Quy tắc 10000 giờ - Cột mốc cho sự hoàn hảo

vậy giờ đặt ra câu hỏi là sau khi đạt 10k giờ thì ko cần cố gắng nữa vì đã đạt đc sự hoàn hảo?
 
vậy giờ đặt ra câu hỏi là sau khi đạt 10k giờ thì ko cần cố gắng nữa vì đã đạt đc sự hoàn hảo?
à mình đặt tít hơi giật nên gây hiểu nhầm. 10k là mốc để đạt đến nếu bạn có nhu cầu và cũng k ai nói khi đạt đến r thì bạn ngừng cố gắng. nếu bạn k có nhu cầu đạt đến 10k đó thì ít hơn vẫn ổn, quan trọng là giá trị bạn tạo ra vẫn thỏa mãn được bạn hoặc người khác. nó là một quá trình để rèn luyện thui
 
Bác đạt được những điều kia thì cũng đc xã hội, ngành nghề thừa nhận năng lực r còn gì. Còn bác vẫn có chí cầu tiến nên quan điểm chủ quan k đánh giá mình cao thui. Bác k rèn luyện thì lấy đâu ra 3 tick xanh :too_sad:
vấn đề là cái này "Cột mốc cho sự hoàn hảo" , 10k cho sự hoàn hảo thì rẻ quá.

Ai từng lăn lộn (ít nhất là trong lập trình) trong nghề thì sẽ hiểu là kiến thức mình như muối bỏ biển. Và ko bao giờ có sự hoàn hảo :LOL: chỉ là cái đóng cứt có thể chấp nhận đc thôi. Ông nào có 10k giờ tự vỗ ngực xưng hoàn hảo thì ảo tưởng cmnr
 
vấn đề là cái này "Cột mốc cho sự hoàn hảo" , 10k cho sự hoàn hảo thì rẻ quá.

Ai từng lăn lộn (ít nhất là trong lập trình) trong nghề thì sẽ hiểu là kiến thức mình như muối bỏ biển. Và ko bao giờ có sự hoàn hảo :LOL: chỉ là cái đóng cứt có thể chấp nhận đc thôi. Ông nào có 10k giờ tự vỗ ngực xưng hoàn hảo thì ảo tưởng cmnr
sr bác em đặt tít thôi k để ý là nó giật vậy :sweat:
 
Khổ bạn thớt đang ngược dòng trong chính topic của mình mới vcl chứ. Nếu bạn nói làm việc chăm chỉ không hướng tới thành công thì bạn đang phản bội chính niềm tin của mình, chính thần tượng của mình và chính những khát vọng muốn sẻ chia của bản thân.
1 cách công bằng quyển Những kẻ xuất chúng đưa ra một lý thuyết nghe khá hay ho để dẫn tới thành công. Mình e rằng chính bạn thớt chưa hiểu rõ cho nên mình nhắc lại.

1. Hãy chọn công việc mình yêu thích và dành toàn bộ tâm trí cho nó.
2. Hãy chăm chỉ tích lũy thời gian đủ lớn, giả sử khoảng 10k giờ thì bạn sẽ thành master trong ngành của bạn.
3. Nếu trong quá trình làm bạn có gặp khó khăn, trở ngại thì hãy cứ kiên trì với mục tiêu của bạn, chẳng qua là bạn chưa đạt được số giờ tích lũy đầy đủ, vượt qua khó khăn sẽ có đột phá.
4. Những người thành công ví dụ như Bill thành công là nhờ yếu tố 10k giờ cộng với may mắn chứ ông ấy cũng không vượt trội so với người khác, ví dụ Chris Lagant.

Cuốn sách cổ vũ mọi người cố gắng làm việc chăm chỉ và kiên trì, là nguồn động viên tinh thần lớn ai cũng có thể có 1 sự nghiệp thành công và đạt đỉnh trong ngành nghề của mình.

Nhưng cuối cùng thì sao, tất cả lý thuyết trên đều sai bét, đời không như là mơ.

1. Sai bét.
Chọn công việc mình yêu thích nhưng phải phù hợp với tố chất của mình. Ví dụ bạn có ý tưởng về các tư thế sex đỉnh cao nhưng chim ngắn, bạn không nên làm diễn viên phim sex. Thay vào đó bạn làm đạo diễn phim sex chẳng hạn. Cái yếu tố phù hợp này là tối quan trọng trong suốt cuộc đời, chọn sai là có thể mất tất cả.
2. Sai bét.
Thời gian 10k giờ không có cơ sở nào cả, ngay cả con số đó là tượng trưng. Work hard chỉ cho bạn kinh nghiệm không cho bạn skill, và không nên đánh đổi với cuộc sống của bạn. Người nông dân 2 sương 1 nắng chăm chỉ cày bừa, nhưng dù work hard đến đâu vẫn thua cái máy cày. Không có 1 khẳng định nào ngu dốt hơn việc làm nhiều nhất định sẽ giỏi
Thay vào đó hãy work smart.
3. Sai bét.
Nếu gặp những trở ngại mang tính quyết định, ví dụ liên quan đến tố chất, phải quay đầu ngay. Phải luôn xem xét lựa chọn của mình đã đúng không và quay đầu trước khi quá muộn. Có rất nhiều người bị mắc kẹt trong cái hố của mình, dù cố gắng bao nhiêu cũng không thể vượt qua. Chạy theo trào lưu, những gì hào nhoáng, những sự thích thú có thể dẫn tới bạn thành kẻ vô dụng, chết từ những năm 20, 30 tuổi nhưng đến 70, 80 tuổi mới đi chôn.
4. Sai bét
Bill thành công là nhờ tố chất thích hợp và phương pháp work smart. Không phải cắm đầu vào code mà là code 1 cách thông minh. Đưa sản phẩm ra phù hợp, marketing phù hợp chiếm lĩnh thị trường, cuối cùng là điều hành và đầu tư khôn ngoan. Bill không cần 10k h để code, có thể chỉ cần 1k h thôi, còn lại rất nhiều h hướng tới các kỹ năng khác. Các nhà xã hội học đã phân tích chán chê work hard chỉ đem lại 1% trong thành công của Bill thôi.

Nhắc lại lần nữa, tinh thần của cuốn sách chắc chắn là để hướng tới sự thành công, bạn thớt bảo làm theo mà không hướng tới thành công là sai cmnr.
Tác giả chỉ lươn lẹo bằng cách thừa nhận đơn giản hoá thái quá (cách nói khác của việc nói phét không biết ngượng), còn bạn thớt lươn lẹo tới mức đảo ngược lại mục tiêu của cuốn sách luôn.
 
Đặc điểm của self help là không phải tài liệu chuyên ngành cho các ngành nghề, cho nên có chỉ như là những sự cổ vũ, buff tinh thần được chốc lát rồi đọc tài liệu chuyên ngành lại ngáp ngắn ngáp dài. Tác giả self help vay mượn những thành công, cảm xúc của những ngành nghề, chứ nó không phải là trải nghiệm thực, nên hay phán bừa và khái quát vội vã. Nhưng họ lại có giọng văn cuốn hút và rót mật vào tai số đông tất cả mọi người, lúc nào cũng động viên, buff năng lượng tích cực.
Nhưng cuối cùng thì sao, nếu học IT thì nên nghe chuyên gia IT, nếu học cơ khí thì theo chuyên gia cơ khí, nếu học nhạc thì nghe chuyên gia nhạc, đôi lúc bạn sẽ bị ăn chửi, bị dính những cảm xúc tiêu cực, nhưng nó mới là chân lý dẫn tới thành công.
Lũ self help đa phần là rác rưởi. Tất cả những vĩ nhân, những người thành công thật sự đều không làm theo sách self help, nhưng bọn self help lại rất hay lấy làm ví dụ để lùa gà. Không phải ngẫu nhiên mà bọn đa cấp rất hay dùng sách self help, vì bổ trợ cho bản chất thùng rỗng kêu to, lùa 🐔 của bọn nó.
 
Back
Top