Review đi nghĩa vụ + giải đáp thắc mắc cuộc sống quân ngũ

Nhiều đơn vị vẫn có cấp thượng sỹ nha thím ơi. Thường là trung đội phó

Giờ hiếm r thím ạ mình đi trc thím thì thấy bảo bỏ dần trung đội phó là hsq chỉ còn lứa thượng sỹ là đi A70 về. Hồi mình vào là bọn nó gần ra quân. Sau thì chỉ có thành tích hội thao thì mới đc thăng

Gửi từ Xiaomi Mi MIX 2S bằng vozFApp
 
"Làm lính vui mà", đấy là em khi vào đơn vị của ông già thấy thế:rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes:
Mà vui cái từ bé đến giờ chưa bao giờ bị gọi khám nvqs:eek::eek::eek:

Gửi từ Samsung Note 10+ bằng vozFApp
 
------------------------
Phần 2 – Biên chế đi đâu?
------------------------
Okay… ở phần 1 mình đã giới thiệu sơ về những thông tin chung mà anh em nên biết.
Ở phần này, mình sẽ giải thích thêm về biên chế trong quân đội, quân chủng Lục quân nhé.

Hệ thống phân tầng trong một Sư đoàn:
Sư đoàn > Trung đoàn > Tiểu đoàn > Đại đội > Trung đội > Tiểu đội.
Có nghĩa là Tiểu đội thì phải dưới sự quản lý của Trung đội, Trung đội phải dưới sự quản lý của Đại đội, v.v…

Tuy nhiên, vẫn có một số Đại đội không nằm dưới sự quản lý của Tiểu đoàn, mà nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Trung đoàn, những Đại đội này được gọi là “Trực thuộc”. Tương tự, cũng có những Tiểu đoàn không nằm dưới sự quản lý của Trung đoàn, mà nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Sư đoàn.

Ta chỉ quan tâm tới Đại đội trực thuộc thôi nhé .

Những Đại đội trực thuộc này là những binh chủng đặc biệt, khác với Đại đội thuộc Tiểu đoàn - đa số là bộ binh - thì Những Đại đội trực thuộc này gồm:
  • Đại đội Cối 100
  • Đại đội SPG-9 (pháo binh)
  • Đại đội Súng máy phòng không 12,7
  • Đại đội Công binh (xây dựng)
  • Đại đội Thông tin (chịu trách nhiệm liên lạc, điện đài,…)
  • Đại đội Trinh sát
  • Đại đội Vận tải
  • Đại đội Quân y
  • Trung đội Vệ binh (Ở cấp Trung đoàn thì Vệ binh chỉ là Trung đội)
Lính được biên chế về Trực thuộc thì “sướng” hơn lính ở Tiểu đoàn. Công tác ít hơn, giờ làm ngắn hơn, quản lý dễ chịu hơn.

1. Biên chế dành cho (HSQ)
Rồi, giờ mình nói tới đi học ngắn hạn (Đào tạo HSQ)

Làm sao để trở thành HSQ?
Gần cuối 3 tháng tân binh thì đơn vị sẽ cho anh em Đăng ký để đi học Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng (gọi tắt là aT). Thứ tự ưu tiên dành cho Binh sỹ có trình độ học vấn từ cao tới thấp.
Người có học vấn cao nhất sẽ được ưu tiên chọn loại binh chủng để học, rồi đến người tiếp theo, cho đến khi hết suất. Trong một trung đội chỉ tầm 15/40 người được đi học thôi.

Khi đăng ký học và được duyệt, các anh em sẽ được gửi về Trường của Quân khu để đào tạo nghiệp vụ. Thời gian đào tạo tùy vào binh chủng. Trước đây tất cả các loại aT là 5 tháng, Quân y là 6 tháng. Nhưng từ 2020 thì khác, aT bộ binh chỉ còn 3 tháng, aT pháo binh thì là 5 tháng, v.v…

Và không có nghĩa anh em đăng ký học thì chắc chắn là được đi học, cũng như học tiểu trưởng thông tin thì chắc chắn sẽ được về Đại đội thông tin đâu nhé.

Khi được biên chế đi học, đến Trường thì quẩy thoải mái. Đây là các trường Quân sự cho SV học quốc phòng trong năm đầu nhập học, nên khá thoải mái. Có gái nữa :LOL:

Làm sao để nắm chắc suất đi học?
Anh em cần người nhà liên hệ với Trợ lý Quân lực trong đơn vị để “đàm phán”. Trợ lý Quân lực có ở cấp Trung đoàn, đây có thể xem là “Trưởng phòng nhân sự” như trong các công ty ở bên ngoài.

2. Biên chế dành cho Binh sỹ (không đi học)
Sau 3 tháng tân binh thì anh em sẽ được biên chế đi random về các đơn vị, gồm:
Các đại đội thuộc tiểu đoàn và các đại đội trực thuộc.

Làm sao để được biên chế vào Trực thuộc?
Anh em lại cần liên hệ với Trợ lý Quân lực trong đơn vị để “đàm phán”.

Người ta nói: “Nhất Quân y, nhì Quân khí”; “Ăn no Trinh sát, nằm mát Thông tin”. Còn không thì cứ tìm cách để được biên chế về Trực thuộc là OK nhất.

Ngoài ra còn có biên chế đi đơn vị khác nằm ngoài Sư đoàn, ví dụ như biên chế về Quân khu để làm việc. (Tất nhiên là phải tốn “phép màu”, rất nhiều “phép màu”, anh em không cần cân nhắc đến cái này, vì riêng cái này không có random).

Thêm nữa là những anh em nào cao to đen hôi, không some trổ hoặc some kín, có thể được dòm ngó để tuyển vào Trung đội Vệ binh. Đây được xem như Sao đỏ của trường học vậy. Khi anh em vi phạm kỷ luật nặng sẽ được đưa lên Vệ binh để "lao động khổ sai" 10 ngày.

3. Biên chế khác (quân số công tác)

Trong 3 tháng tân binh, sẽ có rất nhiều SQ làm ở cơ quan Trung đoàn xuống thăm đơn vị và hỏi xem có chiến sỹ nào giỏi để làm việc văn phòng hay không.

Cho nên những ngày đầu mới vào, chính trị viên sẽ hỏi anh em về trình độ, bằng cấp, v.v… thì cứ khai hết ra, càng nhiều càng ít, show nhiều bằng cấp thì ít người có cơ hội đấu lại anh em.

Hết ba tháng thì những SQ trên sẽ cho anh em “thử việc”, nếu được thì làm luôn, anh em chính thức trở thành nhân viên trên Cơ quan. Không được thì lại trả về đơn vị cũ.

Về cơ bản, hết ba tháng tân binh, anh em sẽ được biên chế về Đại đội A nào đó,nhưng anh em vẫn công tác trên Cơ quan của Trung đoàn. Còn khi không công tác nữa vì một lý do nào đó, anh em sẽ về lại Đại đội đó sinh hoạt với các chiến sỹ khác cùng Đại đội. Mình thuộc quân số công tác dây.

Biên chế này cần trình độ là chủ yếu, “phép màu” không giúp được vì họ cần người làm được việc.
Ngoài ra, anh em còn có thể lựa chọn để được biên chế về Bếp để nấu ăn nữa. Cái này thì “phép màu” giúp được nha.

------------------------
Trong tất cả các biên chế, biên chế công tác là sướng nhất!

Anh em có câu hỏi, cứ mạnh dạn nhé.
 
lính trong đó có cần phải cắt tiết gà hay chọc tiết heo k bác. hay việc đó có đội của bếp làm
 
Lính sướng nhất là làm cò cho các phòng ban đơn vị nhé ae, chỉ việc nấu cơm giặt đồ lau dọn, thời gian còn lại ăn chơi nghịch điện thoại thôi ae :p

Gửi từ Iporn XXX bằng vozFApp
 
Đi NVQS vui lắm, được gặp cả Mr.X, anh người tốt.
Cảm nhận đặc biệt nhất là mấy chú chức vụ càng cao, quân hàm toàn tướng thì gần gũi, vui vẻ với lính còn đám hàm úy, tá toàn giỏi hành kính, mạt sát, bá dơ :sad:

via nextVOZ for Android
 
lính trong đó có cần phải cắt tiết gà hay chọc tiết heo k bác. hay việc đó có đội của bếp làm
chọc tiết heo là nhiệm vụ của một đại đội cụ thể có nhiệm vụ làm tăng gia cho cả Trung đoàn. lính bthg k cần chọc tiết heo.
Nhưng làm gà thì có. Thường các đơn vị sẽ thay phiên nhau giúp đơn vị Bếp vào cuối tuần, làm gà từ a -> z. cũng không khó lắm.
Đi lính có được học ngoại ngữ mà mình muốn không bác?
Em sợ sau này bị đi thật thì những kiến thức công sức mình học bị bay đi hết:too_sad:
nếu bạn thuộc biên chế loại 1 hoặc 2 thì không. còn loại 3 thì như bên dưới.
Lính sướng nhất là làm cò cho các phòng ban đơn vị nhé ae, chỉ việc nấu cơm giặt đồ lau dọn, thời gian còn lại ăn chơi nghịch điện thoại thôi ae :p

Gửi từ Iporn XXX bằng vozFApp
đây là loại biên chế số 3 mình nói. một là làm nhân viên, hai là làm liên lạc. liên lạc tức là làm culi, giặt quần áo, nấu ăn, lau dọn,... chứ không cần tham gia tưới tiêu hay làm cảnh quan gì cả. sếp càng to thì càng sướng :D dư tgian thì bấm đt, học ngoại ngữ,... như mình cũng đang ôn IELTS đây
đi nvqs có được xài theo điện thoại, xài internet không vậy mai fen?
lính gì mình không biết, chứ bộ binh thì không nha.
 
Ăn no Trinh sát là sao nhỉ, mấy anh phường đội muốn bế tôi đi. Lúc khám bảo rằng “thằng này đi Trinh sát là hợp lý”?
68747470733a2f2f692e696d6775722e636f6d2f517a386447764a2e706e67


via theNEXTvoz for iPhone
 
Ăn no Trinh sát là sao nhỉ, mấy anh phường đội muốn bế tôi đi. Lúc khám bảo rằng “thằng này đi Trinh sát là hợp lý”?
68747470733a2f2f692e696d6775722e636f6d2f517a386447764a2e706e67


via theNEXTvoz for iPhone
Mỗi binh chủng có một đặc quyền riêng.

Như công binh phải xây dựng này nọ nhiều nên phụ cấp tháng +100k so với binh chủng khác.

Trinh sát +25k tiền ăn thêm mỗi ngày ~87k/ngày, ăn nhiều hơn các binh chủng khác.

Tướng tá lanh lẹ có cơ bắp có sức khoẻ, học trinh sát phải học võ nhiều lắm.

via theNEXTvoz for iPhone
 
chọc tiết heo là nhiệm vụ của một đại đội cụ thể có nhiệm vụ làm tăng gia cho cả Trung đoàn. lính bthg k cần chọc tiết heo.
Nhưng làm gà thì có. Thường các đơn vị sẽ thay phiên nhau giúp đơn vị Bếp vào cuối tuần, làm gà từ a -> z. cũng không khó lắm.

nếu bạn thuộc biên chế loại 1 hoặc 2 thì không. còn loại 3 thì như bên dưới.

đây là loại biên chế số 3 mình nói. một là làm nhân viên, hai là làm liên lạc. liên lạc tức là làm culi, giặt quần áo, nấu ăn, lau dọn,... chứ không cần tham gia tưới tiêu hay làm cảnh quan gì cả. sếp càng to thì càng sướng :D dư tgian thì bấm đt, học ngoại ngữ,... như mình cũng đang ôn IELTS đây

lính gì mình không biết, chứ bộ binh thì không nha.
có bằng đại học với chứng chỉ ngoại ngữ thì có dễ vào biên chế loại 3 hơn không bác
với cả đi thử việc thì họ thường thử những gì vậy bác,chắc tin học văn phòng à
 
có bằng đại học với chứng chỉ ngoại ngữ thì có dễ vào biên chế loại 3 hơn không bác
với cả đi thử việc thì họ thường thử những gì vậy bác,chắc tin học văn phòng à
Good question. Có bằng đh sẽ đc ưu tiên đi học. Còn không muốn đi học mà để được làm nhân viên thì phải được giới thiệu. Bởi Đại đội trưởng chẳng hạn. Chỉ cần ổng gợi ý lên trên, sẽ có người tìm đến thím.
Còn thử cái gì thì tuỳ vào việc thím làm nhân viên của cơ quan nào. Như mình đã đề cập: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật. Nhưng thông thạo vi tính là một lợi thế lớn. Thái độ xếp đầu tiên nhé.
Coi bộ「Biên chế 3」thì sướng
Cái em thắc mắc nữa là ở biên chế 3,khi học ngoại ngữ là mình tự học,hay có ai khác dạy không?
  
Và bác đi 2 năm、thì làm ở biên chế 3 suốt 2 năm、có đổi sang biên chế khác không?,tự học 2 năm trong đó luôn hả?
Đi lính chứ k phải đi nghỉ mát đâu mai fen, làm gì có ai dạy. Fen tự học mỗi khi có tgian rảnh rỗi thôi. Vì ở dạng biên chế này k cần thực hiện chế độ nhiều nên ngoài việc lên văn phòng, giặt giũ thì sẽ còn nhiều tgian trong ngày.
Biên chế thì tất nhiên là cố định. Trừ phi quậy quá, không được lòng các sếp thì bị đuổi về đơn vị, trở thành lính bình thường.

Biên chế 3 hơn các biên chế khác ngoài thời gian rảnh thì cuối hai năm k cần đi diễn tập. Hoặc nếu có thì chỉ để đi theo nấu ăn cho sếp (đi bằng xe), chứ k bắn biết gì cả.

via theNEXTvoz for iPhone
 
//Update phần 0
//Update phần 2
Thân chào anh em voz, mình hay tàu ngầm ở mấy thớt NVQS để né nghĩa vụ nhưng xui rủi năm nay tới lượt mình "trúng số" nên phải xách ba lô lên và đi rồi.

Mình thấy trên voz có nhiều thớt review về NVQS và thớt giải đáp thắc mắc về NVQS rồi nên mình cũng không muốn lặp lại nhiều.
Thớt này mình chủ yếu nói đến những cái mà những thớt trước chưa bao giờ nói, và giải đáp thắc mắc về cuộc sống TRONG quân ngũ, chứ không giải đáp thắc mắc về NVQS nói chung nhe.

Giới thiệu sơ:
  • Mình mới nhập ngũ tháng 2/2020 vừa rồi, đến nay cũng mới có 9 tháng thôi.
  • Mình là lính đỏ (bộ binh), đóng quân ở miền nam.
  • Hiện tại mình đang công tác tại một nơi khá thuận lợi để có thể cho mọi người cái nhìn bao quát nhất về cuộc sống quân ngũ (mình sẽ đề cập thêm trong phần review)

Về cái nhìn tổng quan anh em có thể xem qua ở đây: https://o.voz.vn/showthread.php?t=3038612
Mình sẽ cập nhật thêm những gì đã thay đổi trong thớt này.

------------------------
Phần 1: Thông tin chung
------------------------
Cũng như bao người, khi mình mới bước vào đơn vị thì chả biết cái gì cả, và cũng mất kha khá thời gian để học hỏi và tìm hiểu.
Đầu tiên mình xin giới thiệu về cấp bậc, những năm gần đây có sự thay đổi về cấp bậc, đó là đã loại bỏ chuẩn úy.
Hệ thống cấp bậc bây giờ mình sẽ xếp từ nhỏ đến lớn:
- Hạ sỹ quan - binh sĩ (HSQ-BS)
Binh nhì (tân binh)​
Binh nhất (được thăng quân hàm vào tháng 9 của năm đầu tiên) - đây cũng là cấp bậc cao nhất của binh sỹ, nếu binh sỹ không đi học ngắn hạn thì sẽ không thăng quân hàm được nữa, trừ một số trường hợp ngoại lệ)​
Hạ sỹ (phải đi học)​
Trung sỹ (phải đi học)​
Thượng sỹ​
Riêng thượng sỹ thì trong các đơn vị không còn dùng nữa, cấp bậc Thượng sỹ thường dành cho Học viên thuộc Trường Sỹ quan lục quân đang thực tập tại các đơn vị, chuẩn bị tốt nghiệp mà thôi.

Sỹ quan (SQ) - Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN):
- Cấp úy:
Thiếu úy - 1 vạch 1 sao - cấp phổ biến dành cho SQ mới ra trường ở bằng trung bình khá, thường ra trường sẽ giữ chức Trung đội trưởng​
Trung úy - 1 vạch 2 sao - cấp phổ biến dành cho SQ mới ra trường ở bằng giỏi, thường ra trường sẽ giữ chức Trung đội trưởng​
Thượng úy - 1 vạch 3 sao - đại đội phó/chính trị viên phó thường có cấp bậc này​
Đại úy - 1 vạch 4 sao - đại đội trưởng/chính trị viên thường có cấp bậc này​
- Cấp tá:
Thiếu tá - 2 vạch 1 sao - tiểu đoàn trưởng/chính trị viên tiểu đoàn thường có cấp bậc này​
Trung tá - 2 vạch 2 sao​
Thượng tá - 2 vạch 3 sao​
Đại tá - 2 vạch 4 sao​
- Cấp tướng: ở cấp này mình không tiếp xúc với ai, mình chịu thôi. mình chỉ biết ở cấp này thì chỉ còn sao chứ không còn vạch nữa.
Thiếu tướng​
Trung tướng​
Thượng tướng​
Đại tướng​
  • QNCN là gì? Là hạ sỹ quan - binh sỹ từng đi nghĩa vụ và muốn phục vụ lâu dài trong quân đội, đối tượng này sẽ được cử đi học ngắn hạn và được biên chế trở lại đơn vị để phục vụ. (Trên cầu vai của QNCN sẽ có gạch hồng)
  • QNCN khác gì với sỹ quan? Sỹ quan là quân nhân được đào tạo chính quy, nếu hạ sỹ quan - binh sỹ đã có bằng đh/cđ thì sẽ được đào tạo văn bằng 2 để trở thành sỹ quan, còn nếu hạ sỹ quan - binh sỹ chưa có bằng đh/cđ thì sẽ được đào tạo để trở thành QNCN
  • QNCN có trở thành sỹ quan được không? - Được, trong này có thuật ngữ gọi là "bẻ gạch" tức là bỏ gạch hồng. Bẻ gạch thì sẽ bị mất một "hột" (tức là rớt xuống một cấp).

Phân cấp hành chính trong quân đội:
Mình cũng đi từ nhỏ nhất nhé: a = tiểu đội, b = trung đội, c = đại đội, d = tiểu đoàn, e = trung đoàn, f = sư đoàn; t = trưởng, p = phó, ctv = chính trị viên, tm = tham mưu
11 chiến sỹ = 1a (gồm 10 Binh sỹ + 1 Hạ sỹ quan để làm at, tiểu đội phó trước đây thì có, bây giờ cũng bỏ rồi)
4a = 1b (do 1 bt đứng đầu)
2b = 1c (do 1 ct, 1 ctv c đứng đầu) (đôi khi là 3b = 1c)
5c = 1d (do 1 dt, 1dp, 1 ctv, 1ctvp đứng đầu)
3d = 1e (đứng đầu e là et, ep, tmt)
3e= 1f(đứng đầu là ft, fp, tmt)

Ở cấp Tiểu đoàn (d) trở lên sẽ có 4 cơ quan để điều hành: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật. Mỗi cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm một mảng riêng để điều hành Sư đoàn, Trung đoàn hoặc Tiểu đoàn.
Đấy. Trước mắt là như thế. Anh em thấy bổ ích thì ưng nhé, ưng nhiều có động lực viết tiếp review sau. Còn không ai thấy hay thì mình xin phép drop. :)
đúng nhưng thiếu nhiều(rất nhiều). 9 tháng chưa thấm vào đâu
 
Back
Top