Quen thói đi bừa, đi ẩu mới phản ứng với Nghị định 168

transformers2

Senior Member
(VTC News) - Những người phản ứng mạnh với mức phạt Nghị định 168 thật ra chỉ lo mình bị buộc phải từ bỏ thói quen vô pháp vô thiên, đi bừa, đi ẩu vốn đã ăn sâu vào tiềm thức.

Thực tế hơn 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã bộc lộ những vấn đề của giao thông Việt Nam, trong đó rõ nhất là thói quen lái xe tùy tiện, không tuân thủ pháp luật của bộ phận không nhỏ người Việt. Đó là lý do họ phản ứng quyết liệt, viện hết cớ nọ đến cớ kia mà tựu trung lại là không muốn phải đóng mức phạt cao nếu vi phạm.

Một trong những lý do được họ mượn làm cớ là người nghèo sẽ gặp khó khăn khi bị phạt 4-6 triệu đồng cho một lỗi rất dễ mắc như vượt đèn đỏ hay lao xe lên vỉa hè. Nhưng một người nghèo mà tôi biết là bác xe ôm hàng xóm lại bảo rằng quy định mới không gây khó gì thêm cho bác. Từ xưa khi mức phạt còn thấp, bác đã không cho phép mình phạm lỗi nào vì chỉ cần bị phạt mấy trăm nghìn đồng cũng đủ ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình.

"Người nghèo như tôi luôn quý từng đồng, trước đây vượt đèn đỏ phạt 800 nghìn đồng đã không dám vi phạm, bây giờ phạt 4-6 triệu đồng lại càng như thế", bác nói.

Cảnh kẹt xe cuối năm tại Hà Nội.

Cảnh kẹt xe cuối năm tại Hà Nội.

Bản thân tôi cũng chạy xe máy đi làm mười mấy năm nay, thu nhập chỉ hơn 10 triệu đồng một tháng, không quen biết ai để "gọi điện thoại cho người thân" khi bị các chú cảnh sát giao thông giữ lại. Bao nhiêu năm tôi luôn tuân thủ luật giao thông, không vượt đèn đỏ, không lấn làn hay đi quá tốc độ; chưa bao giờ bị công an "tuýt còi".

Tôi tuân thủ vì muốn bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác, cũng vì chẳng muốn mất khoản tiền không đáng. Vì vậy khi Nghị định 168 có hiệu lực, tôi không hề thấy túi tiền của mình có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Từ bản thân và thực tế xung quanh, tôi nhận ra sự bao biện của những người viện lý do mặt bằng thu nhập còn thấp để kêu ca mức phạt quá "đắt", rằng phạt nặng quá sẽ khiến dân nghèo đi, cuộc sống thêm khó khăn, túng thiếu, hay những người đổ lỗi cho Nghị định 168 gián tiếp gây ra tình trạng ùn tắc khủng khiếp của Hà Nội, TP.HCM những ngày cận Tết.

Kiểu lý lẽ này cho thấy họ đã quá quen với việc vi phạm luật giao thông, coi việc vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, quay xe, dừng đỗ không đúng quy định… là hiển nhiên như “cơm ăn nước uống” thường ngày nên không thể từ bỏ. Dường như họ còn cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm khi không còn được chạy xe vô pháp như thế nữa.


Những người này phản ứng gay gắt với chế tài nghiêm khắc của Nghị định 168 không phải vì lo lắng về sự thiếu công bằng hay bất hợp lý khi triển khai trong thực tế, mà chỉ sợ phải từ bỏ thói đi bừa, đi ẩu đã ăn sâu trong tiềm thức của mình.

Lâu nay, họ quen với việc dễ dàng vi phạm mà không bị xử lý vì có thể trốn, có thể chạy hay xin xỏ, hoặc nếu bị lập biên bản cũng chỉ nộp mức phạt “không đau không ngứa”. Nghị định 168 như một đòn giáng mạnh vào thói quen sai trái đó và phản ứng của họ là bàn lùi.

Những người thiếu ý thức dùng các lý do để che đậy mục đích thật là tiếp tục nếp giao thông hoang dã, trốn tránh chịu trách nhiệm về hành vi phạm luật, muốn duy trì xã hội kém văn minh nơi hành vi sai trái được coi là bình thường.

Nhưng xã hội vẫn luôn tiến về phía trước đâu có thể đáp ứng mong muốn ích kỷ đó. Các quy định pháp luật được đưa ra không phải để thỏa mãn sự tiện lợi của một số cá nhân mà để tạo môi trường chung tốt nhất cho cả cộng đồng.

Nếu không áp chế tài mạnh ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ xây dựng được văn hóa giao thông, khi mà rất nhiều người ngay từ tiềm thức đã dung túng cho hành vi vi phạm, dung túng cho bản thân mặc sức vi phạm. Con số tai nạn giao thông khổng lồ và tình trạng ùn tắc khủng khiếp sẽ mãi tiếp diễn.

Phản đối xử lý nghiêm các vi phạm giao thông thực ra là cản trở sự tiến bộ, gián tiếp đe dọa sự an toàn của cộng đồng và góp phần kìm hãm nền kinh tế.

Kêu ca mức phạt của Nghị định 168 quá cao, phải chăng một số người cảm thấy mình đủ khả năng và sẵn sàng bỏ ra số tiền phạt thấp hơn để được vi phạm, và không có ý định từ bỏ kiểu chạy xe bất chấp luật lệ?

 
Câu “Quen thói đi bừa, đi ẩu mới phản ứng với Nghị định 168” chứa một số yếu tố ngụy biện. Phân tích các yếu tố này:


1. Ngụy biện “ad hominem” (tấn công cá nhân):
• Câu này không phản biện trực tiếp vào nội dung của Nghị định 168 mà lại tập trung vào việc công kích những người phản ứng với nghị định bằng cách chỉ trích họ là “quen thói đi bừa, đi ẩu”. Thay vì đưa ra lập luận có căn cứ để giải thích lý do tại sao nghị định là hợp lý hay không, câu này chỉ tấn công phẩm chất của những người phản đối. Điều này làm giảm tính hợp lý của phản biện.


2. Ngụy biện “tu từ” (strawman fallacy):
• Câu này cũng có thể được hiểu là gán cho người phản đối nghị định một đặc điểm tiêu cực (đi bừa, đi ẩu), mà không phản ánh đúng các lý do hợp lý hoặc thực tế mà người đó có thể phản đối. Điều này tạo ra một “con ngựa rơm” để dễ dàng tấn công, thay vì phản biện một cách chính xác những lý do phản đối Nghị định 168.

3. Ngụy biện “kết luận vội vàng”:
• Việc gán cho một nhóm người có hành vi “đi bừa, đi ẩu” chỉ vì họ phản ứng với nghị định này có thể là một kết luận vội vàng và thiếu căn cứ. Không phải tất cả những người phản ứng đều hành động một cách vô tổ chức hay thiếu suy nghĩ, mà có thể có lý do chính đáng và có thể được phân tích kỹ lưỡng hơn.

Tóm lại, câu này sử dụng các ngụy biện để làm giảm giá trị của phản ứng đối với Nghị định 168 mà không đưa ra lý lẽ hợp lý để bác bỏ các phản ứng đó.
 
Câu "Những người phản ứng mạnh với mức phạt Nghị định 168 thật ra chỉ lo mình bị buộc phải từ bỏ thói quen vô pháp vô thiên, đi bừa, đi ẩu vốn đã ăn sâu vào tiềm thức" có thể chứa một số lỗi ngụy biện như sau:


Câu "Những người phản ứng mạnh với mức phạt Nghị định 168 thật ra chỉ lo mình bị buộc phải từ bỏ thói quen vô pháp vô thiên, đi bừa, đi ẩu vốn đã ăn sâu vào tiềm thức" có thể chứa một số lỗi ngụy biện như sau:

  1. Ngụy biện suy đoán động cơ (Mind-reading Fallacy):
    • Lỗi: Câu này suy đoán rằng tất cả những người phản ứng mạnh với mức phạt đều có chung một động cơ là sợ mất thói quen vô pháp vô thiên, mà không xét đến các lý do khác có thể có.
    • Phân tích: Đây là ngụy biện vì động cơ của mỗi cá nhân có thể rất đa dạng. Không phải tất cả những người phản ứng đều sợ phải từ bỏ thói quen xấu; một số có thể thực sự lo lắng về mức phạt cao hoặc tính khả thi của quy định.
  2. Ngụy biện khái quát hóa vội vàng (Hasty Generalization):
    • Lỗi: Câu này khái quát hóa rằng tất cả những người phản ứng mạnh đều có chung thói quen "vô pháp vô thiên, đi bừa, đi ẩu".
    • Phân tích: Đây là ngụy biện vì không có bằng chứng rõ ràng cho thấy tất cả những người phản đối đều có thói quen như vậy. Có thể có những người tuân thủ luật lệ nhưng phản đối vì lý do khác như cảm thấy mức phạt không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
  3. Ngụy biện tấn công cá nhân (Ad Hominem):
    • Lỗi: Câu này công kích cá nhân những người phản đối bằng cách gán cho họ các thói quen xấu, thay vì phản biện trực tiếp các lập luận hoặc lo ngại của họ về Nghị định 168.
    • Phân tích: Đây là ngụy biện vì việc công kích cá nhân không phải là cách hợp lý để phản biện ý kiến. Điều cần làm là xem xét và trả lời trực tiếp các lý do mà họ đưa ra.
  4. Ngụy biện bỏ qua lý do khác (Ignoring Other Reasons):
    • Lỗi: Câu này bỏ qua khả năng rằng có nhiều lý do hợp lý khác dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ với mức phạt mới, chẳng hạn như lo ngại về tác động kinh tế, hoặc thiếu niềm tin vào hiệu quả thực thi.
    • Phân tích: Đây là ngụy biện vì chỉ tập trung vào một lý do và bỏ qua các lý do khác có thể làm cho lập luận trở nên thiên lệch và thiếu công bằng.
Những ngụy biện này có thể làm giảm sức thuyết phục của lập luận và tạo ra sự bất công đối với những người có ý kiến phản đối Nghị định 168 vì các lý do hợp lý và đáng được xem xét.

Ngay dòng đầu đã tự cho mình phán xét, tấn công cá nhân và suy đoán vô tội vạ thì có thể thấy những luận điểm phía sau chẳng có giá trị gì
 
Tôi tin bài này với bài trước của thằng VTC đều là ngẫu nhiên, không hề có ý đồ gì cả :doubt:
 
Đờ mờ thằng lều, đã mất công Chụp mũ rồi sao không Kết tội luôn đi, rồi tiện thể Tử hình luôn ??? :feel_good:
Truyền thông, lập pháp với hành pháp đều một giuộc với nhau thì bọn m muốn làm gì chẳng được :surrender: T nằm ngửa chờ sẵn rồi này
Trời sinh ra thằng lều còn sinh ra con chó làm chi cho nó thừa thãi vậy :misdoubt:
 

Thread statistics

Created
transformers2,
Last reply from
quay tay clone ver4,
Replies
64
Views
4,507
Back
Top