Quy tắc 10000 giờ - Cột mốc cho sự hoàn hảo

Quan điểm của bạn cũng ổn. Chỉ là bạn thay đổi cách nói đi là được. Mình thấy cách nói của bạn có vẻ cực đoan. Hơn nữa hệ quy chiếu mình và bạn đặt ra ở đây cũng khác nhau. ĐV mình là sự tiến bộ và nhu cầu tới đâu thì rèn tới đó, không nhất thiết phải đủ 10k hay trở nên xuất chúng. ĐV bạn là phải đủ 10k, phải xuất chúng, phải thành công. Cái đó k phải là cái mình hướng tới nên có tranh luận nữa cũng k có ích gì. Còn mấy luận điểm của bạn cũng là nêu lại thui nên mình thấy cũng k cần phải trả lời lại. Việc luyện tập là một điều tốt và mình đang cố gắng để mọi người nhận thức đúng đắn về cái này dựa trên quy tắc trên và kn bản thân chứ k phải đọc xong, k hiểu, k áp dụng và truyền đạt lại khơi khơi

Mình đã nói nhiều lần, bản thân bạn hiểu tốt và đúng hơn những gì cuốn sách nói, nhưng truyền đạt là 1 sự nguy hiểm.

1 nửa sự thật không phải là sự thật, sai thì nhận là sai chứ không phải là nó đúng 1 chút, áp dụng không bổ dọc cũng bổ ngang.

Bắt đầu ngay từ cái tiêu đề. Quy tắc 10000 giờ, cột mốc cho sự hoàn hảo. Bạn đã thấy bạn bị lậm cái trò giật tít của sách chưa?
10k giờ, không hề có cơ sở nào, sai lè ra đối với các ngành cần chuyên môn. Sau đó thì hoàn hảo, cái gì hoàn hảo? Cũng không dẫn chứng luôn. Cuối cùng thì kết luận của bạn là: Mọi người ơi, hãy chăm chỉ đi, chăm chỉ là tốt, cố mấy nghìn giờ đi, nhưng không phải sẽ thành công đâu.

Y hệt cách giật tít của sách, những kẻ xuất chúng, rồi tác giả thừa nhận là làm theo không xuất chúng đâu, không thành công đâu. Tôi lấy ví dụ thể thao, âm nhạc, chuyên môn đầy rẫy trong sách nhưng các bạn đừng áp dụng cho thể thao, âm nhạc, chuyên môn nhé, thất bại đấy, tôi nói quá lên thôi, ý tôi là khác cơ... Và tác giả chỉ thừa nhận sau khi kiếm bộn tiền, và cuốn sách vẫn như vậy, có chỉnh sửa gì đâu, và các bạn trẻ vẫn nghe theo vì có ai biết những đính chính phía sau đâu.

Còn mình đặt vào hoàn cảnh của bạn luôn, bạn học mấy nghìn giờ, chắc chắn nó sẽ lên với trình của bạn, nhưng để đạt được thành công bạn không chắc 10k h hay 100k h hay vĩnh viễn không thành công được. Bạn đang tin vào lý thuyết vì bạn trải nghiệm chưa đủ. Chẳng qua nó là công việc chơi chơi, chứ nếu nó là công việc sống chết thì coi chừng, hại đời nhiều người đấy. Mỗi cuộc đời bạn chỉ có 1 hoặc cùng lắm là 2 phát 10k h thôi, sai đường là thất bại.
Thế nên quan điểm của mình, chọn mục tiêu cần theo đuổi, đánh giá phù hợp với thời gian trải nghiệm ngắn thôi. Sau đó phù hợp rồi thì tùy tình hình, có thể try hard có thể không, nếu đạt được cân bằng sẽ thành công.
Nó là 2 con đường hoàn toàn khác nhau.

Và bạn là chủ topic, rõ ràng bạn phải giải quyết những câu hỏi và nghi vấn của các mem. Nếu bạn không giải quyết triệt để, cái gì sai không thừa nhận sai, chỉ giật tít để đấy thì sẽ đến lúc bạn không còn dám vào topic của chính mình, chẳng khác nào bạn bị đuổi khỏi nhà.

Thế nên cần bạn có câu trả lời cuối cùng, nếu bạn chỉ suy đoán, hoặc trải nghiệm chưa đủ, hoặc do chưa biết hết thông tin khi lập topic thì phải thừa nhận. Đừng nói là biết rồi, biết hết, có thể người ta quan điểm khác bạn nhưng đưa thông tin hữu ích thì phải cảm ơn, và xem xét, đồng tình hay phản biện phải thấu đáo. Không có khái niệm tất cả đều đúng, ai về nhà nấy.
 
vozer chơi voz chắc cả 20k h rồi
zFNuZTA.png

toàn đỉnh cao lesor đa nhân cách
uq1dgnk.png
 
Có bác nào sống và làm việc theo quy tắc 10000 giờ này k :D . Đại khái thì nội dung của nó là để đạt được trình độ cao ở một lĩnh vực nào đó thì chúng ta cần 10000 giờ luyện tập. Em biết đến nó 4 năm trước, khi đọc quyển "Những kẻ xuất chúng" của Malcolm Gladwell. Nó đã giúp em rất nhìu trong việc nâng cao kĩ năng của bản thân (sơ qua thì em chơi guitar đến nay cũng được 9 năm, nếu lấy số năm ra mà nói thì cũng khá dài nhưng nếu đi vào thời gian luyện tập theo giờ th đúng là còn ít so với con số 10000 giờ kia). Từ lúc biết đến và áp dụng nó thì thật sự em thấy trình mình lên hẳn so với trước. Thấy nó tác động cũng tích cực nên em muốn chia sẻ với các bác về cái quy tắc này :big_smile:
Nguyên tắc 10k giờ mình nghĩ khá chính xác.
Nhưng bổ sung 1 chút về việc mình làm gì trong vòng 10k giờ.
Học tập/luyện tập là chưa đủ.
Bác sẽ xoay vòng quá trình này liên tục:
Học tập/luyện tập --> thực nghiệm --> tìm lỗi/sửa sai --> học tập/luyện tập --> thực nghiệm...
quá trình này có thể kéo dài bao lâu cũng được, càng về sau sẽ càng trở thành: thực nghiệm --> tiến hóa theo thực tế --> thực nghiệm .... mà giảm bớt yếu tố học tập và sửa sai.

và mình khá chắc rằng đa số người sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Thực nghiệm cực kỳ quan trọng, để bác bỏ đi hết giả định (rất nhiều) trong khâu học tập/tập luyện, cũng như để nhận ra điểm sai, và cũng để tiến hóa theo trải nghiệm thực tế.

Việc duy trì quá trình nãy về sau sẽ cần nhiều sự bền bĩ, yêu thích.... đối với công việc.
 
Mình đã nói nhiều lần, bản thân bạn hiểu tốt và đúng hơn những gì cuốn sách nói, nhưng truyền đạt là 1 sự nguy hiểm.

1 nửa sự thật không phải là sự thật, sai thì nhận là sai chứ không phải là nó đúng 1 chút, áp dụng không bổ dọc cũng bổ ngang.

Bắt đầu ngay từ cái tiêu đề. Quy tắc 10000 giờ, cột mốc cho sự hoàn hảo. Bạn đã thấy bạn bị lậm cái trò giật tít của sách chưa?
10k giờ, không hề có cơ sở nào, sai lè ra đối với các ngành cần chuyên môn. Sau đó thì hoàn hảo, cái gì hoàn hảo? Cũng không dẫn chứng luôn. Cuối cùng thì kết luận của bạn là: Mọi người ơi, hãy chăm chỉ đi, chăm chỉ là tốt, cố mấy nghìn giờ đi, nhưng không phải sẽ thành công đâu.

Y hệt cách giật tít của sách, những kẻ xuất chúng, rồi tác giả thừa nhận là làm theo không xuất chúng đâu, không thành công đâu. Tôi lấy ví dụ thể thao, âm nhạc, chuyên môn đầy rẫy trong sách nhưng các bạn đừng áp dụng cho thể thao, âm nhạc, chuyên môn nhé, thất bại đấy, tôi nói quá lên thôi, ý tôi là khác cơ... Và tác giả chỉ thừa nhận sau khi kiếm bộn tiền, và cuốn sách vẫn như vậy, có chỉnh sửa gì đâu, và các bạn trẻ vẫn nghe theo vì có ai biết những đính chính phía sau đâu.

Còn mình đặt vào hoàn cảnh của bạn luôn, bạn học mấy nghìn giờ, chắc chắn nó sẽ lên với trình của bạn, nhưng để đạt được thành công bạn không chắc 10k h hay 100k h hay vĩnh viễn không thành công được. Bạn đang tin vào lý thuyết vì bạn trải nghiệm chưa đủ. Chẳng qua nó là công việc chơi chơi, chứ nếu nó là công việc sống chết thì coi chừng, hại đời nhiều người đấy. Mỗi cuộc đời bạn chỉ có 1 hoặc cùng lắm là 2 phát 10k h thôi, sai đường là thất bại.
Thế nên quan điểm của mình, chọn mục tiêu cần theo đuổi, đánh giá phù hợp với thời gian trải nghiệm ngắn thôi. Sau đó phù hợp rồi thì tùy tình hình, có thể try hard có thể không, nếu đạt được cân bằng sẽ thành công.
Nó là 2 con đường hoàn toàn khác nhau.

Và bạn là chủ topic, rõ ràng bạn phải giải quyết những câu hỏi và nghi vấn của các mem. Nếu bạn không giải quyết triệt để, cái gì sai không thừa nhận sai, chỉ giật tít để đấy thì sẽ đến lúc bạn không còn dám vào topic của chính mình, chẳng khác nào bạn bị đuổi khỏi nhà.

Thế nên cần bạn có câu trả lời cuối cùng, nếu bạn chỉ suy đoán, hoặc trải nghiệm chưa đủ, hoặc do chưa biết hết thông tin khi lập topic thì phải thừa nhận. Đừng nói là biết rồi, biết hết, có thể người ta quan điểm khác bạn nhưng đưa thông tin hữu ích thì phải cảm ơn, và xem xét, đồng tình hay phản biện phải thấu đáo. Không có khái niệm tất cả đều đúng, ai về nhà nấy.
Thật sự mà nói thì từ lúc bạn tiết lộ cv và thu nhập của bạn thì mình nhận thấy là quan điểm của mình không thể phản bác lại lập luận của bạn rồi. Cái này mình nói chân thành chứ không có ý gì hết. Mình là một người rất thực dụng. Ra đời, không cần biết các yếu tố khác ntn, nếu bạn làm ra nhiều tiền hơn, tạo ra nhiều giá trị tốt hơn từ công việc chính đáng, năng lực chính đáng của bản thân thì lời nói của bạn sẽ có sức nặng (thu nhập của bạn tính bằng k là quá cao so với mình r). Ở đây mình thua bạn về cái này nên việc rep cmt chỉ là mình nói cho hết ý thui chứ mình biết không thể thuyết phục bạn được vì mình nghĩ bạn cũng hiểu được vị thế và sức nặng trong quan điểm của bạn ở cuộc thảo luận này. Mình không hề trốn tránh hay lờ đi bất kì luận điểm nào, chỉ là những gì bạn nêu lại nó trùng với những cái mình và bạn đã thảo luận nên mình thấy rep lại cũng không có ý nghĩa gì, bạn có thể thấy mình rep gần như tất cả mọi cmt đồng thuận hoặc trái chiều.
Mình vẫn bảo vệ quan điểm của bản thân là cái này không sai và cần hiểu một cách thấu đáo chứ không phải chỉ nghe và áp dụng máy móc. Thấu đáo như thế nào thì mong bạn có thể đọc lại các cmt của mình. Ví dụ như giờ bạn là dân IT, bạn muốn học đàn guitarhay bất kì cái gì khác để giải trí thì dĩ nhiên bạn không cần phải áp dụng chi quy tắc 10k giờ này, bạn chỉ cần chơi đến mức bạn muốn là được. Bạn không hứng thú nữa thì bạn bỏ. Vậy thôi. Đó là quan điểm mình hướng tới chứ không phải là vấn đề thành công. Những yếu tố khác như giật tít và việc tác giả thừa nhận ổng không đúng hay gì đó mình nghĩ người đọc sẽ có cái nhìn về nó sau. Với lại mình thấy nó cũng là chuyện bình thường ở góc độ marketing. Ở đây mình nói về cái quy tắc kia thui chứ không đi bao quát hết được những vấn đề đó. Và bạn đừng lo mình k so sánh thu nhập của bạn với ai khác để làm lá chắn cho bản thân đâu vì như vậy rất là hèn :haha: . Bạn cứ tự tin với những gì bạn làm được vì bản thân mình cũng muốn phấn đấu để có thể có thu nhập cao như vậy.
 
Nguyên tắc 10k giờ mình nghĩ khá chính xác.
Nhưng bổ sung 1 chút về việc mình làm gì trong vòng 10k giờ.
Học tập/luyện tập là chưa đủ.
Bác sẽ xoay vòng quá trình này liên tục:
Học tập/luyện tập --> thực nghiệm --> tìm lỗi/sửa sai --> học tập/luyện tập --> thực nghiệm...
quá trình này có thể kéo dài bao lâu cũng được, càng về sau sẽ càng trở thành: thực nghiệm --> tiến hóa theo thực tế --> thực nghiệm .... mà giảm bớt yếu tố học tập và sửa sai.

và mình khá chắc rằng đa số người sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Thực nghiệm cực kỳ quan trọng, để bác bỏ đi hết giả định (rất nhiều) trong khâu học tập/tập luyện, cũng như để nhận ra điểm sai, và cũng để tiến hóa theo trải nghiệm thực tế.

Việc duy trì quá trình nãy về sau sẽ cần nhiều sự bền bĩ, yêu thích.... đối với công việc.
Đúng rồi bác. Đại khái thì phải có chiến lược các thứ trong quá trình áp dụng. Hơn nữa cũng tùy vào nhu cầu của bản thân như thế nào thì mình sẽ cố gắng đến mức đó chứ k cần thiết phải cắm đầu try hard cho đủ 10k h :smile:
 
Thật sự mà nói thì từ lúc bạn tiết lộ cv và thu nhập của bạn thì mình nhận thấy là quan điểm của mình không thể phản bác lại lập luận của bạn rồi. Cái này mình nói chân thành chứ không có ý gì hết. Mình là một người rất thực dụng. Ra đời, không cần biết các yếu tố khác ntn, nếu bạn làm ra nhiều tiền hơn, tạo ra nhiều giá trị tốt hơn từ công việc chính đáng, năng lực chính đáng của bản thân thì lời nói của bạn sẽ có sức nặng (thu nhập của bạn tính bằng k là quá cao so với mình r). Ở đây mình thua bạn về cái này nên việc rep cmt chỉ là mình nói cho hết ý thui chứ mình biết không thể thuyết phục bạn được vì mình nghĩ bạn cũng hiểu được vị thế và sức nặng trong quan điểm của bạn ở cuộc thảo luận này. Mình không hề trốn tránh hay lờ đi bất kì luận điểm nào, chỉ là những gì bạn nêu lại nó trùng với những cái mình và bạn đã thảo luận nên mình thấy rep lại cũng không có ý nghĩa gì, bạn có thể thấy mình rep gần như tất cả mọi cmt đồng thuận hoặc trái chiều.
Mình vẫn bảo vệ quan điểm của bản thân là cái này không sai và cần hiểu một cách thấu đáo chứ không phải chỉ nghe và áp dụng máy móc. Thấu đáo như thế nào thì mong bạn có thể đọc lại các cmt của mình. Ví dụ như giờ bạn là dân IT, bạn muốn học đàn guitarhay bất kì cái gì khác để giải trí thì dĩ nhiên bạn không cần phải áp dụng chi quy tắc 10k giờ này, bạn chỉ cần chơi đến mức bạn muốn là được. Bạn không hứng thú nữa thì bạn bỏ. Vậy thôi. Đó là quan điểm mình hướng tới chứ không phải là vấn đề thành công. Những yếu tố khác như giật tít và việc tác giả thừa nhận ổng không đúng hay gì đó mình nghĩ người đọc sẽ có cái nhìn về nó sau. Với lại mình thấy nó cũng là chuyện bình thường ở góc độ marketing. Ở đây mình nói về cái quy tắc kia thui chứ không đi bao quát hết được những vấn đề đó. Và bạn đừng lo mình k so sánh thu nhập của bạn với ai khác để làm lá chắn cho bản thân đâu vì như vậy rất là hèn :haha: . Bạn cứ tự tin với những gì bạn làm được vì bản thân mình cũng muốn phấn đấu để có thể có thu nhập cao như vậy.

Bạn nói hơi dài, mình hiểu bạn nói chân thành. Tóm lại thì mình chỉ bổ sung chút thôi vì mình từng làm việc ở nhiều quốc gia (Mỹ, Úc, Nhật). Trừ bọn Nhật ra thì những bọn còn lại nó rất chú trọng Critical thinking. Khi bạn nghe từ đâu đó bạn phải luôn đặt câu hỏi nó đúng hay sai, đúng trong phạm vi nào và sai trong phạm vi nào. Đồng thời đó phải chịu trách nhiệm với những gì mình viết ra, chính mình tự hỏi là mình viết thế đã đúng chưa, có gây hiểu nhầm không, đối tượng mình hướng đến là ai? Cho nên mình rất chú trọng làm việc đến ngọn ngành. Mình nhắc lại không phải hơn thua đúng sai mà là có ích cho mọi người hay không.
 
Bạn nói hơi dài, mình hiểu bạn nói chân thành. Tóm lại thì mình chỉ bổ sung chút thôi vì mình từng làm việc ở nhiều quốc gia (Mỹ, Úc, Nhật). Trừ bọn Nhật ra thì những bọn còn lại nó rất chú trọng Critical thinking. Khi bạn nghe từ đâu đó bạn phải luôn đặt câu hỏi nó đúng hay sai, đúng trong phạm vi nào và sai trong phạm vi nào. Đồng thời đó phải chịu trách nhiệm với những gì mình viết ra, chính mình tự hỏi là mình viết thế đã đúng chưa, có gây hiểu nhầm không, đối tượng mình hướng đến là ai? Cho nên mình rất chú trọng làm việc đến ngọn ngành. Mình nhắc lại không phải hơn thua đúng sai mà là có ích cho mọi người hay không.
Đối với mình thì nó không sai và mình thực nghiệm rồi. Có lẽ vì mình không chú ý đến câu từ ngay từ đầu nên đã gây ra hiểu lầm. Và mình giữ quan điểm là cái này có ích nếu hiểu một cách thấu đáo như mình đã trình bày. Dĩ nhiên mình không thể thuyết phục được mọi người, trong đó có bạn, vì tự ông tác giả đã đứng lên và bác bỏ nó. Chính người khai sinh ra nó còn bác bỏ thì quan điểm của mình có lẽ không đủ để bảo vệ nó, hơn nữa vị thế của ổng cao hơn mình rất nhiều. Sau này khi post những bài tương tự mình sẽ chú ý hơn :haha:
 
Đối với mình thì nó không sai và mình thực nghiệm rồi. Có lẽ vì mình không chú ý đến câu từ ngay từ đầu nên đã gây ra hiểu lầm. Và mình giữ quan điểm là cái này có ích nếu hiểu một cách thấu đáo như mình đã trình bày. Dĩ nhiên mình không thể thuyết phục được mọi người, trong đó có bạn, vì tự ông tác giả đã đứng lên và bác bỏ nó. Chính người khai sinh ra nó còn bác bỏ thì quan điểm của mình có lẽ không đủ để bảo vệ nó, hơn nữa vị thế của ổng cao hơn mình rất nhiều. Sau này khi post những bài tương tự mình sẽ chú ý hơn :haha:
Mình sẽ bắt đầu câu chuyện từ đúng vị thế của bạn, và đúng cách nhìn của bạn, sau đó mở rộng thử xem nhé có đồng cảm được không.
Mình đang hiểu cái thực nghiệm của bạn là luyện tập lại những bài học đã được sách vở ghi lại đúng không? Trình lên là bạn đàn chuẩn hơn hay là bạn sáng tác ra ngón đàn mới?
Trong ngành IT thì thợ code 1 ngày lamg được 1 module thì 1000 ngày cùng lắm làm được vài nghìn module. Thợ code mãi mãi ko làm được architecture, system design. Hay như 1 ông công nhân 1 ngày làm được 1 bánh xe thì 1000 ngày cũng không thể làm được 1 cái ô tô.
Thật đáng buồn là cuộc sống nó vốn dĩ không công bằng, con người ở đẳng cấp khác nhau. Ban đầu học như nhau, khởi đầu công việc cũng như nhau, nhưng thành công hay không thì try hard chỉ chiếm 1%. Các nhà xã hội học vẫn để ngỏ câu trả lời và đôi khi đổ lỗi cho may mắn, nhưng sự thực phần lớn là do tố chất, nhưng người ta không dám công bố vì lí do xã hội. Những người thành công cũng chỉ dám nói tôi may mắn hay là chăm chỉ làm việc chứ ai dám gáy là đẳng cấp hơn những người khác đâu.
Ngày nay người ta còn lật lại đến tận gốc rễ work hard có tốt không, ví dụ bên mình có câu khẩu hiệu work smart, not work hard. Ngày nay mô hình Agile nó thay thế cho Waterfall, kỹ sư được khuyến khích làm việc 5 ngày xong cuối tuần mà vui chơi để tái tạo sức lao động và sáng tạo. Lý thuyết là thế nhưng ai có thể work smart, chả phải là do tố chất sao?
Chốt lại quan niệm làm việc hăng say, thành công sẽ đến đã xưa rồi.
Đầu tiên là chọn đúng việc (phù hợp tố chất), sau đó là làm việc đúng phương pháp và hợp lý (work smart), đó là key để thành công. Lưu ý work smart có thể bao gồm work hard, tốt quá ấy chứ, nhưng trong hoàn cảnh nhất định, ví dụ work hard mà bị vợ bỏ hoặc lăn ra ung thư thì không còn là work smart. Nếu chú trọng work hard là chú trọng kinh nghiệm, còn chú trọng work smart là chú trọng skill, đầu tiên loại bỏ may mắn, con người đạt đến 1 skill nào đó sẽ thành công chứ không phải làm việc chăm chỉ bao nhiêu sẽ thành công.
 
Mình sẽ bắt đầu câu chuyện từ đúng vị thế của bạn, và đúng cách nhìn của bạn, sau đó mở rộng thử xem nhé có đồng cảm được không.
Mình đang hiểu cái thực nghiệm của bạn là luyện tập lại những bài học đã được sách vở ghi lại đúng không? Trình lên là bạn đàn chuẩn hơn hay là bạn sáng tác ra ngón đàn mới?
Trong ngành IT thì thợ code 1 ngày lamg được 1 module thì 1000 ngày cùng lắm làm được vài nghìn module. Thợ code mãi mãi ko làm được architecture, system design. Hay như 1 ông công nhân 1 ngày làm được 1 bánh xe thì 1000 ngày cũng không thể làm được 1 cái ô tô.
Thật đáng buồn là cuộc sống nó vốn dĩ không công bằng, con người ở đẳng cấp khác nhau. Ban đầu học như nhau, khởi đầu công việc cũng như nhau, nhưng thành công hay không thì try hard chỉ chiếm 1%. Các nhà xã hội học vẫn để ngỏ câu trả lời và đôi khi đổ lỗi cho may mắn, nhưng sự thực phần lớn là do tố chất, nhưng người ta không dám công bố vì lí do xã hội. Những người thành công cũng chỉ dám nói tôi may mắn hay là chăm chỉ làm việc chứ ai dám gáy là đẳng cấp hơn những người khác đâu.
Ngày nay người ta còn lật lại đến tận gốc rễ work hard có tốt không, ví dụ bên mình có câu khẩu hiệu work smart, not work hard. Ngày nay mô hình Agile nó thay thế cho Waterfall, kỹ sư được khuyến khích làm việc 5 ngày xong cuối tuần mà vui chơi để tái tạo sức lao động và sáng tạo. Lý thuyết là thế nhưng ai có thể work smart, chả phải là do tố chất sao?
Chốt lại quan niệm làm việc hăng say, thành công sẽ đến đã xưa rồi.
Đầu tiên là chọn đúng việc (phù hợp tố chất), sau đó là làm việc đúng phương pháp và hợp lý (work smart), đó là key để thành công. Lưu ý work smart có thể bao gồm work hard, tốt quá ấy chứ, nhưng trong hoàn cảnh nhất định, ví dụ work hard mà bị vợ bỏ hoặc lăn ra ung thư thì không còn là work smart. Nếu chú trọng work hard là chú trọng kinh nghiệm, còn chú trọng work smart là chú trọng skill, đầu tiên loại bỏ may mắn, con người đạt đến 1 skill nào đó sẽ thành công chứ không phải làm việc chăm chỉ bao nhiêu sẽ thành công.
Bạn lại áp đặt 2 tiếng "thành công"
Bạn đặt vấn đề là ng code giỏi k làm được system design thì cái này thuộc chuyên ngành của bạn nên mình k đủ kiến thức để phản biện. Nhưng mà ông công nhân làm bánh xe mà bạn lại kết luận ổng k làm đc ô tô thì k ổn lắm. Vd như giờ bạn là dân IT, bạn làm được tất cả những vị trí r trên mà bạn đề cập nhưng bạn đâu làm ra được cái máy tính đúng không? Tức là theo quan niệm của bạn thì bạn đang không thành công và quan niệm work smart của bạn không ổn?
Mình nghĩ bạn nên tập trung vào kĩ năng mà người đó đang phát triển và nhu cầu họ hướng đến là gì:
  • Mình: chơi đàn -> tiến bộ về đàn tức là đàn chuẩn hơn, tự tin hơn. mình k có nhu cầu phát triển một ngón đàn mới.
  • Bạn coder: code nhiều -> tiến bộ về code so với người code ít hơn. Còn lên được vị trí mà bạn nói hay k thì nó thuộc ngành nghề của bạn mình cũng k biết ntn và còn tùy thuộc vào ước muốn của bạn đó. Nói chung thì chắc ai cũng muốn pt, đến lúc muốn pt thì tự bạn đó lại tìm cách để nâng cao trình thui.
  • Người làm bánh xe: làm bánh xe nhiều -> kĩ năng tốt hơn, chất lượng bánh xe tốt hơn, có thể có lợi thế cạnh tranh hơn về chất lượng.
Về tư chất thì mình đồng ý. Nhưng để phát hiện ra tư chất ntn và phù hợp với gì có lẽ cũng khó vì như bạn nói có nhiều yếu tốt ngoại cảnh tác động nữa. Cái này rộng quá và mỗi người mỗi hoàn cảnh nên khó mà trình bày. Nhưng việc trải nghiệm và mắc sai lầm là không thể tránh khỏi và nó giúp người ta hiểu rõ hơn mình phù hợp với gì. Điểm dừng ở đâu cho mỗi sai lầm thì chắc mỗi người sẽ tự biết được. Mình cảm thấy với đàn thì công nhận mình có tư chất và cũng rất nhiều ng giống, thậm chí hơn mình lại cuộc giữa chừng vì đến một mức giới hạn, họ k chấp nhận try hard một khoảng tg để có thể vượt qua giới hạn đó.
Theo mình thì nên work hard trước để tạo nền tảng, khi có nền tảng về kiến thức, kĩ năng rồi thì mới hiểu được ngành nghề mình đang làm ntn để có thể work smart. Lựa chọn gì thì cũng phải đảm bảo chất lượng công việc. Có thể bạn làm với châu Âu nhiều, suy nghĩ của bạn cấp tiến hơn nhưng thực sự thì điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam vẫn chưa đủ đáp ứng để cho người dân work smart đâu bạn tại vì hạn chế về khoa học, kĩ thuật. Vẫn phải work hard trước bạn à. Nền tảng của người châu Âu họ giàu trước châu Á vì đó là cái nôi của công nghiệp hóa. Họ phát triển, đi xâm lược và tạo ra của cải nhiều trong quá khứ từ trước. Có lẽ họ đã trải qua thời kì phải work hard r và giờ họ ưu tiên work smart nhiều hơn. Bạn có thể tìm kiếm thống kê về số thời gian làm việc trung bình á, Việt Nam nằm trong top cao nhất của thế giới (hơn 2kh/năm), cao hơn cả Nhật luôn nhưng hạn chế về trình độ công nghệ nên giá trị tạo ra còn thấp. Các nước châu Âu thì có xu hướng giảm giờ làm. Mình nghĩ quan điểm của minh k phải cổ súy gì nhưng thực tế nó là như vậy với tình hình của VN mình á bạn.
Nhưng k hiểu sao bạn lại đánh giá nỗ lực chỉ chiếm 1% và còn lại là tố chất nhỉ? Có lẽ bạn đã có những trải nghiệm và gặp những người củng cố cho quan điểm đó. Mình thì có trải nghiệm khác, cũng có thể là mình đã gặp những người có tư chất cao và đạt được thành tựu. Nhưng nhìn chung thì mình đặt bản thân ở vị trí 1 ng bình thường, tư chất vừa đủ và cần phải có sự rèn luyện nhiều hơn dựa vào tư chất
 
đối với mỗi người có năng lực khác nhau thì kết quả khác nhau, self help xàm lol :baffle:
dù sao cũng cần cố gắng chứ. đọc thì biết chắc lọc cái nào cảm thấy tiếp thu và áp dụng được thì dùng thui, cứ self help là xàm lol à?? mấy cái năng lực khác nhau thì ai chả biết
 
dù sao cũng cần cố gắng chứ. đọc thì biết chắc lọc cái nào cảm thấy tiếp thu và áp dụng được thì dùng thui, cứ self help là xàm lol à?? mấy cái năng lực khác nhau thì ai chả biết
''cần cố gắng'' là điều ai cũng biết nhưng đừng dùng cách định lượng = 10k giờ
Về học lại tiếng việt cho đủ 10000 giờ rồi lên voz tiếp nhé
 
vào nghề lập trình cách đây 7 năm, 1 ngày làm 7 tiếng đi (1 tiếng ăn trưa), tuần 5 ngày, vậy chi 1 tháng trung bình 20,21 ngày đi làm. Trừ ra 1 năm nghỉ 5 tuần (cho chẵn 1 tháng luôn)

7 * 21 * 11 * 7 = 11319 giờ (chưa tính lúc rãnh làm project riêng chơi)

làm việc chuyên nghiệp ✅
thăng tiến nghề nghiệp ✅
thu nhập đủ sống ✅

chuyên gia ❌
tự tin là mình hiểu nghề ❌❌
hoàn hảo ❌❌❌

Tự đánh giá trình độ bản thân 7/10

Trước giờ có ác cảm với mấy cái self-help, nên chả bao giờ đụng tới, cái vụ 10k giờ cũng nghe qua rồi mà thấy cũng chả chính xác
 
vào nghề lập trình cách đây 7 năm, 1 ngày làm 7 tiếng đi (1 tiếng ăn trưa), tuần 5 ngày, vậy chi 1 tháng trung bình 20,21 ngày đi làm. Trừ ra 1 năm nghỉ 5 tuần (cho chẵn 1 tháng luôn)

7 * 21 * 11 * 7 = 11319 giờ (chưa tính lúc rãnh làm project riêng chơi)

làm việc chuyên nghiệp ✅
thăng tiến nghề nghiệp ✅
thu nhập đủ sống ✅

chuyên gia ❌
tự tin là mình hiểu nghề ❌❌
hoàn hảo ❌❌❌

Tự đánh giá trình độ bản thân 7/10

Trước giờ có ác cảm với mấy cái self-help, nên chả bao giờ đụng tới, cái vụ 10k giờ cũng nghe qua rồi mà thấy cũng chả chính xác
Bác đạt được những điều kia thì cũng đc xã hội, ngành nghề thừa nhận năng lực r còn gì. Còn bác vẫn có chí cầu tiến nên quan điểm chủ quan k đánh giá mình cao thui. Bác k rèn luyện thì lấy đâu ra 3 tick xanh :too_sad:
 
Back
Top