[REVIEW CÓ HÌNH] Bị lừa 2 tỷ và hành trình đi tìm công lý

làm đúng như quy trình của bank ,như này là thằng kia đang thế chấp nhà đất cho bạn rồi đó , bạn cầm cán dao khi đã chuyển nhượng đất xong . Rùi ro ở chỗ nếu khoản vay bung bét thì đến đòi đất kiểu gì , thanh khoản ra sao .Vì nhà nó cố thủ trong nhà hoặc phá hoại thì thuê bên nào xử lí . Nếu mà thằng con ở nhà bên cạnh nó đòi chém thì bán cho ma . Cái này phải xem từng thành viên trong nhà . Giọng kiểu xã hội , xăm trổ , nghề ngỗng k ổn định thì toi . Cái thứ 2 mục đích nó vay để làm gì . Vay để đáo nợ , chơi banh bóng thì cút . Nguồn trả nợ ra sao , theo như thớt nói thì cái mục đích vay với trả nợ thì coi như nhà này vứt rồi . Vậy phải tập trung kĩ vào cái sẽ thanh lí kiểu gì cái nhà , ok làm được thì mới cho vay

Bác nói chỉ có chuẩn. Chính xác là người trong nghề đây rồi :D
 
Theo tôi đoán thì bị thằng Hậu ròm (miền nam thì gòm , nghĩa là ốm nhách) này thấy nhà chủ thớt có tiền nên bày mưu lập kế moi hết lần này đến lần khác.
Bởi vậy tôi thấy người ta khuyên chọn bạn mà chơi là đúng, chơi với thằng khố rách áo ôm thì trước sau gì nó cũng vay mượn gạt gẫm mình. không chơi thì chúng lại nói mình khinh dễ chúng đủ trò.
Chính xác bác ạ. Từ trước đến nay e chưa từng căm thù ai nhiều như nó.
 
CHAP 4: HÉ LỘ ĐƯỜNG DÂY MÓC NGOẶC VỚI NHÂN VIÊN TÍN DỤNG ĐỂ CHIẾM DỤNG VỐN NGÂN HÀNG

Qua hôm sau, sáng 7h em tranh thủ ăn sáng uống café, xong đến ngay văn phòng công chứng, nhờ các cô nhân viên xinh xinh soạn sẵn bộ huỷ hợp đồng công chứng. Xong xuôi cũng đã 8h, em gọi ngay cho bà Liên, bả ậm ừ xong nói là lát khi nào người ta đến thì người ta cho hay. Đợi đến 11h, em vẫn chưa thấy ai đến, kể cả bà Liên. Vừa lo vừa tức, em gọi liên tục thì bà Liên ko bắt máy. Nên em bỏ về nhà.

Đến chiều, em gọi tiếp thì bà Liên bắt máy, và báo cho em là chủ tiền nói không đủ tiền nên không làm nữa. Em như phát hoả lên, nói bả người lớn mà nói chuyện ko uy tín, bả cũng nói xuôi xuôi cho em dịu lại. Những câu nói cứ lặp đi lặp lại như thôi miên em, làm em nhớ mãi chắc cho đến hết cuộc đời này.

Xong bả chốt lại 2 vấn đề, nhưng trong 2 vấn đề đó, tuyệt nhiên, ko hề nhắc đến khoảng tiền nợ + mượn thêm của em.

1, Em tìm giúp bả kèo khác để bả sang tên qua cho người khác, mà yêu cầu phải lãi nhẹ hơn để bả dễ đóng (giống bà cố nội chưa)

2, Bả sẽ tìm ngân hàng để đưa miếng đất này vào làm hồ sơ vay.

LINK CUỘC GỌI:


Em nghe xong chán hẳn, vì bà Liên đã liên tục thất hứa. Nhưng cố gắng nghe lời bả thêm 1 lần, đợi thêm 1 tuần xem sao. Vì em nghĩ ko lẻ bả và gia đình ko sợ mất nhà cửa sao?

---

Đến đây các thím chưa biết sẽ thắc mắc, sao ngay từ đầu ko đi vay ngân hàng cho nhẹ lãi, lại dễ trả?

Em sẽ tiết lộ chi tiết quy trình vay bằng giấy đất, và mánh khoé của bọn cò đất khi móc nối với nhân viên tín dụng, từ đó có thể khiến cho những người chỉ vay vài chục triệu mà có thể mất luôn nhà/đất về tay ngân hàng. Thậm chí bị công an cưỡng chế.

QUY TRÌNH THẾ CHẤP GIẤY CNQSDĐ VAY NGÂN HÀNG:

Đầu tiên, phải có giấy đất (tất nhiên), sau đó là chủ thể đứng vay. Chủ thể đứng vay phải là người đứng tên trên giấy đất, và có thể chứng minh được có thu nhập thường xuyên và hợp lý thì mới được cho vay.

Thế nào là thu nhập thường xuyên và hợp lý? Đó là tổng thu nhập nhận được thường xuyên, định kỳ hàng tháng, có hợp đồng lao động, thoả thuận mua bán, số sách ghi chép thu chi,v.v…

Để được cho vay thì [TỔNG THU NHẬP] phải bằng hoặc lớn hơn [SỐ TIỀN TRẢ GỐC LÃI HÀNG THÁNG] + [TỔNG CHI TIÊU CỦA NGƯỜI VAY/CÙNG VAY VÀ NGƯỜI PHỤ THUỘC]

Ví dụ: Vay số tiền 500 triệu, lãi suất 6%/năm trong 10 năm thì 1 tháng phải trả tiền gốc là 4,160k, lãi là 2,500k. Vậy thì TỔNG THU NHẬP ít nhất phải là 4,160k + 2,500k + 10,000k (chi tiêu cho 2 vợ chồng) = 16,660k/tháng.

Nếu chủ thể đứng vay có thể chứng minh bằng lương, thu chi qua sổ sách, mua bán… rằng mình có thu nhập hơn 17 triệu/tháng thì sẽ được duyệt vay.

Sau khi được duyệt vay thì chủ thể và ngân hàng sẽ ra công chứng, sang tên trên giấy đất (trang A4 rời bấm vào). Sau khi giấy đất được chính thức sang tên thì ngân hàng sẽ đưa vào kho (tài sản thế chấp) và tiến hành giải ngân số tiền 500 triệu cho chủ thể.

Hàng tháng chủ thể phải đóng gốc lãi theo hợp đồng tín dụng. Nếu trễ hạn sẽ bị đánh giá vào nhóm nợ xấu. Nếu không trả thì ngân hàng sẽ thưa ra toà và nhờ thi hành án cưỡng chế tài sản thế chấp (nhà/đất theo giấy CNQSDĐ) để bán đấu giá phát mãi.

Nếu quy trình chặt chẽ như vậy thì sao ngân hàng bị gạt được? Ko đủ năng lực tài chính sao mà đi vay được? Rồi bộ người ta ko sợ mất nhà sao?

Mời các thím tham khảo bên dưới

MÁNH KHOÉ MÓC NỐI VỚI NHÂN VIÊN TÍN DỤNG:

Đầu tiên, cò đất hoặc chủ đất sẽ chủ động liên hệ nhân viên tín dụng, nói rõ tình hình cho NVTD nắm (khả năng tài chính, giá trị đất, khả năng trả nợ hay giựt luôn,…). Tuỳ theo tình hình mà NVTD sẽ ăn % nhiều hay ít, và có nhận làm hay ko.

Khi NVTD nhận kèo thì họ sẽ đến nhà chủ đất, để chụp hình và làm như 1 bộ hồ sơ bình thường. Giá trị đất thì đa số phải cao hơn giá trị vay theo tỷ lệ 10/7 (vay được 70%). Nếu giá trị đất thấp quá thì NVTD phải binh biến thêm để cho ra con số mà cò đất/chủ đất mong muốn.

Còn phần chứng minh thu nhập thì lại dễ hơn, có thể nhờ 1 công ty hay doanh nghiệp nào đó, ký khống 1 hợp đồng lao động hoặc phiếu chi lương của các tháng gần nhất. Số ghi trên giấy thì muốn ghi bao nhiêu cũng được nên nhiều khi chủ đất làm thợ hồ nhưng cũng được bổ nhiệm là Phó giám đốc công ty và hưởng lương 50 triệu là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, có trường hợp chủ đất bị nợ xấu, ko thể làm hồ sơ được thì phải làm sao?

Đây là trường hợp bà Liên đề cập. Đó là bà Liên và ông Tám sẽ ký sang nhượng cho 1 người X, có chỉ số CIC sạch sẽ (tạm hiểu là chỉ số tín dụng ngân hàng). Người này sẽ được binh biến hồ sơ gọn gàng, để đứng ra vay.

Sau khi làm đẹp bộ hồ sơ thì NVTD gửi lên cho Giám đốc ngân hàng ký và phát hành Thông báo đồng ý cho vay. Từ đó tiến hành các bước như trên để giải ngân.

Vậy, từ đây phát sinh câu hỏi đầu tiên: Người X tự dưng đứng ra gánh nợ giùm, họ có ngu ko?

Xin thưa,họ ko hề ngu. Thường đứng sau họ là 1 ekip chuyên nghiệp, cố tình mượn tài sản của chủ đất để chen vào vay ké. Ví dụ Bà Liên ông Tám muốn vay 500tr, thì người X sẽ làm hồ sơ vay 700tr. 200tr dư ra thì ekip của người X sẽ hưởng lợi, chi 1 ít cho cho người X.

Nếu bà Liên đóng lãi ngân hàng đầy đủ thì cả làng vui vẻ. Còn nếu bà Liên trễ hạn thì ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản, bà Liên cũng ko phản đối được vì đã cầm 500tr.

Câu hỏi tiếp theo là Vậy người X thì có bị nợ xấu ko? Chắc chắn là có, nhưng ekip thường sẽ sử dụng những người không có kiến thức, hoặc ko quan tâm nợ xấu, chỉ cần cho vài chục triệu là kêu gì làm nấy. Cho nên nợ xấu đối với người X ko quan trọng, hoặc họ chưa thấy được tầm quan trọng.

Câu hỏi cuối cùng là, vậy có ai bị xử lý hình sự không?

NVTD có thể sẽ bị đuổi việc và truy cứu trách nhiệm, nhưng khi đã chấp nhận làm thì NVTD đã có sự chuẩn bị trước (như nghỉ việc qua ngân hàng khác làm, hoặc chuyển ngành nghề, về nhà kinh doanh…) nên sẽ hốt cú chót.

Còn người X thì có bị xử lý hình sự ko? Thường ekip sẽ chuẩn bị 1 khoản tài chính để chắc chắn rằng bà Liên sẽ đóng gốc lại 3 tháng đầu, kể cả việc đóng giùm bà Liên khi bả ko đóng xu nào. Việc này sẽ được giải thích là tôi vay tiền, có ý thức đóng gốc lãi chứ ko chủ trương chiếm dụng vốn ngân hàng từ đầu, nên khi toà án hay công an vào cuộc thì tỷ lệ phạm tội hình sự cũng thấp.

Vậy ai là người thiệt hại?

Bà Liên, vì bả bị lỗ mất 200tr, chưa kể tiền dịch vụ.

Ngân hàng, vì bị mất 1 khoản cho vay 700tr, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, bị cắt giảm thi đua. Và hành trình gian nan để thu hồi tải sản (thường là 2 năm, tỷ lệ thu hồi được cũng hên xui).

Và người được hưởng lợi nhất chính là ekip dàn dựng mọi chuyện.

Ngoài ra, có 1 trường hợp hiện nay rất phổ biến, đặc biệt rất nhiều ở vùng nông thôn. Chính xác là lừa gạt nhưng pháp luật ko làm gì được.

Đó chính là ekip sẽ đứng ra cho bà Liên vay vài chục triệu, ví dụ là 50 triệu. Ekip sẽ kêu bà Liên ra công chứng để làm hồ sơ giúp bà Liên vay ngân hàng, cam kết khi nào bà Liên trả thì sẽ trả giấy đất. Sau đó ekip sẽ sang tên cho người X và vay số tiền 700tr, hưởng lợi toàn bộ 650tr. Khi ngân hng ko còn nhận được gốc lãi thì sẽ thưa ra toà để lấy tài sản.

Lúc này bà Liên mới chưng hửng rằng mình sắp bị mất toàn bộ đất, chỉ vì ký vào hợp đồng công chứng để vay 50tr (mà theo ekip nói là làm tin để làm ngân hàng).

Trường hợp này pháp luật sẽ rất khó can thiệp vì bà Liên chủ động ký công chứng, và thường sẽ ko có giấy tay hay 1 bằng chứng nào chứng minh ekip đã hứa vay ngân hàng giúp bà Liên.

---

Tối rồi, em xin phép dừng bút để dỗ con ngủ. Mai em sẽ lên bài tiếp.

Các thím comment nhiệt tình để em có thêm động lực nhé.
Đến đoạn bạn bị lừa chưa ,nếu làm việc với bank thì bạn là chủ đất , khi bạn bán lại cho bà liên để vay về nguyên tắc 1 là bạn nhận đủ tiền mới kí sang tên ,2 nếu người mua k có tiền mà bạn vẫn muốn bán thì phải là người trực tiếp làm việc với bank do bạn chỉ định , phải ra phê duyệt trước , làm sẵn uy nhiệm chi tiền về tk của bạn .Còn nếu muốn đứng ra vay hộ thì bạn phải là người tự định giá miếng đất hoặc ngân hàng của bạn . Nếu thằng trả nợ k trả thì bạn rao bán miếng đất thôi , lấy tiền chỗ khác đập vào đáo ra , rồi bán thì lãi được phần tiền đối ứng , đéo ai ngu lại để bank nó siết nợ , bán kiểu gì chẳng lãi tiền đối ứng vì bank nguyên tắc k bao giờ cho vay 100% , trừ khi bộ phận định giá nhầm
 
Trời ơi, thím nói ko sai 1 chữ. Thằng Luyến nó hùng hổ cầm dao ra nói với em vậy đó. Còn đế thêm 1 câu: Mày giàu mày có tiền còn tao thì có cái mạng, coi coi thằng nào sợ thằng nào.
Ngu. Chốt lại 1 câu vậy dành cho thím. Có tiền mà ngu :doubt:
 
CHAP 4: HÉ LỘ ĐƯỜNG DÂY MÓC NGOẶC VỚI NHÂN VIÊN TÍN DỤNG ĐỂ CHIẾM DỤNG VỐN NGÂN HÀNG

Qua hôm sau, sáng 7h em tranh thủ ăn sáng uống café, xong đến ngay văn phòng công chứng, nhờ các cô nhân viên xinh xinh soạn sẵn bộ huỷ hợp đồng công chứng. Xong xuôi cũng đã 8h, em gọi ngay cho bà Liên, bả ậm ừ xong nói là lát khi nào người ta đến thì người ta cho hay. Đợi đến 11h, em vẫn chưa thấy ai đến, kể cả bà Liên. Vừa lo vừa tức, em gọi liên tục thì bà Liên ko bắt máy. Nên em bỏ về nhà.

Đến chiều, em gọi tiếp thì bà Liên bắt máy, và báo cho em là chủ tiền nói không đủ tiền nên không làm nữa. Em như phát hoả lên, nói bả người lớn mà nói chuyện ko uy tín, bả cũng nói xuôi xuôi cho em dịu lại. Những câu nói cứ lặp đi lặp lại như thôi miên em, làm em nhớ mãi chắc cho đến hết cuộc đời này.

Xong bả chốt lại 2 vấn đề, nhưng trong 2 vấn đề đó, tuyệt nhiên, ko hề nhắc đến khoảng tiền nợ + mượn thêm của em.

1, Em tìm giúp bả kèo khác để bả sang tên qua cho người khác, mà yêu cầu phải lãi nhẹ hơn để bả dễ đóng (giống bà cố nội chưa)

2, Bả sẽ tìm ngân hàng để đưa miếng đất này vào làm hồ sơ vay.

LINK CUỘC GỌI:


Em nghe xong chán hẳn, vì bà Liên đã liên tục thất hứa. Nhưng cố gắng nghe lời bả thêm 1 lần, đợi thêm 1 tuần xem sao. Vì em nghĩ ko lẻ bả và gia đình ko sợ mất nhà cửa sao?

---

Đến đây các thím chưa biết sẽ thắc mắc, sao ngay từ đầu ko đi vay ngân hàng cho nhẹ lãi, lại dễ trả?

Em sẽ tiết lộ chi tiết quy trình vay bằng giấy đất, và mánh khoé của bọn cò đất khi móc nối với nhân viên tín dụng, từ đó có thể khiến cho những người chỉ vay vài chục triệu mà có thể mất luôn nhà/đất về tay ngân hàng. Thậm chí bị công an cưỡng chế.

QUY TRÌNH THẾ CHẤP GIẤY CNQSDĐ VAY NGÂN HÀNG:

Đầu tiên, phải có giấy đất (tất nhiên), sau đó là chủ thể đứng vay. Chủ thể đứng vay phải là người đứng tên trên giấy đất, và có thể chứng minh được có thu nhập thường xuyên và hợp lý thì mới được cho vay.

Thế nào là thu nhập thường xuyên và hợp lý? Đó là tổng thu nhập nhận được thường xuyên, định kỳ hàng tháng, có hợp đồng lao động, thoả thuận mua bán, số sách ghi chép thu chi,v.v…

Để được cho vay thì [TỔNG THU NHẬP] phải bằng hoặc lớn hơn [SỐ TIỀN TRẢ GỐC LÃI HÀNG THÁNG] + [TỔNG CHI TIÊU CỦA NGƯỜI VAY/CÙNG VAY VÀ NGƯỜI PHỤ THUỘC]

Ví dụ: Vay số tiền 500 triệu, lãi suất 6%/năm trong 10 năm thì 1 tháng phải trả tiền gốc là 4,160k, lãi là 2,500k. Vậy thì TỔNG THU NHẬP ít nhất phải là 4,160k + 2,500k + 10,000k (chi tiêu cho 2 vợ chồng) = 16,660k/tháng.

Nếu chủ thể đứng vay có thể chứng minh bằng lương, thu chi qua sổ sách, mua bán… rằng mình có thu nhập hơn 17 triệu/tháng thì sẽ được duyệt vay.

Sau khi được duyệt vay thì chủ thể và ngân hàng sẽ ra công chứng, sang tên trên giấy đất (trang A4 rời bấm vào). Sau khi giấy đất được chính thức sang tên thì ngân hàng sẽ đưa vào kho (tài sản thế chấp) và tiến hành giải ngân số tiền 500 triệu cho chủ thể.

Hàng tháng chủ thể phải đóng gốc lãi theo hợp đồng tín dụng. Nếu trễ hạn sẽ bị đánh giá vào nhóm nợ xấu. Nếu không trả thì ngân hàng sẽ thưa ra toà và nhờ thi hành án cưỡng chế tài sản thế chấp (nhà/đất theo giấy CNQSDĐ) để bán đấu giá phát mãi.

Nếu quy trình chặt chẽ như vậy thì sao ngân hàng bị gạt được? Ko đủ năng lực tài chính sao mà đi vay được? Rồi bộ người ta ko sợ mất nhà sao?

Mời các thím tham khảo bên dưới

MÁNH KHOÉ MÓC NỐI VỚI NHÂN VIÊN TÍN DỤNG:

Đầu tiên, cò đất hoặc chủ đất sẽ chủ động liên hệ nhân viên tín dụng, nói rõ tình hình cho NVTD nắm (khả năng tài chính, giá trị đất, khả năng trả nợ hay giựt luôn,…). Tuỳ theo tình hình mà NVTD sẽ ăn % nhiều hay ít, và có nhận làm hay ko.

Khi NVTD nhận kèo thì họ sẽ đến nhà chủ đất, để chụp hình và làm như 1 bộ hồ sơ bình thường. Giá trị đất thì đa số phải cao hơn giá trị vay theo tỷ lệ 10/7 (vay được 70%). Nếu giá trị đất thấp quá thì NVTD phải binh biến thêm để cho ra con số mà cò đất/chủ đất mong muốn.

Còn phần chứng minh thu nhập thì lại dễ hơn, có thể nhờ 1 công ty hay doanh nghiệp nào đó, ký khống 1 hợp đồng lao động hoặc phiếu chi lương của các tháng gần nhất. Số ghi trên giấy thì muốn ghi bao nhiêu cũng được nên nhiều khi chủ đất làm thợ hồ nhưng cũng được bổ nhiệm là Phó giám đốc công ty và hưởng lương 50 triệu là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, có trường hợp chủ đất bị nợ xấu, ko thể làm hồ sơ được thì phải làm sao?

Đây là trường hợp bà Liên đề cập. Đó là bà Liên và ông Tám sẽ ký sang nhượng cho 1 người X, có chỉ số CIC sạch sẽ (tạm hiểu là chỉ số tín dụng ngân hàng). Người này sẽ được binh biến hồ sơ gọn gàng, để đứng ra vay.

Sau khi làm đẹp bộ hồ sơ thì NVTD gửi lên cho Giám đốc ngân hàng ký và phát hành Thông báo đồng ý cho vay. Từ đó tiến hành các bước như trên để giải ngân.

Vậy, từ đây phát sinh câu hỏi đầu tiên: Người X tự dưng đứng ra gánh nợ giùm, họ có ngu ko?

Xin thưa,họ ko hề ngu. Thường đứng sau họ là 1 ekip chuyên nghiệp, cố tình mượn tài sản của chủ đất để chen vào vay ké. Ví dụ Bà Liên ông Tám muốn vay 500tr, thì người X sẽ làm hồ sơ vay 700tr. 200tr dư ra thì ekip của người X sẽ hưởng lợi, chi 1 ít cho cho người X.

Nếu bà Liên đóng lãi ngân hàng đầy đủ thì cả làng vui vẻ. Còn nếu bà Liên trễ hạn thì ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản, bà Liên cũng ko phản đối được vì đã cầm 500tr.

Câu hỏi tiếp theo là Vậy người X thì có bị nợ xấu ko? Chắc chắn là có, nhưng ekip thường sẽ sử dụng những người không có kiến thức, hoặc ko quan tâm nợ xấu, chỉ cần cho vài chục triệu là kêu gì làm nấy. Cho nên nợ xấu đối với người X ko quan trọng, hoặc họ chưa thấy được tầm quan trọng.

Câu hỏi cuối cùng là, vậy có ai bị xử lý hình sự không?

NVTD có thể sẽ bị đuổi việc và truy cứu trách nhiệm, nhưng khi đã chấp nhận làm thì NVTD đã có sự chuẩn bị trước (như nghỉ việc qua ngân hàng khác làm, hoặc chuyển ngành nghề, về nhà kinh doanh…) nên sẽ hốt cú chót.

Còn người X thì có bị xử lý hình sự ko? Thường ekip sẽ chuẩn bị 1 khoản tài chính để chắc chắn rằng bà Liên sẽ đóng gốc lại 3 tháng đầu, kể cả việc đóng giùm bà Liên khi bả ko đóng xu nào. Việc này sẽ được giải thích là tôi vay tiền, có ý thức đóng gốc lãi chứ ko chủ trương chiếm dụng vốn ngân hàng từ đầu, nên khi toà án hay công an vào cuộc thì tỷ lệ phạm tội hình sự cũng thấp.

Vậy ai là người thiệt hại?

Bà Liên, vì bả bị lỗ mất 200tr, chưa kể tiền dịch vụ.

Ngân hàng, vì bị mất 1 khoản cho vay 700tr, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, bị cắt giảm thi đua. Và hành trình gian nan để thu hồi tải sản (thường là 2 năm, tỷ lệ thu hồi được cũng hên xui).

Và người được hưởng lợi nhất chính là ekip dàn dựng mọi chuyện.

Ngoài ra, có 1 trường hợp hiện nay rất phổ biến, đặc biệt rất nhiều ở vùng nông thôn. Chính xác là lừa gạt nhưng pháp luật ko làm gì được.

Đó chính là ekip sẽ đứng ra cho bà Liên vay vài chục triệu, ví dụ là 50 triệu. Ekip sẽ kêu bà Liên ra công chứng để làm hồ sơ giúp bà Liên vay ngân hàng, cam kết khi nào bà Liên trả thì sẽ trả giấy đất. Sau đó ekip sẽ sang tên cho người X và vay số tiền 700tr, hưởng lợi toàn bộ 650tr. Khi ngân hng ko còn nhận được gốc lãi thì sẽ thưa ra toà để lấy tài sản.

Lúc này bà Liên mới chưng hửng rằng mình sắp bị mất toàn bộ đất, chỉ vì ký vào hợp đồng công chứng để vay 50tr (mà theo ekip nói là làm tin để làm ngân hàng).

Trường hợp này pháp luật sẽ rất khó can thiệp vì bà Liên chủ động ký công chứng, và thường sẽ ko có giấy tay hay 1 bằng chứng nào chứng minh ekip đã hứa vay ngân hàng giúp bà Liên.

---

Tối rồi, em xin phép dừng bút để dỗ con ngủ. Mai em sẽ lên bài tiếp.

Các thím comment nhiệt tình để em có thêm động lực nhé.
Theo quy trình ngân hàng cho vay mà thím kể, nó có cái gì đó ko đúng

Thứ 1, muốn dùng tài sản của A để thế chấp cho B,C,D vay thì giữa A và người vay phải có quan hệ (mẹ-con-dâu-rể-anh chị em họ-con nuôi có giấy tờ chứng minh)

Thứ 2, nó có thể kể cho thằng ngân hàng bất cứ thứ gì nhưng riêng cái khả năng ko trả được thì ko bao giờ vì anh chưa hiểu được sự rắc rối khi giải quyết, kể cả thằng ngân hàng nghỉ việc vài năm vẫn bị réo tên như thường.

Thứ 3, vay ké nó phổ biến xưa giờ rồi nhưng người vay ké thường chả liên quan gì đến ngân hàng cả.

Thứ 4, nếu ký chuyển nhượng cho 1 ông nào đó CIC sạch rồi để ông đó vay trong khi chả biết ông đó là ai, dạng thuê để vay nợ, thì ký chuyển nhượng xong ổng ko vay thì làm gì ổng, mất đất à😐
 
Theo quy trình ngân hàng cho vay mà thím kể, nó có cái gì đó ko đúng

Thứ 1, muốn dùng tài sản của A để thế chấp cho B,C,D vay thì giữa A và người vay phải có quan hệ (mẹ-con-dâu-rể-anh chị em họ-con nuôi có giấy tờ chứng minh)

Thứ 2, nó có thể kể cho thằng ngân hàng bất cứ thứ gì nhưng riêng cái khả năng ko trả được thì ko bao giờ vì anh chưa hiểu được sự rắc rối khi giải quyết, kể cả thằng ngân hàng nghỉ việc vài năm vẫn bị réo tên như thường.

Thứ 3, vay ké nó phổ biến xưa giờ rồi nhưng người vay ké thường chả liên quan gì đến ngân hàng cả.

Thứ 4, nếu ký chuyển nhượng cho 1 ông nào đó CIC sạch rồi để ông đó vay trong khi chả biết ông đó là ai, dạng thuê để vay nợ, thì ký chuyển nhượng xong ổng ko vay thì làm gì ổng, mất đất à😐
Nó là trường hợp 4 đó . Nhưng đã lừa đảo thì cũng phải chơi liều , hồ sơ cầm trong tay . Lúc sang tên thì phải viết luôn giấy vay nợ (ông có đất nợ ông kí chuyển nhương) , rồi dí lên bank kí hồ sơ vay luôn .Tất cả có quy trình hết nhé :))))
 
Xin chào các thím

Em lập nick này từ 2012 đến nay, chủ yếu làm tàu ngầm thôi. Nay dịch bệnh ở nhà rãnh rỗi, em xin phép review cho các bác hành trình 3 năm của em, từ 1 thằng nhân viên vô tư lự, sáng đi làm, chiều đi nhậu; lại trở thành 1 thằng rành ruột các thủ tục pháp lý, đất đai, chơi vs đủ các loại người, từ hình sự, giang hồ, tội phạm, cho đến cò đất, luật sư, toà án…

Đồng thời thay đổi cả cách nhìn nhận của em về hệ thống pháp lý, pháp luật, về người nghèo, về dân xã hội và các mánh khoé, chiêu trò của từng ngành nghề.

Tiền đem cho vay, liệu có đòi được ko?

Cảm giác bị lừa 2 tỷ nó ntn?

Giấy tờ đất đã sang tên, liệu có lấy nhà được ko?

Vay tiền không trả, là dân sự hay hình sự?

Lấy đất người khác đem đi cầm, xong bỏ trốn ko trả nợ, có phạm tội hay ko?

Toà án xét xử thắng kiện, yêu cầu con nợ trả tiền, liệu có thi hành án được ko?

Giang hồ đòi nợ, có uy tín hay ko?


Điểm giống nhau giữa dân xã hội, luật sư và xxx là gì?

Để thuận tiện cho các thím theo dõi, em sẽ chia sự việc theo từng chủ thể, tất cả đều diễn ra vào cùng 1 khoảng thời gian từ 2018 cho đến nay. Nếu được sự ủng hộ nhiệt tình của các thím, em sẽ cam kết ko drop và add nhiều hình ảnh/video/ghi âm vào cho thêm phần sinh động.

Các thím có thể comment, góp ý hoặc tư vấn cho em. Hạn chế chửi em nhé vì em đã biết mình ngu lắm rồi :D Hoặc các thím có thể tham khảo trường hợp của em để rút kinh nghiệm cho các vấn đề sau này nếu có gặp phải.

Xin mời các thím.

CHAP 1: THẰNG HẬU GÒM – KHỞI NGUỒN CỦA TẤT CẢ MỌI CHUYỆN.
https://voz.vn/t/review-co-hinh-bi-lua-2-ty-va-hanh-trinh-di-tim-cong-ly.386864/#post-12440959

CHAP 2: KÉO DÀI CHUỖI NGU NGỤC
https://voz.vn/t/review-co-hinh-bi-lua-2-ty-va-hanh-trinh-di-tim-cong-ly.386864/page-4#post-12443137

CHAP 3: MẤT THÊM 11 TRIỆU TIỀN NGU
https://voz.vn/t/review-co-hinh-bi-lua-2-ty-va-hanh-trinh-di-tim-cong-ly.386864/page-6#post-12444679

CHAP 4: HÉ LỘ ĐƯỜNG DÂY MÓC NGOẶC VỚI NHÂN VIÊN TÍN DỤNG ĐỂ CHIẾM DỤNG VỐN NGÂN HÀNG
https://voz.vn/t/review-co-hinh-bi-lua-2-ty-va-hanh-trinh-di-tim-cong-ly.386864/page-8#post-12446670
chấm để tí đọc :(
 
Anh thớt chính xác là nhân vật nằm trong vòng an toàn quá lâu rồi nên ngu đéo thể tả được.
Riêng đến cái đoạn bà kia gạ ra công chứng để sang tên lại trả cho bà í để bà í đổi qua kèo vay khác thì chốt luôn ngu 100% đéo bàn cãi nữa.
Nhưng cũng ủng hộ anh thớt viết tiếp để cảnh tỉnh các tấm chiếu mới tưởng mình khôn hơn thiên hạ.
Thật sự tôi cũng hóng để biết anh thớt làm thế nào để biến cái ngu 400tr thành cái ngu 2 tỉ.
:love:
 
Đó giờ làm ăn, mua bán từ kd cho tới bđs. Tôi đánh giá tiêu chí quan trọng nhất là con người. Nhìn 1 ng ko đáng tin, thì dẹp, ko làm ăn mua bán gì nữa. Tôi đó giờ đi mua nhà 5-10 tỷ chỉ cần nói chuyện 10p với chủ nhà là có quyết định xuống tiền hay ko.

trên đời mọi cái lừa đều bắt nguồn từ 1 thứ duy nhất là lòng tham. Nếu thấy ai đó tự nhiên đem đến 1 kèo "thơm" cho mình, thì tự biết là quit ngay. Khi bản thân bị lòng tham quyến rũ, thì phải bình tĩnh, ngồi suy nghĩ cẩn thận lại. Ngoài cha mẹ, a chị em ruột thịt, ko ai cho ko ai cái gì. Cứ nhớ nguyên tắc đó là cả đời chẳng ai lừa đc mình.
Sent from samsung SM-N975F via nextVOZ
 
Last edited:
Đó giờ làm ăn, mua bán từ kd cho tới bđs. Tôi đánh giá tiêu chí quan trọng nhất là con người. Nhìn 1 ng ko đáng tin, thì dẹp, ko làm ăn mua bán gì nữa. Tôi đó giờ đi mua nhà 5-10 tỷ chỉ cần nói chuyện 10p với chủ nhà là có quyết định xuống tiền hay ko.

Sent from samsung SM-N975F via nextVOZ
bác nhận em làm đệ tử được không ?
 
Bác nói chỉ có chuẩn. Chính xác là người trong nghề đây rồi :D
Bác cho e hỏi trước nhà e có gửi ảnh sổ đỏ cho 1 người bên ngân hàng định vay tiền sau đó k vay nữa k biết có sao k nhỉ
 
Cho em hỏi chap 4 là ngân hàng phát mãi tài sản. Ngân hàng cầm sổ đỏ rồi thì ngân hàng làm gì có thiệt 700tr như đã nói đâu

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chim chết vì mồi người chết vì tham.
Lòng tham làm cho con người ta mờ mắt không nhìn thấy gì cho dù chân dẫm bào bẫy nhưng mắt chỉ nhìn thấy ánh hào quang của kim tiền thì không thấy gì cả.
Mẹ bạn thông minh sáng suốt hơn bạn rất nhiều đúng cho câu tục ngữ con tôi lớp 1 đi học nó đọc: "cá không ăn muối cá hư, con không nghe cha mẹ trăm đường con ươn".
Ngân hàng là buôn tiền, họ ngửi mùi tiền nhanh lắm nhưng họ không bao giờ cho những người không có khả năng thanh khoản, không có khả năng trả vay như mẹ bạn đã nói và không làm với kèo đó. Khi có sự việc cần quan sát một cách tỉnh táo thậm chí lùi lại một tý thì nhìn rất rõ chứ đừng tiến lên. Trong kinh doanh nên đặt vào tình huống xấu nhất, nghi ngờ cao nhất rồi tự giải bài toán có những ẩn nghi ngờ đó, nếu thấy không giải được rút luôn thì không bao giờ mắc bẫy.
Một ngày đẹp trời có một đứa muốn hợp tác kinh doanh với bạn với những món lợi tốt thì bạn nên lùi lại bước và đặt dấu hỏi: "tại sao là mình không phải người khác? Miếng ngon này tại sao đến lân mình?" trả lời được câu hỏi đó thì bạn có thể tiếp tục hoặc không tiếp tục hợp tác.
 
Back
Top