Quản lý trực tiếp không hợp tác, tỏ thái độ ta đây, không trao đổi trong công việc, thích làm anh hùng bàn phím

chuyện đó bth mà fen, rất rất bình thường luôn ấy .
Hành xử với người khác như thế nào phản ánh giá trị đối phương như thế đó.
Có lợi ích, tạo điều kiện tốt cho phòng ban mình làm việc thì mình thảo mai, lả lướt tí có sao đâu, bỏ dăm ba câu nói thảo mai mà phòng mình dễ dàng làm việc thì 1 ngày nói vài trăm câu cũng được
Khó khăn với bạn vì bạn là nhân viên trong phòng, bạn chưa quyết tâm, hoang mang, rồi chính bản thân bạn cũng đang ko coi sếp ra gì đó còn gì.
Thảo mai lả lướt là cho công việc của chính leader thôi bác, chứ bọn em cũng có xơ múi được gì đâu. Em cũng từng nghĩ đến việc chấp nhận là việc ai nấy làm, bỏ hết ngoài tai đấy chứ bác. Còn như bác đã nói với em rồi, ráng thì hoà hợp ko ráng thì thôi, chúng ta không thuộc về nhau thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
1. Thì tôi mới nói tự nhiên ông đưa cái chuyện sếp cũ đi, chủ thớt ko lên thay dc là do kém, nó ko liên quan, vì mỗi nơi mỗi khác, ok?
lodh6Mv.png


2. Cái chuyện ông tự tin ko bao giờ sai nó cũng là chủ quan, ở đây tôi chưa nói cái lỗi sai nó to hay ko, ảnh hưởng ít hay nhiều, mà quan trọng là nếu chủ động tìm/soi mói thì lúc nào cũng sẽ có, hiện tại ông ko bị ai bắt bẻ ko có nghĩa là tương lai sẽ ko bị phát hiện, ko phải vô duyên vô cớ mà kể cả các tập đoàn lớn như Coca, Pepsi... khi cơ quan thuế vào nó vẫn bắt nộp phạt vài trăm tỷ tiền thuế.

Nên tóm lại cái chuyện ông mang bản thân ra so vs thớt nó chủ quan (subjective) và trớt quớt (irrelevant), ý tôi là vậy đó
yGF9izR.png
cái gì vậy, tôi đâu có tự tin ko bao h sai. Mà tự nhiên cái lỗi trong công việc hằng ngày lại thành so với cơ quan thuế vào phạt. Đùa chứ ông nghĩ bọn Coca Pepsi nó ko biết á, nó thừa biết ông ạ. Nó muốn giấu mà không được thôi.
Cơ quan thuế, Hải quan mỗi khi ông có hoạt động ko nắm rõ cách làm thì ông làm công văn nó trả lời chi tiết luôn. Nói là biết ông chưa làm với nhà nước bao h, tôi đây ít nhất 3 vụ kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục, lạ gì bài của mấy ông HQ với thuế.
 
Thảo mai lả lướt là cho công việc của chính leader thôi bác, chứ bọn em cũng có xơ múi được gì đâu. Em cũng từng nghĩ đến việc chấp nhận là việc ai nấy làm, bỏ hết ngoài tai đấy chứ bác. Còn như bác đã nói với em rồi, ráng thì hoà hợp ko ráng thì thôi, chúng ta không thuộc về nhau thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
Tôi thì đồng tình với ông trên hơn là quan điểm của bạn. Cty 1 tôi đổi sếp 2 lần, cty 2 tôi đổi sếp 2 lần, cty hiện tại đổi sếp 4 lần. Tất cả đều là sếp trực tiếp, sếp có thể bay chứ tôi luôn ở lại. Bạn nghĩ bạn ko xơ múi được gì là chưa đúng, đôi khi hai thằng cùng làm sai 1 lỗi. Thằng thảo mai thì nó chỉ bị nhắc nhở còn thằng trung lập là bị mang ra làm tốt thể hiện quyền uy.
Mình chỉ nên bỏ khi thấy nội tại cty không hợp, còn vì thằng sếp thì mình phải ... thịt nó. :D
Nó sẽ giúp bạn sống tốt trong mọi môi trường, chứ chả tìm được chỗ nào tốt đâu, 1 thời gian gió đảo cờ lại bay hướng khác thôi.
 
Cách làm việc là 1 phần thôi bác ơi, quan trọng là thái độ làm việc. Mình biết mình làm lính lác thôi nên mình không bàn về cách làm việc đúng hay sai, mình chỉ nói về độ hợp tác, biểu hiện và các vấn đề khác khiến cho việc khiến người khác nghe lời thật sự khó khăn và có ý làm khó để đuổi người cũ thay người mới vào cho hợp với bộ máy của họ.
Với người lãnh đạo nhiều lúc mình ghét thái độ nhưng mình vẫn phục vì chuyên môn của họ. Nhưng trường hợp này thì mình rất không phục về mặt chuyên môn cũng như cách quản lý. Bạn giao việc cho nhân viên không lẽ ko nói được 1 câu cho tử tế mà lại nhắn tin đúng không. Trừ phi bạn là người nước ngoài thì mình không bàn.

via theNEXTvoz for iPhone

Xem mục đích người ta là gì. Nó muốn đuổi bạn thì sao.

Gửi bằng vozFApp
 
Thảo mai lả lướt là cho công việc của chính leader thôi bác, chứ bọn em cũng có xơ múi được gì đâu. Em cũng từng nghĩ đến việc chấp nhận là việc ai nấy làm, bỏ hết ngoài tai đấy chứ bác. Còn như bác đã nói với em rồi, ráng thì hoà hợp ko ráng thì thôi, chúng ta không thuộc về nhau thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
cá nhân mình thấy trường hợp thế này, bác cứ nên gọi luôn leader ra nói chuyện sòng phẳng.
Nếu hợp tác vui vẻ thì tạo điều kiện cho bạn làm, lắng nghe ý kiến và tôn trọng ý kiến của bạn. Nếu sếp ok vui vẻ trên tinh thần tháo gỡ gút mắc và cải tiến công việc, vì mục tiêu chung thì ok.
Còn nếu ko vui vẻ, ko hòa giải được, thì xin sếp 2 tháng, sắp xếp công việc cho ổn thỏa, và bàn giao, mình đi tìm việc mới, cả 2 đều vui vẻ chia tay.
Thế giới này nếu được thì nên kết thêm bạn, và có chia tay cũng nên vui vẻ, tránh việc chia tay trong ko vui, bản thân mình ấm ức, mà đi rồi còn có dư luận xấu cho cả 2 phía.
 
cái gì vậy, tôi đâu có tự tin ko bao h sai. Mà tự nhiên cái lỗi trong công việc hằng ngày lại thành so với cơ quan thuế vào phạt. Đùa chứ ông nghĩ bọn Coca Pepsi nó ko biết á, nó thừa biết ông ạ. Nó muốn giấu mà không được thôi.
Cơ quan thuế, Hải quan mỗi khi ông có hoạt động ko nắm rõ cách làm thì ông làm công văn nó trả lời chi tiết luôn. Nói là biết ông chưa làm với nhà nước bao h, tôi đây ít nhất 3 vụ kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục, lạ gì bài của mấy ông HQ với thuế.
Bác chia sẻ kinh nghiệm ktstq cho em với ạ, bên em là DNCX làm SXXK ( ko làm gia công). Phần nhập cần lưu ý gì không bác.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bác chia sẻ kinh nghiệm ktstq cho em với ạ, bên em là DNCX làm SXXK ( ko làm gia công). Phần nhập cần lưu ý gì không bác.

via theNEXTvoz for iPhone
tôi trước làm sxxk mãi mà. Từng top 1 thanh khoản ở KCN đây, làm cty Nhật nhé. KTSTQ nó quá lớn, chỉ có thể nói khi bạn hiểu cực rõ hoạt động của bạn, của luật thì bạn có thể lách luật. Lách bằng cách đặt lên bàn cân với Hải quan để chia tiền và rủi ro. Chứ HQ STQ nó rất giỏi, mình qua mặt họ là gần như ko thể. Còn về XNK nói chung thì mình có bài chia sẻ bên box kinh tế luật, bạn có thể đọc tham khảo. Hi vọng có thông tin hữu ích cho bạn.
Mình trước cũng làm hàng nhập nhiều, giờ thì cty hiện tại chỉ có hàng nhập.
 
tôi trước làm sxxk mãi mà. Từng top 1 thanh khoản ở KCN đây, làm cty Nhật nhé. KTSTQ nó quá lớn, chỉ có thể nói khi bạn hiểu cực rõ hoạt động của bạn, của luật thì bạn có thể lách luật. Lách bằng cách đặt lên bàn cân với Hải quan để chia tiền và rủi ro. Chứ HQ STQ nó rất giỏi, mình qua mặt họ là gần như ko thể. Còn về XNK nói chung thì mình có bài chia sẻ bên box kinh tế luật, bạn có thể đọc tham khảo. Hi vọng có thông tin hữu ích cho bạn.
Mình trước cũng làm hàng nhập nhiều, giờ thì cty hiện tại chỉ có hàng nhập.
Cám ơn bác, có gì em qua box kinh tế luật đọc bài của bác. Nếu có thắc mắc em xin phép được ib cho bác để hỏi đáp thắc mắc. Hi vọng bác sẽ trả lời. Em cám ơn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Quy trình có thì lm theo quy trình. Cứ làm tốt cv của mình là được. Còn lại kemeno. Tranh thủ nộp cv pv cv khác là ok.
 
Quy trình có thì lm theo quy trình. Cứ làm tốt cv của mình là được. Còn lại kemeno. Tranh thủ nộp cv pv cv khác là ok.
Muốn kemeno lắm bác, mà kiểu nhiều sếp chồng chồng lên nhau xong không muốn đụng cũng phải đụng bác. Em cũng đang rải CV mà khó kiếm việc phù hợp quá (em ở tỉnh nên cv cũng ít, về HCM thì sôi động hơn nhưng tính cạnh tranh cao).


via theNEXTvoz for iPhone
 
cá nhân mình thấy trường hợp thế này, bác cứ nên gọi luôn leader ra nói chuyện sòng phẳng.
Nếu hợp tác vui vẻ thì tạo điều kiện cho bạn làm, lắng nghe ý kiến và tôn trọng ý kiến của bạn. Nếu sếp ok vui vẻ trên tinh thần tháo gỡ gút mắc và cải tiến công việc, vì mục tiêu chung thì ok.
Còn nếu ko vui vẻ, ko hòa giải được, thì xin sếp 2 tháng, sắp xếp công việc cho ổn thỏa, và bàn giao, mình đi tìm việc mới, cả 2 đều vui vẻ chia tay.
Thế giới này nếu được thì nên kết thêm bạn, và có chia tay cũng nên vui vẻ, tránh việc chia tay trong ko vui, bản thân mình ấm ức, mà đi rồi còn có dư luận xấu cho cả 2 phía.
Em khi nói chuyện nhiều khi thiếu kiềm chế lắm nên em sẽ suy nghĩ ạ. Bước cuối cùng khi nói chuyện chắc em sẽ nộp đơn vì em biết việc này sẽ khó có két quả như em muốn. Cám ơn bác nhiều vì đã góp ý cho em.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Muốn kemeno lắm bác, mà kiểu nhiều sếp chồng chồng lên nhau xong không muốn đụng cũng phải đụng bác. Em cũng đang rải CV mà khó kiếm việc phù hợp quá (em ở tỉnh nên cv cũng ít, về HCM thì sôi động hơn nhưng tính cạnh tranh cao).


via theNEXTvoz for iPhone
HCM bây giờ việc cũng ít thôi bác, kinh tế khó khăn chung, thôi cứ hẹn sếp ra nói chuyện rồi điều đình thử xem, nếu bã có team muốn đưa vào thì thôi xác định, giờ xin việc lâu tầm cả năm thì ko có gì bỏ vào mồm, mấy thằng ở trên cứ xúi nghỉ mà ko biết bây giờ xin được việc khó hơn lên trời, chỗ nào bây giờ cũng ghế ít đít nhiều :go:
 
HCM bây giờ việc cũng ít thôi bác, kinh tế khó khăn chung, thôi cứ hẹn sếp ra nói chuyện rồi điều đình thử xem, nếu bã có team muốn đưa vào thì thôi xác định, giờ xin việc lâu tầm cả năm thì ko có gì bỏ vào mồm, mấy thằng ở trên cứ xúi nghỉ mà ko biết bây giờ xin được việc khó hơn lên trời, chỗ nào bây giờ cũng ghế ít đít nhiều :go:
Bởi vậy nên mình mới lưỡng lự đó bác, chứ mà mình có chỗ đáp khác là mình đi luôn chứ chả nhẫn nhịn gì đâu. Thời buổi khó khăn nhiều người thất nghiệp nên mình tự nhiên có việc nghỉ ai cũng nói khùng hết. Mà cơ bản là ráng thì cũng đc bác ơi, nếu môi trường Ok. Còn h đang kiểu cái đứa kia nó ghét mình nó muốn mình nghĩ thì cũng ko làm gì được.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chuyện đơn giản hay ko do cách mình nhìn, ban lãnh đạo đã ko có hướng cho mình phát triển, cty fix cơ cấu thì làm 1-2 năm lấy kinh nghiệm rồi té ở lại làm mô à.
Chuyện sai: Không phải là không bao h làm sai, nhưng trong 1 tập thể nếu nó soi tất cả mọi người thì ai sai cũng bị chỉ trích, còn nó soi với đấu tố mình ông thì nói làm gì. Chưa kể lỗi sai nó còn to bé, lỗi bé thì cho mày nói thoải mái bố xin lỗi rút kinh ng*** là được.
Tôi làm toàn cty lắm drama, nhưng mà ở đâu tôi cũng bật sếp hết - và trước khi đi khỏi lúc nào cũng là thăng chức, cứ có quyết định thăng chức xong là tôi nộp đơn. hehe. Tôi còn thích đấu nhau cơ, thằng nào thích chết bước ra đây.
cũng là 1 cách, nhưng nếu thớt làm đc như này thì đã chả lên đây khóc lóc.
mỗi người 1 kiểu nhưng chung qui đi làm lâu năm rồi thì ngừng than vãn thôi.
cuộc sống vẫn tiếp diễn.
 
Câu chuyện của bạn là về một môi trường làm việc đầy mâu thuẫn và toan tính. Đây là một tình huống khó khăn và không dễ giải quyết. Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể áp dụng:

  1. Đánh giá lại tình hình: Hãy xem xét kỹ xem liệu môi trường làm việc hiện tại có thể thay đổi và cải thiện hay không. Nếu không có triển vọng, đây có thể là dấu hiệu để tìm kiếm một công việc mới.
  2. Xem xét tìm người để trò chuyện: Tìm người tin cậy trong công ty hoặc ngoài công ty để trò chuyện về tình hình của bạn. Có thể là người quản lý, đồng nghiệp đáng tin cậy hoặc tư vấn sự nghiệp. Họ có thể đưa ra những lời khuyên và gợi ý hữu ích để bạn đưa ra quyết định.
  3. Khám phá cơ hội khác: Hãy tìm hiểu về các cơ hội việc làm khác trong lĩnh vực của bạn. Điều này có thể bao gồm việc nâng cao kỹ năng, tìm kiếm việc làm mới trong cùng lĩnh vực hoặc thử sức trong lĩnh vực khác liên quan.
  4. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nghỉ việc: Nếu quyết định nghỉ việc là lựa chọn cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị tài chính và lập kế hoạch trước. Điều này giúp bạn có sự ổn định tài chính trong quá trình tìm kiếm việc làm mới.
  5. Chăm sóc bản thân: Trong quá trình giải quyết vấn đề, hãy đảm bảo bạn chăm sóc bản thân. Thực hiện các hoạt động giảm stress, tập thể dục, du lịch hoặc tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích để giữ tinh thần lạc quan và cân nhắc một cách tỉnh táo.

Tình huống của bạn là một thử thách, và quyết định tiếp theo sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân và hoàn cảnh cụ thể của bạn. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn đưa ra quyết định:

  1. Tìm hiểu và giải quyết mâu thuẫn: Hãy thử tìm hiểu nguyên nhân và căn nguyên của mâu thuẫn trong môi trường làm việc. Đôi khi, việc thảo luận và giải quyết mâu thuẫn có thể đưa đến sự cải thiện và sự thay đổi tích cực. Thử đề xuất một cuộc họp hoặc trao đổi chân thành với các thành viên khác trong nhóm để giải quyết các vấn đề.
  2. Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu môi trường làm việc trở nên độc hại và không thể chấp nhận được, hãy tìm sự hỗ trợ từ quản lý hoặc phòng nhân sự. Chia sẻ mối quan ngại của bạn và yêu cầu họ can thiệp hoặc cung cấp giải pháp.
  3. Định rõ mục tiêu nghề nghiệp: Xác định mục tiêu và giá trị cá nhân của bạn đối với công việc. Nếu môi trường làm việc hiện tại không đáp ứng được những yêu cầu đó, đặt ra một danh sách các yếu tố quan trọng trong công việc mới mà bạn muốn, ví dụ như môi trường làm việc hòa thuận, cơ hội phát triển, và sự công bằng.
  4. Tìm kiếm việc làm mới: Nếu bạn quyết định rời bỏ môi trường làm việc hiện tại, bắt đầu tìm kiếm việc làm mới. Tìm hiểu thị trường việc làm, cập nhật hồ sơ và tìm cách mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp của bạn. Sử dụng các nguồn tìm việc trực tuyến, tư vấn sự nghiệp và gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn để tìm kiếm cơ hội mới.
  5. Phát triển kỹ năng: Trong quá trình tìm kiếm việc mới, hãy sử dụng thời gian để phát triển và nâng cao kỹ năng của mình. Điều
 
kết bài, viết bởi Chatgpt, THỰC Sự đọc bài của bạn đoạn ABC X rất là tốn nơ ron thần kinh. Bạn trình bày vấn đề quá kém, nói thật
 
kết bài, viết bởi Chatgpt, THỰC Sự đọc bài của bạn đoạn ABC X rất là tốn nơ ron thần kinh. Bạn trình bày vấn đề quá kém, nói thật
Cám ơn bác góp ý. Em câu cú nhiều khi cũng lủng củng không nêu rõ ý mong bác thông cảm. Biết là than vãn dài dòng các bác đọc mệt theo nên em sẽ lưu ý. Ngày xưa viết văn dở lắm bác à.


via theNEXTvoz for iPhone
 
Mâu thuẫn làm việc như kiểu thớt thì đầy ra, nói thẳng ko hợp tính, nhất là môi trường nhiều phụ nữ

Chỗ tôi còn xỏ xiên hàng trăm con người nói chứ dăm 3 người ăn nhằm gì

Kệ cmn, chừng nào sa thải được thì tính, sao phải xoắn
 
Back
Top