[Reup][Tùy bút] Linh tinh

Takeshi.kun.

Senior Member
Đây là thread cũ mình viết vài năm trước ở voz cũ. Khi ấy nằm trong f17. Nên giờ mình lập lại bên này luôn.
_______________________________________________________________________
Đã tùy bút mà còn linh tinh, thật chẳng ra gì. Mà nếu không đặt như thế, thì cũng chẳng còn gì mà đặt. Đặt không kí tự thì chẳng ai nhìn ra, thôi thì đặt là "linh tinh" vậy.
*
* *​

Những câu truyện trong đời tôi, viết lại. Không gì cả. Chỉ là khi muốn thì đặt bút. Chủ đề không có. Nội dung cũng không tập trung. Chỉ đọc cho vui là chính.

Cái cửa sổ ở đây là cái cửa sổ ở nhà bếp. Nhà bếp có mỗi cái cửa sổ bên hông nhà: nhìn thẳng ra vườn, rồi từ vườn tới cây dừa cao vút nhà hàng xóm, mãi sau này thì có cây ăng-ten viễn thông mọc lên phía sau cây dừa, còn ngoài xa vô cùng là bầu trời xanh chói chang. Dĩ nhiên tôi chẳng bao giờ để ý đến ô cửa sổ, cho đến mãi sau này…

Trong bếp là một bàn ăn trong suốt hình tròn. Thế nên, tôi biết mỗi bữa anh hai hay gác vào chân bàn, ba tôi cũng thế, còn tôi :cái chân bàn trở thành mặt đất cho đôi chân ngắn cũn cỡn của tôi. Dạo ấy mẹ ăn nhanh nhất nhà. Tôi thường hay ăn đua với mẹ. Mười hôm thì tôi thắng một trận. Chắc là mẹ nhường tôi. Khi ấy hẳn nhiên tôi rất vui và thường xin cùng được rửa chén, trái ngược hoàn toàn với bây giờ. Tôi chẳng làm gì nhọc lắm: đổ tí nước cặn, rồi tráng nước hai ba đôi đũa,… trong lúc tôi còn loay hoay thì mẹ đã xong việc. Vậy mà, có dạo tôi vẫn rất tự hào vì mình còn bé mà đã biết rửa chén. Thật xấu hổ. Căn bếp ấm cúng và đầy kỉ niệm như thế… Cho đến khi mẹ mất.

Dạo đầu ba cha con vẫn ngồi ăn dưới bếp. Chả ai nói câu gì, họa chăng là dăm câu về chuyện học hành của anh hai, rồi thôi. Tôi có để ý thấy ba hay ngước ra ngoài phía cửa sổ. Nhưng bấy giờ cái cửa sổ ấy vẫn chưa hấp dẫn tôi. Với tôi chuyện hai anh em chia làm sao cho hết dĩa trứng muốn cháy quan trọng hơn. Ô cửa sổ kia chẳng qua chì là cái nơi cần được đóng lại mỗi tối, để có mưa thì thùng gạo vẫn không ướt, để mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ là lại được ba khen, là nơi mấy con ma ở gốc mít, gốc ổi chỉ chực bay ra rồi xà vô nhà, bắt cóc tôi đi. Vì mấy con ma ấy, mà tôi lúc nhỏ chăm đóng cửa sổ ra phết.

Anh hai lên đại học. Nhà vắng lại càng vắng. Nhưng thực ra cũng không tệ lắm, chỉ là tới bữa chỉ còn tôi với ba, món trứng chiên cũng chỉ còn tôi với ba chia nhau, hay quan trọng hơn là từ giờ sẽ chẳng ai dẫn tôi ra hàng net… Đây là lúc tôi bắt đầu chú ý đến ô cửa sổ - bấy giờ đã tróc đôi ba màng sơn, viền trong xi măng cũng bắt đầu lở từng miếng nhỏ. Tôi ngồi đối diện cái cửa sổ, ba ngồi bên tay trái. Bới cơm, ba ngước, tôi ngước, ba và cơm, tôi nghe tiếng, khẽ liếc qua rồi lại lật đật và cơm theo. Lắm lúc hai bố con buông đũa, chẳng nói gì, chỉ nhìn qua ô cửa sổ. Thú thật, lên nhà trên coi tivi có khi còn hấp dẫn hơn, có cái này cái nọ, chiếu suốt. Bên kia cái cửa sổ, ngoài vài nhánh mai chực vươn vào nhà với cái cây dừa đằng xa, còn gì nữa đâu chứ? Tôi vẫn hay thắc mắc. Nhưng rồi cái màu xanh chói ấy đã cuốn mắt tôi. Kì cục lắm, cái màu xanh vốn lạnh lẽo lại chói chang đến lóa cả mắt. Cơn nắng cháy da cháy thịt, cái cơn nắng làm ba tôi đỏ cả da thịt khiến cả biển trời cũng rực lửa. Thế mà nó cuốn mất người ta, làm người ta ngây ra, rồi lạc đi mất. Nhưng cái bầu trời lác đác mây ấy lại làm tôi cảm thấy yên bình đến nao lòng, và làm tôi thấy lạnh người mỗi khi đi ngủ. Chói chang, cháy da cháy thịt, đun sôi cả con mắt, vậy mà tôi lạnh nổi da gà.

Bảy năm một mình, chịu thương chịu khó, ba tôi cuối cùng cũng đi bước nữa. Tôi lúc ấy cũng chẳng lớn mà cũng chẳng bé, dở dở ương ương, chẳng thích đâu. Nhưng rồi tôi thấy mừng cho ba. Ba tôi cô đơn lắm rồi. Khi đó thi thoảng ba mới đội nắng về nhà, vì tôi đã đủ lớn để tự làm một bữa: cá hộp, trứng chiên – tôi tự hào mình làm ngon hơn ba. Cái cửa sổ cũng không phải bữa nào cũng gặp tôi, tôi hay thường lên nhà trên coi tivi hay dán mắt vào máy tính. Mà cứ hễ buổi nào chán, tôi lại bắt ghế ngồi một mình, vừa ăn vừa thả hồn qua ô cửa sổ: nó chẳng nhớ tôi, cũng chẳng đợi tôi, nhưng cũng chẳng khi nào hắt hủi tôi cả. Lạ ghê.

Thay đổi nhiều nhất trong nhà tôi bấy giờ, là tôi không còn được mang danh con út. Thằng út ra đời kém tôi mười hai tuổi. Bốn năm sau, mỗi buổi trưa thằng nhóc đều xuống bàn ăn. Thằng bé dễ thương đáo để, rất giống cả hai anh em tôi, ba anh lại càng thích nhau, mỗi khi anh tôi về nhà thì thằng bé lại đòi sang ngủ chung: thằng út nằm giữa, anh hai nằm trong, còn tôi thì nằm ngoài. Cu cậu sẽ kẹp tay anh hai vào nách rồi quay sang ôm tôi, hoặc ngược lại, chả khác mấy với hai anh lớn của nó hồi nhỏ. Khi ở bàn ăn, thi thoảng, cu cậu lại đánh mắt ra ngoài. Đôi mắt to long lanh mở ra tròn xoe, cặp má phúng phính cũng chậm lại rồi dừng hẳn, và ngơ người ra. Tôi với ba phải nhắc thằng nhóc suốt. Tôi tò mò, em còn bé thế, cái gì ngoài khung cửa sổ kia có thể hấp dẫn em tôi? Ri ơi, có gì ngoài đó làm em say mê đến ậy? Mấy nhành mai hay cây dừa kia? Hay lại là bầu trời xanh chói ấy cuốn em đi mất rồi?

Thu tới, cây nguyệt quế bên hiên nhà ra hoa: từng chùm hoa trắng muốt, ngào ngạt, lan ra như đêm tỏa…

Hương hoa ngày trước vẫn hay làm tôi ghét: nó cuốn theo gió mà lách vào hang cùng ngõ hẻm, thấm vào mọi vật. Mùi nguyệt quế nồng nàn tới độ làm tôi khó chịu. Tôi cứ mong nó biến mất đi.

Ba mẹ tôi hay ra hiên mỗi tối. Trái lại, tôi thường trốn trong nhà, đống kín các cửa, quyết tâm ngăn chặn cái mùi hương độc hại ấy bay vào. Chỉ mỗi khi mẹ tôi bảo, tôi mới ra ngồi chơi với bà, và tôi nhớ lúc ấy chỉ có mỗi bà và tôi. Mẹ tôi thường hay ngắt mấy bông hoa cho tôi xem: những đóa hoa trắng, nhỏ vừa lòng bàn tay con nít, hai mẹ con cứ mân mê, lạ sao khi ấy tôi không ghét. Và, những chùm nguyệt quế trắng muốt, tinh khôi và ngào ngạt ấy vẫn thường đưa tôi vào giấc ngủ.

Mấy năm sau, ba tôi ngồi một mình bên hiên. Đêm tối, chỉ có ánh trăng và đốm lửa tàn thuốc le lói. Ba nhìn gì vậy ba? Thi thoảng, tôi ngày ấy còn nhỏ, lẽo đẽo ngồi cạnh ba, lại lắm lúc ngủ quên khi nào không biết. Màn đêm đẫm mùi nguyệt quế, thuốc lá, lặng im, mưa.

Mấy năm sau, lo cho anh hai học đại học, ba tôi bán đi cây nguyệt quế. Mùi hương đáng ghét ấy không còn nữa. Sương đêm lạnh ngắt, cay, những giấc mơ trống rỗng, không còn mùi hương nguyệt quế.

“Cây nguyệt quế trước mẹ trồng. Mẹ thích mùi hoa này lắm.”

Có cái tới lúc mất đi người ta mới thấy nhớ.

Khi còn nhỏ, tôi thích nhất là màu đỏ. Vì siêu nhân đỏ là siêu nhân mạnh nhất.

Hồi tôi học mẫu giáo, năm đứa con trai thì đứa nào cũng là siêu nhân đỏ. Đã là con trai thì hiển nhiên phải là siêu nhân đỏ.

Tôi hỏi anh hai, anh hai lại thích làm siêu nhân xanh. Anh bảo anh thích màu xanh. Xanh dương, xanh da trời.
"Sao anh hai không thích màu đỏ?"
" Vì anh thích màu xanh thôi."

Nhưng trong tủ anh hai không có bộ áo nào màu xanh. Đồ dùng của anh hai cũng không có gì màu xanh.

Lớn lên, tôi biết ý nghĩa của màu đỏ ngoài việc là màu của siêu nhân mạnh nhất. Màu đỏ là màu nóng, màu của sức mạnh. Màu xanh hiền hoà.

Lớn lên, tôi không thích màu đỏ nhiều như trước nữa.

Thằng em tôi giờ muốn làm siêu nhân đỏ. Bây giờ, tôi sẽ là siêu nhân xanh của em tôi.
 

Attachments

  • 2022_0914_09433200[1].jpg
    2022_0914_09433200[1].jpg
    33.3 KB · Views: 22
Last edited:
Đây là thread cũ mình viết vài năm trước ở voz cũ. Khi ấy nằm trong f17. Nên giờ mình lập lại bên này luôn.
_______________________________________________________________________
Đã tùy bút mà còn linh tinh, thật chẳng ra gì. Mà nếu không đặt như thế, thì cũng chẳng còn gì mà đặt. Đặt không kí tự thì chẳng ai nhìn ra, thôi thì đặt là "linh tinh" vậy.
*
* *​

Những câu truyện trong đời tôi, viết lại. Không gì cả. Chỉ là khi muốn thì đặt bút. Chủ đề không có. Nội dung cũng không tập trung. Chỉ đọc cho vui là chính.

Cái cửa sổ ở đây là cái cửa sổ ở nhà bếp. Nhà bếp có mỗi cái cửa sổ bên hông nhà: nhìn thẳng ra vườn, rồi từ vườn tới cây dừa cao vút nhà hàng xóm, mãi sau này thì có cây ăng-ten viễn thông mọc lên phía sau cây dừa, còn ngoài xa vô cùng là bầu trời xanh chói chang. Dĩ nhiên tôi chẳng bao giờ để ý đến ô cửa sổ, cho đến mãi sau này…

Trong bếp là một bàn ăn trong suốt hình tròn. Thế nên, tôi biết mỗi bữa anh hai hay gác vào chân bàn, ba tôi cũng thế, còn tôi :cái chân bàn trở thành mặt đất cho đôi chân ngắn cũn cỡn của tôi. Dạo ấy mẹ ăn nhanh nhất nhà. Tôi thường hay ăn đua với mẹ. Mười hôm thì tôi thắng một trận. Chắc là mẹ nhường tôi. Khi ấy hẳn nhiên tôi rất vui và thường xin cùng được rửa chén, trái ngược hoàn toàn với bây giờ. Tôi chẳng làm gì nhọc lắm: đổ tí nước cặn, rồi tráng nước hai ba đôi đũa,… trong lúc tôi còn loay hoay thì mẹ đã xong việc. Vậy mà, có dạo tôi vẫn rất tự hào vì mình còn bé mà đã biết rửa chén. Thật xấu hổ. Căn bếp ấm cúng và đầy kỉ niệm như thế… Cho đến khi mẹ mất.

Dạo đầu ba cha con vẫn ngồi ăn dưới bếp. Chả ai nói câu gì, họa chăng là dăm câu về chuyện học hành của anh hai, rồi thôi. Tôi có để ý thấy ba hay ngước ra ngoài phía cửa sổ. Nhưng bấy giờ cái cửa sổ ấy vẫn chưa hấp dẫn tôi. Với tôi chuyện hai anh em chia làm sao cho hết dĩa trứng muốn cháy quan trọng hơn. Ô cửa sổ kia chẳng qua chì là cái nơi cần được đóng lại mỗi tối, để có mưa thì thùng gạo vẫn không ướt, để mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ là lại được ba khen, là nơi mấy con ma ở gốc mít, gốc ổi chỉ chực bay ra rồi xà vô nhà, bắt cóc tôi đi. Vì mấy con ma ấy, mà tôi lúc nhỏ chăm đóng cửa sổ ra phết.

Anh hai lên đại học. Nhà vắng lại càng vắng. Nhưng thực ra cũng không tệ lắm, chỉ là tới bữa chỉ còn tôi với ba, món trứng chiên cũng chỉ còn tôi với ba chia nhau, hay quan trọng hơn là từ giờ sẽ chẳng ai dẫn tôi ra hàng net… Đây là lúc tôi bắt đầu chú ý đến ô cửa sổ - bấy giờ đã tróc đôi ba màng sơn, viền trong xi măng cũng bắt đầu lở từng miếng nhỏ. Tôi ngồi đối diện cái cửa sổ, ba ngồi bên tay trái. Bới cơm, ba ngước, tôi ngước, ba và cơm, tôi nghe tiếng, khẽ liếc qua rồi lại lật đật và cơm theo. Lắm lúc hai bố con buông đũa, chẳng nói gì, chỉ nhìn qua ô cửa sổ. Thú thật, lên nhà trên coi tivi có khi còn hấp dẫn hơn, có cái này cái nọ, chiếu suốt. Bên kia cái cửa sổ, ngoài vài nhánh mai chực vươn vào nhà với cái cây dừa đằng xa, còn gì nữa đâu chứ? Tôi vẫn hay thắc mắc. Nhưng rồi cái màu xanh chói ấy đã cuốn mắt tôi. Kì cục lắm, cái màu xanh vốn lạnh lẽo lại chói chang đến lóa cả mắt. Cơn nắng cháy da cháy thịt, cái cơn nắng làm ba tôi đỏ cả da thịt khiến cả biển trời cũng rực lửa. Thế mà nó cuốn mất người ta, làm người ta ngây ra, rồi lạc đi mất. Nhưng cái bầu trời lác đác mây ấy lại làm tôi cảm thấy yên bình đến nao long, và làm tôi thấy lạnh người mỗi khi đi ngủ. Chói chang, cháy da cháy thịt, đun sôi cả con mắt, vậy mà tôi lạnh nổi da gà.

Bảy năm một mình, chịu thương chịu khó, ba tôi cuối cùng cũng đi bước nữa. Tôi lúc ấy cũng chẳng lớn mà cũng chẳng bé, dở dở ương ương, chẳng thích đâu. Nhưng rồi tôi thấy mừng cho ba. Ba tôi cô đơn lắm rồi. Khi đó thi thoảng ba mới đội nắng về nhà, vì tôi đã đủ lớn để tự làm một bữa: cá hộp, trứng chiên – tôi tự hào mình làm ngon hơn ba. Cái cửa sổ cũng không phải bữa nào cũng gặp tôi, tôi hay thường lên nhà trên coi tivi hay dán mắt vào máy tính. Mà cứ hễ buổi nào chán, tôi lại bắt ghế ngồi một mình, vừa ăn vừa thả hồn qua ô cửa sổ: nó chẳng nhớ tôi, cũng chẳng đợi tôi, nhưng cũng chẳng khi nào hắt hủi tôi cả. Lạ ghê.

Thay đổi nhiều nhất trong nhà tôi bấy giờ, là tôi không còn được mang danh con út. Thằng út ra đời kém tôi mười hai tuổi. Bốn năm sau, mỗi buổi trưa thằng nhóc đều xuống bàn ăn. Thằng bé dễ thương đáo để, rất giống cả hai anh em tôi, ba anh lại càng thích nhau, mỗi khi anh tôi về nhà thì thằng bé lại đòi sang ngủ chung: thằng út nằm giữa, anh hai nằm trong, còn tôi thì nằm ngoài. Cu cậu sẽ kẹp tay anh hai vào nách rồi quay sang ôm tôi, hoặc ngược lại, chả khác mấy với hai anh lớn của nó hồi nhỏ. Khi ở bàn ăn, thi thoảng, cu cậu lại đánh mắt ra ngoài. Đôi mắt to long lanh mở ra tròn xoe, cặp má phúng phính cũng chậm lại rồi dừng hẳn, và ngơ người ra. Tôi với ba phải nhắc thằng nhóc suốt. Tôi tò mò, em còn bé thế, cái gì ngoài khung cửa sổ kia có thể hấp dẫn em tôi? Ri ơi, có gì ngoài đó àm em say mê đến ậy? Mấy nhành mai hay cây dừa kia? Hay lại là bầu trời xanh chói ấy cuốn em đi mất rồi?

Thu tới, cây nguyệt quế bên hiên nhà ra hoa: từng chùm hoa trắng muốt, ngào ngạt, lan ra như đêm tỏa…

Hương hoa ngày trước vẫn hay làm tôi ghét: nó cuốn theo gió mà lách vào hang cùng ngõ hẻm, thấm vào mọi vật. Mùi nguyệt quế nồng nàn tới độ làm tôi khó chịu. Tôi cứ mong nó biến mất đi.

Ba mẹ tôi hay ra hiên mỗi tối. Trái lại, tôi thường trốn trong nhà, đống kín các cửa, quyết tâm ngăn chặn cái mùi hương độc hại ấy bay vào. Chỉ mỗi khi mẹ tôi bảo, tôi mới ra ngồi chơi với bà, và tôi nhớ lúc ấy chỉ có mỗi bà và tôi. Mẹ tôi thường hay ngắt mấy bông hoa cho tôi xem: những đóa hoa trắng, nhỏ vừa lòng bàn tay con nít, hai mẹ con cứ mân mê, lạ sao khi ấy tôi không ghét. Và, những chùm nguyệt quế trắng muốt, tinh khôi và ngào ngạt ấy vẫn thường đưa tôi vào giấc ngủ.

Mấy năm sau, ba tôi ngồi một mình bên hiên. Đêm tối, chỉ có ánh trăng và đốm lửa tàn thuốc le lói. Ba nhìn gì vậy ba? Thi thoảng, tôi ngày ấy còn nhỏ, lẽo đẽo ngồi cạnh ba, lại lắm lúc ngủ quên khi nào không biết. Màn đêm đẫm mùi nguyệt quế, thuốc lá, lặng im, mưa.

Mấy năm sau, lo cho anh hai học đại học, ba tôi bán đi cây nguyệt quế. Mùi hương đáng ghét ấy không còn nữa. Sương đêm lạnh ngắt, cay, những giấc mơ trống rỗng, không còn mùi hương nguyệt quế.

“Cây nguyệt quế trước mẹ trồng. Mẹ thích mùi hoa này lắm.”

Có cái tới lúc mất đi người ta mới thấy nhớ.

Khi còn nhỏ, tôi thích nhất là màu đỏ. Vì siêu nhân đỏ là siêu nhân mạnh nhất.

Hồi tôi học mẫu giáo, năm đứa con trai thì đứa nào cũng là siêu nhân đỏ. Đã là con trai thì hiển nhiên phải là siêu nhân đỏ.

Tôi hỏi anh hai, anh hai lại thích làm siêu nhân xanh. Anh bảo anh thích màu xanh. Xanh dương, xanh da trời.
"Sao anh hai không thích màu đỏ?"
" Vì anh thích màu xanh thôi."

Nhưng trong tủ anh hai không có bộ áo nào màu xanh. Đồ dùng của anh hai cũng không có gì màu xanh.

Lớn lên, tôi biết ý nghĩa của màu đỏ ngoài việc là màu của siêu nhân mạnh nhất. Màu đỏ là màu nóng, màu của sức mạnh. Màu xanh hiền hoà.

Lớn lên, tôi không thích màu đỏ nhiều như trước nữa.

Thằng em tôi giờ muốn làm siêu nhân đỏ. Bây giờ, tôi sẽ là siêu nhân xanh của em tôi.
đọc xong #1 thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái đến lạ
1 :sweet_kiss: cho thím
 
Có những ngày tháng thật đẹp, những tâm tư nhỏ, vụn vặt, không xô bồ như cuộc sống hiện tại, con người cũng không ồn ào, hóng hớt, tám chuyện tầm xàm như bây giờ
 
Back
Top