NLĐ đi làm thì nên nắm mấy cái cơ bản.
Ví dụ như 2 loại HĐLĐ là xác định thời hạn & không xác định thời hạn, khi nào thì xác định thời hạn đc chuyển thành k xác định thời hạn. Thời gian thử việc, chế độ lương thử việc. Khi chấm dứt thử việc/HĐLĐ cần báo trc k, báo trc bao nhiêu ngày. Chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép năm. Thời gian làm việc/nghỉ ngơi. Thuế TNCN thì đóng nhiêu, bảo hiểm thì như nào, chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ra sao. Mấy cái này nó khá cơ bản chứ k phức tạp như các anh nói đâu.
Trong pháp luật đại cương ở các trường k chuyên có thể có dạy 1 chương về LLĐ, nhưng t nghĩ là họ chủ yếu nói tính lý thuyết, chủ trương chứ k phải quy định cụ thể (cái này tui đoán thôi tại t học luật nên trường t k có môn này).
Mấy năm đầu mới đi làm t thấy t ngây ngô vãi ra. Kiểu t học luật mà, mấy cái này nó cũng cơ bản vãi nhái nên t biết xong t nghĩ ai cũng biết. Nghĩ vì nó liên quan đến quyền lợi sát sườn của NLĐ, đinh ninh là liên quan đến quyền lợi của m thì ai cũng phải tìm hiểu, ai cũng phải biết chứ. Đi làm bao năm r có phải mới đâu, làm VP thì cũng có trình độ nhất định r. Đến hồi có 1 đống người quen bạn bè đi làm xong phát sinh vấn đề nhắn hỏi mình những câu nó ngô nghê vãi, kiểu sao e thử việc lương đc có 85%; cty mất dạy, lương đc có 5tr mà nó trả e có 4tr5 bảo là trừ thuế; e đc ký HĐ vị trí A giờ nó đẩy e qua vị trí B ... Lúc đấy t mới ớ ra là à thì ra những cái này k phải ai cũng biết, thậm chí mn còn k thèm tìm hiểu luôn ấy.