Quê các bác làm nghề gì? có làng nghề nào nổi tiếng ko?

Em trước nhé, quê e ở Bình Định, ở thị trấn thành phố thì e ko rõ, nhưng ở vùng nông thôn của e thì chỉ chia làm 2 nghề chính. Nhà nào được hợp tác xã chia ruộng đất thì làm nông, phần còn lại là làm biển, tức là đi thuyền đánh bắt cá ngoài đại dương ấy các bác. Kể sơ qua nghề này thì ở quê em, miễn là đàn ông thì sẽ làm được. từ già trẻ, lớn bé, trung niên, đến mấy thằng nhóc mới 13 14 tuổi đã có thể làm được, không yêu cầu trình độ, học vấn, gia cảnh gì cả :D miễn là có khả năng lao động, xin đi bạn của ông chủ ghe nào đó trong xóm là đi được.

Một chiếc ghe tùy lớn nhỏ mà có khoảng 8 - 10 thành viên, 1 ông chủ tàu với các ông thuyền viên còn lại. Lấy đủ đá đủ dầu, lênh đênh ngoài khơi tầm 20 ngày, sau đó vào cảng, khi xưa là hay tập trung ở cảng nước Đá Vũng Tàu. Làm cái nghề này e mới thấy đúng với cái câu mà người ta hay nói: " Sống chết có số, phú quý do trời", xóm e có vài trăm hộ dân, đa số làm nghề đánh bắt cá này, vậy mà năm nào cũng dăm ba vụ chết trôi ngoài biển, chìm ghe, chết người nhiều lắm. Như năm 2020 vừa rồi, bố của thằng bạn e, ghe bị phá nước, chết mất xác ngoài biển, đau lòng vãi, rồi còn nhiều vụ rơi xuống biển trôi mất xác, thuyền viên đánh nhau đâm chém ngoài khơi,... Khổ là thế nhưng cũng có những ông chủ ghe được trời đãi, trăng nào đi làm cũng trúng đậm, chia vài trăm triệu đến cả tỉ bạc, lại có những nhà làm quanh năm suốt tháng ko đủ no, năm nào tổng kết cũng bị lỗ tổn, nợ chồng nợ, bán ghe bán nghề rồi đi bạn.

Nghề này vừa khổ vừa bạc, nhưng nó dường như là lựa chọn duy nhất ở quê em rồi. Đứa nào mà học hành không đến nơi đến chốn thì chắc chắn phải đi biển, học vừa hết lớp 9 đã tập tành cho theo chân ông già ra ngoài ghe để làm quen với sóng gió rồi, dù sao đi làm sớm vừa khỏi phải học, lại có tiền, tụi con gái mới lớn thì ngưỡng mộ tụi này lắm. kaka

Các bác vào chia sẻ quê các bác làm nghề gì thử nhé, em mới tập viết nên nội dung còn lan man, bác nào hứng thú thì đợt sau e kể chuyện của bố e, từ một thanh niên làm biển đến ông chủ ghe, rồi bị phá sản, vào tù ra khám vì cái nghề này như thế nào. Cảm ơn các bác đã đọc.
Chủ ghe thường có đi chung ko fen. Thường có chủ nhiều ghe rồi thuê thợ thuyền đi đánh bắt ko
 
Chủ ghe thường có đi chung ko fen. Thường có chủ nhiều ghe rồi thuê thợ thuyền đi đánh bắt ko
có bác, mấy ông đi biển trúng đậm có nhiều ghe lắm, thuê người làm, giàu càng giàu thêm. Nhưng mà họ bám nghề lắm bác, giàu cỡ nào thì họ ko có thích nghỉ ngơi hưởng thụ đâu, cũng đi làm, chịu sóng chịu gió như người ta.
 
Quê tôi thì mỗi làng 1 kiểu, có làng nhà nhà bán gỗ , có làng ai cũng đi Nhật, Hàn, có làng toàn dân Ba Lan, bọn bạn thì vừa lên đại học 10 đứa 3 đứa mua nhà, học xong đại học thì 10 đứa phải 8 đứa có nhà , cửa hàng riêng trên Hn( tất nhiên là của obg mua cho)
 
Chủ ghe thường có đi chung ko fen. Thường có chủ nhiều ghe rồi thuê thợ thuyền đi đánh bắt ko

Nghề đi biển khắc nghiệt nên chủ không đi theo thì bạn không chịu làm đâu.
Mà trúng là do biết bí mật luồng cá, chỉ có chủ ghe và bạn nhiều kinh nghiệm mới biết.

Giờ nhà nước và EU chủ trương kiểm soát minh bạch đánh bắt, nên bắt gắn định vị tàu. Vô bến phải khai báo cảng. Bọn nhà nghỉ trong đó bán thông tin, tội ghe lắm. Và hậu quả là nhiều tàu tìm cách tự phá định vị cơm bữa.

Sent using vozFApp
 
Làng tôi có một nghề truyền thống, chồng làm dắt vợ, anh làm dắt em theo, cả nhà cùng làm. Đầu tuần lên sơn la, điện biên, giữa tuần về đến hà nội kịp là cuối tuần thảnh thơi ở nhà đếm tiền. Tuy đi lại xa xôi nhưng được cái ra tiền tốt, có nhà dăm tháng nửa năm đã đủ tiền xây nhà, vàng với đô cứ gọi là chất đầy cả két. Nghề này cũng làm cho anh em bạn bè, hàng xóm láng giềng từ trẻ em cho đến ông bà già gần gũi thân nhau hơn, mà an ninh làng cũng cực kỳ đảm bảo. Dân xứ lạ đi vào làng không dám ho he bởi ai cũng biết trong làng toàn tay súng thiện nghệ, võ công cao cường. Chỉ cần có xe ô tô biển thành phố xuống, đặc biệt là xe biển 29B thì đậu cách cổng làng vài trăm mét trẻ chăn trâu đã báo giữa làng tường tỏ rồi. Thế nhưng do thời cuộc, nghề cũng không trụ lâu với làng. Một đêm 30 trời tối om không trăng không sao, mấy chục quả xe thùng biển 29B với lố nhố xe con xe ca bất ngờ đổ ập vào làng, vây lấy căn nhà 2 tầng khang trang nhất làng. Mấy anh hình sự cùng cơ động dắt ông chồng lên xe cùng với mấy két tiền, đô, vàng và bột mỳ trắng. Ba năm sau, cũng nhà đấy, nhưng là người vợ, được đoàn tụ với chồng, mỗi tháng về thăm 2 thằng con 2 lần vào rằm với mồng một. Tử hình - xách 2 cân mai thúy từ điện biên về hà nội. Ngọc vân, tân yên, tỉnh hà bắc thời 2000 thì loóng luông cứ phải gọi bằng cụ
 
Em trước nhé, quê e ở Bình Định, ở thị trấn thành phố thì e ko rõ, nhưng ở vùng nông thôn của e thì chỉ chia làm 2 nghề chính. Nhà nào được hợp tác xã chia ruộng đất thì làm nông, phần còn lại là làm biển, tức là đi thuyền đánh bắt cá ngoài đại dương ấy các bác. Kể sơ qua nghề này thì ở quê em, miễn là đàn ông thì sẽ làm được. từ già trẻ, lớn bé, trung niên, đến mấy thằng nhóc mới 13 14 tuổi đã có thể làm được, không yêu cầu trình độ, học vấn, gia cảnh gì cả :D miễn là có khả năng lao động, xin đi bạn của ông chủ ghe nào đó trong xóm là đi được.

Một chiếc ghe tùy lớn nhỏ mà có khoảng 8 - 10 thành viên, 1 ông chủ tàu với các ông thuyền viên còn lại. Lấy đủ đá đủ dầu, lênh đênh ngoài khơi tầm 20 ngày, sau đó vào cảng, khi xưa là hay tập trung ở cảng nước Đá Vũng Tàu. Làm cái nghề này e mới thấy đúng với cái câu mà người ta hay nói: " Sống chết có số, phú quý do trời", xóm e có vài trăm hộ dân, đa số làm nghề đánh bắt cá này, vậy mà năm nào cũng dăm ba vụ chết trôi ngoài biển, chìm ghe, chết người nhiều lắm. Như năm 2020 vừa rồi, bố của thằng bạn e, ghe bị phá nước, chết mất xác ngoài biển, đau lòng vãi, rồi còn nhiều vụ rơi xuống biển trôi mất xác, thuyền viên đánh nhau đâm chém ngoài khơi,... Khổ là thế nhưng cũng có những ông chủ ghe được trời đãi, trăng nào đi làm cũng trúng đậm, chia vài trăm triệu đến cả tỉ bạc, lại có những nhà làm quanh năm suốt tháng ko đủ no, năm nào tổng kết cũng bị lỗ tổn, nợ chồng nợ, bán ghe bán nghề rồi đi bạn.

Nghề này vừa khổ vừa bạc, nhưng nó dường như là lựa chọn duy nhất ở quê em rồi. Đứa nào mà học hành không đến nơi đến chốn thì chắc chắn phải đi biển, học vừa hết lớp 9 đã tập tành cho theo chân ông già ra ngoài ghe để làm quen với sóng gió rồi, dù sao đi làm sớm vừa khỏi phải học, lại có tiền, tụi con gái mới lớn thì ngưỡng mộ tụi này lắm. kaka

Các bác vào chia sẻ quê các bác làm nghề gì thử nhé, em mới tập viết nên nội dung còn lan man, bác nào hứng thú thì đợt sau e kể chuyện của bố e, từ một thanh niên làm biển đến ông chủ ghe, rồi bị phá sản, vào tù ra khám vì cái nghề này như thế nào. Cảm ơn các bác đã đọc.
đề gì hả bác
 
Em trước nhé, quê e ở Bình Định, ở thị trấn thành phố thì e ko rõ, nhưng ở vùng nông thôn của e thì chỉ chia làm 2 nghề chính. Nhà nào được hợp tác xã chia ruộng đất thì làm nông, phần còn lại là làm biển, tức là đi thuyền đánh bắt cá ngoài đại dương ấy các bác. Kể sơ qua nghề này thì ở quê em, miễn là đàn ông thì sẽ làm được. từ già trẻ, lớn bé, trung niên, đến mấy thằng nhóc mới 13 14 tuổi đã có thể làm được, không yêu cầu trình độ, học vấn, gia cảnh gì cả :D miễn là có khả năng lao động, xin đi bạn của ông chủ ghe nào đó trong xóm là đi được.

Một chiếc ghe tùy lớn nhỏ mà có khoảng 8 - 10 thành viên, 1 ông chủ tàu với các ông thuyền viên còn lại. Lấy đủ đá đủ dầu, lênh đênh ngoài khơi tầm 20 ngày, sau đó vào cảng, khi xưa là hay tập trung ở cảng nước Đá Vũng Tàu. Làm cái nghề này e mới thấy đúng với cái câu mà người ta hay nói: " Sống chết có số, phú quý do trời", xóm e có vài trăm hộ dân, đa số làm nghề đánh bắt cá này, vậy mà năm nào cũng dăm ba vụ chết trôi ngoài biển, chìm ghe, chết người nhiều lắm. Như năm 2020 vừa rồi, bố của thằng bạn e, ghe bị phá nước, chết mất xác ngoài biển, đau lòng vãi, rồi còn nhiều vụ rơi xuống biển trôi mất xác, thuyền viên đánh nhau đâm chém ngoài khơi,... Khổ là thế nhưng cũng có những ông chủ ghe được trời đãi, trăng nào đi làm cũng trúng đậm, chia vài trăm triệu đến cả tỉ bạc, lại có những nhà làm quanh năm suốt tháng ko đủ no, năm nào tổng kết cũng bị lỗ tổn, nợ chồng nợ, bán ghe bán nghề rồi đi bạn.

Nghề này vừa khổ vừa bạc, nhưng nó dường như là lựa chọn duy nhất ở quê em rồi. Đứa nào mà học hành không đến nơi đến chốn thì chắc chắn phải đi biển, học vừa hết lớp 9 đã tập tành cho theo chân ông già ra ngoài ghe để làm quen với sóng gió rồi, dù sao đi làm sớm vừa khỏi phải học, lại có tiền, tụi con gái mới lớn thì ngưỡng mộ tụi này lắm. kaka

Các bác vào chia sẻ quê các bác làm nghề gì thử nhé, em mới tập viết nên nội dung còn lan man, bác nào hứng thú thì đợt sau e kể chuyện của bố e, từ một thanh niên làm biển đến ông chủ ghe, rồi bị phá sản, vào tù ra khám vì cái nghề này như thế nào. Cảm ơn các bác đã đọc.

thớt hay quá, kể đi fen
 
Làng tôi cả làng nấu rượu, trước đây toàn rượu gạo men thuốc bắc, rượu ngon có tiếng. Cũng vì rượu sẵn mà cơ số cụ đi vì xơ gan. Sau này chuyển qua rượu ủ men TQ với gạo rồi rượu pha cồn cung cấp cho bọn rượu ốc vỉa hè thì ko cụ nào đi sớm vì làm ra cái rượu ấy méo dám uống luôn, nhường các cháu sv trẻ khỏe uống mà tiêu bớt dương thọ.
 
Có mỗi nghề làm nông, mà giờ có thêm nghề tay trái là cò đất rồi, cả làng đi buôn đất :burn_joss_stick:
 
Đợt này mình theo dõi mấy kênh anh ngư phủ, văn tiên tv về nghề đi biển (lặn biển đnahs bắt hải sản, ghi cào...). Nói chung vất vả nhưng có những bạn này thì mn mới biết tới. Xem cũng thú vị, thêm thu nhập cho ngư dân, và đâu đó hình thành việc bán hải sản, du lịch trải nghiệm...
 
Lấy #2 trước rồi edit kể truyện

Vừa trẻ, vừa khỏe, da bánh mật, 6 múi chân tay cơ bắp, lại có chút tiền, giã cho các em múi mít cứ gọi là trợn mắt nát bét thời gian đầu.

//////////////// Kể truyện làng mình: Làng Giàn - Trung Kính Hạ.
Làng mình giờ đất mặt ngõ sâu, hẻm đi không vừa cái ô tô vẫn là khoảng 80-90tr/1m2. mặt ngõ ra ngoài đường đi được ô tô thì phải tầm 120 130tr/1m. Cá biệt mặt Trần Duy Hưng nhà 100m2 cho thuê khoảng 5500$ 1 tháng.

Kể ra thì không ai tin nhưng làng mình cách đây chỉ tầm chưa đến 20 năm, đất ruộng đất hoang nhiều vô kể. ai muốn xin đất tạm cư, cư trú viết đơn lên phường là được phát cho 200m2. Mà khu đất hoang đấy giờ thành mặt đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chánh, BigC Thăng Long, Kaengnam....
Giàu xổi từ đất nên thanh niên trong làng vô công rỗi nghề vô cùng nhiều, lứa 8x, đặc biệt lứa 84-88 chết vì nghiện hút thì vô kể, chắc chỉ còn khoảng 1/3 1/4 là còn sống đến bh. Lứa 9x thì toàn thanh niên đi SH, đi BMW, Dylan, @ nhưng mở ví ra không có đồng nào, tiền đi đổ xăng vẫn phải xin obz, tiền đi đá PES PS 2 còn phải ghi nợ xong gọi mẹ ra trả hộ :))
________________
Làng mình có truyền thống làm hương/nhang để thờ cúng.
Bên cạnh cái lứa giàu xổi đó, cũng có nhiều nhà làm ăn kinh doanh đi lên từ nghề thủ công truyền thống.
Có 1 2 nhà, cách đây hơn chục năm, vẫn để nguyên cái sân phải 500m2 để phơi hương, làm hương bằng tay. Họ cũng gây dựng được thương hiệu, danh tiếng, uy tín trong nghề hương, làm hương bán cả nước, còn xuất khẩu ra cả nước ngoài rồi. Nhưng giờ thì 500m2 đó họ xây chung cư mini cho thuê hết. Ngồi không cũng có tiền. Còn uy tín, thương hiệu họ vẫn có, nên họ ra ngoại thành thuê 1 công ty/hội khác làm hương, xong đóng mác của họ vào bán, thế là vẫn mang tiếng là bán hương :LOL:
--------------------
Kể tiếp ngày xưa trong làng, có 1 ông cũng khoảng 4x 5x tuổi, nhà là 1 xưởng làm bánh mì. Mà bánh mì ngày xưa thì dùng lò than, lò củi chứ đâu có lò điện bếp điện nướng kín đáo như bh, hại sức khỏe vô cùng. Cứ sáng 5h là ổng chạy khắp làng, lên cả phố giao bánh mì sỉ. Đến chiều tối là thấy ông đạp xe đạp quanh làng rao bánh mì đây, cái thời mà vẫn 500đ 1 cái bánh mì to rỗng ruột.
Bẵng 1 thời gian thì không thấy ổng rao nữa, ngồi nói chuyện với các chú thì thấy bảo hít nhiều khí than quá ung thư phổi mất ít lâu rồi.
--------------------
Kể chuyện về làng thì nhiều chuyện lắm :))
Ngày xưa đi vào ngõ đối diện Circle K có mấy nhà làm hương thơm vl :)). Bây giờ đi vào thì toàn các e sinh viên với 4` thuê trọ trong đấy. Thời cách đấy 20 năm cái đường Trung Kính chưa to như bây giờ cảm giác như đi về 1 miền quê. Xe tải chở đất cát chạy mù mịt. Hồi đấy phải đi bộ ra tận đầu đường giáp Trần Duy Hưng mới có sạp báo để mua.
 
Ngày xưa đi vào ngõ đối diện Circle K có mấy nhà làm hương thơm vl :)). Bây giờ đi vào thì toàn các e sinh viên với 4` thuê trọ trong đấy. Thời cách đấy 20 năm cái đường Trung Kính chưa to như bây giờ cảm giác như đi về 1 miền quê. Xe tải chở đất cát chạy mù mịt. Hồi đấy phải đi bộ ra tận đầu đường giáp Trần Duy Hưng mới có sạp báo để mua.
đúng cái ngõ 81 trung kính cái nhà làm hương làng tôi đấy :LOL:) cạnh quán thịt chó nổi nhất mẹ cái khu đấy, ăn chả chó nướng phê v l.
Trung Kính 20 năm trước nó như cái bờ đê đắp đất chứ có gọi gì là cái đường, nguyên cái trung kính to ngày xưa là cánh đồng. Từ làng tôi đi bộ lên làng cót vẫn còn hình ảnh cây đa cây đề ở ngã 3, dưới đó là 1 quán nước nhỏ, rẽ vào là lên làng Cót
 
đúng cái ngõ 81 trung kính cái nhà làm hương làng tôi đấy :LOL:) cạnh quán thịt chó nổi nhất mẹ cái khu đấy, ăn chả chó nướng phê v l.
Trung Kính 20 năm trước nó như cái bờ đê đắp đất chứ có gọi gì là cái đường, nguyên cái trung kính to ngày xưa là cánh đồng. Từ làng tôi đi bộ lên làng cót vẫn còn hình ảnh cây đa cây đề ở ngã 3, dưới đó là 1 quán nước nhỏ, rẽ vào là lên làng Cót
cả 2 làng có đặc sản là những con ngõ nhỏ ngoằn nghèo nhưng lâu lâu lại có mấy cái nhà biệt thự sân vườn mấy trăm m2 to oạch bên trong :eek: xưa đợt chưa mở đường mạc thái tông vs nguyễn chánh bố tôi đèo đi tắt vào làng trung kính hạ để ra BigC mà lú mẹ luôn :D nghĩ bụng bh mà bị bỏ rơi lại trong này thì chịu không tìm được đường ra :LOL:
 
cả 2 làng có đặc sản là những con ngõ nhỏ ngoằn nghèo nhưng lâu lâu lại có mấy cái nhà biệt thự sân vườn mấy trăm m2 to oạch bên trong :eek: xưa đợt chưa mở đường mạc thái tông vs nguyễn chánh bố tôi đèo đi tắt vào làng trung kính hạ để ra BigC mà lú mẹ luôn :D nghĩ bụng bh mà bị bỏ rơi lại trong này thì chịu không tìm được đường ra :LOL:
đặc sản là rau tươi, múi mít, khe đít khe bím thì anh lại không kể :LOL: ngày xưa thì toàn săm trổ kẹp 5 6 đèo từ trong ngõ ra karaoke, giờ thì toàn công nghệ cao, chất lượng cao thôi :LOL:
 
Back
Top