Rà soát khẩn nhân viên y tế tư vấn, bán sữa, thực phẩm chức năng trong bệnh viện

tranformers3

Senior Member

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc rà soát việc nhân viên tư vấn, giới thiệu, bán sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh.​

Yêu cầu trên được Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đưa ra ngày 20/4, trong bối cảnh gần đây có thông tin phản ánh tình trạng nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà sử dụng các sản phẩm sữa do một số doanh nghiệp sản xuất, phân phối và được điều tra, phát hiện là sữa giả. Cùng đó, lực lượng công an cũng triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn với 21 loại, thu lời bất chính gần 200 tỷ đồng.
Ngoài yêu cầu rà soát, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện theo quy định.
Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám chữa bệnh...
Hôm 12/4, Bộ Công an thông tin triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỷ đồng. Số lượng lớn sữa giả được bán công khai ở nhiều nơi trong 4 năm qua.
Những ngày qua, lần lượt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn thông báo dừng tư vấn cho bệnh nhân sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, Hapomil do phát hiện các nhãn sữa này thuộc công ty trong đường dây sữa giả sản xuất.
Hai loại sữa do công ty trong đường dây sản xuất hàng giả đã "lọt" vào 2 bệnh viện, được tư vấn cho người bệnh dùng. Ảnh: NVCC
Điểm chung của hai bệnh viện này là các nhãn sữa trên đây vào bệnh viện đều qua đấu thầu rộng rãi (nghĩa là chính thống).
Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 19/4 cho biết, Bộ Y tế không hạn chế nhà thầu nhưng cần đảm bảo chất lượng.
Ông Đức cũng nhìn nhận thuốc giả, sữa giả là vấn đề nhức nhối trong ngành y tế, ảnh hưởng đến người bệnh. Quan điểm của ông là sữa giả, thuốc giả có xâm nhập được vào bệnh viện hay không sẽ liên quan tới công tác quản trị của đơn vị. Trong đó, giám đốc bệnh viện là người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm và đưa ra quy chế trong kê đơn, bán thuốc, cung cấp các dịch vụ trong bệnh viện.
"Quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.
Liên quan đến việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
"Rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm)", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn yêu cầu.
Cùng đó, ông Thuấn cũng yêu cầu các bệnh viện tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám chữa bệnh, như: Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành; Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi...
Các hành vi như lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi; Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận... cũng được xếp vào nhóm hành vi bị cấm.

 
Rồi đứa nào cấp phép lưu hành cho bọn này
uxby0Nl.gif
 
tôi bị đau mắt, bsi khám xong kê đơn hơn 1 củ tiền thuốc. t mua luôn, lấy hóa đơn về bhnt thanh toán. bhnt từ chối thanh toán vì hóa đơn 800k là thực phẩm chức năng. t gọi điện cho tổng đài, chửi đm bsi vì đồng tiền mà kê tpcn cho bệnh nhân. đc cắt 60% cho đơn tpcn.
nhiều ng bệnh hiểm nghèo bsi kê j mà mua đấy. có ai dám cãi, dám ý kiến. thực tế này tồn tại quá lâu rồi. chỉ khổ ng dân nghèo thôi
 
tôi bị đau mắt, bsi khám xong kê đơn hơn 1 củ tiền thuốc. t mua luôn, lấy hóa đơn về bhnt thanh toán. bhnt từ chối thanh toán vì hóa đơn 800k là thực phẩm chức năng. t gọi điện cho tổng đài, chửi đm bsi vì đồng tiền mà kê tpcn cho bệnh nhân. đc cắt 60% cho đơn tpcn.
nhiều ng bệnh hiểm nghèo bsi kê j mà mua đấy. có ai dám cãi, dám ý kiến. thực tế này tồn tại quá lâu rồi. chỉ khổ ng dân nghèo thôi
vô viện da liễu TW mà khám cái mụn cơm, nó kê cho hóa đơn đủ thứ sữa tắm, kem chống nắng, sữa dưỡng thể bỏ mẹ gì đó ..etc.. bill lên hơn 2 củ.
 
vô viện da liễu TW mà khám cái mụn cơm, nó kê cho hóa đơn đủ thứ sữa tắm, kem chống nắng, sữa dưỡng thể bỏ mẹ gì đó ..etc.. bill lên hơn 2 củ.
Đứa cháu nhà tôi đây, bị chàm bẩm sinh, ở bên Mỹ bọn bác sĩ bảo bệnh này ko khỏi đc chỉ có uống + bôi thuốc suốt đời, bảo hiểm bên đó nó cho thuốc uống và bôi miễn phí, cứ hết là lên lấy. Bà chị họ thì xót con nên có lần về VN dẫn vào Da Liễu SG khám cầu may, bọn nó kê cho 1 nùi thuốc uống, thuốc bôi, sữa tắm lol què gì đấy, còn nói đem đơn này ra nhà thuốc gì gì gần đấy mua sẽ đc giảm giá, hỏi uống vào có dứt ko thì bọn nó ậm ờ ko trả lời, trong nhà có dược sĩ xem lại đơn thì hơn 1 nửa ko phải là thuốc đặc trị. Đơn đấy lần đó t chở đi khám xong đi mua giùm, cũng phải gần 3tr, còn kêu hết thuốc thì tái khám mới vl.
 
Thông tư 52/2017/TT-BYT về việc kê đơn thuốc hóa dược trong điều trị ngoại trú:
Điều 4. Nguyên tắc kê đơn thuốc
Khoản 10: Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6 Luật dược (105/2016/QH13), cụ thể:
a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.


Luật dược 105/2016/QH13
Điều 6.
Những hành vi bị nghiêm cấm
Khoản 15. Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.
 
Đứa cháu nhà tôi đây, bị chàm bẩm sinh, ở bên Mỹ bọn bác sĩ bảo bệnh này ko khỏi đc chỉ có uống + bôi thuốc suốt đời, bảo hiểm bên đó nó cho thuốc uống và bôi miễn phí, cứ hết là lên lấy. Bà chị họ thì xót con nên có lần về VN dẫn vào Da Liễu SG khám cầu may, bọn nó kê cho 1 nùi thuốc uống, thuốc bôi, sữa tắm lol què gì đấy, còn nói đem đơn này ra nhà thuốc gì gì gần đấy mua sẽ đc giảm giá, hỏi uống vào có dứt ko thì bọn nó ậm ờ ko trả lời, trong nhà có dược sĩ xem lại đơn thì hơn 1 nửa ko phải là thuốc đặc trị. Đơn đấy lần đó t chở đi khám xong đi mua giùm, cũng phải gần 3tr, còn kêu hết thuốc thì tái khám mới vl.
bsi giờ lương y thì ít, sux vật thì nhiều.
 
Thông tư 52/2017/TT-BYT về việc kê đơn thuốc hóa dược trong điều trị ngoại trú:
Điều 4. Nguyên tắc kê đơn thuốc
Khoản 10: Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6 Luật dược (105/2016/QH13), cụ thể:
a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.


Luật dược 105/2016/QH13
Điều 6.
Những hành vi bị nghiêm cấm
Khoản 15. Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.
Luật ko sai, sai ở dân
 
Đứa cháu nhà tôi đây, bị chàm bẩm sinh, ở bên Mỹ bọn bác sĩ bảo bệnh này ko khỏi đc chỉ có uống + bôi thuốc suốt đời, bảo hiểm bên đó nó cho thuốc uống và bôi miễn phí, cứ hết là lên lấy. Bà chị họ thì xót con nên có lần về VN dẫn vào Da Liễu SG khám cầu may, bọn nó kê cho 1 nùi thuốc uống, thuốc bôi, sữa tắm lol què gì đấy, còn nói đem đơn này ra nhà thuốc gì gì gần đấy mua sẽ đc giảm giá, hỏi uống vào có dứt ko thì bọn nó ậm ờ ko trả lời, trong nhà có dược sĩ xem lại đơn thì hơn 1 nửa ko phải là thuốc đặc trị. Đơn đấy lần đó t chở đi khám xong đi mua giùm, cũng phải gần 3tr, còn kêu hết thuốc thì tái khám mới vl.
hồi trước viêm da cơ địa khám ở da liễu q3 có như vậy đâu nhỉ :bad_smelly:
 
Đứa cháu nhà tôi đây, bị chàm bẩm sinh, ở bên Mỹ bọn bác sĩ bảo bệnh này ko khỏi đc chỉ có uống + bôi thuốc suốt đời, bảo hiểm bên đó nó cho thuốc uống và bôi miễn phí, cứ hết là lên lấy. Bà chị họ thì xót con nên có lần về VN dẫn vào Da Liễu SG khám cầu may, bọn nó kê cho 1 nùi thuốc uống, thuốc bôi, sữa tắm lol què gì đấy, còn nói đem đơn này ra nhà thuốc gì gì gần đấy mua sẽ đc giảm giá, hỏi uống vào có dứt ko thì bọn nó ậm ờ ko trả lời, trong nhà có dược sĩ xem lại đơn thì hơn 1 nửa ko phải là thuốc đặc trị. Đơn đấy lần đó t chở đi khám xong đi mua giùm, cũng phải gần 3tr, còn kêu hết thuốc thì tái khám mới vl.
Tôi sau khi xem phim này mới biết bệnh chàm nói riêng và da liễu nói chung gần như là nan y, dính 1 cái là chữa suốt đời, bảo sao bs bv da liễu giàu thế
UXfYO53.png

 
Đứa cháu nhà tôi đây, bị chàm bẩm sinh, ở bên Mỹ bọn bác sĩ bảo bệnh này ko khỏi đc chỉ có uống + bôi thuốc suốt đời, bảo hiểm bên đó nó cho thuốc uống và bôi miễn phí, cứ hết là lên lấy. Bà chị họ thì xót con nên có lần về VN dẫn vào Da Liễu SG khám cầu may, bọn nó kê cho 1 nùi thuốc uống, thuốc bôi, sữa tắm lol què gì đấy, còn nói đem đơn này ra nhà thuốc gì gì gần đấy mua sẽ đc giảm giá, hỏi uống vào có dứt ko thì bọn nó ậm ờ ko trả lời, trong nhà có dược sĩ xem lại đơn thì hơn 1 nửa ko phải là thuốc đặc trị. Đơn đấy lần đó t chở đi khám xong đi mua giùm, cũng phải gần 3tr, còn kêu hết thuốc thì tái khám mới vl.
Này là bình thường nha a.
Tôi khám ở da liễu TW cũng vậy thôi. Chắc do đặc thù da liễu nên là bệnh viện có làm 1 tờ riêng ghi thêm về mĩ phẩm. Trong đấy có ghi là bệnh nhân "NÊN" mua mĩ phẩm để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ. Ko mua cũng k sao.
Hồi đấy thì tôi bị mụn trứng cá, uống thuốc vào sẽ bị khô da nên bác sĩ ghi thêm kem dưỡng ẩm và vitamin bổ sung + kẽm.
Tôi thấy bình thường mà có gì đâu.
Ngoài ra thì hết thuốc tái khám là cơ bản rồi. Xem thuốc có tác dụng ko, k có tác dụng thì sẽ kê theo hướng khác. Các anh đi khám toàn bỏ tái khám nên mới thấy vl.
Chứ khám chữa xong rồi cũng phải quay lại để bác sĩ kiểm tra xem khỏi hẳn chưa chứ :amazed:
 

Thread statistics

Created
tranformers3,
Last reply from
Uchiha Madara.,
Replies
46
Views
4,209
Back
Top