Quyền ngắt kết nối có hiệu lực tại Australia

Quyền được ngắt kết nối nhỉ. Chưa phải lệnh cấm. Chừng nào Cấm nhân viên được trả lời sếp, tiếp nhận công việc ngoài giờ kìa, mới là đỉnh cao bình đẳng. :shame:

Quyền => Anh có quyền không trả lời. Sếp gửi email công việc lúc 10h tối tới 4 nhân sự cùng level và vị trí. Người khác trả lời và làm việc thì có thêm kết quả để ghi nhận. Anh tự nhiên bị thua một cách tương đối.
Cấm => Sếp có gửi thông tin gì thì cũng chỉ được phép bắt tay vào làm trong giờ làm việc. Ai làm thêm ngoài giờ trái phép ăn đòn :shame: Thế thì mới thoải mái mà nghỉ ngơi xem phim ăn ẻ ịch oạc mà không lo thằng khác cướp mất việc
 
Anh ngáo quá. Chính vì luật cấm trừ lương nên các doanh nghiệp mới không trừ lương, chứ thử luật không cấm xem nó có trừ ầm ầm không.

Ngoài ra, kể cả luật có quy định cấm trừ lương nhưng thực tế người sử dụng lao động vẫn trừ lương ầm ầm. Anh chưa thấy là do anh ít va chạm, môi trường của anh okie.

Luật ngta xử lý cả một xã hội chứ ko phải loanh quanh vài ba cái công ty anh làm/anh quen.

Đây là token gesture. Làm cho vui chứ đây ko phải là nhức nhối xã hội

via theNEXTvoz for iPhone
 
Quyền được ngắt kết nối nhỉ. Chưa phải lệnh cấm. Chừng nào Cấm nhân viên được trả lời sếp, tiếp nhận công việc ngoài giờ kìa, mới là đỉnh cao bình đẳng. :shame:

Quyền => Anh có quyền không trả lời. Sếp gửi email công việc lúc 10h tối tới 4 nhân sự cùng level và vị trí. Người khác trả lời và làm việc thì có thêm kết quả để ghi nhận. Anh tự nhiên bị thua một cách tương đối.
Cấm => Sếp có gửi thông tin gì thì cũng chỉ được phép bắt tay vào làm trong giờ làm việc. Ai làm thêm ngoài giờ trái phép ăn đòn :shame: Thế thì mới thoải mái mà nghỉ ngơi xem phim ăn ẻ ịch oạc mà không lo thằng khác cướp mất việc
Đỏ - Người trả lời là người phải thức đến sáng để giải quyết vấn đề cho sếp hết lần này đến lần khác, người không trả lời là người sẽ có giấc ngủ ngon và Người được lên chức là thằng đệ ruột của sếp.
 
Tôi đi làm do đối tác, đồng nghiệp ở các múi giờ khác nhau nên nhiều khi đêm hôm vẫn lọ mọ họp hành viết báo cáo luôn (không có tiền OT gì cả), nhưng tôi thấy thế vẫn là bình thường. Nửa đêm hết giờ làm việc người ta vẫn gọi nghĩa là có việc khẩn cấp, mình cũng nên giải quyết ngay nếu có thể. Đi làm công ăn lương mà muốn thăng tiến, lên chức lên lương thì trước tiên phải yêu nghề và có trách nhiệm với công việc cái đã.
 
Tôi đi làm do đối tác, đồng nghiệp ở các múi giờ khác nhau nên nhiều khi đêm hôm vẫn lọ mọ họp hành viết báo cáo luôn (không có tiền OT gì cả), nhưng tôi thấy thế vẫn là bình thường. Nửa đêm hết giờ làm việc người ta vẫn gọi nghĩa là có việc khẩn cấp, mình cũng nên giải quyết ngay nếu có thể. Đi làm công ăn lương mà muốn thăng tiến, lên chức lên lương thì trước tiên phải yêu nghề và có trách nhiệm với công việc cái đã.
do giờ đó ông rảnh thôi :D còn ở VN lên chức lên lương nhiều khi không phải do trách nhiệm hay năng lực gì đâu. Như thằng sếp hãm của tôi, t7 nó kêu tôi vào trực đào tạo trong khi không có đưa ra bất kì sắp xếp nào để tôi nghỉ bù. tôi bảo t7 tôi bận học. Nó họp phòng lại kêu tôi ko nhiệt tình với công việc, còn nói bóng gió là ko biết tôi có đi học thật không. :baffle:
 
Thằng Úc 1-2 năm nay thấy luôn đi đầu trong việc cấm các thứ có nguy cơ gây độc hại, áp lực trong môi trường làm việc hoặc sử dụng lao động nhỉ
 
Đỏ - Người trả lời là người phải thức đến sáng để giải quyết vấn đề cho sếp hết lần này đến lần khác, người không trả lời là người sẽ có giấc ngủ ngon và Người được lên chức là thằng đệ ruột của sếp.
Tùy môi trường, tùy ngành nghề, không có gì là tuyệt đối.
Phát sinh sau giờ làm cũng nhiều loại, có loại cần xử lý phức tạp, cũng có loại chỉ 1'30s.
Mỗi người 1 cách nghĩ, không thể áp dụng máy móc. Ví dụ với quyền này ở VN :
  • Làm NN mà dùng là bay màu
  • Làm dịch vụ trực tiếp với khách hàng mà áp dụng là đói. Khách/sếp nhắn tin không rep thì mất món.
  • Làm vận hành/kỹ thuật nội bộ với sếp FDI thì có thể ok, tuy nhiên cũng có khả năng tự đánh mất cơ hộ nếu sếp là người mỹ gốc việt.
Nói chung, phải xem môi trường mà ứng biến. Quan điểm công ty không theo mình thì next cũng ok thôi, người giỏi không sợ thiếu việc, tôi nhấn mạnh là thực sự giỏi nhé. Còn làng nhàng thì hạ cái tôi xuống mà lo cho gia đình.
 
FB_IMG_1724407796440.jpg
 
Mày được tăng lương gấp 5 lần và không phải làm gì cả trong vòng 10 năm. Reply email này trong vòng 29s sau khi nhận được nếu không nó sẽ hết hiệu lực hehehe
uGZPr0j.png
1h sáng gởi.
tôi 3h sáng mới ngủ, gửi thế là tôi ăn đậm đó.
 
Tùy môi trường, tùy ngành nghề, không có gì là tuyệt đối.
Phát sinh sau giờ làm cũng nhiều loại, có loại cần xử lý phức tạp, cũng có loại chỉ 1'30s.
Mỗi người 1 cách nghĩ, không thể áp dụng máy móc. Ví dụ với quyền này ở VN :
  • Làm NN mà dùng là bay màu
  • Làm dịch vụ trực tiếp với khách hàng mà áp dụng là đói. Khách/sếp nhắn tin không rep thì mất món.
  • Làm vận hành/kỹ thuật nội bộ với sếp FDI thì có thể ok, tuy nhiên cũng có khả năng tự đánh mất cơ hộ nếu sếp là người mỹ gốc việt.
Nói chung, phải xem môi trường mà ứng biến. Quan điểm công ty không theo mình thì next cũng ok thôi, người giỏi không sợ thiếu việc, tôi nhấn mạnh là thực sự giỏi nhé. Còn làng nhàng thì hạ cái tôi xuống mà lo cho gia đình.
Thì văn hóa làm việc sau thêm sau giờ, ko tính lương OT phải tùy tình huống cụ thể. Làm NN ko nhất thiết phải lúc nào sếp cần cũng có, bởi vì sếp luôn có đệ ruột.
 
Thì văn hóa làm việc sau thêm sau giờ, ko tính lương OT phải tùy tình huống cụ thể. Làm NN ko nhất thiết phải lúc nào sếp cần cũng có, bởi vì sếp luôn có đệ ruột.
Làm wterhuse ông nào cũng muốn được lên chức này. Sếp không phải chỉ có 1, đệ ruột cũng không nhất thiết chỉ 1. Lên đệ ruột thì mới tính các cửa tiếp theo được.
Nếu áp dụng bài này vào thì không những không có cửa lên đệ ruột, mà chỗ ngồi hiện tại cũng không chắc đã còn.
Vậy tôi mới nói như dưới. Ngắn gọn là giỏi thì bố đời mẹ thiên hạ gì cũng được, bắt tập thể phải theo mình cũng ok. Không giỏi thì cúi đầu mà sống thôi.
Quan điểm công ty không theo mình thì next cũng ok thôi, người giỏi không sợ thiếu việc, tôi nhấn mạnh là thực sự giỏi nhé
 
Thằng Úc 1-2 năm nay thấy luôn đi đầu trong việc cấm các thứ có nguy cơ gây độc hại, áp lực trong môi trường làm việc hoặc sử dụng lao động nhỉ

Có chương trình EAP - employee assistant program là kiểu 1 bên tư vấn độc lập. Tư vấn tâm lý, pháp lý, …

Cái này mình thấy kiểu như 1 kiểu tam quyền phân lập:

  • Chị A cảm thấy công việc áp lực, bị áp đặt KPI ngoài phạm vi công việc,… chị A liên hệ chương trình trên.
  • Công ty sẽ chi trả buổi gặp của chị A với bên tư vấn kia.
  • Bên HR sẽ được thông báo rằng chị A có vấn đề cần tư vấn và điệu trị tâm lý vì áp lực công việc. Thâm niên càng cao thì HR nhúng càng sâu.
  • HR sẽ gặp quản lý cấp cao của bộ phận chị A và truy vấn. Thường quản lý bộ phận có nhiều nhân viên report qua bên EAP thì HR nó làm càng gắt có khi sút cmn luôn quản lý.

Đó là quy trình mình thấy ở tập đoàn quy mô trên 3000 nhân viên+ quản lý như ở chỗ mình làm.

Còn văn hoá làm việc ở Úc, mình ở mảng cung cấp xây dựng:
  • Nhân viên bận rộn với việc lên kế hoạch đi chơi lễ giáng sinh, phục sinh hơn là kế hoạch làm việc tháng =)) Ai cũng chê dân Úc làm việc thảnh thơi, chây ỳ.
  • Sau giờ làm việc là xem như ai về nhà nấy. Không liên hệ sau công việc hoặc hạn chế tối đa.
  • Đi nghỉ phép thì ngoài vùng phủ sóng.

Không phải ca tụng nhưng đó là những gì mình thấy, mấy nước khá thì chịu. Làm việc với vài khách hàng Pháp, Đức đứa nào cũng chê đám Úc làm việc chây ỳ quá.
 
Không phải ca tụng nhưng đó là những gì mình thấy, mấy nước khá thì chịu. Làm việc với vài khách hàng Pháp, Đức đứa nào cũng chê đám Úc làm việc chây ỳ quá.
và rồi cũng một mớ Pháp Đức chạy sang Úc làm việc sẵn tiện ở lại luôn :shame:
 

Thread statistics

Created
manoao,
Last reply from
honeyfox,
Replies
34
Views
3,211
Back
Top