liệu có bị sửa chút không lại có nằm vùng) mà cái giỏi là 2 thằng đều biết sự hiện diện thằng kia nhưng hai thằng đều yêu sống yêu chết con này. Cả 3 sống cùng 1 KTX và con này chia ngày ra kiểu như 246 ngủ phòng thằng này 357 lên thằng kia. Cả 3 cùng hạnh phúc.

Có em, đcm xinh kinh khủng, nhà lại có đk, thế mà đổ một thằng có người yêu ở trường khác, và tình nguyện cùng thằng kia giấu con người yêu. Hôm nào con người yêu thằng kia sang chơi thì em này làm như không thân với thằng khốn đó, nhưng tiễn con người yêu về là thằng cu tót ngay lên phòng con này ngủ. Móa, đời đúng bất công.

Có chị, công tác trong ngành giáo dục, để chồng con ở nhà sang học TS, cặp ngay với một thằng Đen. 4 năm bên này ta nói lăn lộn với thằng Đen hằng đêm. Đến khi về nước thằng Đen nó khóc nó lóc, đòi sống đòi chết về chung với bà ấy. Tất nhiên là bà ấy phắn về. Giờ đang hạnh phúc viên mãn với chồng con ở VN quá chừng. Đcm, tôi nhìn chị này tôi đéo thể nào tôn trọng được, làm ô cái danh nhà giáo.

Có một chị khác, cũng vứt chồng con ở nhà đi học. Sang cũng cặp ngay một thằng Ả. Giờ tốt nghiệp về nước thì cũng lại hạnh phúc với chồng con. Nhiều khi mình cũng đek hiểu nổi đàn bà xứ VN mình có thật chung thủy không nữa.

Trước giờ chỉ có 1 vài chị mình biết trong cả vài chục người sau băm sang học TS là thực sự đáng được tôn trọng. Còn hâu như loại vứt chồng con ở nhà sang Nga học đều ít nhiều có mùi trai gái bên này không đến 90 cũng 7-80%. Mà các ông sau băm cũng thế, ít người bỏ vợ con ở nhà sang đây học mà giữ được mình, khoảng 50%. Ờ lạ một điều là tỷ lệ đàn ông giữ mình lại cao hơn phụ nữ. Có lẽ phụ nữ họ nhạy cảm với sự thiếu thốn tình cảm hơn.

Hôm trước nghe thằng bạn kể trường nó có một em NCS mới sang còn đi khắp KTX khoe mình hồi ở VN bị thằng taxi hiếp dâm, em này nghe bảo trước cũng học bên này, cũng thuộc dạng hà thiên lộn. Em này thuộc dạng nghiện cmn sex, mới sang hốt một thằng cu 9x ngu ngơ. Thằng cu này bị em xài cho xuống hết cả sắc. Nghe thằng bạn tả chả hiểu thật không!

Cho nên ta nói, vợ chồng có thể “tử biệt” chứ nhất định không nên “sinh ly”.
 
Sao nước Nga của bác nó hơi khác nước Nga của em.
Em mới sống ở Moscow 5 năm thôi, không sống cùng cộng đồng người Việt. Em đặt cho mình mục tiêu là phải hoà nhập cùng cộng đồng người Nga nên gần như em không giao lưu với người Việt. Chợ Liu em đến chắc chưa đến 5 lần.
Nước Nga với em là bình yên, tĩnh lặng. Buổi sáng ngủ dậy nghe được tiếng chim, cảm nhận được không gian xung quanh. (Khác với Vn là 6g sáng đã nghe hàng xóm chửi nhau, 3G sáng vẫn nghe karaoke).
Em gặp nhiều người Nga tốt và nhiệt tình. Khi biết em đến từ Vn, họ rất tò mò và xen chút tự hào vì Nga là anh cả. Em chưa từng phải hối lộ bất cứ ai (ngoại trừ chi tiền trên đsq để làm giấy tờ quốc tịch) , 1 phần là do mối quan hệ từ hàng xóm, bạn bè.
Người Nga thế hệ sau này họ ít uống rượu và hút thuốc hơn thế hệ trước. Họ coi trọng mối quan hệ bạn bè hơn anh chị em ruột. Chỉ cần họ xem mình là bạn thì họ cởi mở hết sức.
Serries này em viết của 4-5 năm về trước rồi, Sang Nga từ đầu những năm 2000, và giờ cũng rời xa nước Nga một thời gian, nên giờ có thể không còn giống những gì em viết nữa.
 
6. Cái ăn cái mặc, chuyện đọc sách mỗi ngày.

Nói chuyện Ăn trước: Các món ăn Nga thường đek ngon. Chả hiểu trong các nhà hàng cao cấp có gì khá không nhưng món ăn hàng ngày của nó nếu mang khâu vị VN ra để đánh giá thì chỉ 1 chữ: NGẤY! Chỉ 1 món duy nhất mà tôi ăn được một cách thường xuyên là súp củ cải đỏ (Borsh), cái này lại ko thuần Nga mới chết! Nó nấu bằng cách hầm ít thịt vụn (bò, cừu, gà tùy thích) với củ dền, củ cà rốt, hành tây bào nhỏ vài mẩu khoai tây sau đó cho thêm ít Smetana (sữa chua đặc) lên trên mặt bát trước khi ăn. Còn các món khác hầu như là chiên, hầm, nghiền ăn khá ngán, có khi còn ớn như: Khoai tây nghiền, đùi gà chiên, cá tẩm bột chiên, phile cá luộc, cơm nấu nát rồi trộn với sữa hay bơ, …Thành phần thịt nhiều, rau cực ít. Thế nhưng đã có thời môt miếng bơ cũng là một ước mơ cao sang. Nước Nga có thời để duy trì vị thế anh cả của mình đã cung ứng thực phẩm cho mấy nước cộng hòa dù cho dân Nga trong mỗi giấc mơ cũng là một miếng bơ, một mẩu thịt. Những câu chuyện cười về thời bao cấp ở Nga vẫn còn đầy hình ảnh và được kể lại đến tận thời nay như: Một phóng viên nước ngoài hỏi một công dân Moscow rằng theo anh ấy thì trong cái XHCS tương lai của LX thì người dân sẽ có những gì, ông ta trả lời mỗi người sẽ có máy bay riêng, vì sao ư bởi vì nếu anh nghe nói hôm ấy ở Saint-Peterburg có bán thịt thì anh sẽ lên máy bay và bay vù đến đấy để mua. Đm đúng là hài!

Đầu những năm 2000, ít nhiều gì cũng không còn cảnh thiếu thốn thực phẩm nữa. Đã đến thời chỉ cần có tiền là mua được hết. Nhưng lúc ấy không phải ai cũng có tiền. Giai đoạn này bạn mình học ở Lomonoxop kể có mấy ông già có thể là bảo vệ cũ, có thể là cựu chiến binh, nói chung là nghèo, hay đứng ở nhà ăn sinh viên dưới tầng hầm để chờ. Chờ ai ăn xong mà thừa thức ăn thì họ sẽ đến vét nốt. Đm chỉ nghe đã thảm. Để dễ hiểu, những năm ấy lương giảng viên ĐH có người chỉ khoảng 200$/tháng. Chỉ vài năm sau đó Moscow đã trở thành thành phố có chi phí cao nhất thế giới.

Thực ra bữa ăn của một người bình thường ở Nga khá đơn giản, mấy mẩu bánh mì, một vài lát thịt nguội, miếng bơ,… có thể có súp nóng nếu nấu. Bữa ăn gia đình của họ cũng ưu tiên món nóng như súp đậu, súp gà, thịt hầm, thịt chiên, cá chiên,…, rau xanh thường là món xalat trộn. Nhưng nói thật là mấy thứ nước chấm lòng vòng chỉ là ketchup hay maionez. Ăn phát ớn.

Những năm ấy bữa ăn SV khoảng 7-10$ mới nó (HB chỉ là 250$/tháng) nên SV chỉ tự nấu ăn. Lạ một điều những năm ấy bữa ăn ở chợ Vòm dành cho dân đi chợ chỉ tầm 8$ là no căng bụng.

Thứ đắt nhất ở chợ là rau xanh, 3 cộng hành lá giá 0,33$. Đm đến mùa Đông càng khổ, tuyền cà rốt, khoai tây, bắp cải. Sau này có thứ gọi là Salat Tàu (thực ra là cải thảo) ăn cũng tàm tạm. Cà chua mùa Đông là hàng xa xỉ. Thời ấy sinh viên gần như không có khái niệm ăn tiệm. Đi chết cha mới có 1 tiệm Macdonalt, đi với gái ăn một bữa tầm 13$ mà đek no. Hồi ấy sướng nhất là được đến nhà người quen buôn bán ngoài chợ để ăn cơm. Bữa ăn có thể có mọi thứ kể cả thịt chó, tiết canh. Chó hoang Moscow chạy đầy đường!

Chuyện mặc thời đó cũng kém màu sắc, sau năm 2005-2006 các siêu thị mọc lên như nấm, các hãng thời trang liên tục mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình. Đường phố đẹp lên trông thấy.

Các cô gái Nga bắt đầu ăn mặc hở hơn, đẹp hơn. Những đôi giày giá vài trăm $ càng ngày càng phổ biến. Nói về giày, thứ này theo văn hóa Nga là thứ quan trọng nhất trên người. Cái lạnh xứ này nếu chủ quan là gục ngay. Mà thứ quan trọng nhất cần bảo vệ trước cái lạnh là đôi bàn chân. Đã có thời dân Nga còn đòi chính quyền Moscow tìm giải pháp làm tan tuyết trên đường vào mùa Đông vì giải pháp dùng muối khiến cho những đôi giày đắt tiền của họ hỏng quá nhanh (mùa Đông người ta rắc muối ra đường để tuyết tan nhanh hơn – nhiệt độ đóng băng của nước muối thấp hơn nước thường). Chuyện ăn mặc của người Nga trước khi các hãng hàng tư bản xâm nhập được cung ứng bởi các doanh nhân người Châu Á (Việt, Tàu). Những chiếc áo ấm giá tiền rẻ và chất lượng vừa phải được các thương gia này vận chuyển khắp nước Nga, đến tận tay từng người dân xứ lạnh. Đã rất nhiều người Nga qua được những mùa Đông nghèo khổ nhờ những chiếc áo ấm giá rẻ này. À, thời ấy khá nhiều hàng may mặc hạng trung hay hơi sang, độ bền cao được cung ứng bởi Minh Phụng (hoặc fake) nhé. Người sau này chết vì cái tội giàu quá nhanh mà nếu hiểu một chút thì sau khi diệt Phụng, có một người nhờ nắm quyền thi hành án mà giàu lên khủng khiếp nhờ vậy dần đi vào lực lượng lãnh đạo cao cấp, anh X! Đừng tìm X, khó lắm.

Những chuyến tàu, xe bắt đầu tấp nập hơn, sáng sủa hơn và êm hơn. Những toa tàu dần đông và sạch hơn. Những con người ngồi hoặc đứng rất trật tự, phần đông đang đọc sách! Chuyện nay chắc anh em đã nghe nhiều.

Họ đọc sách gì? Đủ thứ, từ khoa học cơ bản, tiểu thuyết, kinh thánh, báo, … cái xã hội này tính nhân văn cao có lẽ chính nhờ cái văn hóa đọc này. Thử xem ở VN hơn 10 năm nay giới trẻ hoặc con người bình thường mấy người đọc nổi 1 quyển sách 1 năm cho nên đừng khó hiểu nếu VN chỉ nhìn đểu, khạc đờm, nói to cũng có thể bị đâm chết.

Sách ở nước Nga đã từng rất rẻ. Nhưng mọi thứ đã thay đổi sau những năm 2000. Giá cả sách dần đắt lên, nhờ vậy các tác giả cũng sống khỏe hơn. Nói luôn là đừng nghĩ đến chuyện photocopy một quyển sách vì giá copy 1 trang là khoảng 0,1 $ nên photo 1 quyển giáo trình còn đắt hơn mua, hơn nữa mua sách bên này nó đóng bìa cứng nên cầm đã tay lắm.

Sách khoa học của Nga viết khá tường tận, rõ ràng và hiếm khi che giấu. So với sách của Anh Mỹ thì ít ví dụ ứng dụng thực tế hơn nhưng nặng về mặt kiến thức cơ bản hơn.

Có cả một giai đoạn các nghiên cứu về XH và lịch sử không có tính khách quan vì bị định hướng và người Nga thừa biết điều đó. Họ vẫn mang vài quyển sách ra làm trò cười vì tính vô lý trong nội dung.

Nếu không có những năm tháng bị kèm cặp và định hướng bởi những chính trị gia ngu đần, khoa học của Nga đã đi rất rất xa rồi. Một giai thoại kể rằng trong một hội nghị khoa học, một nhà bác học chuyên điều khiển tự động đã nói với Stalin là sẽ đến lúc máy móc có thể làm thay mọi chuyện của con người, bao gồm cả giữ trật tự XH. Stalin chỉ nói: Chuyện vớ vẩn. Chỉ thế thôi mà sau đó nghành điều khiển tự động và toán tính toán của Nga bị đình trệ cả vài thập kỉ và sau đó đánh mất hàng nghìn khoa học gia vì không có môi trường nghiên cứu cho họ ở nước Nga. Nếu ai học sâu về cái này chắc hiểu tôi đang nói gì.
 
7. Nước Nga của những điều buồn cười.

Đầu tiên xin kể hầu vài chuyện cười Xô Viết (hầu như các truyện này được người ở các nước Bul, Phần Lan, Hung... viết nhưng sau đó trở thành món khoái khẩu trong những năm cuối thời LX sụp đổ và những năm 2000)

Trong chuyến đi dạo phố Moskva, Khơ ghé vào một tiệm bách hoá. Tới quầy bán tranh tượng, Khơ thấy chỉ bày toàn tranh tượng mình, trong bụng rất khoái, nhưng ngoài miệng giả bộ “chỉnh” cô bán hàng:
"Tại sao cô chỉ bày bán độc tranh tượng tôi thôi? Cô làm như vậy, người ta lại lên án tệ sùng bái cá nhân Khrushchev’ thì nguy lắm! Ngay sau đây, cô phải bày bán thêm tranh tượng Marx, Engels, Lenin, nghe không?
Cô bán hàng tủm tỉm đáp:
"Báo cáo đồng chí, chúng tôi đã bày bán tranh tượng ba lãnh tụ mà đồng chí vừa nói, nhưng dân chúng đã mua hết sạch rồi ạ."

***

Brezhnev ngồi trong phòng làm việc, tay cầm cuốn hồi ký "Đất nhỏ" vừa được một giải thưởng văn chương lớn. Suslov lao vào phòng, thở hồng hộc.
  • Đồng chí Brezhnev, đồng chí cho gọi tôi ạ?
  • Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa?
  • Sao lại chưa, tôi đã đọc tới hai lần rồi.
  • Được, đồng chí có thể đi.
Một lát sau, Malynovsky đến. Brezhnev cũng hỏi ông ta:
  • Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa?
  • Sao lại chưa, tôi đã đọc hai lần và rất thích.
Brezhnev lẩm bẩm một mình: "Hừm, bọn chúng bảo thích cuốn sách. Có lẽ ta cũng phải đọc một lần cho biết."

***

Một ngày nọ, sau bữa sáng, trước khi bắt tay vào giải quyết công việc trong ngày, Stalin nhìn ra ngoài cửa sổ.
Bỗng nhiên, Mặt trời chào:
“Xin chào đồng chí Stalin! Chúc đồng chí mạnh khỏe và nhiều sức lực để làm việc trong buổi sáng nay!”
Stalin rất ngạc nhiên, nhưng ông cũng đáp lại:
Xin chào Mặt trời.”
Stalin làm việc đến trưa, ông nghỉ ăn trưa rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ. Mặt trời lại cất tiếng chào:
“Xin chào đồng chí Stalin! Chúc đồng chí mạnh khỏe và nhiều sức lực để làm việc trong buổi chiều nay!”
Stalin chào lại:
“Xin chào Mặt trời.”
Buổi tối, trước khi đi ngủ, quen mui, Stalin lại nhìn ra cửa sổ.
Mặt trời đã gần lặn hết, nhưng nó không hề có ý muốn chào Stalin. Không thể tha thứ được, Stalin vặn hỏi:
“Này Mặt trời, sao cậu không chào tôi?”
Mặt trời điềm nhiên đáp:
“Quên đi nhá, tao đã sang đến phương Tây rồi!”

***

Tại Liên Xô, vào thập niên 60. Bộ Văn hóa mở một cuộc thi vẽ, đề tài cố nhiên là cuộc đời của đồng chí Lenin. Tuy nhiên, ban tổ chức muốn thay đổi đôi chút vì dân tình đã quá chán chường những đề tài muôn thuở như "Đồng chí Lenin ở điện Smolny", "Đồng chí Lenin trên chiến hạm Rạng Đông" hay "Đồng chí Lenin tại Đại hội Quốc tế Cộng sản". Vì vậy, họ muốn tìm một cái gì mới mẻ. Một đề tài mới cho cuộc thi được nghĩ ra: "Đồng chí Lenin ở Warszawa". Hàng loạt bức tranh được gửi đến ban tổ chức, các giám khảo phải làm việc rất căng thẳng. Nhưng có một tấm không hề phù hợp với đề tài, thậm chí ban giám khảo cũng không hiểu ý nghĩa của nó, do đó người ta phải triệu tay họa sĩ đến.
Chàng họa sĩ xuất hiện trước Hội đồng, lập tức anh bị hỏi:
“Tấm ảnh này dính gì đến đề tài ‘Đồng chí Lenin ở Warszawa’”?
Trong tranh, một nam và một nữ đồng chí đang trong tư thế âu yếm. Người ta hỏi họa sĩ:
“Nữ đồng chí này là ai?”
Họa sĩ đáp:
“Thưa, là vợ đồng chí Lenin ạ.”
“Tốt. Nhưng đồng chí này không phải đồng chí Lenin! Đồng chí ấy là ai vậy?”
“Dạ, là đồng chí tài-xế của đồng chí Lenin ạ.”
“Thế đồng chí Lenin đâu?”
“Dạ, đồng chí Lenin ở Warszawa ạ.”

***

Năm 1937, nhân 100 năm ngày mất của Pushkin, người ta tổ chức một cuộc thi thiết kế đài kỷ niệm thi hào. Người ta đề ra 3 giải thưởng.
Giải ba là một tượng Stalin đang đọc thơ Pushkin.
- Đúng về mặt lịch sử - Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện chính trị. Đường lối của Đảng để đâu?
Giải nhì là một tượng Pushkin đang đọc sách Stalin.
- Đúng về mặt chính trị - Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện lịch sử. Thuở sinh thời Pushkin đã làm gì có sách của tôi?
Cuối cùng, giải nhất được trao cho tác giả tượng đài Stalin đọc sách của Stalin.


Nước Nga, trong ấn tượng của nhiều người là một đất nước khoa học với những con người thông minh và giàu sức sáng tạo, lại thể hiện một bộ mặt bất ngờ trong đời thường. Đó là những kẻ say rượu lảo đảo khắp mọi lối vào Metro, đầu những năm 2000 hiếm có lối vào Metro nào mà không có vài ông say đang dựa tường hay gục mặt trong góc ngủ vùi. Họ hôi hám, bẩn thỉu và ...hiền. Khá lạ nhỉ, nhưng mấy người say bên này chả mấy khi cà khịa hay đánh nhau cả, họ say, lè nhè nói với người nào đó bên cạnh hoặc với con bồ câu tình cờ đậu xuống trước mặt, rồi họ gục xuống ngủ. Sau đó vài năm, khi lệnh cấm uống rượu nơi công cộng được ban ra và Moscow trở thành một thành phố du lịch thì việc vài cảnh sát áp giải mấy chú say này đi đâu đó trở nên phổ biến. Áp giải cũng thường khuyến mãi vài cú tát, một hai cái gõ đầu hữu nghị. Chả ai can, dù ít người thích bạo lực.

Đó còn là một nước Nga với những bà bán hàng lúc nào cũng ôm máy tính bỏ túi. 5 +7 đôi khi cũng bấm, nếu hôm nào máy tính hỏng thì đúng là thảm họa vì họ không biết tính nhẩm. Việc tính nhẩm như máy của mấy bà bán hàng VN là một biểu hiện của thiên tài trong giới bán buôn bán lẻ nơi đây.

Putin như một vị anh hùng xuất hiện giữa cơn cùng cực của nước Nga, chỉ vài năm đúng là ông ấy vực một nước Nga nhão nhẹt trở nên cứng cỏi hơn và dần có lại vị thế quốc tế. Tuy nhiên ngay từ những năm đầu lúc Tintin đang rất thành công, các cuộc biểu tình antiPutin đã nổi ra khá nhiều, tuy ở quy mô nhỏ. Còn nhớ có lần có giấy dán trong thang máy (khoảng năm 2005-2006) KTX vận động ai ngày mai tập trung ở chỗ nào đó tham gia biều tình chống Tintin được cho 250r (gần 8$ thời ấy). Mình chả dại, đi làm đek gì, mà chắc gì dân VN nó cho được đồng nào!

Nước Nga, trong tâm trí nhiều người là xứ lạnh, đúng là xứ lạnh. Mùa đông kéo dài ít cũng 6 tháng, năm nào mà xuống tới -29C trở đi là thấm (đang nói ở Moscow, Yrkut ko chơi). Đi ngoài đường 3-5 phút là lông mũi, lông mi nó cứng lại, mỗi lần hít thở sẽ cảm tưởng như cả chục cái tăm bé bé trong mũi phập phồng. Nhột vãi. Nếu không có cái mũ trùm kín tai sẽ là thảm họa, có nghe kể ở phía bắc, nơi rât lạnh, có ông đi ra đường ko trùm kín tai, về đến nhà cái dái tai nó vỡ ra như băng! Nhưng mùa Thu và Hè của Nga thì thôi khỏi nói. Mùa Thu nó đẹp đến nao lòng. Còn mùa Hè, sướng nhất là xuống những bãi tắm tiên hoặc bán tiên, theo như lời của một đàn anh thì: Đi xem bọn nó phơi thịt. Các em gái bán nude nằm phơi mình dưới nắng (dân ở đây thích da ngăm ngăm chứ ko chơi trắng như Ngọc trinh), khối em đẹp. Nhưng có khi cũng gặp bà già 80 đi tắm bán nude, nhìn thấy một lần là ói một tuần!

Moscow là thành phố to và rộng, thế mà những thảm xanh của nó nhiều vô kể. Nhớ lần mình ngồi máy bay xuống TSN, nhìn qua cửa sổ toàn nhà là nhà, trông kinh vãi. Nhưng khi máy bay xuống sân bay Nga: Domodedovo hay Seremechevo, xung quanh toàn thảm xanh. Gần các trường đại học đều là những khu rừng, khu đồi, khu công viên toàn cây xanh. Không khí sạch và cực ít bụi. Hồi ở SG, ngày nào đi làm về cũng lau đen cả cái khăn, bên này có khi 2 ngày không rửa mặt cũng chả thấy bẩn thỉu gì!

Nước Nga chắc lắm nồi áp suất. Không hẳn! Xưa thôi, giờ kiếm được cái nồi ấy hơi bị khó. Nhà mình có cái nồi từ xưa, hỏng mỗi cái doăng cao su, ông cụ bảo sang mà thấy thì mua, ở hơn 10 năm chưa một lần nhìn thấy nó. Nước Nga chắc nhiều bàn là: quên m** đi, Nga giờ toàn đồ điện tử, dân dụng của Tàu với Đức, Nga đíu làm được cái gì để cho sử dụng dân dụng cả (nói chung).

Nước uống ở Nga chắc sạch hơn ở VN. không hẳn! Ở Moscow, do mùa Đông cần nước nóng (mà đm, mùa Hè cũng cần nước nóng, đố chú nào tắm nổi cái nước lạnh bên này, kể cả mùa Hè). Để giữ nhiệt nước nóng đủ lâu trong khi vận chuyển bằng các đường ống khắp thành phố, người ta pha vào nước một loại bột. Và nước lạnh cũng thế (lạnh tức là tầm +12 đến +15C giữa mùa đông -20C thì cái nước ấy cũng là cần đun ở nhà máy nước hoặc nơi các trạm bơm) chỉ ít hơn. Do phải duy trì nước ở thể lỏng, nếu đoạn nào nước không đủ nóng mà bị đóng băng là ống nước đoạn đó gãy ngay (nước đóng băng nở ra GG thần chưởng để xác nhận). Cái thứ nước ấy nhìn thì trong (nước nóng ra khỏi vòi hơi đục nhưng để 10s sau thì trong) nhưng đun lên uống là ăn shit. Chỉ cần quan sát ấm nước sau 1 tháng đun là sẽ thấy, có một lớp cặn như vôi bám cứng xung quanh thành ấm, nó cứng như đá thật và cực kì khó cạy ra khỏi ấm. Cho nên tự hiểu là nước mình uống vào người nó cũng thế. Nó mà lắng trong thận thì siêu vui! Do đó, nhà có đk bên này dần chuyển sang uống nước đóng chai hoặc mua bộ lọc nước về gắn vào vòi để loại trừ cái loại bột đó đi.
 
Back
Top