thảo luận 'Quỷ lùn Thái Lan' Chanathip - Thiên tài độc nhất vô nhị của ĐNÁ

lytieulong111

Senior Member

Chanathip được biết đến với biệt danh 'Messi Thái', nhưng sẽ hợp lý hơn nếu gọi anh là 'Quỷ lùn'.​


Bóng đá thế giới từng có một “Quỷ lùn” khét tiếng là tiền đạo Romario (Brazil). Romario chỉ cao vỏn vẹn 1,67m nhưng tài năng của ông được xếp vào hàng dị nhân của bóng đá thế giới.

“Quỷ lùn” Romario là ngôi sao của World Cup 1994. Ông là người có công lớn nhất giúp Brazil lần thứ 4 vô địch thế giới.

Romario tự nói về bản thân: “Sẽ chẳng bao giờ trong lịch sử có tiền đạo nào hay hơn tôi. Tôi mãi mãi bất tử”.

ee6279acd0ee39b060ff.jpg

“Quỷ lùn” Romairo giúp Brazil vô địch World Cup 1994.

HLV Kashima Antlers nhận xét: “Romario xuất sắc hơn Ronaldo, anh ta là cầu thủ có thể làm mọi thứ trên sân. Anh ta khó đoán, di chuyển mau lẹ, sở hữu kỹ thuật hoàn hảo và tôi thề trong đời chưa từng chứng kiến ai hay hơn thế”.

Không sai. Một tiền đạo chỉ cao có 1,67m nhưng ghi bàn như “một cỗ máy” thì lịch sử bóng đá thế giới chỉ có Romario. Ông xứng đáng là thiên tài độc nhất vô nhị.

Và bóng đá Đông Nam Á cũng có một "quỷ lùn" khác - Chanathip Songkrasin. Không có ngôi sao nào xuất sắc như Chanathip trong lịch sử Đông Nam Á. Đội trưởng đội tuyển Thái Lan chỉ cao vẻn vẹn 1,58m và nặng 56kg. Thông số về thể hình của Chanathip không thích hợp để chơi bóng đá. Nhưng thiên tài có thể phá vỡ mọi quy luật và mọi đối thủ đều phải e ngại trước “ma thuật” của Chanathip.

Chanathip thực sự thích hợp với biệt danh “Quỷ lùn” hơn là “Messi Thái”. Vì anh là dị nhân giống như “Quỷ lùn” Romario: Tuy không cao, thậm chí rất lùn nhưng tất cả phải ngước nhìn về tài năng.

Trước AFF Cup 2020, Chanathip có hai lần dự AFF Cup (năm 2014 và 2016). Cả hai giải đấu này thì “Quỷ lùn” đều giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải, còn tuyển Thái Lan vô địch.

ab5e4389eacb03955ada.jpg

Chanathip đi vào lịch sử AFF Cup với hatrick ba lần vô địch và ba lần giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải

Năm 2018, Chanathip không dự AFF Cup, Thái Lan bị phế ngôi. Bây giờ anh trở lại thì Thái Lan lại vô đối ở AFF Cup 2020. Phong độ chói sáng trong những trận đấu quan trọng nhất đã giúp Chanathip có lần thứ 3 đoạt danh hiệu Cầu thủ hay nhất giải, sau khi ghi đến 4 bàn thắng ở bán kết và chung kết. Tất cả là cột mốc trong lịch sử AFF Cup và chỉ có Chanathip mới làm được.

Nếu có ai khắt khe về tài năng của Chanathip là chỉ thể hiện ở “ao làng” thì còn một bằng chứng “thép” khác để thuyết phục. Đó là Chanathip có mặt trong đội hình tiêu biểu J.League 1 (giải đấu số 1 Nhật Bản) do ban tổ chức giải bầu chọn vào năm 2018. Anh là cầu thủ đầu tiên của Đông Nam Á nhận được vinh dự này.

Bên cạnh tài năng, Chanathip đã phải nỗ lực và kiên trì rất nhiều trong những năm tháng đầu tiên ra nước ngoài thi đấu.

Anh sinh ra trong một gia đình nông dân ở Nakhon Pathom, Thái Lan. Trước ngày hạ sinh quý tử, ông Kongpob - cha của Chanathip đã cầu khấn thần phật cho con trai mình sở hữu tài năng bóng đá hệt như thần tượng Diego Maradona của ông. Nhưng có lẽ, ông quên mất về việc phải xin thần phật cho con trai một thân hình vạm vỡ. Thế rồi, Chanathip chào đời mà nặng chưa đầy 2kg, không thiếu tháng nhưng hệt một đứa trẻ sinh non.

Tuy nhiên, bỏ mặc những lời can ngăn rằng đứa trẻ này rất yếu ớt, ông Kongpob vẫn cho con làm quen với trái bóng từ năm 3 tuổi. Cứ như thế, những bài học đầu đời của cậu bé tí hon là khống chế bóng bằng cách đá thật mạnh vào tường và coi quả bóng là bạn. Thời niên thiếu, những người bạn đồng trang lứa thường chế giễu giấc mơ chơi bóng của Chanathip vì cho rằng anh thiếu thể hình của một vận động viên. Và cho đến hiện tại, chiều cao 1m58 của Chanathip cũng là một con số khá khiêm tốn ngay cả với những cầu thủ châu Á.

Vậy nhưng Chanathip vẫn kiên trì theo đuổi đam mê của mình, với hình mẫu là những cầu thủ thấp bé nhẹ cân nhưng vẫn đá bóng rất hay là Messi, Diego Maradona và Santi Cazorla. Thời gian trôi đi, Chanathip dần chứng tỏ mình là cầu thủ tài năng bậc nhất của bóng đá Thái Lan. Nhưng ngay cả khi đang ở đỉnh vinh quang của Thái Lan lẫn khu vực, anh vẫn nghĩ đến việc phải ra nước ngoài thi đấu. Sau chức vô địch AFF Cup 2016, tiền vệ sinh năm 1993 chuyển tới CLB Consadole Sapporo ở giải J.League 1, để rồi 2 năm sau, Chanathip vươn mình trở thành ngôi sao ở đẳng cấp Châu Á. Môi trường thi đấu đỉnh cao đã giúp Chanathip phát huy hết tiềm năng so với khi thi đấu trong nước.

"Năm đầu tiên rất vất vả. Chất lượng bóng đá (ở Nhật Bản) cao hơn nhiều những gì tôi đã quen thuộc. Giải đấu này đòi hỏi tốc độ và kỹ thuật, tôi phải mất nhiều tháng để thích nghi.

Nhưng với niềm đam mê và sự kiên nhẫn, tôi đã có thể bám trụ lại đây. Có nhiều cầu thủ đến từ những khu vực khác và đều đã bỏ cuộc trong vòng một tháng. Không dễ dàng gì và bạn cần phải thật sự kiên nhẫn", Chanathip cho biết.

Lịch sử bóng đá Đông Nam Á sản sinh ra rất nhiều tài năng xuất sắc nhưng Chanathip chắc chắn là ngôi sao dị biệt nhất, là thiên tài độc nhất vô nhị. Chỉ cần nhìn chiều cao của anh cũng đủ nói lên tất cả.

https://saostar.vn/the-thao/quy-lun-thai-lan-chanathip-thien-tai-doc-nhat-vo-nhi-cua-dna-202201011557342425.html
 
Last edited:
Công nhận thằng ku này ác liệt thật. Hồi nó sang J-League mình cũng đoán nó không trụ được lâu mà giờ chơi ngang kèo châu Á luôn :beated:
 
1m58 với người thường đã thấp rồi, đây lại còn chơi cái môn thể thao cần thể lực, thể hình :( cũng may là ko phải gặp mấy thằng tây lông
 
Trước có bài báo Maradona khen,nói Chanathip rất mạnh ở khả năng kiểm soát bóng.
Nên tôi nghĩ kỹ năng với bóng của Chanathip ngang tầm với trình độ thế giới chỉ khác về tư duy chơi bóng.
Tư duy chơi bóng theo tôi là không phải của ai giỏi hơn,mà là phù hợp hơn với chiến thuật,triết lý bóng đá.
 
Wanghai mới ao chình Vn thôi.
Cần thêm môi trường để tiến bộ.

Đá ở VL thì muôn đời vẫn vậy

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ở nơi nào đó ông trùm đốn giò đc coi như ng hùng sau 1 pha sút bóng vào mặt 1 cầu thủ nằm sân, siêu sao sút bóng xà ngang được coi là best player ĐNÁ và 1 ông trùm chuyền ngang, ra bóng ngang sân thì đc tôn sùng hơn những bàn thắng quyết định
 
Back
Top