Quê hương gọi, con dân Việt đáp lời

Những năm gần đây, làn sóng kiều bào muốn trở về Việt Nam ngày càng nhiều. Tiếng gọi từ quê hương luôn thôi thúc kiều bào khát khao được sống và làm việc trên đất Mẹ...
Trở về khởi nghiệp khác biệt
Khoe những “đứa con tinh thần” là lọ hành, tỏi, gừng, nghệ… lát sấy khô, hay bánh mì không bột mì… cô gái 9X Tạ Thanh Thủy (kiều bào Úc) say sưa kể về cơ duyên khởi nghiệp ở Việt Nam mà chính cô cũng bất ngờ. Khi còn ở Úc, Thủy muốn pha chén nước mắm tỏi ớt đúng kiểu Việt Nam nhưng rất khó mua được nguyên liệu tươi mong muốn. Đến siêu thị, hàng Việt xuất khẩu chỉ ở dạng bột. Từ đó cô quyết tâm “chinh phục” hành, tỏi mà không phải nghiền thành bột khô.
Ông Võ Thành Chất, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM cho biết: “Thời gian qua, giới trí thức, doanh nhân kiều bào, đã trở về nước, về TPHCM từ rất sớm, trực tiếp tham gia các đề án, chương trình hợp tác, đầu tư hoặc vận động cộng đồng, vận động và làm cầu nối các hợp tác quốc tế, góp phần xây dựng, phát triển đất nước, phát triển thành phố”.​
“Lúc ấy thị trường gần như không có sản phẩm sấy lát. Tôi tìm tất cả những tài liệu liên quan đến hành, tỏi vừa đọc vừa thực hành” – Thủy nhớ lại.
Mất 3 năm nghiên cứu, thử nghiệm, thất bại không đếm xuể nhưng Thủy vẫn không bỏ cuộc, bởi cô nghĩ chỉ có cách chế biến sâu và làm khác biệt mới làm phong phú thêm thị trường gia vị Việt, tạo thêm đầu ra sản phẩm của bà con nông dân và giảm bớt nỗi lo “được mùa mất giá”.
Đầu năm 2019, vợ chồng Thủy đưa con trai về Việt Nam thăm bà con. Trước đó, con trai của Thủy thường đau ốm do dị ứng thời tiết Úc. Vậy mà về Việt Nam, cậu bé rất khỏe mạnh, năng động. Đây cũng chính là bước ngoặt vợ chồng Thủy trở về Việt Nam năm 2020 để định cư và lập nghiệp.
Nếu như khởi nghiệp hành tỏi từ chuyện không có nguyên liệu pha nước mắm ưng ý, thì Thủy làm bánh mì không bột mì là vì con. Phát hiện con mình dị ứng bột mì, Thủy tự mày mò làm một chiếc bánh sinh nhật “không bột mì” tặng con. Sau lần ấy, cô tìm hiểu và biết được cộng đồng người dị ứng bột mì tại TPHCM không nhỏ.
Ngoài ra, những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột và những người quan tâm dinh dưỡng đều không ăn bột mì. Vậy là cô dành cả năm trời cùng các cộng sự tạo ra những chiếc “bánh mì giả” – theo cách nói vui của Thủy. “Công thức bánh đặc biệt này ở nước ngoài rất nhiều nhưng khi làm thử thì không hợp với khẩu vị Việt Nam, nên tôi quyết định thử thách với các loại bột truyền thống trong nước” – bà chủ trẻ Tạ Thanh Thủy bộc bạch.
Quê hương gọi, con dân Việt đáp lời ảnh 1
Tạ Thanh Thủy (kiều bào Úc), thứ 2 từ phải qua khởi nghiệp ở TPHCM, tạo sự khác biệt cho sản phẩm nông nghiệp
Bột mì được thay thế bằng bột gạo, bột nếp, bột năng, bột khoai… Sữa đặc được thay bằng sữa gạo, bơ được thay bằng kem béo tách từ cơm dừa… theo công thức riêng để tạo được mùi vị đặc trưng hấp dẫn. Hiện nay, tiệm bánh In’joy (quận 3) của Thủy cho ra mắt khá nhiều loại bánh, bao gồm cả bánh không có bột mì, sữa, trứng, đường tinh luyện.
Khi quay trở về Việt Nam, Thủy tâm sự, cô cảm thấy vui trước những đổi thay của đất nước, nhất là chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng cởi mở, động viên, khuyến khích kiều bào trở về đóng góp cho quê hương.
“Tôi muốn góp sức mình trong lĩnh vực nông nghiệp, liên kết với nông dân mở nông trại, đầu tư chế biến sâu, làm nông nghiệp kiểu “khác biệt” để đưa nhiều sản phẩm Việt mới lạ bay xa trên thị trường thế giới” – Thủy thổ lộ.
Gieo mầm tri thức
Tại Lễ tuyên dương Những tấm gương “thầm lặng mà cao cả” mới đây, lần đầu tiên có 2 Việt kiều được vinh danh, trong đó có TS Võ Tá Hân (kiều bào Mỹ), người có hơn 30 năm đưa tri thức về cho sinh viên Việt Nam.
Ý tưởng đưa nguồn tri thức xây dựng đất nước của TS Hân bắt đầu từ năm 1988, khi lần đầu tiên ông về Việt Nam với tư cách là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Canada tại Singapore.
Khi ấy, ông không khỏi bất ngờ thấy các nhà sách ở TPHCM rất khiêm tốn với một ít sách cũ, bày biện đơn giản. Ngay cả thư viện của viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu đầu sách khoa học cũng rất hạn chế. Từ đó, ông quyết tâm thực hiện chương trình “Books4Vietnam” quyên góp sách từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, nhằm giúp lớp trẻ nâng cao kiến thức, góp phần xây dựng đất nước.
Quê hương gọi, con dân Việt đáp lời ảnh 2
TS Võ Tá Hân (bìa phải) đưa nguồn sách quý giá về Việt Nam
Đến nay, TS Võ Tá Hân cùng những cộng sự đã mang nhiều container với hơn 1 triệu đầu sách tặng khắp các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu của đất nước. Trong đó rất nhiều cuốn có giá trị về chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế, tài chính, y khoa, luật khoa, quản trị kinh doanh, giáo dục…
Chỉ tính trong 2 năm (2020-2021), Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM đã kết nối, hỗ trợ và tiếp nhận 3.339 đầu sách khoa học kỹ thuật do TS Hân trao tặng với trị giá hơn 1,152 triệu USD (tương đương hơn 27 tỷ đồng). Dự kiến thời gian tới, ông tiếp tục tặng hơn 54.000 cuốn sách cho các trường, trị giá hơn 5 triệu USD (khoảng 117 tỷ đồng).
TS Võ Tá Hân cho rằng, người Việt vốn thông minh, hiếu học và nhẫn nại. Nếu có cơ hội học hỏi, được trang bị kiến thức, ứng dụng tri thức mới, Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh chóng, không thua kém các nước trong khu vực.
Kết nối du học sinh sang Áo
Trong căn nhà nhỏ tại hẻm 377/20 An Dương Vương (phường 10, quận 6), bà Lê Thị Thu Hương (kiều bào Áo) đang lên kế hoạch thăm, tặng quà cho người nghèo trên địa bàn dịp Tết 2023.
“Nhiều năm sống xa quê hương nhưng tâm trí tôi luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn. Khi có điều kiện, mình liền trở về Việt Nam để kết nối, đưa học sinh đi du học và hướng các em sau này cống hiến tài sức cho nước nhà” – bà Hương trần tình.
“Kinh nghiệm của tôi hơn 20 năm sống ở Áo thấy rằng, lúc trẻ nên ra thế giới học tập những cái hay, cái mới của nhân loại; khi đủ rồi phải quay về. Tôi nghĩ lớp trẻ bây giờ vẫn nghĩ như vậy nên tôi vẫn cố gắng tạo nhiều điều kiện để giúp các bạn trẻ kết nối trong hội nhập”
Bà Thu Hương​
Trong thời gian sống ở nước ngoài, có dịp tham dự nhiều sự kiện xúc tiến thương mại đầu tư, hội nghị kết nối thương mại, du học giữa hai nước Việt Nam – Áo, bà Hương thấy rằng khi người trẻ có điều kiện ra thế giới sẽ tiếp thu được những kiến thức, công nghệ mới, mở rộng cánh cửa cơ hội việc làm trong tương lai.
Nhờ kinh nghiệm làm việc tại Viện Giáo dục hội nhập và nghề nghiệp tại Cộng hòa Áo - một trong những đơn vị uy tín về lĩnh vực hỗ trợ giáo dục, việc làm, visa du lịch, năm 2018, bà đã đưa mô hình kết nối du học thực nghiệm tại Áo về Việt Nam. Ngoài việc kết nối, hỗ trợ du học sinh còn lạ lẫm nơi đất khách, các em còn được định hướng trở về cống hiến cho quê hương sau thời gian học tập.
“Như vậy, hiện tượng chảy máu chất xám sẽ không còn là nỗi lo, các em sẽ quay trở về và góp phần phát triển đất nước trên sự tiếp nhận nhiều kiến thức tiên tiến theo chuẩn quốc tế” – nữ doanh nhân kiều bào Áo, tâm sự.
Không giấu được xúc động khi được tham gia đóng góp xây dựng quê hương, nữ kiều bào bộc bạch, rất tự hào khi thấy đất nước thay đổi, phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là lý do khiến bà quyết định chọn Việt Nam sinh sống sau nhiều năm ở nước ngoài.


https://tienphong.vn/que-huong-goi-con-dan-viet-dap-loi-post1498919.tpo
 
Chắc về lùa gà, bán khoá học, bán dự án năng lượng xanh với thành lập trung tâm du học để lùa người sang tư bản học
 
zc0XLOs.gif


Gửi từ Xiaomi POCO F2 Pro bằng vozFApp
 
Back
Top