thảo luận [post lại từ voz cũ] Nước Nga qua những ghi chép nhỏ

Linh tinh về những người trẻ tuổi (2)

Quay trở về với những người trẻ tuổi. Đôi khi trong một thời điểm nào đấy chúng ta nghe một câu khẩu hiệu với ý là: Tương lai đất nước là của người trẻ… đại ý thế, bằng nhiều ngôn ngữ. Và chợt nhận ra rằng, các nước hình như đều có một khẩu hiệu kiểu này và nó được lặp lại một cách định kì và đôi khi là có chủ ý.

Thế nhưng điều đó có đúng không?

Để trả lời cho câu hỏi này cần xem xét, thậm chí hòa mình vào, cách mà xã hội nước đó đang vận hành, từ nhiều khía cạnh.

Tôi không đi sâu vào phân tích, chỉ lược qua vài điều, mong mỗi người tự suy nghĩ và đưa ra kết luận cho mình.

VD như nước Mỹ, một đất nước với hình tượng được khắc sâu trong phần còn lại của thế giới (nhất là người trẻ tuổi) chỉ trong 1 khái niệm: “Giấc mơ Mỹ”. Quan trọng là cái giấc mơ ấy có thật không? Khó nói, ai không hiểu là 1 kẻ thành công trên đất Mỹ thì cùng lúc ấy cả chục ngàn kẻ thất bại. Nhưng, phải nói rằng bên cạnh rất nhiều chính sách đúng và các điều luật hỗ trợ làm giàu trong luật pháp Mỹ thì truyền thông Mỹ thực sự đã làm rất tốt để tô vẽ cho cái giấc mơ Mỹ ấy càng thêm rực rỡ. Mỗi một năm có hang chục bài báo liệt kê hang chục hàng trăm triệu phú trẻ, thậm chí dưới 20, làm giàu từ một xuất thân không phải COCC trên đất Mỹ. Nó cung cấp những hình tượng, những điều kỳ tích của những gương mặt non choẹt nhưng đầy tháo vát và hiểu biết. Những bài báo đôi khi khá khiêm tốn nhưng những con người ấy là có thật, những điều tưởng như giấc mơ ấy là có thật. Nó gieo vào đầu người đọc kết luận rằng: Ở Mỹ, nếu chăm chỉ, nếu mạnh dạn, nếu sáng tạo, nếu có một ý tưởng hay,… mình sẽ giàu, như họ! Và đó không chỉ là điều viển vông khi mà chính phủ Mỹ, luật pháp Mỹ quả thật đã làm rất tốt việc hỗ trợ tạo bệ phóng và bảo vệ cho những người trẻ tuổi có tiềm năng. Giấc mơ Mỹ chưa bao giờ là điều quá viển vông.

Vậy quay lại với nước Nga, ai có thể cho tôi biết tên hoặc đơn giản là ngành của một triệu phú dưới 30 nào đó không? Đừng nghĩ nữa, đến tôi ở đây hơn 10 năm còn chả biết! Không có bài báo, không có hình tượng, không có idol nào có ảnh hưởng đủ lớn. Không có một thông điệp nào dành cho người trẻ tuổi ngoại trừ: Học giỏi và kiếm công việc lương cao! Có vẻ như truyền thông Nga quên cách xây dựng hình ảnh anh hung, điều mà chính quyền XV làm rất tốt trước đây (như trường hợp của Gagarin hay những tay bắn tỉa huyền thoại của Hồng Quân). Hoặc là họ quên cách xây dựng hình tượng, hoặc họ không tìm nổi một hình tượng. Như cách mà lũ bạn Nga từng nói với tôi: “Moscow không phải là thành phố dành cho lũ người trẻ chúng tao, mà hình như nước Nga cũng vậy!”. Nhìn chúng nó vật vã xoay sở với công việc, với đồng lương, với địa ốc và sự ngột ngạt của việc không hiểu làm sao để tự mình bắt đầu kinh doanh mà không vướng vào cái sự rối mù của các quy định luật pháp để có thể bị CS Kinh tế thanh tra, điều tra hay bắt phạt bất cứ lúc nào. Hệ thống tư vấn luật ở Moscow mới trở nên phát đạt khoảng 5 năm trở lại đây, luật sư Nga giờ kiếm rất khá nhờ cái nhu cầu quá lớn này. Nhưng thằng bạn học khoa Luật của mình cũng bảo là ở Nga chỉ có luật rừng, muốn tốt thì phải…(sau chữ Phải, nó ngoáy ngoáy cái bàn tay như động tác trườn tới của con rắn, mình cũng hiểu hiểu gọi là!).

Nếu tinh ý, ngay cả trong mảng khoa học, sẽ thấy rất nhiều bài báo tiếng Anh từ các viện, trường của Âu, Mỹ có tên tác giả là tên Nga. Rất nhiều nhà khoa học, nghiên cứu sinh Nga đã ngay lâp tức rời bỏ quê mẹ để đến với nơi mà họ cho rằng họ có thể SỐNG đàng hoàng mà nghiên cứu. Xin nói rõ, học bổng cho NCS Nga diện học bổng (tức là thi đậu kì thi tuyển NCS chứ không phải nộp tiền học) trước đây hơn 2000rub (khoảng 70$) đầu năm 2013 tăng lên ~6500 Rub (gần 200$ lúc ấy, giờ thì lại là khoảng 90$). Nói xin lỗi, thua bà dọn nhà vệ sinh trong trường. Dễ hiểu vì sao họ ngay lập tức rời khỏi nước NGa nếu có thể. Nói nghiêm túc, nhu cầu vật chất của dân khoa học thuần không cao, họ ko cần Iphone và quần áo thậm chí 1 năm 2-4 bộ là đủ. Nhưng cũng cần ở mứ tối thiểu chứ. Dân NCS là ai? Top ten, hoặc Top five của trường, của lớp vậy mà ăn cũng không đủ, chưa dám nói đến so sánh với thằng bạn cấp ba học dốt giờ làm kinh doanh hay ngân hàng. Thậm chí so với mấy thằng bỏ học làm nghề sửa oto cũng chả dám, hay đến cả so với thằng hàng xóm làm bảo vệ cũng không dám so! Khóc được luôn ấy! Mà có phải là cắn răng chịu khổ mấy năm thành Tiến Sĩ là sướng đâu, thành Tiến Sĩ làm gì mà sướng, cũng lại đi dạy, cũng lại nhận lương ba cọc ba đồng, căn nhà đúng là chỉ trong giấc mơ!

Mà cái giấc mơ phát minh ra cái gì đấy để kiếm tiền từ nó thì còn khó hơn giấc mơ căn nhà nữa cơ! Luật pháp và hệ thống ngân hàng đầu tư của Nga chưa quen với việc đầu tư ý tưởng (hay đầu tư mạo hiểm).

Kết quả là người trẻ tuổi ở xứ này chỉ vần quanh cái ước mơ lương cao và … vợ đẹp. Tương lai của đất nước người ta vẫn hô hào là nằm trong tay giới trẻ nhưng là giới trẻ nhà ai kìa, không phải của bọn thanh niên mình biết. Cái thứ gọi là “Giấc Mơ NướC Nga” nếu có thì là giấc mơ cho mấy bác tiểu thương Việt Tàu Thổ, những người chân đất mắt toét ở quê nhà, sang đây với sự liều lĩnh, sự hỗ trợ từ đồng hương sự lọc lõi và rất rất nhiều may mắn sẽ có cơ hội thành một đại gia tiền đo bằng thước, hai tay hai em ca sĩ trong nước sang (vụ này thì bác đại gia Sơn Cá … từng làm rồi). Giấc mơ ấy không dành cho lũ thanh niên Nga, hay ít ra câu nói: “Đằng sau khối tài sản lớn là một tội ác được che dấu”, khá là đúng cho xứ này. Ở xứ này người giàu vừa muốn giấu giàu vừa muốn cho kẻ khác biết mình rất giàu, mâu thuẫn nhỉ.

Và nếu bạn đọc kĩ, sẽ thấy rất nhiều nét tương đồng với chúng ta.

Đôi khi tôi vào vài diễn đàn để xem các bạn trẻ đang sống và suy nghĩ thế nào. Quả thực khá nhiều điểm trừ, khá nhiều điều không tích cực. Tuy phải nói rằng điều không tích cực nó chiếm tỷ lệ khá ít (nếu chịu thống kê) nhưng như một nồi canh có con sâu, phần đông người nhìn vào sẽ chỉ thấy con sâu, và rất khó để thuyết phục họ ăn một miếng canh từ cái nồi ấy. “Người nhìn vào” mà tôi nói chính là những đối tác nước ngoài.

Hồi tôi còn bé, như mọi đứa trẻ, tôi rất thương người nghèo. Nhưng khi tôi khoảng 10 tuổi, bố tôi có nói với tôi một câu đến giờ tôi mới thấm: Người nghèo, không hẳn tự dưng họ nghèo đâu con ạ! Càng lớn tôi càng thấy đúng, tự tôi nhìn rõ ràng, nếu anh chăm chỉ, trung thực, có ý thức kiếm tiền, Giàu không dám nói, Nghèo là không bao giờ!

Suy rộng ra một đất nước cũng vậy, Nga và Vn giống nhau ở chỗ từng có rất nhiều tài nguyên và con người. Nga thời Liên Xô đã từng có những nhóm lãnh đạo tốt và nhờ vậy họ đạt nhiều thành tựu. Nhưng rồi chính sự thiển cận, duy ý chí, lười suy nghĩ tìm cách cải thiện hiệu quả hay cả sự trì trệ của chính cái thể chế cũng như sự cực đoan về cái gọi là Tập Thể và Phát triển Công Nghiệp Nặng,… đã kéo lùi đà phát triển của đất nước, trong khi phần còn lại của Thế Giới thì vẫn hoặc chậm rãi hoặc vùn vụt tiến về phía trước.

Và đôi khi anh nhận ra rằng quá muộn để anh tự mình giàu lên thì anh phải hiểu là cái con đường duy nhất để đổi đời là: Người ta cho mình Giàu! Có những người sống mà đúng là theo cái kiểu: Sống thế ai cho mày Giàu! Có những kẻ xuất thân thường thôi, nhưng sống rất Biết, nên bỗng nhiên may mắn đến với họ khi có quý nhân trao cho họ cơ hội. Hoặc ít ra khi họ muốn làm ăn, sự giúp đỡ hỗ trợ từ hang xóm, từ bạn bè, từ các mối quan hệ khác luôn mở ra với họ.

Nước Nga đã sống đúng theo cái kiểu: Sống thế ai cho mày Giàu! Nhưng may mà họ còn rất nhiều vũ khí! Còn VN thì ko có vũ khí nhiều như Nga!
 
Tản mạn…

Thời gian qua em quá bận và cũng như đã nói từ post đầu là em cũng không dám hứa là viết thường xuyên, hơn nữa muốn viết cũng cần có cảm xúc và đề tài, dù sao cũng là viết ra giấy trắng mực đen, viết vớ vẩn không nên lắm. Sẵn hôm nay tự dưng hỏng hết kế hoạch đâm ra ngồi không buổi chiều, mùa xuân thì đang tới, nắng cung nhiều hơn, chim chóc cũng bắt đầu lào xào ngoài cửa sổ nhiều hơn nên nhớ ra lâu rồi không viết gì trên này cả. Vào xem thì nó lượn tới tận đâu rồi. Thôi thì đá nó lên một phát.

Mùa xuân nước Nga, các đồng chí ạ, nó nhanh và khó mà kịp cảm nhận sâu sắc như mùa Đông hay mùa Thu lắm. Vì nó bắt đầu cứ coi như khi tuyết bắt đầu tan, nhưng khi ấy vẫn lạnh và cũng chả có gì khác. Sau vài tuần tuyết tan hẳn, nắng nhiều, bắt đầu có những lá non nho nhỏ xuất hiện thì chỉ sau đó khoảng 3 tuần là trời bắt đầu có cảm giác ấm nóng của mùa hè. Quãng thời gian chuyển tiếp ấy đôi khi lại có một trận tuyết cuối mùa rơi vội vã, nhiệt độ tụt ngay hơn chục độ, lại lọ mọ xách đôi giày đông ra để đi. Như đã nói ở đâu đó, chuyện giữ ấm đôi chân là cực kì quan trọng ở cái xứ này.

Mùa xuân năm nay là một mùa xuân đặc biệt về mặt kinh tế chính trị trong khoảng chục năm qua (mùa xuân 2009 sau biến cố Gruzia thì mình lại đang nghỉ dưỡng ở VN nên ko biết). Tình hình nước Nga bắt đầu ít hồi hộp căng thẳng hơn cách đây 2-3 tháng, báo chí cũng ít giật tít hơn so với sau tết Tây. Sự hoảng hốt của dân NGa đã dịu đi rất nhiều. Như đã nói ở đâu đó, muốn giật sập một đất nước, một công ty(như TH Ruồi) là phải tạo ra sự hoảng loạn và cực kì trân trọng việc đẩy sự khủng hoảng ấy lên cao nhất trong thời gian thấp nhất. Và khi cơ hội ấy qua đi sẽ là giai đoạn dây dưa và hao tổn của cả hai phe.
russian-spring-1280x720.jpg
Nước Nga, mang trong mình một sức mạnh quân sự có tính tiềm năng to lớn và một khả năng điều phối tài chính khá kém cỏi mang tính kế thừa từ thời CS, tuy rằng cả hai thứ đó đang được cải thiện mỗi ngày nhưng cũng chưa đạt được sự nhảy vọt nào. Nhất là khoản truyền thông PR. Đối với các bạn trẻ (đại diện cho một thế giới trẻ) khi nghe nói đến QUÂN ĐỘI, THAM CHIẾN, ĐỘI ĐẶC NHIỆM,… các bạn nghĩ đến cái gì, đến Mỹ,đến sung ống, máy bay lên thẳng, máy bay ném bom, máy bay không người lái, tàu ngầm, hệ thống quan sát vệ tinh,… CỦA MỸ. Rõ ràng truyền thông, nghệ thuật của Mỹ (đặc biệt mấy ânh Holly..) đã giúp chính phủ Mỹ làm rát tốt điều này. Hơn nữa nuớc Mỹ cũng khá giỏi trong việc đưa vào tâm trí người dân Mỹ là chúng ta chiến đấu vì lẽ phải, vì công bằng, vì chống khủng bố,… nghĩa là họ luôn có cách để tham chiến và vì thế rõ ràng là khả năng tác chiến của Mỹ sau 1975 đến giờ chỉ có tăng chứ không giảm. Còn quân đội Nga, cho đến trước khi LX sụp đổ thì đó vẫn mang trong mình cái vinh quang của Hồng Quân và một định kiến về một quân đội vì lẽ phải, quân đội nhân dân, quân đội chính nghĩa, quân đội vệ quốc,… vì lý do đó trong tiềm thức người Nga, việc xua quân sang đánh một nước khác hay tham chiến ở một chiến trường khác là vô nhân đạo và đi ngược lại những vinh quang trong quá khứ. Giống VN. Rõ ràng đã rất lâu quân đội Nga chưa hề tham gia một cuộc chiến đủ lớn hay đủ phức tạp nào. Chiến trường Checnhya hay Gruzia cũng chưa hẳn là đủ phức tạp cho một lực lượng quân sự mang tính đa dạng và đông như của NGa. Do đó sức mạnh quân sự của Nga mang tính tiềm chất nhiều hơn là thực chất. Nhưng cái tiềm chất của quân đội Nga là khá lớn và ít có người dám hay muốn thách thức nó. Con Gấu ngủ Đông thì rõ là hiền, trừ khi anh bắn phát nó chết luôn chứ cầm dao chém nó nó thức dậy thì vác vú chạy là vừa. Còn ông VN thì cũng chả biết so với con gì cho phải.

russia-platform-2020.jpg



Quay về nước NgaTháng 3 có thể coi như một tháng phục hồi nhẹ cho kinh tế Nga nhìn từ góc nhìn của người tiêu dung. Hàng hóa thức ăn đã giảm nhiệt, tuy có vài thứ đã kịp vọt giá thì khó hồi lại như cá hồi hay thịt bò, còn các thực phẩm thiết yếu như bột, khoai, thịt gia cầm giá có tăng nhưng cũng còn trong sức chịu đựng của người tiêu dung. Trong thâm tâm người Nga, Mỹ là kẻ thù (ít nhiều như thế) và chuyện vừa rồi phần đông người Nga cho rằng do Mỹ phá. Vì thế sau khi cơn hoảng loạn qua đi người ta có vẻ như sẵn sang chịu khó khăn hơn để chống kẻ thù. Đó là cái rất dễ nhận ra trong câu chuyện của những người Nga tôi gặp hàng ngày. Họ bắt đầu nói nhiều hơn về sự vô lý của những yêu sách của Mỹ trong vụ Crimera và họ bắt đầu cho rằng Putin lấy lại Crimera là đúng tuy hơi vội. Họ cũng cười nhạo vụ Putin hạ lương mình xuống 10% như là việc kẻ giàu có vứt ra một vài copek rồi hô lên là mình đã làm việc tốt. Nhưng nhạo bang thì nhạo báng, không mấy người hứng thú với việc biểu tình chống ông ấy như giai đoạn khủng hoảng nữa, họ cho rằng thay vì vậy thì lo kiếm tiền và ăn uống tiết kiệm lại, vì hiện giờ vẫn mua được khoai tây.

Và mùa Hè sắp tới. Đó là một tín hiệu tốt khi mà mùa Hè với ánh nắng ngập tràn và một thiên nhiên hừng hực sức sống sẽ làm cho tinh thần con người cũng giảm đi rất nhiều căng thẳng và mệt mỏi. Người ta sẽ năng ra đường hít thở hơn, đi dạo dưới bóng cây và ngắm những chú chim nho nhỏ nhiều chủng loại đang dần dần xuất hiện nhiều hơn dưới những tán cây. Họ sẽ cười vui vẻ và ôm chầm lấy nhau trên đường. Nước Nga đang dần hồi sinh. Ít ra là cho đến khi giá thực phẩm còn trong giới hạn chịu đựng của người bình thường.
russia-yaroslavl-august-children-swim-street-fountain-hot-weather-extreme-heat-123680226.jpg


Đôi khi tôi ngồi trong phòng làm việc, giữa những ngày xuân bắt đầu ấm áp, cửa sổ ngập tràn cái thứ nắng tươi lạnh sót lại của mùa Đông. Nhìn những con bồ câu đậu bên cửa sổ nhìn mình qua lớp kính và ánh mắt thì có vẻ như muốn xin ít vụn bánh mì tôi lại thấy thư thả vô cùng. Sống ở nước Nga hơn mười năm, tôi tiếc cho một VN quá ít màu xanh của cây lá nơi thành thị. Nơi đây, giữa những căn nhà cao vót là những khoảng xanh ngút ngàn. Những công viên, những hàng cây những khoảnh rừng nho nhỏ nơi rất dễ bắt gặp những chú sóc hay những chú chim sâu đang vội vã kiếm ăn. Những khoảng không gian ấy nó làm cho tâm hồn con người ta dịu đi rất nhiều những căng thẳng và phiền muộn, nó cho những đứa trẻ một không gian đủ rộng để tưởng tượng, đủ đa dạng để ngắm nhìn và đủ sạch sẽ để hít thở. Rất nhiều hôm tôi cực kì căng thẳng sau một ngày làm việc nhưng khi rời khỏi xe bus hay metro và đi bộ về nhà, những hàng cây xanh hay tiếng chim chợt vút lên giữa những tán lá làm đầu óc mình được phân tán khỏi những căng thẳng sót lại, khiến người ta tò mò nhìn lên và tìm kiếm sinh vật bé nhỏ bận bịu vui vẻ kia. Những mệt mỏi cũng vơi đi rất nhiều.

Thế mà có nơi người ta đang tìm cách chặt hàng nghìn cây theo kiểu cào bằng và bất chấp!
 
Đi Tây giàu lắm…

Quan điểm mà 99% người VN có người nhà ở nước Ngoài những năm 90 đều nghĩ như thế. Đó là kết quả của một thời gian rất dài người VN không có cách nào nhìn ra thế giới, mọi hình ảnh về thế giới bên ngoài đều đến từ những câu chuyện kể, những thước phim được tài trợ, cho không và được kiểm duyệt kĩ càng. Trời Tây khi ấy (Mỹ cũng bị coi là Tây, nói chung cứ mắt xanh tóc vàng mũi lõ là Tây tuốt, mặc kệ nó thật đến từ phía Tây hay không) hiện lên là những con phố đầy những chiếc xe bóng loáng, những thành phố rực sáng về đêm, những tòa nhà chạm đến tận mây, những cô gái chàng trai ăn mặc sạch sẽ, đẹp, sang trọng,… và không hề có sự hiện diện của việc thiếu thức ăn. Dần dà trong tiềm thức của người VN, Tây là một nhóm người cao sang và cần được kính trọng, sợ hãi. Tây ai cũng tốt, tây ai cũng đẹp, Tây ai cũng giàu và chỉ có ta phục vụ Tây chứ không có chiều ngược lại. Đó là một định kiến tồi tệ.

Đã gần 30 năm trôi qua, khi mà số người VN có cơ hội bước ra khỏi biên giới của làng xã, của đất nước mình càng ngày càng tăng và trở nên phổ biến. Khi đến và sống ở trời Tây những người ấy mới nhìn thấy Tây hàng ngày, và họ biết rằng Tây cũng có Tây tồi, Tây cũng có Tây bựa, Tây nghèo, Tây láu cá và đặc biệt khi bạn vào quán ăn, vào khách sạn, Tây phải phục vụ bạn, xách vali cho bạn, phải khéo léo lấy lòng bạn,…. Tóm lại Tây cũng chả khác gì ta.
4r_RMKJ.jpg


Và ở Tây cũng chả dễ dàng làm giàu như chúng ta tưởng tượng, muốn giàu ở Tây, cần bỏ ra rất nhiều, đánh đổi rất nhiều.

Có một dạo tôi hay phải sang khu sứ quán làm việc, nhiều lúc giữa buổi xuống sân đứng hút thuốc để thư giãn. Những lúc ấy. nhất là mùa Hè, hay gặp các ông bà cụ hoặc phụ nữ trung niên dắt cháu đi dạo. Có thể đó là ông bà nội ngoại của đứa nhỏ, cũng có thể là Nhianhia (bảo mẫu) được thuê. Đôi khi cũng có trò chuyện với các cụ. Cơ bản các cụ cũng thích được trò chuyện vì sang đây trông cháu cho con phải rời xa cuộc sống có hàng xóm quen thuộc cũng rất buồn. Con cái thì đi suốt ngày nên cũng ít trò chuyện. Do đó bắt chuyện với các ông bà cụ cũng dễ lắm.

Có lần nghe một bà cụ buột miệng bảo: “Sang Tây cũng chả sướng bác nhỉ!” (Bác là bà gọi thay cháu vì tôi nhiều tuổi hơn bố mẹ đứa trẻ). Mình cảm thấy như bà đã vỡ ra nhiều điều thực tế về việc đi Tây của con bà.

Có lần đi cắt tóc ở chợ, nghe thợ cắt tóc vừa cắt vừa kể là em út ở nhà cứ tưởng mình bên này giàu lắm, lâu lâu lại gọi đt sang xin ít tiền mua xe hay đổi xe, các cụ thì cũng gọi điện giục bảo con đi Nga cũng có tiền giúp em nó tý, rồi gửi vài chục về cho em nó chạy việc,… trong khi đó ở bên này hai vợ chồng chú cắt tóc này ăn cái gì cũng tiết kiệm, ở thì chung nhà với 3 cặp vợ chồng khác trong một căn phòng 15m2, về chỉ để ngủ. Có khi cả năm chả dư nổi 2-3 k$ chứ đừng nói vài trăm triệu. Nhưng nói ra thì ai tin, ở quê lại bảo là mày keo kiệt, rồi thì không nhìn mặt, rồi thì trách móc,… Nhiều người không chịu được kiểu đó nên ăn cho mình thì chả dám, toàn để tiền gửi về cho anh em, bố mẹ, họ hàng. Cho dù có khi sốt cũng phải rang uống đại viên giảm sốt rồi 5-7h sáng mùa Đông đã lê lết ra chợ đẩy cái xe đi bán từng cốc chè, từng cuộn băng dính, từng xấp bao nilon, từng bó rau cân thịt. Tích cóp từng đồng một để khi anh em bố mẹ gọi sang lại phải có mà gửi về.

X5nqJq5j.jpg


Tất nhiên không nói đến những đối tượng Soái, những người buôn bán lớn với số tiền ra vào mỗi ngày là từ vài chục đến cả vài trăm nghìn $. Những người đó thì vài trăm vài nghìn $ chỉ là vấn đề muốn hay có sẵn trong ví không chứ không phải là có hay không. Mà những người ấy thì chiếm tỷ lệ không cao. Mà nói thật, kể cả với những người khá khá giàu (buôn bán ở chợ Liu) thì vẫn phải làm việc cật lực và đầy cực nhọc mỗi một ngày, nhắc lại MỖI MỘT NGÀY. Vì việc buôn bán chỉ trễ nải vài ngày có thể sẽ mất kha khá mỗi hàng lớn. Họ vẫn phải mang vác, đôi khi phải giúp kéo hàng ra xe cho kịp chuyến, vẫn nhễ nhại mồ hôi, vẫn lo toan hằn sâu trong từng khóe mắt và có những người dù rất giàu nhưng chả mấy khi đi đâu khác ngoài đoạn đường Nhà-chợ. Với những người làm giàu bằng sức lực của mình và quần quật mỗi ngày, về cơ bản họ rất tiết kiệm, nhưng cũng có những khi họ vung tay mua rất nhiều thứ đắt tiền, bất chấp giá cả chỉ như để cho bõ những ngày mình quá cực khổ rồi. Và cũng kha khá những bạn cò sống được bằng cách nhỏ nhẹ gạ gẫm dân giàu mua những thứ đắt tiền này.

Theo thống kê sơ sài của SQ (mấy ông này cái gì chả sơ sài) thì người VN ở Mos vào khoảng hơn 100k, trong đó phần nhỏ (10-20%) là làm buôn bán lớn và trung, số lượng không nhỏ làm thợ may, buôn bán nhỏ hay cửu vạn, và số rất nhỏ làm việc liên quan đến chuyên môn như kiểu nhân viên đặc phái của tổng công ty này nọ, số rất nhỏ (1%) là sinh viên, du học sinh, số nhân viên SQ hay đặc phái viên nằm vùng của cảnh sát, an ninh không tính. Nhắc lại, ở Mos nhé.


Số người hiện giàu không nhiều, nhưng số người sẽ giữ được sự giàu có ấy lại càng không nhiều vì chỉ cần vốn nhẹ hoặc ham mê cờ bạc thì chỉ cần một mùa giật Rub như đợt rồi hay một mùa Euro, WC có thể là ra đi sạch bách. Cũng đúng vì với một vài người giàu có, sự giàu có đến với họ như một món quà của Thượng đế, họ từng liều lĩnh và may mắn giàu lên, nhưng họ không tự ý thức được là mọi thứ đến bằng may mắn sẽ rất dễ dàng ra đi nếu sau đó bạn tin rằng mình sẽ vẫn may mắn như thế mãi mãi.
 
• Những món ăn vặt rẻ tiền.

Nói đến một đất nước nào đó mà quên nhắc về văn hóa ẩm thực của xứ ấy là một thiếu sót. Từ góc nhìn của một thằng thanh niên, sinh viên sống những năm tháng thiếu thốn nơi này thì không thể review về các món đặc sản đắt tiền và được trang trí tinh tế và giá bằng cả tháng học bổng được phục vụ trong các nhà hang sang trọng - nơi mà quan điểm của nhiều người giàu là nơi thể hiện tinh hoa ẩm thực của một đất nước. Thực ra thì ngay cả tính đúng đắn trong quan điểm ấy cũng khó thuyết phục phần đông người thích ẩm thực. Từ góc nhìn của tôi, chỉ có thể kể cho các bạn nghe về những món ăn đường phố và vài thứ mà người ta hay ăn vặt ở mọi nơi.

Nói về món ăn đường phố. Đối với kẻ thích bánh mì và cũng hay ăn lặt vặt như mực nướng, hay bắp luộc như tôi thì những tháng đầu tiên đặt chân đến Mos quả là khó chịu (những năm đầu 2000). Nếu ở VN cứ 3 bước là có một quầy ăn từ bánh mì, xôi,phở,… thì năm ấy ở cái xứ này cực kì khó khăn tìm được quán ăn vặt hợp túi tiền (nhấn mạnh vụ hợp túi tiền – nhắc lại học bổng lúc ấy gần 250$ 1 tháng). McDonald lúc ấy khá đắt so với số tiền SV có, hơn nữa về mặt tâm lý lại càng đắt khi mà thói quen chung của lũ SVVN khi mới sang là cái gì cung quy đổi ra tiền VN, do đó cái gì cũng thấy đắt.

Nhiều khi đi ngoài đường đói muốn ăn gì kiếm mãi chả được quán ăn Bình Dân nào, thôi dành vác bụng đói về nhà nấu ăn. Hồi ấy có quán bán Saurma (kiểu thịt ga nướng cắt nhỏ thêm hành tây, cà rốt, ketchup gói tròn trong một lớp bánh mỏng như bánh đa nhưng làm bằng bột mì) ăn cũng tạm tạm mà giá chỉ 25r cho 1 cái (tương đương lúc ấy là gần 1$-đối với lũ SV cũng coi là đắt rồi, vậy mà giá của nó bây giờ là 120r năm ngoái là 4$, giờ giá cũng chưa đổi). Đó là món ăn đường phố có tính hương vị khá nhất mà mình từng thử ở xứ này. Nhưng món đó do mấy chú Thổ du nhập vào.


hqdefault.jpg

Sau khoảng 1 năm, dần quen tiếng, lúc này Mos cũng thay da đổi thịt, các kiod nhỏ bán bánh cũng nhiều dần lên, đó là các loại bánh với vỏ làm từ bột mì, có thể xốp xốp có thể đặc, kẹp bên trong có thể là xúc xích, khoai tây nghiền, nấm, thịt, phomai, hoặc đồ ngọt như dâu, táo, vysnhia,…)gọi là SLOIKA, giá thì trong khoảng 25-35r/cái duy trì gần 6 năm nay rồi. Đó là thứ bánh có thể rất hợp với việc lót dạ, khi mà đôi khi người Mos khá bận rộn trong việc di chuyển cho công việc. Đối tượng phục vụ của các kiod này khá đa dạng, từ thằng cu cấp 2 đến các thanh niên cổ cồn trắng, từ lão say đến bà già bán dạo.

sloyka.jpg



Giá dù rẻ thế nhưng có đôi người, nhất là các bà già bán dạo vài củ hành tây hay mấy bó thì là, thì không phải dễ để họ có thể mua một hai cái bánh này mà lót dạ. Đôi khi đang vội vã đi ngang qua vô tình liếc nhìn các cụ,hay đứng bán ở lối lên xuống Metro, lôi trong cái giỏ cũ kĩ một cái bao nilon nhăn nhúm gói 1-2 mẩu bánh mì kẹp cái gì đấy để vừa đứng vừa ăn mình cứ thấy khó chịu thế nào đấy, nhất là những ngày mùa Đông. Cho tiền thì họ không nhận, đôi lúc mình mua luôn mấy miếng bí đỏ, củ hành hay bó hành cho họ, dù sau đó bỏ mấy cái đó vào balo cũng khó nhưng thôi kệ, nát thì về đỡ mất thời gian hầm thịt. Càng về những năm gần đây thì nhớ ra mình cũng dần ít mua của các cụ hơn. Chả hiểu mình trở nên vô tình hơn hay phải ngụy biện rằng mọi cái khổ đau nếu cứ nhìn nhiều lại thấy quen và khó xúc động hơn. Dễ xúc động dường như cũng là một món quà của tuổi thanh xuân.
Quay trở lại các món ăn đường phố. Những năm đầu cũng tự hỏi sao Nga ko thể có các xe bán dạo như nhà mình bán khoai bán bắp nhỉ (bán bắp sau này có). Giờ sau nhiều năm đi làm phiên dịch và vài mối liên quan đến việc mở quán ăn cho người VN mới hiểu rằng vc có các xe bán dạo là cực khó. Do quy định về VSATTP ở xứ này nghiêm khủng khiếp. Muốn mở hang ăn là phải đáp ứng cả mấy chục điều kiện về an toàn cháy nổ, an toàn VSTP, bảo hiểm, thuế, an ninh, … Vi phạm có thể bị phạt lên đến hang triệu Rub (hang chục ngàn $). Tất nhiên ở cái xứ này thì $ giải quyết được nhiều thứ, nhưng giá để GIẢI QUYẾT nó cũng tương đương với mức phạt. Hơn nữa nếu ai ăn trong quán hay quầy của bạn mà bị trúng độc thực phẩm là lo mà bàn gấp để người ta không kiện, chứ kiện mà chứng minh đc bạn vi phạm VSATTP thì rửa đít mà ngồi đếm lịch chứ không chỉ phạt tiền đâu.

istockphoto-522541823-1024x1024.jpg



Các món ăn vặt thì nói thật ra thứ mà dân Nga hay ăn vặt là hat hướng dương. Bên này bán từng gói từ bé đến lớn, nhất là mấy bà bán hang rất hay làm một nhúm cắn từ sáng đến trưa. Vỏ thi vứt cho mấy con bồ câu, mà bọn nó cũng chả ham mấy cái vỏ này. Đứng thứ hai trong mấy món ăn vặt là mấy gói khoai tây chiên như LAYS hay vài hiệu khác. Giá thì tùy thương hiệu. từ 1$ đến 5$ nếu là loại đựng trong hộp giấy cứng hình tròn.
Nếu mấy ông nhậu bia (kiểu nhậu nhanh) nhà mình thích lạc rang, hay vài miếng khô mực thì bên nầy cũng vậy. Đầu tiên là mấy mẩu bánh mì khô tẩm muối, 7-8 năm gần đây có nhập khẩu mực khô, cá chỉ vàng đựng trong từng gói nhỏ bằng nửa bàn tay với số lượng trong mỗi gói chả đủ cho mình nhai 1 cái vậy mà giá 2$. Không hiểu có cái nào trong đó xuất xứ từ VN không. Vậy tôi mới nói mấy thứ mình xem là rẻ tiền (loại mực khô nói trên bên này cho các bác ăn 100% là chê hôi, ẩm và không ngọt) sang được đến xứ này nó đắt lên cả trăm lần. Quan trọng là đảm bảo yếu tố vệ sinh để qua được hải quan, cái đó với nông dân, ngư dân VN khó hơn lên trời. Mấy thứ cá Vobla là để nhậu lai rai, không tính.

Tiếp nữa là Kem, dân bên này ăn kem bất kể mùa. Cảm giác -10C mà cầm cái kem mút phát cứng lưỡi luôn. Cũng hơi hiểm, nhưng sướng sướng. Kem bên này siêu ngon, từ cái loại rẻ tiền không bao bì đẹp (giống kem tràng tiền) đến loại có nhãn hiệu đều rất ngon, thơm, béo. Bọn trẻ con bên này hay được mẹ cho cần cái kem be bé vừa đi vừa ăn, nhoe nhoét cả, nhưng chả thấy mẹ nó hoảng hốt, lật đật lau như mẹ VN. Cứ kệ thế, dơ tý chả sao, nhờ thế dần dà nó biết làm sao cho không bẩn tay. Nó sẽ trưởng thành từ những vc nhỏ như thế.

Trừ kem và khoai tây là vừa đi vừa ăn, hầu như dân bên này khimua thức ăn đường phố là họ sẽ đứng ăn xong rồi mới đi tiếp. Vì vừa đi vừa ăn không lịch sự và có thể đổ vấy lên áo người khác. Do đó gần mấy quầy thức ăn hay có cả đám bồ câu hay quạ, đôi khi có cả sẻ nâu tập trung kiếm ăn. Cái lũ này nó dạn người kinh khủng. Ở xứ mình chắc tụi nó chưa kiếm được miếng ăn nào đã thành món nhậu rồi.

Quán bán Saurma kiêm bán gà nướng, đôi khi đi về trễ quá ghé mua con gà nướng sẵn về ăn cho rồi, nhanh gọn. Giá thì không đắt, tầm 8-10$ (tùy thời điểm) 1 con. Nhìn thì đẹp, ăn thì như ngói, vừa khô vừa nhạt. Ăn 1 lần cả vài tháng sau mới muốn ăn lại. Nếu gà nướng ở VN hầu như gà ta thì bên này gà là gà công nghiệp nên thịt khô, xơ và nhạt.

Khoảng 8 năm trở lại đây chuỗi bán sandwith, hotdog ăn nhanh mọc lên khắp nơi ở Mos. Chả biết ai là chủ chuỗi kiod này nhưng nói chung là sandwith của nó ăn được. Mọi thứ hầu như kẹp xúc xích, tùy tên gọi sandwith mà thêm gia vị đi kèm như tỏi vụn chiên giòn, hành tây, rau , ketchup, mù tạt hay maionez,… mỗi cái hotdog có 1 cái xúc xích, giá tầm 4$ (120r) giờ vẫn 120r (tầm 2$). Ăn cái này mau đói. Nói chung mình ít ăn, có điều nghiêm túc mà nói là ăn có vị khá được.

Dù đã qua hơn10 năm sau khủng hoảng nhưng đúng là thị trường thực phẩm đường phố xứ này không đa dạng, nếu buộc phải giải thích thì có thể cho rằng họ không có văn hóa ăn lề đường, ăn lề đường là do bất khả kháng. Một lý do nữa là ở mùa Đông xứ này thì vào ngòi trong Mc hay KFC nó ấm cúng, thoải mái hơn vc đứng giữa tuyết ăn vội ăn vàng. Dù là như thế nhưng cái thị trường ấy cũng vẫn chỉ là sân chơi của những kẻ kinh doanh lớn, không có chỗ cho những chiếc xe tự phát hay các bạn sinh viên nghèo kiếm thêm. Điều đó là nhờ (vì) các quy định về kiểm soát an toàn thực phẩm khá nghiêm khắc, đồng thời tiền lót tay cho lực lượng thanh tra vệ sinh đột xuất cũng khá khủng. Như một báo cáo thì hệt thống saurma ở Mos hầu như không đạt chuẩn VSATTP, nhưng nó vẫn bán đầy, ai cũng hiểu vì sao, được cái ăn thì cũng chưa bị đau bụng lần nào.

Gần đây có vài chuỗi cửa hang thức ăn VN đã mọc lên và đang phát triển nhanh. Không rõ đứng sau lưng là ông chủ Thổ hay VN, nhưng quả thật nghiêm túc mà nói các món ăn VN họ nấu khá ngon, nhưng giá chat quá, VD một tô phở bằng 1/3 tổ ở nhà giá là 7-8$, 4 miếng bò quấn lá lốt giá cũng 7-8$, 1 cái nem thịt & tôm giá gần 1$. Nói chung đó không thể gọi là quán ăn nhanh được vì giá đó mà muốn ăn cũng cần đắn đo dữ lắm. 1 tô phở ăn được 2 cái Bigmac thì tôi dù muốn ủng hộ hang VN cũng phải nghĩ chán mới dám gọi.
 
Ngày lễ chiến thắng

Trong cái tưng bừng (hay hận thù từ nơi xa xứ) của ngày 30-4 tại VN, một ngày mà theo cái lý do chính đáng là để kỉ niệm một chiến thắng mang tính bước ngoặt, to lớn, mang theo biết bao hy vọng và đầy bất ngờ về mặt quốc tế trong đúng cái thời điểm mà chiến thắng ấy xảy ra, thì tại nước Nga người ta cũng rục rịch, và long trọng hơn rất nhiều, chuẩn bị cho một ngày lễ VĨ ĐẠI nhất với nước Nga trong khoảng hơn nửa thế kỉ này, ngày chiến thắng (Phatxit Đức).

53369618_303.jpg


Về sự tàn khốc của cuộc chiến với phe phatxit và những hy sinh khủng khiếp và đầy bi tráng của những người con trong lực lượng Hồng Quân Liên Xô thì mong các bạn trẻ cần ghi nhận với tất cả sự tôn trọng của một con người văn minh. Bạn muốn lái cái gì về những điều xảy ra dưới thời Stalin hay lái thế nào thì tôi không biết, nhưng nếu phỉ nhổ lên những xương máu ấy thì quả là quá kém liêm sỉ rồi. Người Nga riêng với ngày này, không ai tranh luận hay phân biệt tôi là người chống Putin hay ủng hộ Putin cả. Đây là ngày để cả dân tộc Nga tự hào.

Với người dân Nga, ngày 09-05 là một dấu son trong lịch sử, là điểm nhấn kết thúc của tất cả những hy sinh, mất mát và đầy bi tráng của những trận chiến kéo dài dọc nước Nga, kéo dài sang biên giới và thành trì của kẻ thù. Có những trận đánh đi vào lịch sử, đi và giáo trình giảng dạy tác chiến trong những trường võ bị thời ấy. Cuộc chiến ấy là nơi khai sinh ra biết bao nhiêu loại chiến thuật, bao nhiêu anh hung, và cả những bước nhảy vọt về kĩ thuật chế tác vũ khí hay nôm na là kĩ thuật phục vụ chiến tranh.

Một cuộc chiến mà lực lượng Hồng Quân có những lúc thực sự là phải sử dụng chiến thuật biển người, thí mạng tìm đường thắng trong gang tấc. Thực ra ở thời điểm này rất nhiều thanh niên trề môi chê bai sỉ vả cái chiến thuật ấy như là một chiến thuật ngu si và thể hiện sự coi thường mạng lính của lãnh đạo phe Hồng Quân – hay phe miền bắc VN trong cuộc chiến của chúng ta nhưng nếu đứng trên bình diện cái nhìn của những tướng lãnh thì với vị thế thấp hơn địch quá xa về mặt vũ khí hay ở tình thế hoàn toàn không còn điểm lùi thì vì chiến thắng (mà chiến thắng ấy là quá quan trọng cho toàn bộ chiến trường) thì việc nướng quân là việc không ít tướng phải chấp nhận.

putin-china-russia-history.si.jpg


Thực ra, tuy những gì sắp nói sau đây hầu như là cảm nhận cá nhân qua những hình ảnh tư liệu trong bảo tang Nga (phe chiến thắng) của tôi, sự hi sinh ấy về cơ bản là có phần đông cá nhân người lính đồng ý và sẵn sàng đón nhận (với VN thì việc ôm bom ba càng lao vào xe tăng Pháp hay lấy thân mình lấp lỗ châu mai hoặc với Nhật thì lực lượng không quân Thần Sấm là những ví dụ điển hình). Đừng mang đạo đức hay cái luận điệu rằng sinh mạng mới là quan trọng nhất ở thời đại ăn uống đủ đầy, hòa bình ổn định này để phán xét thời khắc lịch sử ấy, nó hoàn toàn là phiến diện.

The_Russian_Army_in_the_Second_World_War_HU111054.jpg


Không đi sâu nữa kẻo lại dẫn đến tranh luận về ý thức hệ và các tay đua lại nhập cuộc.

09-05 là ngày mà cả nước Nga sẽ thức dậy rất sớm, dõi theo màn hình tivi hoặc trực tiếp tiến ra quảng trường Đỏ ngay từ tờ mờ sáng để xem và tự hào với cuộc diễu binh có quy mô và ý nghĩ biểu trưng cực kì to lớn, Diễu Binh Mừng Lễ Chiến Thắng. Mấy năm gần đây thì TV nhà mình cũng có tường thuật trực tiếp lễ này, nếu ai ham thích tìm hiểu về vũ khí hay khí tài quân sự có thể đón xem, tính theo giờ VN chắc tầm 12h-1h chiều là cao trào buổi lễ.

Để chuẩn bị cho cuộc diễu binh, các quân khu và lực lượng tiền phương sẽ gửi những người lính trẻ có ngoại hình đẹp hoặc các người lính có chiến công đặc biệt về tham dự, cuộc tập luyện đã diễn ra từ cả hơn 1 tháng trước lễ (trước đây còn lâu hơn nhưng do chục năm nay lễ này tổ chức càng ngày càng lớn và chuyên nghiệp nên việc chuẩn bị cho nó đã có kế hoạch hết sức chi tiết và mọi thứ đã vào guồng hết).

Có một chi tiết lịch sử quan trọng là trước đây trong khi cuộc chiến đang trong tình trạng hết sức khốc liệt cũng đã từng có một cuộc diễu binh được tổ chức ở quảng trường Đỏ, những người lính đi vào hàng ngũ qua lễ đài và tiến thẳng ra tiền tuyến. Đó là cuộc diễu binh bi tráng nhất cho đến thời điểm bây giờ vì rất nhiều người lính sau buổi diễu hành ấy sẽ không bao giờ trở về nữa.

russia-victory-parade-gty-aa-191108_hpMain_4x3_992.jpg


Cuộc diễu hành có mọi binh chủng, có nghĩ là Tăng Thiết Giáp cũng phải có mặt, và do đó nền đường cần đủ vững chãi để đảm bảo không nứt vỡ khi đoàn xe đi qua (nghĩ mà nản cho mấy cái vỉa hè HN) do đó nếu bạn nào đi du lịch đến quảng trường Đỏ cũng đừng thấy lạ tại sao nền quảng trường đỏ không phải là đá hoa cương mà toàn những viên đá hộc hình dạng gần gần hình chữ nhật với chiều dài các cạnh khoảng hơn 10cm (tất nhiên nền của quảng trường còn được gia cố nhiều lớp chứ không phải đất hay beton thường).

Với người thường để có thể chen chân đến gần quảng trường Đỏ xem diễu binh là khá khó, nếu quyết tâm thì 4h sáng dậy, đón chuyến metro đầu tiên lúc khoảng 5h và đến trước xếp hàng mà chờ quảng trường mở cửa để chen lên đầu mà coi, còn không thì chỉ có thể đến cách đó khoảng hơn 1km chỗ các binh chủng tập hợp chuẩn bị đi vào lễ đài để xem và chụp ảnh. Chỗ đó không xôm tụ nhưng xác suất chụp được vài kiểu với khí tài quân sự của họ là khá cao.

418205-svetik_3840x2400.jpg

Sau đó người Nga cũng hay đổ về tham dự buổi lễ tổ chức ở công viên Chiến Thắng. Nơi ấy là nơi có cái cột biểu tượng mà tôi tả ở mấy post trước về số ngày chiến tranh,… Đến đấy trong những ngày này sẽ gặp kha khá các cựu chiến binh (chục năm trước thấy nhiều, năm ngoái đi ít quá, chắc các cụ mất nhiều lắm rồi) ngực áo chi chit những huân chương và huy hiệu anh hùng tay cầm vài bông hoa cẩm chướng đi với con cháu hoặc các cụ tự đi theo đoàn về đây dự lễ. Có thể chụp hình (mà tôi cũng rất thích chụp chung với các cụ, với tôi cái ngực áo kín huy chương ấy nó là lịch sử, nó là sự chứng nhận và ghi nhận cho những gì quý báu nhất, anh hung nhất mà một người con có thể dâng tặng cho tổ quốc của mình).
last_vet_thumb.jpg

Hình ảnh người lính cuối cùng còn lại sau khi những đồng đội cũ của ông đã ra đi và không thể tham dự ngày chiến thắng năm đó.

Quảng trường trong công viên chiến thắng khá rộng và ít chi tiết, ở đó nổi bật nhất có 2 thứ thôi, cây cột và bảo tàng. Trong bảo tang lại có 1 nơi nên ghé xem đó là dãy phòng với các bức tranh vòm mô tả các chiến trường khốc liệt nhất. Bức tranh vòm được kết hợp giữa hội họa và nghệ thuật sắp đặt chi tiết. Có những khẩu pháo thật, chi thiết thật được bố trí quan bức tranh, kéo dài và làm sâu thị giác người xem, khiến người xem cứ băn khoăn chỗ nào là nơi tiếp nối giữa tranh và các chi tiết thật. Rất đẹp và ấn tượng, nghe bảo TQ cũng đã coppy ý tưởng này cho một bảo tang nào đó của họ.

_112213497_tv061400653.jpg

Tối ngày 09-05 luôn là một màn pháo bông hoành tráng ở rất nhiều thành phố khắp nước Nga để mừng ngày trọng đại này.

Ở phương diện người quan sát tôi thấy người Nga ứng xử thật tuyệt vời với lịch sử. Họ ở thời điểm này tuy có rất nhiều dòng tư tưởng khác nhau về thể chế chính trị, sự tự do báo chí, quyền công dân hay sự quản lý của chính quyền, rất nhiều biểu tình lớn nhỏ hoặc những bài chỉ trích, ủng hộ, đả kích mỗi ngày được đưa lên mạng về cách làm việc hoặc cách tuyên truyền của chính phủ. Nhưng đối với lịch sử, phần đông (kể cả những người trẻ bất mãn) vẫn dùng một sự tôn trọng để nhìn nhận.
11.jpeg


Rất nhiều người đã hiểu rằng mặc dù Hồng Quân đã thắng rất nhiều cuộc chiến nhưng họ thất bại về quản lý sau cuộc chiến khiến nước Nga đã có những thời khắc khổ đau, nhục nhã và nghèo đói dù là người chiến thắng, nhưng không mấy người lại cho rằng ngày 09-05 là ngày “quốc hận” hay đánh đồng các sự hy sinh của những người lính với sự ngu dốt trong quản lý của chính quyền sau này. Họ cũng dành sự tôn trọng ở mức cao nhất với sự hy sinh của mỗi người ngãy xuống và nói về sự hy sinh ấy luôn luôn là với sự biết ơn sâu sắc nhất cả trên phương diện chính quyền lẫn cá nhân.


Lịch sử là lịch sử, cần xem xét nó, nghiên cứu nó với sự tôn trọng và hiểu biết về thời điểm lịch sử mà mỗi sự kiện diễn ra, không phải bằng sự tự mãn chiến thắng hay sự thù hận thất bại. Cho đến khi nào mà mỗi thanh niên VN hiểu được điều đó bất chấp sự cho phép hay không từ phía nào chăng nữa thì may ra mới có thể hy vọng về một nước VN phát triển trong tương lai.

Нахимовцы_отдают_честь_Анатолию_Леопольдовичу_Голимбиевскому_в_день_Победы.jpg
 

Attachments

  • cuu binh.jpg
    cuu binh.jpg
    12.1 KB · Views: 112
Ngày lễ chiến thắng

Trong cái tưng bừng (hay hận thù từ nơi xa xứ) của ngày 30-4 tại VN, một ngày mà theo cái lý do chính đáng là để kỉ niệm một chiến thắng mang tính bước ngoặt, to lớn, mang theo biết bao hy vọng và đầy bất ngờ về mặt quốc tế trong đúng cái thời điểm mà chiến thắng ấy xảy ra, thì tại nước Nga người ta cũng rục rịch, và long trọng hơn rất nhiều, chuẩn bị cho một ngày lễ VĨ ĐẠI nhất với nước Nga trong khoảng hơn nửa thế kỉ này, ngày chiến thắng (Phatxit Đức).

View attachment 271761

Về sự tàn khốc của cuộc chiến với phe phatxit và những hy sinh khủng khiếp và đầy bi tráng của những người con trong lực lượng Hồng Quân Liên Xô thì mong các bạn trẻ cần ghi nhận với tất cả sự tôn trọng của một con người văn minh. Bạn muốn lái cái gì về những điều xảy ra dưới thời Stalin hay lái thế nào thì tôi không biết, nhưng nếu phỉ nhổ lên những xương máu ấy thì quả là quá kém liêm sỉ rồi. Người Nga riêng với ngày này, không ai tranh luận hay phân biệt tôi là người chống Putin hay ủng hộ Putin cả. Đây là ngày để cả dân tộc Nga tự hào.

Với người dân Nga, ngày 09-05 là một dấu son trong lịch sử, là điểm nhấn kết thúc của tất cả những hy sinh, mất mát và đầy bi tráng của những trận chiến kéo dài dọc nước Nga, kéo dài sang biên giới và thành trì của kẻ thù. Có những trận đánh đi vào lịch sử, đi và giáo trình giảng dạy tác chiến trong những trường võ bị thời ấy. Cuộc chiến ấy là nơi khai sinh ra biết bao nhiêu loại chiến thuật, bao nhiêu anh hung, và cả những bước nhảy vọt về kĩ thuật chế tác vũ khí hay nôm na là kĩ thuật phục vụ chiến tranh.

Một cuộc chiến mà lực lượng Hồng Quân có những lúc thực sự là phải sử dụng chiến thuật biển người, thí mạng tìm đường thắng trong gang tấc. Thực ra ở thời điểm này rất nhiều thanh niên trề môi chê bai sỉ vả cái chiến thuật ấy như là một chiến thuật ngu si và thể hiện sự coi thường mạng lính của lãnh đạo phe Hồng Quân – hay phe miền bắc VN trong cuộc chiến của chúng ta nhưng nếu đứng trên bình diện cái nhìn của những tướng lãnh thì với vị thế thấp hơn địch quá xa về mặt vũ khí hay ở tình thế hoàn toàn không còn điểm lùi thì vì chiến thắng (mà chiến thắng ấy là quá quan trọng cho toàn bộ chiến trường) thì việc nướng quân là việc không ít tướng phải chấp nhận.

View attachment 271779

Thực ra, tuy những gì sắp nói sau đây hầu như là cảm nhận cá nhân qua những hình ảnh tư liệu trong bảo tang Nga (phe chiến thắng) của tôi, sự hi sinh ấy về cơ bản là có phần đông cá nhân người lính đồng ý và sẵn sàng đón nhận (với VN thì việc ôm bom ba càng lao vào xe tăng Pháp hay lấy thân mình lấp lỗ châu mai hoặc với Nhật thì lực lượng không quân Thần Sấm là những ví dụ điển hình). Đừng mang đạo đức hay cái luận điệu rằng sinh mạng mới là quan trọng nhất ở thời đại ăn uống đủ đầy, hòa bình ổn định này để phán xét thời khắc lịch sử ấy, nó hoàn toàn là phiến diện.

View attachment 271777

Không đi sâu nữa kẻo lại dẫn đến tranh luận về ý thức hệ và các tay đua lại nhập cuộc.

09-05 là ngày mà cả nước Nga sẽ thức dậy rất sớm, dõi theo màn hình tivi hoặc trực tiếp tiến ra quảng trường Đỏ ngay từ tờ mờ sáng để xem và tự hào với cuộc diễu binh có quy mô và ý nghĩ biểu trưng cực kì to lớn, Diễu Binh Mừng Lễ Chiến Thắng. Mấy năm gần đây thì TV nhà mình cũng có tường thuật trực tiếp lễ này, nếu ai ham thích tìm hiểu về vũ khí hay khí tài quân sự có thể đón xem, tính theo giờ VN chắc tầm 12h-1h chiều là cao trào buổi lễ.

Để chuẩn bị cho cuộc diễu binh, các quân khu và lực lượng tiền phương sẽ gửi những người lính trẻ có ngoại hình đẹp hoặc các người lính có chiến công đặc biệt về tham dự, cuộc tập luyện đã diễn ra từ cả hơn 1 tháng trước lễ (trước đây còn lâu hơn nhưng do chục năm nay lễ này tổ chức càng ngày càng lớn và chuyên nghiệp nên việc chuẩn bị cho nó đã có kế hoạch hết sức chi tiết và mọi thứ đã vào guồng hết).

Có một chi tiết lịch sử quan trọng là trước đây trong khi cuộc chiến đang trong tình trạng hết sức khốc liệt cũng đã từng có một cuộc diễu binh được tổ chức ở quảng trường Đỏ, những người lính đi vào hàng ngũ qua lễ đài và tiến thẳng ra tiền tuyến. Đó là cuộc diễu binh bi tráng nhất cho đến thời điểm bây giờ vì rất nhiều người lính sau buổi diễu hành ấy sẽ không bao giờ trở về nữa.

View attachment 271772

Cuộc diễu hành có mọi binh chủng, có nghĩ là Tăng Thiết Giáp cũng phải có mặt, và do đó nền đường cần đủ vững chãi để đảm bảo không nứt vỡ khi đoàn xe đi qua (nghĩ mà nản cho mấy cái vỉa hè HN) do đó nếu bạn nào đi du lịch đến quảng trường Đỏ cũng đừng thấy lạ tại sao nền quảng trường đỏ không phải là đá hoa cương mà toàn những viên đá hộc hình dạng gần gần hình chữ nhật với chiều dài các cạnh khoảng hơn 10cm (tất nhiên nền của quảng trường còn được gia cố nhiều lớp chứ không phải đất hay beton thường).

Với người thường để có thể chen chân đến gần quảng trường Đỏ xem diễu binh là khá khó, nếu quyết tâm thì 4h sáng dậy, đón chuyến metro đầu tiên lúc khoảng 5h và đến trước xếp hàng mà chờ quảng trường mở cửa để chen lên đầu mà coi, còn không thì chỉ có thể đến cách đó khoảng hơn 1km chỗ các binh chủng tập hợp chuẩn bị đi vào lễ đài để xem và chụp ảnh. Chỗ đó không xôm tụ nhưng xác suất chụp được vài kiểu với khí tài quân sự của họ là khá cao.

View attachment 271782
Sau đó người Nga cũng hay đổ về tham dự buổi lễ tổ chức ở công viên Chiến Thắng. Nơi ấy là nơi có cái cột biểu tượng mà tôi tả ở mấy post trước về số ngày chiến tranh,… Đến đấy trong những ngày này sẽ gặp kha khá các cựu chiến binh (chục năm trước thấy nhiều, năm ngoái đi ít quá, chắc các cụ mất nhiều lắm rồi) ngực áo chi chit những huân chương và huy hiệu anh hùng tay cầm vài bông hoa cẩm chướng đi với con cháu hoặc các cụ tự đi theo đoàn về đây dự lễ. Có thể chụp hình (mà tôi cũng rất thích chụp chung với các cụ, với tôi cái ngực áo kín huy chương ấy nó là lịch sử, nó là sự chứng nhận và ghi nhận cho những gì quý báu nhất, anh hung nhất mà một người con có thể dâng tặng cho tổ quốc của mình).
View attachment 271790
Hình ảnh người lính cuối cùng còn lại sau khi những đồng đội cũ của ông đã ra đi và không thể tham dự ngày chiến thắng năm đó.

Quảng trường trong công viên chiến thắng khá rộng và ít chi tiết, ở đó nổi bật nhất có 2 thứ thôi, cây cột và bảo tàng. Trong bảo tang lại có 1 nơi nên ghé xem đó là dãy phòng với các bức tranh vòm mô tả các chiến trường khốc liệt nhất. Bức tranh vòm được kết hợp giữa hội họa và nghệ thuật sắp đặt chi tiết. Có những khẩu pháo thật, chi thiết thật được bố trí quan bức tranh, kéo dài và làm sâu thị giác người xem, khiến người xem cứ băn khoăn chỗ nào là nơi tiếp nối giữa tranh và các chi tiết thật. Rất đẹp và ấn tượng, nghe bảo TQ cũng đã coppy ý tưởng này cho một bảo tang nào đó của họ.

View attachment 271766
Tối ngày 09-05 luôn là một màn pháo bông hoành tráng ở rất nhiều thành phố khắp nước Nga để mừng ngày trọng đại này.

Ở phương diện người quan sát tôi thấy người Nga ứng xử thật tuyệt vời với lịch sử. Họ ở thời điểm này tuy có rất nhiều dòng tư tưởng khác nhau về thể chế chính trị, sự tự do báo chí, quyền công dân hay sự quản lý của chính quyền, rất nhiều biểu tình lớn nhỏ hoặc những bài chỉ trích, ủng hộ, đả kích mỗi ngày được đưa lên mạng về cách làm việc hoặc cách tuyên truyền của chính phủ. Nhưng đối với lịch sử, phần đông (kể cả những người trẻ bất mãn) vẫn dùng một sự tôn trọng để nhìn nhận.
View attachment 271813

Rất nhiều người đã hiểu rằng mặc dù Hồng Quân đã thắng rất nhiều cuộc chiến nhưng họ thất bại về quản lý sau cuộc chiến khiến nước Nga đã có những thời khắc khổ đau, nhục nhã và nghèo đói dù là người chiến thắng, nhưng không mấy người lại cho rằng ngày 09-05 là ngày “quốc hận” hay đánh đồng các sự hy sinh của những người lính với sự ngu dốt trong quản lý của chính quyền sau này. Họ cũng dành sự tôn trọng ở mức cao nhất với sự hy sinh của mỗi người ngãy xuống và nói về sự hy sinh ấy luôn luôn là với sự biết ơn sâu sắc nhất cả trên phương diện chính quyền lẫn cá nhân.


Lịch sử là lịch sử, cần xem xét nó, nghiên cứu nó với sự tôn trọng và hiểu biết về thời điểm lịch sử mà mỗi sự kiện diễn ra, không phải bằng sự tự mãn chiến thắng hay sự thù hận thất bại. Cho đến khi nào mà mỗi thanh niên VN hiểu được điều đó bất chấp sự cho phép hay không từ phía nào chăng nữa thì may ra mới có thể hy vọng về một nước VN phát triển trong tương lai.

View attachment 271812
:too_sad:
 
Văn Hóa xếp hàng.

Hôm nay vừa vật vã cả ngày mà không được gì, ngày thứ 3 rồi, chỉ 1 chữ kí mà phải xếp hàng mãi không xong. Vừa bực, nhưng vừa rất cảm phục cái văn hóa xếp hang của họ. Sẵn hứng nên viết chút về nó.


Tôi đến bây giờ, sau hơn 10 năm trôi qua, vẫn nhớ như in cái ngày đầu đặt chân lên nước Nga lạnh lẽo này. Hôm ấy trời vừa hơi bớt lạnh (theo lời người đi đón) nhưng với chúng tôi thì quá khủng khiếp. Một lũ sinh viên ngơ ngác (cả những đứa nhà thành phố cũng ngơ ngác) tay xách nách mang valy, đồ xách tay ra cổng hải quan. Và như một nhẽ, chúng tôi không đứng theo hàng, chỉ là lố nhố đứng chung với nhau. Người ta ra hiệu bảo lũ việt nam chúng tôi đứng sang một đường riêng làm thủ tục, có rất nhiều người VN khác đi chung chuyến mà sau này tôi mới biết họ là dân đi buôn hoặc lực lượng nhân công sang xưởng may. Lố nhố, ồn ào và hỗn loạn. Nhưng ở thời điểm ấy, tôi không hề ý thức về sự khác biệt xấu xí ấy, không hề chú ý về sự im lặng và trật tự của những hàng thủ tục của người Nga, hay nước ngoài nói chung, ở bê cạnh. Sự khác biệt này chỉ có sau khi tôi ở xứ này mấy năm và có dịp chứng kiến lại khi tiễn bạn ra sân bay về nước.


Ngay tối hôm đó, nhận phòng ốc, đói và muốn mua cái gì để ăn. Thế là xuống cái kiod bé bé của kí túc, nơi bán hầm bà lằng mọi thứ. Đó là một đêm mùa Đông, cái kiod thì bé và bà phục vụ đang nghỉ giải lao, nghỉ giải lao 5, 10 phút kể cả đang có một hàng dài khách đợi mua hàng cũng là một nét rất riêng của nước Nga hậu xô viết. Một hàng khoảng 20 người cứ đứng đấy, cứ lặng lẽ nhìn vô định về phía trước, vào gáy người trước, nhìn xung quanh hay đọc một tờ báo cũ có thể là Pravda hay một tờ báo giải trí vớ vẩn nào đó. Họ đứng và im lặng chờ. Tôi với thằng bạn nhiễm cái không khí ấy cũng đứng vào hàng, vô thức. Chợt thèm cái cảm giác “Cô ơi lấy cháu gói mì, chị lấy em cục xà phòng, …” í ới trong các tiệm tạp hóa mà tôi chỉ vừa xa có hơn chục giờ đồng hồ.

article-2255693-16B57A8C000005DC-948_964x647.jpg
Những ngày sau đó, xếp hàng đã trở thành một hành động vô thức, khám sức khỏe – xếp hàng, mua đồ tiện ích – xếp hàng, nhận sách – xếp hàng, đi vệ sinh – xếp hàng,… Đôi khi bị mắng vì tội chen ngang do không biết pahir hỏi một câu hỏi rất chuẩn mực “Kto pasletsnhii – ai là người cuối cùng?” khi muốn xếp hàng, vì có khi người đang xếp cuối chạy đi hút thuốc hay đang ngồi đọc báo đâu đó. Phải luôn luôn hỏi nếu không muốn bản thân là kẻ chen ngang.


Đôi khi, người ta sẵn sàng bỏ qua thứ tự cho một người nào đó, thứ tự ưu tiên thường là: cấp cứu khẩn cấp (trong bệnh viện – tất nhiên), người đang đứng chờ có vấn đề sức khỏe (như kiểu tăng huyết áp hay mệt đổ mồ hôi như tắm,…), các cụ già đi lại khó khăn (nếu các cụ muốn, vì nhiều cụ dù vậy cũng nhất định không chen ngang), bà bầu hay bà mẹ và em bé nhỏ,… còn lady first tuyệt không nằm trong danh sách này. Phụ nữ Nga họ về cơ bản không đòi hỏi sự thiên vị trong đối xử (phần đông chứ không phải 100%) và do đó, sự bình đẳng đến với họ khá tự nhiên.

1_279a56c0.jpg


Chỉ có một trường hợp đối với lũ sinh viên mà ai cũng muốn nhường người khác vào trước là lúc trả thi vấn đáp! Vào càng sớm chết càng oanh liệt – thống kê không chính thức từ kẻ hơn 6 năm thi lien tục và 3 năm giúp người khác chấm thi.

Có những ngày mùa đông, giữa cái lạnh âm 18-25C, tôi cần ra ngoại ô mua ít quần áo, đồ điện tử và gia dụng (ở đấy có mấy trung tâm hàng lỗi hàng giảm giá chính hang). Khi đến bến xe, nhìn hàng người xếp hàng chờ lên xe là chỉ muốn về. Những năm đầu còn khỏe và háo hức thì hay xếp hàng, những năm sau kinh nghiệm hơn thì chọn khung giờ ít người để đi. Cứ tưởng tượng cái lạnh cắt da thịt, đôi khi một cơn gió thổi qua thì như những lưỡi dao băng miết vào từng thớ thịt một. Đôi giày tôi đi bằng chất liệu cao su giả da, đế giày là cao su đặc cao 2,5cm, trong giày lót đầy một lớp lông (chắc nhân tạo) thế mà đôi giày như thế chỉ cần đứng 15 phút ngoài trời là chân bắt đầu thấy buốt, cảm giác cách nhiệt của đế giày dần mất đi, chúng tôi phải nhảy cò cò một chỗ, cò cò cho đến khi được bước lên xe. Vì đi ngoại ô không có xe bus thôg thường, chỉ là loại xe avtolai be bé 12 chỗ nên hàng dài như tôi lần đầu xếp là đến cái xe thứ 7 tôi mới được lên. Cái cảm giác chui được vào xe mà đôi cân hình như lạc đâu mất nó rất khó để nói nên lời. Sau này tôi rất ít khi dám đứng xếp hàng mùa đông kiểu đó, vì mỗi đêm xếp hàng như thế về nhà là gan bàn chân cứ đau nhức, đôi khi còn nhói lên từng cơn. Rất đáng lo ngại.

Chính những lần như thế tôi mới cảm thấy nể và thêm thán phục những “con buôn” chợ Vòm (“con buôn” là từ cũ của tôi và bạn bè hay dung mang hàm ý hơi miệt thị dân chợ búa khi mới sang Nga, sau này tôi gần như không bao giờ gọi họ như thế, vì quả thật, họ rất đáng nể!). Bạn cứ tưởng tượng những con người VN bé xíu, bé đến mức có đôi người như tụt hẳn vào trong cái áo đông dày cộm họ đang mặc. Thế mà cứ đứng như thế giữa khu chợ Vòm qua suốt bao mùa Đông từ 4-5h sang. Tiền không hề dễ kiếm như lũ trẻ chúng tôi thời ấy thường mặc định.

Tuy nhiên, sự xếp hàng của nước Nga cũng là một chứng nhận cho sự lề mề và kém cỏi trong khâu hành chính. Chỉ đưa 1 ví dụ nhỏ là sinh viên nước ngoài mỗi một năm đều sẽ phải xếp hàng làm lại giấy tờ visa và hộ khẩu. Mỗi một năm! Cho cả một quá trình học 5 năm. Trường nào ít sv nước ngoài còn đỡ, trường đông như trường tôi, năm nào cũng nghe nói đánh nhau vì lũ Tàu và lũ đầu đen hay chen ngang xếp hàng, đôi khi lũ việt cũng chen nhưng bị tóm thì lẩn cũng nhanh, ít xảy ra cự cãi. Hơn nữa nếu dính vào đánh nhau thì lũ VN chắc cú bị kỉ luật, có thể đuổi học, chứ lũ Tàu thì SQ nó can thiệp cũng nhanh nếu ko có hậu quả nghiêm trọng.

1c5dd0d53812c2030c589f93e612415e.JPG.jpg
Sau từng ấy năm các bạn Nga vẫn không thể cấp nổi một cái hộ khẩu cho 5 năm học ĐH của SV, và mỗi năm một lần cơn ác mộng xếp hàng lại đến. Như thường lệ, các phòng hành chính cho SV nước ngoài làm việc sau 2h, đến 6h và chỉ vài ngày trong tuần (SV mà ko kịp hoàn tất là sẽ bị phạt khá nặng) nên những ngày cao điểm từ 6h sang người ta đã bắt đầu xếp hàng (nói kĩ là giờ làm việc của các văn phòng bt sẽ bắt đầu từ 9h sang). 6h sáng là lọ mọ sang cửa phòng bắt đầu xếp hàng ghi tên.

Thường có một tờ giấy nhỏ của ai đó đưa ra, ai đến trước ghi tên vào, sẽ có một chú nào đó đứng ra đọc tên đọc số để lần lượt từng người vào. Có một lần tôi đến lúc 7h sang mà danh sách đã là số 80. Khủng khiếp! Đôi khi quá chán ngán người ta lấy ra tờ giấy thứ 2 ghi danh sách luôn cho ngày hôm sau dán lên cửa. Nhưng cách này thường không hiệu quả do sang hôm sau người ta sẽ đến sớm và xé đi để bắt đầu một danh sách mới.
Ôi những hàng người dài dằng dặc và rất ít khi xảy ra ồn ào. Mỗi người tự chọn lấy cách giải trí riêng cho mình trong lúc chờ đợi, lâu lâu người ta lại ngẩng đầu lên hỏi “số mấy rồi?” và lại tiếp tục chờ đợi nếu chưa đến số của mình. Ôi sự trật tự đầy thán phục nhưng cũng thật ám ảnh! Nếu sống đủ lâu ở Nga, cái cảm giác xếp hàng có thể đôi khi sẽ đi vào cả giấc mơ của bạn. Như tôi đã có lần mơ một giấc mơ kì lạ, tôi đứng trong một hàng người chờ làm visa, tôi cứ đứng đấy và mỏi mệt trong giấc mơ của chính mình. Cho đến khi cái đồng hồ báo thức của đt reo ầm ỹ tôi mới giật mình ngồi dậy chửi đổng “Mie, lại mơ!”
 
Hệ Thống Siêu Thị.

Đầu những năm 2000, khi tôi lần đầu đến Nga, tại Moscow này hệ thống siêu thị là khá ít so với tương quan dành cho thủ đô của một nước lớn. Tôi không có số liệu cụ thể ai có thể tìm ra xin giúp.

Những lần đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm của hơn 1 năm đầu tiên của tôi diễn ra ở một khu chợ bé mà nó khiến tôi nhớ cái chợ tự phát gần nhà. Đó là một khu chợ rất bé, nằm gần một khu nhà đang xây dở. Nó bé như cái chợ tự phát xóm tôi vậy, chỉ gồm 2 hàng thịt, 2-3 hàng rau, 1 ki-ốt bé xíu để bán bánh mình, nui, gạo, đường,… đối diện bên dãy ki-ốt là mấy bà Nga già hoặc đầu đen tự bày hàng ra bán, hàng chỉ là hành lá, hành củ, khoai tây xấu hoặc thậm chí là cuốn sách cũ, ít đồ chua tự muối (dưa chuột, tỏi, cà chua, bầu,…) hay vài đôi tất được đan bằng loại len sợi to và nhiều lông (loại tất này đi không quen hơi ngứa). Siêu thị gần nhất cách gần 15 phút đi xe (nhưng chuyến xe ấy chờ khá lâu, có khi 30 phút). Mà nơi tôi ở hoàn toàn không phải ngoại ô nhé, cũng khá là sầm uất.

cho nho.jpg

Sau đó tôi và mấy thằng bạn tìm ra 2-3 khu chợ nữa quanh nhà, cũng là chợ, có vệ sinh sạch sẽ hơn chợ ở VN nhưng vẫn là chợ, không phải siêu thị. Và năm đầu tiên đến Nga, việc mua quần áo (kể cả đối với dân thường Nga) hầu như được thực hiện ở các chợ VN –Tàu – Thổ (chợ Salut 3, salut5, chợ vòm,…), đó là giai đoạn chợ Việt cực kì ăn nên làm ra.

Chỉ sau đó 2 năm, hệ thống siêu thị mọc lên như nấm sau mưa, tiềm năng từ nhu cầu hàng hóa của thị trường Nga đã kích thích rất nhiều nhà phân phối ngoại quốc đổ tiền đầu tư vào. Thực ra các siêu thị đã bắt đầu được xây hoặc tiến hành thương thảo địa điểm từ trước đó vài năm, đến lúc ấy là hoàn tất và chin mùi.

central-market-in-yaroslavl-russia-small-shops-selling-anything-you-DPCH9R.jpg

Thực phẩm siêu thị thời điểm ấy vẫn còn đắt hơn ở chợ một chút và thói quen của người Nga thì chưa thay đổi nhanh đến thế. Văn Hóa siêu thị cũng như mọi thứ VH khác, cần thời gian để thẩm thấu. Và nhất là các cửa hàng khác trong khu phức hợp siêu thị chưa thực sự hấp dẫn. Đang quen mua quần áo ở chợ, tự dưng hơi sợ khi bước vào một shop ở nơi trông có vẻ sang trọng. Đang ở chợ vừa mua vừa tám với bà bán hàng, giờ vào shop thấy bọn nhân viên cứ lừ lừ nên cũng ngại. Đó cũng là trải nghiệm của chính cá nhân tôi.

Tuy nhiên như tôi đã nói, không thể phủ nhận sức mạnh của một tổ hợp kinh doanh đa dạng, an ninh và nguồn hàng có tính đảm bảo cao, người Nga bắt đầu mạnh dạn vào siêu thị mua sắm. Cho đến thời điểm các nhãn hàng thời trang giá rẻ (như NewYorker, Zolla, …) và văn hóa Mùa Sale bắt đầu xâm nhập thì siêu thị (chính xác hơn là trung tâm mua sắm) trở thành nơi dạo chơi, hẹn hè và tiêu tiền của thanh niên. Không khí các trung tâm thương mại cỡ lớn bắt đầu trở nên sầm uất và đầy sức sống. Nói cho cùng, giữa việc đi dạo khu chợ trời và vào khu TTTM khi mà mùa Sale đến thì TTTM có sức hấp dẫn hơn. Hàng hóa giá cả niêm yết rõ, an ninh trật tự đảm bảo, tính đa dạng của mọi loại hàng hóa, và tâm lý sang chảnh kéo các bạn trẻ đến với TTTM, thay vì dạo chợ như bà ngoại của mình.

Khi ấy tôi có nói cảm nghĩ của đấy của mình với một nhóm người quen lúc sang nhà ăn cơm, có 2 vợ chồng một anh chú ý và sau đó rút vốn về VN mở quán nhậu lại ăn nên làm ra, giờ lâu lâu vẫn chat YH nói nhờ tình cờ chú ý rồi cũng chán cảnh giấy tờ không hợp lệ nên quyết rút về, nhờ vậy mà bảo toàn được vốn, chứ như mấy nhà kia vài năm sau cũng mất kha khá vốn, giờ vài người cũng định về chứ chán quá, bán buôn đặc biệt từ sau tết năm 2015 đến giờ khó khăn chồng khó khăn.

Tỉ_giá_trao_đổi_của_đồng_Ruble_với_USD_và_Euro_năm_2014.jpg

Chính quyền Moscow dù có nhiều nhượng bộ nhưng quan điểm chung rõ rang là dẹp chợ bán lẻ, vì lý do hàng fake, an ninh, lao động bất hợp pháp, chuyển tiền phi pháp ở những khu ấy nó gây nhiều phiền toái trong vấn đề quản lý. Salut3, 5 dân đóng cửa, hoặc ít ra thì người VN rút khỏi những nơi ấy chỉ trong vài tháng. Họ dạt đi khắp nơi trên xứ Nga này, có người liều gom hết vốn về lại chợ Vòm, có người đi ra chợ ngoại ô hay TP xa tìm cơ hội, có người đi UFA có người vè hẳn, có người sang Đông Đức,… Người VN bán lẻ dần rời khỏi Moscow. Bây giờ số người VN bán lẻ ít hẳn so với những năm đầu 2000 và nhìn chung thì buôn bán khá khó khăn.

Giờ thì siêu thị có ở khắp nơi trên Moscow, quanh khu tôi ở giờ có 2 TTTM cực lớn, 3 siêu thị mini chuyên thực phẩm. Đi xa một tý ra phía ngoại ô lại có cả một khu phức hợp IKEA, ASAN, MEGA to vãi xoài. Những nơi ấy trở nên chật ních và náo động trong những ngày cao điểm giảm giá như những ngày giữa tháng 7 và giữa cuối tháng 1. Có thể mua quần bò Adidas, Zara, giày Ý handmade, thời trang phụ nữ, mỹ phẩm mà giá chỉ từ 20-70$, có những cái rẻ bằng một nửa ở chợ, mà hàng chợ thì 100% fake. Thế thì ai dại mà đi chợ trời?
 
Khó khăn của Nga và lý giải về cách người Nga ứng phó.


Ai cũng nghĩ rằng người Nga sẽ không thể chịu nổi sự suy thoái về kinh tế trong năm vừa qua. Và cũng rất nhiều nước nghĩ rằng nước Nga sẽ sớm lao vào khủng hoảng không lối ra khi mà đồng tiền mất đi một nửa giá trị, và rồi sẽ sớm thôi, nước Nga sẽ lao về thời đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước.

Tôi cũng ko là ngoại lệ, tôi cũng gần như khẳng định điều đó. Nhưng rõ rang sự sụp đổ đã không xảy ra, ít ra thì 1 năm rồi nó chưa xảy ra. Thật lạ lùng! Tôi cũng chỉ dám đưa ra những ý kiến rất rất cá nhân từ một con người ko được đào tạo chuyên nghành kinh tế vĩ mô nhưng đã sống đủ lâu ở xứ lạnh này. Vì thế tôi không cung cấp những phân tích từ phía chính quyền vĩ mô mà chỉ nói lên từ góc nhìn của người mà quanh mình là những người Nga rất đỗi bình thường!

protest-action-of-independent-trade-unions-in-russia-1992-BPWXGW.jpg


Hãy dời ánh mắt về những năm 90. Những câu chuyện các chú các bác lăn lộn qua những năm tháng đó vẫn luôn gợi trong tôi rất nhiều suy nghĩ. Những câu chuyện rời rạc, những góc nhìn rất hẹp và những lý giải rất mang tính cá nhân của người kể dù gì cũng giúp tôi gắn kết thành một bức tranh từ nhiều mảnh ghép. Nó cũng giúp tôi lý giải phần nào tính cách của người Nga, và có lẽ vì cái tính cách ấy nước Nga vẫn đi chầm chậm trong những ngày tháng này chứ chưa bị đánh gục.

Những năm 90, khi mà những “khó khăn tạm thời” đã trở thành một chi tiết rất chung trong mọi báo cáo của bộ chính trị mỗi cuối năm, nước Nga xô viết bắt đầu thấm thía sự thi vị hóa kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa đầy giáo điều.

st-im.jpg

Những năm tháng ấy, để duy trì vị thế đàn anh, nước Nga vẫn chu cấp cho các nước trong khối XHCN khá khá là nhu yếu phẩm. Hiếm có ai trong các kĩ sư ở các nhà máy chế tạo vũ khí dám đưa ra ý kiến rằng số hàng xuất ra cung ứng cho các nước đàn em nó làm kinh tế và công nghiệp Nga thiệt hại đến thế nào, điều này cũng xảy ra với nông nghiệp, cho dù nếu nói chính thức thì những cánh đồng khi ấy cũng không hẳn nằm trong biên giới nước Nga.

Mỗi người con của nền XHCN vẫn sống và phơi phới tin vào tương lai như những bậc cha anh. Chiếc bàn là suốt hai mươi năm giá không đổi-chỉ vài rup, quyển sách chuyên ngành-vài chục kopek, ,quạt tai voi, bóng đèn điện… giá cả - thứ mà phải được tự định giá bởi thị trường, lại được định giá bằng những văn bản và mức giá của 20 năm về trước.

Rất nhiều tiền nhà nước thì đổ vào cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh Lạnh hay các dự án chinh phục vũ trụ, lúc ấy – không như người Mỹ - các nhà khoa học Nga không quen liên kết những thành tựu khoa học với lợi ích kinh tế trên tầm thế giới, có lẽ cũng ít người nghĩ chuyện phóng vệ tinh lên quỹ đạo ngoài mục đích do thám còn có thể phục vụ cho truyền hình, truyền thông để có tiền mà tái đầu tư,…vì làm gì có đài truyền hình tư nhân để mà bán đường truyền – tất nhiên đó chỉ là một ví dụ,…

salyut 6.jpg


Thế rồi đến một thời điểm định mệnh, mọi sự cố gắng về mặt hành chính ko thể che giấu một điều hiển nhiên-kinh tế nước Nga hay khối Liên Xô đã đi đến bờ vực. Quỹ lương hưu sụp đổ, lạm phát… Không nhiều người cảm thấy dễ thở những năm tháng ấy, đặc biệt giới hưu trí.Rồi đột nhiên Gorbachev làm ra một việc mà vì nó sau này rất nhiều người Nga nói ông là kẻ phản bội lớn nhất, nhưng cũng không ít người hiện vẫn treo chân dung ông ta thậm chí ngang hàng với Lenin (vai trò Lenin trong long người Nga là ko suy chuyển cho dù họ hiện có là nước TBCN).
 

Attachments

  • main-qimg-e97a32535c81e1361ea2f60061064f55.jpg
    main-qimg-e97a32535c81e1361ea2f60061064f55.jpg
    143.5 KB · Views: 145
Khó khăn của Nga và lý giải về cách người Nga ứng phó. (2)


Rồi sau đó gã tổng thống say như hũ chìm Yeltsin xuất hiện, nước Nga lại lao đao. Vũ khí Nga bị lén bán ra nước ngoài theo cân, giá một container sung ống có khi chỉ bằng một con xe ngoại nhập. Các bạn có thể xem qua phim Quyền lực của Chiến Tranh để hiểu thêm ty tý về thời này. Những năm tháng này, giới lãnh đạo, tướng lĩnh, người thất nghiệp… có một điểm chung-rất hay say. Cả nước Nga đều say, có lẽ họ muốn say thì đúng hơn. Có lẽ tiềm thức họ ước gì chỉ sau một cơn say, khi tỉnh lại mọi thứ đều trở về thời xô viết quen thuộc. Nhưng thời gian không bao giờ trở lại!

Trong những năm tháng ấy, lạ một điều là rất nhiều người Nga không thể xoay sở để kiếm miếng ăn-trái ngược hoàn toàn với dân Việt. Họ cam chịu, và bất lực. Mọi nhu yếu phẩm bằng rất nhiều con đường vẫn đổ vào nước Nga, có lẽ giới cầm quyền cũng biết nhưng lờ đi, vì cơ bản là chính những con đường không chính thống (lậu) ấy mới giúp người Nga có đủ áo ấm mùa Đông, có việc làm (bán thuê, cửu vạn, phiên dịch…), thứ mà chính quyền đang hỗn loạn lúc ấy ko thể làm được. Thế nên chợ Vòm mới được sinh ra, thế nên những triệu phú người Việt, Tàu, Thổ mới được sinh ra, thế nên xã hội Nga mới trở nên lắm tệ nạn như thế. Rõ rang là uống rượu độc giải khát, nhưng không làm thế thì có cách gì khác đây.

Cái chính là, thật lạ, trong những năm tháng khó khăn ấy số người Nga đánh mất đi bản ngã hay tính nhân văn lại ít hơn rất rất nhiều so với tưởng tượng. Và vì thế, chỉ cần qua khỏi những ngày khủng hoảng, nước Nga lại dần khôi phục văn hóa của mình. Các Bệnh viện vẫn tận tâm cứu người, các trường ĐH vẫn sáng đèn, số Bác sĩ, Giáo Sư dù nghèo nhưng không trở nên vô đạo đức vẫn chiếm số đông, thư viện vẫn mở cửa đến tận khuya, thậm chí đêm 31-12 mỗi năm vẫn còn rất nhiều GS làm việc đến hơn 10h mới về nhà đón Tết. Họ cứ thế, chậm chạp, lầm lũi đi qua khó khăn, gìn giữ cho mình, cho nước Nga một chút lương tri ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng.

Thế rồi Yeltsin ở những ngày tháng tỉnh táo ít ỏi và cuối cùng của mình lại làm được một điều có ích cho nước Nga: Chỉ định một người trẻ đi ra từ KGB và gần như vô danh (với mật vụ nước ngoài) ở thời điểm ấy làm người thay chỗ mình – Putin. Hầu như ai cũng bất ngờ về người đàn ông này.

Hơn 10 năm cầm quyền với 3 nhiệm kì có xem kẽ bởi Med, người đàn ông trẻ tuổi ấy tạo nên rất nhiều luồng ý kiến, và phản đối ông tuyệt đối không phải từ một bộ phận nhỏ người Nga.

Nhưng rõ ràng, nước Nga từ sau khi ông ta nắm quyền đã rất nhanh tỉnh rượu. Từ một vũng lầy đầy hỗn loạn Nga đã trở lại và tiến về vị thế của mình như những năm 50. Họ tiến nhanh và táo bạo, đôi khi là một sự táo bạo thái quá, khiến cho những nước ở chiến tuyến bên kia khá là bất an. Những đòn đánh chính trị và kinh tế luôn được tung ra, đòn mạnh chỉ chờ có lý do là đủ. Trong đó chiến lược về hệ thống phòng thủ tên lửa đã đưa đến vấn đề Ucraina và sự kiện Crum. Đừng đánh giá, nhận xét đúng sai trong chuyện này, bạn có lẽ không hiểu đủ sâu đâu. Chỉ có điều sau sự kiện ấy, nước NGa một lần nữa đứng vào thế “kẻ sai” theo thứ tiêu chuẩn của Mỹ và các nước Đồng Minh của mình đề ra. Thứ tiêu chuẩn kép!

Nước Nga rất nhanh nhận hàng loạt đòn trừng phạt, kinh tế xuống dốc, tiền mất giá, các hàng xóm quay lưng (thực ra cũng nên xem xét lịch sử để hiểu sự quay lưng này không phải tất cả đều là phản bội). Quan trọng là theo mọi người, liệu Tintin có lường trước hậu quả sẽ đến mức này hay không? Rất khó nói!

Nhưng rõ một điều, Nga đã không sụp đổ, không phải là không nhanh như tưởng tượng, mà là rõ rang là không sụp đổ - cho đến lúc này! Vì sao?
Theo cá nhân tôi, thứ nhất: “Kẻ ác” trong tấn bi kịch này không phải là ai khác mà là Mỹ-theo đánh giá của 90% người Nga, và trong tiềm thức người Nga trong khoảng nửa thế kỉ nay Mỹ chính là thứ kẻ thù mà ai cũng thừa nhận (như kiểu nước lạ đối với ta), họ cho rằng người Mỹ luôn chơi bẩn, chơi xấu, hèn hạ và cũng vì thế, nước Nga không thể có chuyện đầu hàng một kẻ thù hèn hạ. Mỗi người Nga đều quay sang ủng hộ vị tổng thống cứng cỏi của mình – họ bỏ qua mọi sai sót, sự cứng rắn thái quá hay thậm chí cả những cáo buộc tham nhũng đang tràn lan trên mạng dành cho ông. Với họ ông là kẻ lãnh đạo đủ lạnh lùng và cứng cỏi để đương đầu với Mỹ. Họ muốn thế, họ cho dù thua tuyệt chưa bao giờ muốn cúi đầu. Thế mới hiểu có được long dân quan trọng đến thế nào!

Thứ hai: Nói đúng ra, đây thậm chí chưa phải là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất, tiền mất giá, lương giảm, thất nghiệp, nhưng thức ăn thì vẫn có nhiều ở các siêu thị. Số thức ăn dự trữ của Nga vẫn đủ để duy trì sự sống, chứ không như những năm 90. Họ chỉ cần ăn ít một tý, tiết kiệm một tý, hoặc mua loại thực phẩm rẻ hơn vài lần thì vẫn không chết đói được. Mà với dân, chỉ cần còn thực phẩm đủ là tính bạo loạn sẽ giảm đi rất nhiều. Suy cho cùng Dân dĩ Thực vi tiên.

Thứ ba và cũng là quan trọng nhất: Hơn 3 thập kỉ qua, số lần nước Nga khốn cùng cũng không phải chỉ 1-2 lần, dường như nói một cách lạc quan, họ đã được tập huấn cho trường hợp này. Kí ức về những năm đầu 90 hay đầu 2000 đủ để tạo ra một kinh nghiệm khá hữu ích cho tình huống khẩn cấp như mùa đông 2015. Mọi thứ khi đã quen thuộc sẽ không dễ gây ra hỗn loạn nữa!

Những điều này có lẽ không hoàn toàn chính xác theo suy nghĩ của các bạn nhưng đó chính là điều tôi cảm nhận từ góc nhìn của cá nhân. Nước Nga không thể chối bỏ những khó khăn họ đang phải trải qua nhưng họ chưa bao giờ đầu hàng nó, cả về thái độ của chính phủ lẫn những người dân bình thường nhất. Họ ương ngạnh, lầm lũi và nhìn về cùng một hướng, ít ra ở những ngày này. Mọi dự đoán về tỷ giá là khá ảm đạm nhưng chỉ cần chính phủ đảm bảo ít ra về phía người dân của mình là nguồn cung thực phẩm không giảm đi tôi nghĩ mọi điều tồi tệ sẽ sớm lùi xa. Đương nhiên chỉ thực phẩm là không đủ, nước Nga vẫn cần học cách sống để có bạn bè!
 
Hồi đó viết bằng giọng trẻ trâu quá. Đọc lại thấy hơi ngượng. Để em edit lại rùi up tiếp nhé các bác
con bạn bên Nga cũng hay kể về thói xấu chơi của dám người Việt bên đó. nghe ức chế vô cùng
nhưng thật tình nước Nga với mình đẹp và thanh bình vô cùng. có lẽ mình đã lớn lên cùng những đầu sách của nhà xuất bản Cầu Vồng nên nó thế
0_182dc5_364680b7_orig.jpg

không liên quan mấy ông bắc 54 chỗ mình cũng hay phê phán thói xấu của dám người Việt trên đất Mỹ
 
Ngày lễ chiến thắng

Trong cái tưng bừng (hay hận thù từ nơi xa xứ) của ngày 30-4 tại VN, một ngày mà theo cái lý do chính đáng là để kỉ niệm một chiến thắng mang tính bước ngoặt, to lớn, mang theo biết bao hy vọng và đầy bất ngờ về mặt quốc tế trong đúng cái thời điểm mà chiến thắng ấy xảy ra, thì tại nước Nga người ta cũng rục rịch, và long trọng hơn rất nhiều, chuẩn bị cho một ngày lễ VĨ ĐẠI nhất với nước Nga trong khoảng hơn nửa thế kỉ này, ngày chiến thắng (Phatxit Đức).

View attachment 271761

Về sự tàn khốc của cuộc chiến với phe phatxit và những hy sinh khủng khiếp và đầy bi tráng của những người con trong lực lượng Hồng Quân Liên Xô thì mong các bạn trẻ cần ghi nhận với tất cả sự tôn trọng của một con người văn minh. Bạn muốn lái cái gì về những điều xảy ra dưới thời Stalin hay lái thế nào thì tôi không biết, nhưng nếu phỉ nhổ lên những xương máu ấy thì quả là quá kém liêm sỉ rồi. Người Nga riêng với ngày này, không ai tranh luận hay phân biệt tôi là người chống Putin hay ủng hộ Putin cả. Đây là ngày để cả dân tộc Nga tự hào.

Với người dân Nga, ngày 09-05 là một dấu son trong lịch sử, là điểm nhấn kết thúc của tất cả những hy sinh, mất mát và đầy bi tráng của những trận chiến kéo dài dọc nước Nga, kéo dài sang biên giới và thành trì của kẻ thù. Có những trận đánh đi vào lịch sử, đi và giáo trình giảng dạy tác chiến trong những trường võ bị thời ấy. Cuộc chiến ấy là nơi khai sinh ra biết bao nhiêu loại chiến thuật, bao nhiêu anh hung, và cả những bước nhảy vọt về kĩ thuật chế tác vũ khí hay nôm na là kĩ thuật phục vụ chiến tranh.

Một cuộc chiến mà lực lượng Hồng Quân có những lúc thực sự là phải sử dụng chiến thuật biển người, thí mạng tìm đường thắng trong gang tấc. Thực ra ở thời điểm này rất nhiều thanh niên trề môi chê bai sỉ vả cái chiến thuật ấy như là một chiến thuật ngu si và thể hiện sự coi thường mạng lính của lãnh đạo phe Hồng Quân – hay phe miền bắc VN trong cuộc chiến của chúng ta nhưng nếu đứng trên bình diện cái nhìn của những tướng lãnh thì với vị thế thấp hơn địch quá xa về mặt vũ khí hay ở tình thế hoàn toàn không còn điểm lùi thì vì chiến thắng (mà chiến thắng ấy là quá quan trọng cho toàn bộ chiến trường) thì việc nướng quân là việc không ít tướng phải chấp nhận.

View attachment 271779

Thực ra, tuy những gì sắp nói sau đây hầu như là cảm nhận cá nhân qua những hình ảnh tư liệu trong bảo tang Nga (phe chiến thắng) của tôi, sự hi sinh ấy về cơ bản là có phần đông cá nhân người lính đồng ý và sẵn sàng đón nhận (với VN thì việc ôm bom ba càng lao vào xe tăng Pháp hay lấy thân mình lấp lỗ châu mai hoặc với Nhật thì lực lượng không quân Thần Sấm là những ví dụ điển hình). Đừng mang đạo đức hay cái luận điệu rằng sinh mạng mới là quan trọng nhất ở thời đại ăn uống đủ đầy, hòa bình ổn định này để phán xét thời khắc lịch sử ấy, nó hoàn toàn là phiến diện.

View attachment 271777

Không đi sâu nữa kẻo lại dẫn đến tranh luận về ý thức hệ và các tay đua lại nhập cuộc.

09-05 là ngày mà cả nước Nga sẽ thức dậy rất sớm, dõi theo màn hình tivi hoặc trực tiếp tiến ra quảng trường Đỏ ngay từ tờ mờ sáng để xem và tự hào với cuộc diễu binh có quy mô và ý nghĩ biểu trưng cực kì to lớn, Diễu Binh Mừng Lễ Chiến Thắng. Mấy năm gần đây thì TV nhà mình cũng có tường thuật trực tiếp lễ này, nếu ai ham thích tìm hiểu về vũ khí hay khí tài quân sự có thể đón xem, tính theo giờ VN chắc tầm 12h-1h chiều là cao trào buổi lễ.

Để chuẩn bị cho cuộc diễu binh, các quân khu và lực lượng tiền phương sẽ gửi những người lính trẻ có ngoại hình đẹp hoặc các người lính có chiến công đặc biệt về tham dự, cuộc tập luyện đã diễn ra từ cả hơn 1 tháng trước lễ (trước đây còn lâu hơn nhưng do chục năm nay lễ này tổ chức càng ngày càng lớn và chuyên nghiệp nên việc chuẩn bị cho nó đã có kế hoạch hết sức chi tiết và mọi thứ đã vào guồng hết).

Có một chi tiết lịch sử quan trọng là trước đây trong khi cuộc chiến đang trong tình trạng hết sức khốc liệt cũng đã từng có một cuộc diễu binh được tổ chức ở quảng trường Đỏ, những người lính đi vào hàng ngũ qua lễ đài và tiến thẳng ra tiền tuyến. Đó là cuộc diễu binh bi tráng nhất cho đến thời điểm bây giờ vì rất nhiều người lính sau buổi diễu hành ấy sẽ không bao giờ trở về nữa.

View attachment 271772

Cuộc diễu hành có mọi binh chủng, có nghĩ là Tăng Thiết Giáp cũng phải có mặt, và do đó nền đường cần đủ vững chãi để đảm bảo không nứt vỡ khi đoàn xe đi qua (nghĩ mà nản cho mấy cái vỉa hè HN) do đó nếu bạn nào đi du lịch đến quảng trường Đỏ cũng đừng thấy lạ tại sao nền quảng trường đỏ không phải là đá hoa cương mà toàn những viên đá hộc hình dạng gần gần hình chữ nhật với chiều dài các cạnh khoảng hơn 10cm (tất nhiên nền của quảng trường còn được gia cố nhiều lớp chứ không phải đất hay beton thường).

Với người thường để có thể chen chân đến gần quảng trường Đỏ xem diễu binh là khá khó, nếu quyết tâm thì 4h sáng dậy, đón chuyến metro đầu tiên lúc khoảng 5h và đến trước xếp hàng mà chờ quảng trường mở cửa để chen lên đầu mà coi, còn không thì chỉ có thể đến cách đó khoảng hơn 1km chỗ các binh chủng tập hợp chuẩn bị đi vào lễ đài để xem và chụp ảnh. Chỗ đó không xôm tụ nhưng xác suất chụp được vài kiểu với khí tài quân sự của họ là khá cao.

View attachment 271782
Sau đó người Nga cũng hay đổ về tham dự buổi lễ tổ chức ở công viên Chiến Thắng. Nơi ấy là nơi có cái cột biểu tượng mà tôi tả ở mấy post trước về số ngày chiến tranh,… Đến đấy trong những ngày này sẽ gặp kha khá các cựu chiến binh (chục năm trước thấy nhiều, năm ngoái đi ít quá, chắc các cụ mất nhiều lắm rồi) ngực áo chi chit những huân chương và huy hiệu anh hùng tay cầm vài bông hoa cẩm chướng đi với con cháu hoặc các cụ tự đi theo đoàn về đây dự lễ. Có thể chụp hình (mà tôi cũng rất thích chụp chung với các cụ, với tôi cái ngực áo kín huy chương ấy nó là lịch sử, nó là sự chứng nhận và ghi nhận cho những gì quý báu nhất, anh hung nhất mà một người con có thể dâng tặng cho tổ quốc của mình).
View attachment 271790
Hình ảnh người lính cuối cùng còn lại sau khi những đồng đội cũ của ông đã ra đi và không thể tham dự ngày chiến thắng năm đó.

Quảng trường trong công viên chiến thắng khá rộng và ít chi tiết, ở đó nổi bật nhất có 2 thứ thôi, cây cột và bảo tàng. Trong bảo tang lại có 1 nơi nên ghé xem đó là dãy phòng với các bức tranh vòm mô tả các chiến trường khốc liệt nhất. Bức tranh vòm được kết hợp giữa hội họa và nghệ thuật sắp đặt chi tiết. Có những khẩu pháo thật, chi thiết thật được bố trí quan bức tranh, kéo dài và làm sâu thị giác người xem, khiến người xem cứ băn khoăn chỗ nào là nơi tiếp nối giữa tranh và các chi tiết thật. Rất đẹp và ấn tượng, nghe bảo TQ cũng đã coppy ý tưởng này cho một bảo tang nào đó của họ.

View attachment 271766
Tối ngày 09-05 luôn là một màn pháo bông hoành tráng ở rất nhiều thành phố khắp nước Nga để mừng ngày trọng đại này.

Ở phương diện người quan sát tôi thấy người Nga ứng xử thật tuyệt vời với lịch sử. Họ ở thời điểm này tuy có rất nhiều dòng tư tưởng khác nhau về thể chế chính trị, sự tự do báo chí, quyền công dân hay sự quản lý của chính quyền, rất nhiều biểu tình lớn nhỏ hoặc những bài chỉ trích, ủng hộ, đả kích mỗi ngày được đưa lên mạng về cách làm việc hoặc cách tuyên truyền của chính phủ. Nhưng đối với lịch sử, phần đông (kể cả những người trẻ bất mãn) vẫn dùng một sự tôn trọng để nhìn nhận.
View attachment 271813

Rất nhiều người đã hiểu rằng mặc dù Hồng Quân đã thắng rất nhiều cuộc chiến nhưng họ thất bại về quản lý sau cuộc chiến khiến nước Nga đã có những thời khắc khổ đau, nhục nhã và nghèo đói dù là người chiến thắng, nhưng không mấy người lại cho rằng ngày 09-05 là ngày “quốc hận” hay đánh đồng các sự hy sinh của những người lính với sự ngu dốt trong quản lý của chính quyền sau này. Họ cũng dành sự tôn trọng ở mức cao nhất với sự hy sinh của mỗi người ngãy xuống và nói về sự hy sinh ấy luôn luôn là với sự biết ơn sâu sắc nhất cả trên phương diện chính quyền lẫn cá nhân.


Lịch sử là lịch sử, cần xem xét nó, nghiên cứu nó với sự tôn trọng và hiểu biết về thời điểm lịch sử mà mỗi sự kiện diễn ra, không phải bằng sự tự mãn chiến thắng hay sự thù hận thất bại. Cho đến khi nào mà mỗi thanh niên VN hiểu được điều đó bất chấp sự cho phép hay không từ phía nào chăng nữa thì may ra mới có thể hy vọng về một nước VN phát triển trong tương lai.

View attachment 271812
đám trẻ trâu giờ hay có trò xét lại lịch sử lắm. nhưng cái đầu óc u tối tụi nó ko tìm hiểu rộng ra thời kì đó đã như thế nào và cũng ko tách bạch được cứu quốc và quản lý xã hội
 
Bố mình ở Liên Xô 8 năm, Mẹ mình ở 3 năm,bản thân mình thì được mang thai ở bên đó nhưng đẻ ở Việt Nam, do cái giai đoạn giao thời sụp đổ của XHCN, kéo theo làm sóng chạy nạn trước nguy cơ về một tương lai bất định của biết bao nhiêu con người. Người Nga thời đó trong mắt ông bà nhà mình là những con người chân chính, tuyệt vời. Những con người cộng sản đúng nghĩa. Tất nhiên bọn đầu đen, đầu trọc cũng là một ký ức kinh hoàng với những người ở thế hệ đó. Nhưng ký ức về một thời ở Việt nam ăn bobo, một người đi Liên Xô nuôi được cả một họ, gửi quần bò, cúc quần, tủ lạnh về lấy vàng bằng cả ống bơ chắc không bao giờ quên trong họ.
Mình cũng sống bên Nhật, Hàn mấy năm, công nhận người Việt nam ra nước ngoài cộng đồng yếu kém thật. Cứ như múi tỏi ấy, bóc đến đâu rụng đến đấy. Bọn Tàu hay bọn khác, như củ hành tây, bám với nhau chặt từng lớp từng lớp một. Quá khôn vặt để ảnh hưởng cả một cộng đồng và tương lai con em sau này. Nhật bản bây giờ là một ví dụ điển hình.
 
Bố mình ở Liên Xô 8 năm, Mẹ mình ở 3 năm,bản thân mình thì được mang thai ở bên đó nhưng đẻ ở Việt Nam, do cái giai đoạn giao thời sụp đổ của XHCN, kéo theo làm sóng chạy nạn trước nguy cơ về một tương lai bất định của biết bao nhiêu con người. Người Nga thời đó trong mắt ông bà nhà mình là những con người chân chính, tuyệt vời. Những con người cộng sản đúng nghĩa. Tất nhiên bọn đầu đen, đầu trọc cũng là một ký ức kinh hoàng với những người ở thế hệ đó. Nhưng ký ức về một thời ở Việt nam ăn bobo, một người đi Liên Xô nuôi được cả một họ, gửi quần bò, cúc quần, tủ lạnh về lấy vàng bằng cả ống bơ chắc không bao giờ quên trong họ.
Mình cũng sống bên Nhật, Hàn mấy năm, công nhận người Việt nam ra nước ngoài cộng đồng yếu kém thật. Cứ như múi tỏi ấy, bóc đến đâu rụng đến đấy. Bọn Tàu hay bọn khác, như củ hành tây, bám với nhau chặt từng lớp từng lớp một. Quá khôn vặt để ảnh hưởng cả một cộng đồng và tương lai con em sau này. Nhật bản bây giờ là một ví dụ điển hình.
Người Việt đi ra nước ngoài đôi khi (không dám nói là số đông) làm những việc thực sự là ảnh hưởng tới hình ảnh của cộng đồng. Nhưng chuyện này quá khó để thay đổi!
 
Những ngày năm mới (2015-2016).


Moscow đang đón một năm mới khó khăn thứ hai sau hơn 1 năm sự kiện Crưm. Một đêm giao thừa lặng lẽ hơn rất nhiều đêm giao thừa trong hơn 1 thập kỉ qua. Tiếng pháo bong ít hẳn, quy mô cũng thế. Quảng trường Đỏ đóng cửa đêm giao thừa để phòng ngừa khủng bố. Có thể có khủng bố, có thể nổ ở bất cứ nơi nào, trừ trái tim nước Nga, nhất là vào thời khắc quan trọng nhất. Còn chuyện thương vong, người Nga cũng chả lạ gì! Ít ra thì 2 thập kỉ qua, khủng bố (nếu có xảy ra nữa) cũng không quá lạ lẫm với người Nga.

Thông thường việc trang hoàng đón Tết được người Nga chuẩn bị từ đầu tháng 12 và lên đến đỉnh vào tầm 24-27. Thậm chí có gia đình đêm 30-31 vẫn đi mua sắm. Các sinh viên sau khi trả Jatrot và Thi sớm (nếu được) sẽ kéo valy về với gia đình từ khoảng 25 trở đi. KTX sẽ vắng lặng. Đường phố sẽ bớt kẹt xe trừ đêm 31 khi pháo hoa sẽ chiếu sang Moscow từ mọi ngóc ngách thành phố theo những quy mô rất đa dạng.



Nhưng năm nay không thế, và còn ít hào nhoáng hơn năm ngoái –thời điểm cuộc khủng hoảng Crưm mới bắt đầu. Về mặt vật chất, siêu thị rất ít nhu yếu phẩm ngoại nhập, mọi thứ mang hơi hướng của những năm đầu 2000, khoai tây, bắp cải, cà rốt chiếm thế chủ đạo. Các loại rau khác thì ít hẳn,nổng sản và hoa quả từ Thổ Nhĩ Kì sau vụ đâm lén thì thà để thối trên kệ chứ rất ít người mua. Một số siêu thị luôn để xuất xứ hàng nông sản nay cứ len lén bỏ đi, nhưng phần lớn vẫn để lại.

Đôi khi ở bên ngoài nhìn vào, cứ nghĩ một đất nước mà đồng tiền mất đi hơn nửa giá trị chỉ trong hơn 1 năm thì sẽ khó khăn lắm, nhưng với Nga thì không thế. Không có hoảng loạn và hỗn loạn nào ở quy mô lớn, thế nên thực phẩm vẫn đủ cho toàn dân, chỉ là không thừa mứa nhưng không thiếu thốn khủng khiếp như tưởng tượng. Chính nhờ cái ý thức va trật tự cao này mà nước Nga vẫn đón được cái tết 2016 trong an bình dù hơi thiếu hoành tráng. Các hoạt động ở quy mô nhà nước vẫn đều đặn diễn ra, các công ty sau khi cắt giảm nhân sự đã bắt đầu có dấu hiệu tuyển lại hồi cuối năm qua, tuy mức lương là hơi bèo tý nhưng vẫn đủ duy trì việc sinh sống tối thiểu.


Sinh viên VN đang sống những năm tháng phè phỡn nhất trong hơn chục năm qua. Sinh viên du học đợt này ở NGa đúng sướng. Nghỉ Tết còn đi Ai Cập, đi Ý, Đi Dubai nghỉ dưỡng cơ mà. Học bổng về USD vẫn thế nhưng 1USD giờ là 72r so với 30 như cách đây 2 năm trở về trước. Giá cả thực phẩm chỉ tăng nhẹ, giá chi phí điện thoại, internet vẫn duy trì. Nên dư dả là điều đương nhiên. Một số SV thậm chí còn bỏ tiền buôn hàng về VN, từ cái áo cái quần đến đôi giày Nike Adidas. Thậm chí có cô bé ở Tula còn buôn hàng chục thùng rượu dịp tết. Nhờ hưởng chênh lệch tỷ giá nên một số mặt hàng ở Nga giờ khá rẻ. Giày Adidas mua đúng dịp giảm giá như dịp này tầm hơn 1tr 1 đôi cho mấy dòng đơn giản, loại này mang về bán gần 2tr vẫn có người mua, lời để đâu cho hết. Nên kha khá SV năm vừa rồi giàu lên trông thấy. Ít ra nó cũng chứng tỏ lứa trẻ giờ khsa năng động và dám làm. Việc học cũng có ảnh hưởng nhưng thôi kệ, tóm lại chuyện học cũng chỉ là một bước chuẩn bị thôi. Nếu dấn thân được sớm thì cứ thử làm cho biết.



continute....

Chỉnh sửa cuối: 5/1/16

----------------------------------------------------------
 
Những khách sạn dập dìu bóng Việt nam.


Hơn 10 năm trước, khách sạn ở Nga là một bí ẩn với lũ sinh viên chúng tôi. Có đứa 10 năm ở Moscow không một lần bước vào bất cứ một khách sạn nào. Thì cũng có nhu cầu gì đâu, làm gì có mấy thứ khách sạn (mà thực chất là nhà nghỉ vài giờ) nhan nhản như ở VN. Ba cái quan hệ trai gái nó vác vào KTX hết cho ấm, thậm chí có cặp còn vào rừng mùa Hè.

Quay trở về khách sạn, tất nhiên Moscow có đủ loại khách sạn, và những khách sạn dạng sang trọng như Hilton hay … càng không hiếm. Nên nhớ là nước Nga đã sản sinh ra một thứ đặc sản hậu khủng hoảng: Người Nga mới. Hơn nữa, người giàu ngoại quốc ở Nga chưa bao giờ ít.

Tuy nhiên có 2 khách sạn khá quen thuộc với người VN ở Moscow, đầu tiên là Kosmos (Tiếng Việt là Không Gian (vũ trụ)). Rất nhiều đoàn khách VN sang trú ngụ ở đó, và hơn hết, nó là môt trong nhũng tụ điểm ăn chơi của khá nhiều người Việt. Tầng Hầm của nó là quán bar và câu lạc bộ thoát y, tất nhiên sòng bài luôn luôn tồn tại ở những nơi thế này. Các chị em trung niên đại gia VN trước đây rất hay đến đây sát phạt, chuyện 2 chị em cùng vào đánh bài mất hơn 20k$ trong nửa tiếng tuyệt không phải hiếm, đấy cũng chỉ là đánh vừa vừa thôi, so thế nào với lũ Thổ hay bọn con nhà giàu Nga. Nhưng trong người VN thì cũng là ghê ghê rồi.

[IMG]
Một trong những người ấy tôi quen, ngoài bài bạc chị ấy biết tìm vui ở đâu? Chị ấy cũng như rất nhiều trong số phụ nữ giàu bên này, sau khi thành công thì quanh mình chả còn ai. Chồng con thì đã bỏ lại nhà, xung đột tính cách làm hai vc chả thể chia sẻ nhau cái gì cả. Con thì cũng để ở nhà do khi nó còn bé chị lăn lộn bên này không thể mang nó theo. Giờ nó lớn nó cũng quen với việc không có mẹ, vấn đề tài chính thì chồng chị không bằng 1% của chị nhưng cũng dư ăn dư mặc. Tình chớp nhoáng cũng vài cuộc, Ta, Tàu Tây đủ cả nhưng cũng chỉ chơi thôi, vì khi người ta có tiền, rất khó để tin rằng ai đó đến với mình không vì tiền. Nhất là những đồng tiền nhặt lên từ máu,nước mắt và sự cô đơn. Giờ thì tuổi xấp xỉ tuổi tri thiên mệnh rồi mà ngoảnh đi ngoảnh lại cũng chỉ có hàng và tiền. Mấy năm trước chị gia nhập nhóm các quý bà có hoàn cảnh giống chị, dư tiền, cần giải trí nên họ hay lui tới sòng bài, đi kèm đêm đó sẽ là vài anh tây lơ trong sòng.
[IMG]

Cũng khó để lý giải về việc sao người VN thích chọn Kosmos trong số khá nhiều khách sạn sang trọng khác, có lẽ vì thói quen hoặc ít ra là một dạng truyền thống của người VN bên này.

Khách sạn thứ hai muốn nói ở đây thì đặc thù hơn, vì là nơi các tiếp viên nghỉ lại giữa các chuyến bay. Nó không quá sang trọng như các khách sạn khác nhưng cũng thuộc dạng có tiếng ở Mos này. Mỗi ngày có chuyến VN sang hay về luôn có một đoàn tiếp viên trẻ trung về đây nghỉ, và mỗi ngày như thế lại có vài nhóm người VN chờ sẵn dưới sảnh. Họ muốn chuyển hàng về. Việc ra vào KS cũng như ở VN thôi, chả ai làm phiền, cứ vào sảnh và ngồi đợi!

Khu ăn chơi của KS này thì tôi chưa tới, nhưng gửi hàng thì cũng vài lần. Nói gửi hàng cũng không có nghĩa là cái gì đen tối, đôi khi chỉ vài kg kẹo, một hai cái điện thoại, dây chuyền trang sức, quần áo hàng hiệu… làm quà hoặc đi buôn còn những món hàng đắt hơn, giá trị hơn thì tôi cũng không muốn nói tới ở đây.

Con đường gửi tiếp viên thông thường là nhanh nhất, vì hôm có chuyến bay chuyển, mai kia là có thể nhận ở SG hoặc HN tùy chuyến. Đôi khi đến sảnh chờ gửi hàng, quan sát đoàn tiếp viên tôi cũng thấy khá thú vị. Ở VN mình nghề này hình như cũng không bèo, có khi còn phải chạy ác mới vào được, vào rồi còn chạy nữa để bay nước ngoài, bay nước ngoài để làm gì thi ai cũng hiểu. Bỏ qua chuyện các em tiếp viên đi khách nhe, số cũng không coi là nhiều. Phần lớn việc bay nước ngoài đều nhằm mục đích thu lợi nhanh. Lợi ở đây chính là các món hàng hiệu, các món hàng đắt tiền mà các bạn trẻ này mang về theo đường không kiểm soát. Tóm lại, nghề chính là tiếp viên, nhưng thu nhập chính là cửu vạn hàng đắt tiền. Thế nên rất nhiều bạn không coi việc phục vụ trên các chuyến bay là sự nghiệp của mình bởi vậy rất nhiều phàn nàn từ phía khách hàng với các tiếp viên VN. Tôi hay bay đi về cả VNairline và Aeroflot (hãng Nga). Bay hãng Nga máy bay cũng ít hiện đại hơn, có thể bị say (họ vẫn bay TU) nhưng thái độ tiếp viên khá là chuyên nghiệp. Đặc biệt nếu có con nhỏ, nên đi hãng Nga, họ luôn đối xử tuyệt vời với trẻ em. Các tiếp viên VN thì trẻ và xinh, trong khi tiếp viên Nga có những người như kiểu gần 50 tuổi. Nhưng ngược với tuổi trẻ và độ xinh xắn là thái độ kiêu ngạo và chảnh đến lạ lung.

[IMG]

Đoàn tiếp viên đến khách sạn là lên phòng ngay, họ dù đi nước ngoài nhiều nhưng đôi khi cũng không giấu được sự ồn ào trong các nhóm người VN ở nơi công cộng. Nhận hàng và chuyển hàng cho tiếp viên thông thường là các đầu mối cố định, và họ chỉ nhận hàng của những đầu mối này. Thông thường hàng sẽ đưa cho các bạn cò trước, các bạn mang đến giao tiếp viên. Nhưng có đôi hôm gấp thì cũng mang trực tiếp đến sảnh KS rồi đưa cho cò khi họ lên gặp Tiếp Viên. Còn câu chuyện đằng sau cánh cửa phòng thì không quan tâm nữa, mai hàng sẽ về. Còn có 100% hàng của bạn về hay không thì cũng hên xui. Ăn cắp vặt không phải là điều gì quá lạ lung.

Phải nói là ít nhiều gì con đường này cũng giúp hàng hóa về cho gia đình nhanh hơn và thuận tiện hơn. Nhưng nên nhớ rằng lợi nhuận từ thứ gọi là hàng cho gia đình này chỉ là phần rất nhỏ trong những chuyến hàng thực sự.
 
Back
Top