thảo luận [post lại từ voz cũ] Nước Nga qua những ghi chép nhỏ

hi-res-126e6fb3d064a569fd65077007df3c8e_crop_north.jpg
 
Thực ra không chỉ ở Nga mới có các điều tiêu cực. Do đặc thù là phần lớn người đi Nga (hay Nhật bây giờ) là người lao động. Ở góc độ nào đó, có lẽ cũng có liên quan.
Mình sống cùng nên biết nghe tật xấu rất nhiều, người việt ở đâu cũng mang tiếng xấu, không cài này thì cái khác. Do văn hóa hay không được dạy dỗ nên nó thế.
 
Bác có cái cảm giác đôi khi giật mình giữa đêm nhớ Nga kinh khủng không.
Em lâu lâu vẫn bị, cái nỗi nhớ nó không thực sự rõ ràng là nhớ con người hay nhớ không khí, chỉ là nhớ thôi!
Cũng có 1 sự bồi hồi nhớ nhẹ trong những ngày bận bịu, bị cuốn theo nhịp sống của VN, chợt nhớ rằng mình đã từng sống chậm và nhẹ nhàng như thế nào khi còn ở Nga. Đạp xe đạp băng qua cánh đồng lúa mì, cánh đồng hoa hướng dương vào mùa hè, đi bộ giữa 2 hàng cây lá phong vàng vào mua thu. Những buổi nướng thịt vào cuối xuân đầu hè, trượt tuyết vào mùa đông. Những ngày tháng đó cứ như mơ, ẩn hiện trong tâm trí giữa làn khói xe ở VN.
 
Nhớ đợt sang Nga Ngố ông anh đưa đi phá đò mà mình choáng ngợp với độ xịn sò của bên đấy. Cửa điện, phải biết cách bấm nó mới mở cho, vào trong trả vẽ xong vào 1 phòng như căn hộ chung cư. có bể bơi, có phòng xông hơi, có phòng sopha karaoke, phòng khách có 1 bàn bia. cạnh đó còn có cái phòng tối hoắm không có đèn để đá. đỉnh vcc
 
Nhớ đợt sang Nga Ngố ông anh đưa đi phá đò mà mình choáng ngợp với độ xịn sò của bên đấy. Cửa điện, phải biết cách bấm nó mới mở cho, vào trong trả vẽ xong vào 1 phòng như căn hộ chung cư. có bể bơi, có phòng xông hơi, có phòng sopha karaoke, phòng khách có 1 bàn bia. cạnh đó còn có cái phòng tối hoắm không có đèn để đá. đỉnh vcc

Đoạn cần kể thì ông lại ko kể :)

Gửi từ Samsung SM-G532G bằng vozFApp
 
Những năm sau khi Liên Xô sụp đổ hỗn loạn thật, khó khăn nhiều nhưng mà nếu tận dụng cơ hội (phi pháp) thì giàu kinh luôn. Em có ông cậu họ thời đấy toàn đi nấu vàng lậu, nikel lậu trong rừng ở Len, có đêm nấu được gần chục cân vàng :eek:, tiền mặt một chuyến cầm về VN cũng gần trăm ngàn đô. Nhưng mà kiếm được nhiều lại không biết giữ nướng sạch vào gái gú thì phải :D, giờ chả còn gì về nhà sống như ông nông dân bình thường thôi :D
 
yêu nước Nga qua văn học Nga và sự anh hùng của người dân Nga. Xem series the world at world mới thấy sự hy sinh của LX to lớn thế nào. Giờ nhìn nước Nga thiên nhiên thích thật, hy vọng có dịp đi du lịch.
 
Nhớ đợt sang Nga Ngố ông anh đưa đi phá đò mà mình choáng ngợp với độ xịn sò của bên đấy. Cửa điện, phải biết cách bấm nó mới mở cho, vào trong trả vẽ xong vào 1 phòng như căn hộ chung cư. có bể bơi, có phòng xông hơi, có phòng sopha karaoke, phòng khách có 1 bàn bia. cạnh đó còn có cái phòng tối hoắm không có đèn để đá. đỉnh vcc
Cái chỗ đấy là thuê mà, hình như bên đấy gọi là thuê sauna. Thường thì thằng chủ sauna cũng làm luôn dịch vụ gọi gái, tầm 100 đến 150 đô/đứa/2h
Trang bị mấy cái phòng sauna kiểu đấy thì có 1 phòng gym, có bàn bia, 2 phòng có giường, 1 bể bơi nước ấm, 1 bể bơi nước lạnh, 1 phòng xông hơi khô, 1 phòng xông hơi ướt quầy bar(tự mang rượu vào) với 1 chỗ để vạ vật. Diện tích tầm 150m2/căn, mà thuê cũng rẻ, chưa có gái thì tầm 200k/h á
 
Cái chỗ đấy là thuê mà, hình như bên đấy gọi là thuê sauna. Thường thì thằng chủ sauna cũng làm luôn dịch vụ gọi gái, tầm 100 đến 150 đô/đứa/2h
Trang bị mấy cái phòng sauna kiểu đấy thì có 1 phòng gym, có bàn bia, 2 phòng có giường, 1 bể bơi nước ấm, 1 bể bơi nước lạnh, 1 phòng xông hơi khô, 1 phòng xông hơi ướt quầy bar(tự mang rượu vào) với 1 chỗ để vạ vật. Diện tích tầm 150m2/căn, mà thuê cũng rẻ, chưa có gái thì tầm 200k/h á
giá thì mình ko nhớ lắm, đứa thì toàn 100 đô/shot mà đi vào ngày thường thành ra toàn gái hàng, không có dân văn phòng ngon nghẻ như ông anh đi cùng kể. lựa mãi mới được 1,2 e hàng
 
bác kể con gái nga như thế nào đi. ngoại hình, tính cách, vv.
còn đoạn dịch vụ tùy lòng hảo tâm của bác :shame:
Con gái Nga ở tuổi 17 xinh lắm, bọn nó học hết lớp 11 là vào ĐH rồi nên mới 17 tuổi thôi.
Nhưng học với nó sau 2-3 năm, phần đông cũng mập lên thật, chắc do gen. Đặc biệt các cô giáo dạy em trong suốt 11 năm, chỉ gặp đúng 1 cô là giữ được dáng thon thon như các chị 40 bây giờ ở VN. Còn lại đúng y như trong tưởng tượng các bác về các bà lão Nga, nghĩa là béo béo, lùn lùn.

Con gái Nga rất chú ý tới trang điểm, em học ở trường kĩ thuật, vậy mà bạn em đứa nào cũng chú ý trang điểm. Nhưng kể cả như vậy thì mãi tới những năm 2006 trở đi mới thấy chúng nó bắt kịp thời đại. Nói thật chứ đầu 2000, mấy chị em VN mình đi từ Hà Nội trang điểm đẹp hơn tụi nó nhiều.

Tính tình thì phân biệt khá rõ giữa gái thủ đô và gái ở TP khác. À sẵn nói thì đầu 2000, sự chênh lệch giữa Moscow và các thành phố quanh nó là khá rõ. Nên con người cũng khác nhiều lắm.

Gái thủ đô có chút vật chất, gái thành phố khác thì khá thuần, cũng nhỏ nhẹ, ko tới nỗi. Nói chuyện thì khá là ok, ko có gì gọi là láu cá. Chính ra có vài con bạn em chơi cũng khá là thân trong lớp.

Tới những năm sau 2010 thì sự chênh lệch này biến mất. Cuộc sống kiểu nó vội vã hơn, siêu thị nhà hàng khắp nơi, nhu cầu con người cũng khác. Mấy đứa học chung với em sau này (chung lab, em PhD tụi nó SV) thì khá là, nói sao nhỉ, đại khái chú ý hơn về vật chất và tiền bạc. Thì cái đó cũng bình thường thôi, kiểu xã hội thay đổi ấy, ko chống lại được. Thời gian ấy, giá nhà ở Moscow đã trở thành một đề tài cực nóng rồi, giống HN SG ở mình vậy.
 
Nay tự nhiên có bạn nhắc tới mình và thớt này. Cũng vừa trải qua một đợt dịch lớn ở Việt Nam và thế giới, lại nhớ về cách nước Nga đối diện với khó khăn.

Đợt mới bùng dịch, mình có gọi cho ông giáo già hỏi thăm. Ông ấy chỉ nói: Nước Nga bọn tao đã trải qua những điều còn tồi tệ hơn thế này nhiều!

tuy nhiên dịch bệnh đúng là khác nhiều với những khó khăn do chiến tranh hay khủng hoảng. Dù sao, hy vọng mọi thứ bình yên sớm!

Tôi ở Nga coi như hết thời thanh xuân của mình. Từ đầu những năm 2000 ảm đạm cho tới 2007 rực rỡ, 2008 khủng hoảng, rồi lại 2009 hồi phục, rồi 2014 khủng hoảng… nhưng tôi ít thấy người Nga tuyệt vọng bao giờ. Học cứ cười nhẹ một cái rồi lại trở về với những thói quen thường nhật. Tất nhiên chi tiêu sẽ phải giảm đi nhiều, nhưng điều ấy cũng không còn lạ lẫm gì.

Người trẻ thì dễ xung động hơn lớp người Nga đi ra từ những năm 90 sụp đổ. Những người Nga già tôi gặp, họ lầm lũi và lì lợm với khó khăn hơn rất nhiều nhóm Người phương Tây nào khác. Và thói quen sinh hoạt hằng ngày của họ cũng khá giản đơn.

Ông giáo tôi hay ăn trưa với vài lát bánh mì kẹp thịt nguội. Đôi khi lát bánh mì còn được cẩn thận gói trong một chiếc khăn mùi xoa, chứ thường thì là một chiếc túi nilon cũ nào đó. Ăn xong thì uống một tách trà đen, có lúc là lipton, có lúc là loại trà vụn nào đó.

Ông lão kế toán già trong công ty tôi làm thêm thu nhập khá cao những vẫn thường chạy con xe Chervolet cũ. Lão mua tặng thằng con trai tốt nghiệp đại học con xe Toyota gầm cao đời mới nhất (giá tôi nhớ tầm 1 tỷ vnd, bên ấy xe cũng rẻ) nhưng tự lão vẫn chạy con Chervolet cũ ấy hằng ngày một cách rất thoải mái. Ăn trưa thì có gì ăn đấy. Điện thoại thì cục gạch (lão bảo kháy là con này vợ tao ko track địa điểm được) nhưng thực ra là đùa. Hồi 2014, hỏi lão giờ sao? Rúp rớt giá vầy có ảnh hưởng gì tới nhà ông ko? Lão bảo: Tao vẫn có phần bánh mì ăn trưa y như 2 năm trước, thế thì khủng hoảng mẹ gì?
Tất nhiên nói vui là thế, chứ khủng hoảng xảy ra, ít nhiều ảnh hưởng tới số đông. Cũng nhiều người mất nhà cửa, đặc biệt là chủ doanh nghiệp nhỏ. Nhưng phần đông người Nga vẫn nhìn về phía trước nhiều hơn.

Họ cũng không phải dễ để tìm ra lối thoát tài chính trong khủng hoảng vì thực sự đồng minh của họ không nhiều. Nhưng có lẽ thói quen hằng ngày giúp cho họ có được thời gian trì hoãn tác động khủng hoảng lâu hơn để có thể lau chùi ít vũ khí rồi tiện thể liếc nhìn mấy thằng đang hùa theo kẻ tạo khủng hoảng. Điều ấy khiến một vài kẻ không dám dậu đổ bìm leo. Và vì thế họ có cơ hội để đàm phán với vài đối tác mới.

Sự cứng rắn và thông minh của Putin cũng là cơ sở để mọi điều rệu rã và phân tán của nước Nga có thể quy về một mối. Đó là lý do họ tin ông ấy. Bạn không sống ở Nga, rất khó để không tin cái lý lẽ: Putin là độc tài! Nhưng phần đông người Nga ko nghĩ vậy! Tin tôi đi!
 
Back
Top