thảo luận Review phim "Em và Trịnh"

EmYeuCrit

Member
Trịnh Công Sơn từ lâu đã là một huyền thoại trong nền âm nhạc Việt Nam, và ông cũng là hình ảnh gắn chặt với những bản nhạc xưa cũ trong tuổi thơ của tớ. Giờ đây, tớ lại có dịp hoài niệm về vị cố nhạc sĩ này một cách không thể nào gần gũi hơn. Đó là những gì mà bộ phim Em và Trịnh đã mang lại cho tớ trong suốt 136 phút phim.
Pffft Phê Phim ít thôi. Các bạn biết rãnh Mariana và thị trường tiền ảo khác nhau thế nào không? Đó là cái rãnh kia còn có đáy. Thế mà có một đội ngũ marketing thiên tài nào đấy đã đem NFT ra để câu tương tác cho phim. Ừ thì mặt tích cực là phim được chú ý hơn. Thế còn chất lượng thật sự của phim thì sao? Tôi ở đây để review cực spoil Em và Trịnh.
Bảo là spoil thì hơi quá vì phim chẳng có tình tiết nào để người xem phải úi giời ơi lắm. Chắc có cảnh hôn nhau hơi nhíu đít. Tôi nghe thanh niên ngồi trước chửi thề cmnl mà.
Ngay từ lúc tôi ngả lưng vào ghế là đã thấy có gì đó cấn cấn rồi. Cứ tưởng là hạt bỏng nào còn sót lại, tôi đưa tay ra sau bóc lên. À, thì ra thứ làm tôi cấn là tên ông đạo diễn. Cái đình không linh là cái đình mất thiêng. Miền Trung không Linh thì không phải lên nóc nhà ăn mì tôm vào mùa hè. Zelda không Link thì người ta gọi là Genshin và bị xếp dưới cả wibu. Còn phim không Linh thì người ta cũng đỡ phải nghi ngờ về chất lượng điện ảnh. Đúng vậy. Em và Trịnh được đạo diễn bởi Phan Gia Nhật Linh. Hẳn không còn ai xa lạ với vị đạo diễn đã từng mặc kệ những lùm xùm bản quyền làm phim và chửi cả người xem lẫn giới phê bình vì không hiểu được trình độ cũng như tầm nhìn của mình. Chú này kiểu Binz nhưng làm phim, vì số đông đi hướng nào chú đi ngược ngược. Thế Zack Snyder shopee cho ra đời siêu phẩm Trạng Tí, một câu chuyện đảo ngược của Finding Nemo, nhưng chỉ hề thôi chứ không có cá, và thêm yếu tố chơi đồ. Trong truyện thì cu cậu là thần đồng, vào tay chú thì thành thần đằng. Bộ phim từng gây được tiếng vang lớn, vì phải chui vào hang cùng với fan MU, và cũng cực kì không phù hợp với những người bị hội chứng trypophobia, vì phim lỗ toàn tập.
Bẵng đi một thời gian, Phan Gia Nhật Linh quay lại với Em và Trịnh, cùng bản DLC Trịnh Công Sơn.
Và đúng thật, Em và Trịnh là một màn flex cháy máy về trình độ điện ảnh của chú Phan Gia Nhật Linh. Điểm khen đầu tiên là phim có các góc quay, chuyển cảnh và setup rất tốt. Các góc toàn, góc cận, màu phim, cinematography, chuyển cảnh, đặt chủ thể ở 1/3 khung hình... đa số đều làm hoàn chỉnh. Nói gần như hoàn chỉnh vì có một số đoạn cắt cảnh hoặc hiệu ứng hơi xàm lìn một tí. Phim là một bức chân dung nhân vật, và tuy bức chân dung này chụp bằng một con samsung đời cũ dùng ulike và áp 2 lớp filter instagram, tức là nó mờ nhạt lem luốc và không rõ nét, và dù cả phim cứ như có ông nào trong đoàn làm văng nước vào ống kính, nhưng tổng thể thì phim mang lại một trải nghiệm thị giác có thể nói là khá ổn, có nhiều phân cảnh thậm chí còn rất đẹp.
Phan Gia Nhật Linh không hề giấu diếm sự mê đắm mê đuối điện ảnh phương Tây của mình. Với các góc máy và cảnh quay này thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong một số phim đình đám làm mưa làm gió thậm chí triệu hồi con mẹ nó lũ trong thời gian qua. Đây cũng là một điểm mà tôi tạm gọi là sáng khác của phim. Như đã nói, chú rất cố gắng để thể hiện con mắt nghệ thuật của mình, và nhồi vào trong Em và Trịnh rất nhiều thứ gọi là tính cinematic, tính điện ảnh. Bạn gần như có thể lấy bất kì cảnh ngẫu nhiên nào của phim để dùng làm màn hình nền hoặc ảnh minh hoạ cho mấy cái story đíp đíp chữ bé tí đéo ai đọc được của mình. Đấy là nếu bạn vượt qua định kiến xã hội vì đm fan cứng phim Việt chắc chỉ được xếp trên mỗi Vozer.
Một điểm khen khác của phim là dựng cảnh và tạo hình nhân vật. Tôi có đọc lại bài viết của đội ngũ làm phim khi dàn dựng. Phải nói họ thật sự có tâm và không làm qua loa các khâu này. Những thứ như vé tàu, ngoại hình của Trịnh Công Sơn, phong cách của thập niên trước,... đều làm rất tốt. Tuy vẫn còn một số cảnh hơi thiếu sót, cũng như tôi soi được có một bạn nữ mặc quần short đen cảnh ở sân bay (hoặc do mắt tôi bị loz), nhưng nhìn chung thì tôi cũng hơi hơi cảm nhận được một thời kì xưa cũ. Và tôi dành lời khen đặc biệt cho Bùi Lan Hương. Có thể nói các cảnh của chị đủ sức gánh hết cái phim này cũng được. Tuy là một ca sĩ dream pop lấn sân sang điện ảnh, nhưng cả phần nghe lẫn phần nhìn của Bùi Lan Hương đều rất chi là có sức hút. Có lẽ chị này biết bí thuật hát bằng tóc nên chắc cũng biết luôn phép gây mê hay bùa ngải gì đấy, mà cứ cảnh nào có chị thì cảnh đấy hoá mẹ thành quán bánh cuốn, ăn đứt luôn thanh niên Avin Lu đóng vai Trịnh Công Sơn thời trẻ. Đấy là còn chưa kể việc so với những giọng hát khác có trong phim, thì chị ở một đẳng cấp hoàn toàn khác.
Và đó là toàn bộ những gì tôi có thể khen của phim. Có lẽ đầu tư quá nhiều vào mặt hình ảnh khiến toàn bộ những gì còn lại phim bị xàm xí đú quá mức. Có thể tóm tắt toàn bộ Em và Trịnh bằng hai từ là hời hợt và rời rạc. Tôi sẽ bắt đầu về phần kịch bản và cốt truyện.
Nếu mà tôi muốn bỏ hơn hai tiếng để xem một bộ phim kể về một ông chú gầy gầy giữa thời buổi loạn lạc, có dáng điệu gù gù khờ khờ, làm bố Đen Vâu vì hút rất nhiều thuốc, có nhiều cảnh quay biểu cảm nhân vật tựa đầu vào cửa kính ô tô, có nhiều cảnh nhìn chằm chằm rồi cười trông bệnh bệnh, có cảnh đứng nhảy ở nơi không có ai từ sau một biến động tâm lí, có cảnh ngồi trong góc tối với một nguồn sáng và cặm cụi ghi chép, có cảnh ảo tưởng về người yêu, ông chú này từ chối lên tiếng về xã hội nhưng vẫn thành đại diện, rồi nào là cảnh chạy trốn cảnh sát, cảnh lợi dụng những chiếc cột ở trạm xe lửa để cắt khung hình ra đầy ẩn ý, và còn dần dần xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình bằng những gì mình đang theo đuổi,
Thì tôi sẽ xem Joker.
Em và Trịnh, nghe là biết câu chuyện tình yêu của Trịnh Công Sơn rồi. Ban đầu tôi cứ tưởng phim sẽ khai thác về chuyện tình của Trịnh Công Sơn và Dao Ánh, hoặc tri kỉ Khánh Ly, vì đây là hai câu chuyện cực kì nổi tiếng của ông. Nhưng không. Tôi không hiểu đạo diễn cố nhồi nhét hết lịch sử tình trường của ông vào một bộ phim làm gì, rồi không có cái nào xử lí ra hồn cả. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh các chuyện tình của Trịnh Công Sơn, và toàn bộ đều đi vào lòng đất, chắc may ra có chuyện với Dao Ánh là có đầu có đuôi. Tôi bảo đảm nhiều người xem phim xong sẽ chẳng hiểu tình yêu trong mắt Trịnh Công Sơn là cái mẹ gì cả, vì cứ ai xinh xinh là ông này yêu ngay cho bằng được. Nói chung về phim thì Trịnh Công Sơn là một người không vợ, và trong một buổi diễn, ông gặp Michiko. Trông Michiko trạc tuổi con gái ông. Ông đắm chìm vào tiếng hát của cô gái đã bay vài nghìn cây số để cày chết mẹ luận văn thạc sĩ của mình, và có lẽ ông cũng say mê nét kiều diễm của Michiko. Diễm, cũng là cái tên của người đẹp ông nhớ về khi đang say tiếng hát của nàng thơ Nhật. Nhớ về thời trai trẻ, khi ông còn viết thư tình và sáng tác nhạc cho Diễm. Nét đẹp của Diễm làm ông rung động vì nó sắc lắm, bén lắm, như một con dao vậy. Dao, trong Dao Ánh. Khi còn tán Diễm cũng là lúc ông yêu Dao Ánh, em gái Diễm. Cơm thầy vợ bạn gái cơ quan, không có em gái người thương. Nhận ra mình chưa phạm vào tam tai, thế là ông tán luôn Dao Ánh. Nói về Dao Ánh, đây là một chuyện tình có vẻ dài hơi và tươi đẹp nhất của ông. Dù bị xua đuổi bởi cậu của Dao Ánh, và bị ngăn cản bởi khoảng cách giữa Huế và B'Lao, nghĩ về Ánh vẫn còn khiến ông nhớ thương vương lệ. Lệ, trong Lệ Mai. Là người cùng ông húp sùm sụp chung thìa ya ua và ôm ấp hằng đêm bên bếp lửa thắm yêu nồng đượm khi ông vẫn còn nói lời yêu thương với Dao Ánh, và Ánh cũng là người để ông dành lại niềm vương vấn khi cầu hôn Michiko ngay sau khi vừa đám tang mẹ xong. Nhận ra thời gian không thể xoá đi tiếng yêu em hôm nào, quặng tim đau từng cơn khi thấy Sơn vui cùng ai, Michiko rage quit luôn trong ngày cưới với người cỡ tuổi ông ngoại mình.
Ờm... Cái đéo gì vậy nhà lữ hành? Gatcha waifu à??
Việc xây dựng hình tượng Trịnh Công Sơn như vậy có lẽ cốt để thể hiện việc ông là người dễ rung cảm trước cái đẹp, trước cảm xúc nồng nàn của mình. Thật ra bạn có thể nhận ra hình tượng này thực sự rất gần gũi với mình. Đấy là nếu bạn ở trong mấy group kiểu như Tinder Phốt, Không Sợ Chó hay Tâm sự EVA gì đấy. Còn bình thường tôi đoán đéo ai làm vậy. Trịnh Công Sơn trong phim này cứ bị làm sao í. Gặp ai ông cũng yêu, gặp ai cũng nghe tiếng sét ái tình, nhiều đến mức sét gõ đùng đùng xong nguyên con Stormbreaker bay đến kéo ông đi giải phóng Asgard và gọi Thor là thằng đbrr cũng được. Từ một người có cảm xúc cháy bỏng và dồi dào thể hiện qua các tác phẩm để lại, Phan Gia Nhật Linh biến Trịnh Công Sơn thành hình mẫu mà đến trap boy thế kỉ hai mốt cũng phải gọi bằng cụ vì không đủ tuổi. Tôi bảo thật chứ Ngạn trong Mắt Biếc mà văn vở được bằng một nửa Trịnh Công Sơn trong phim này thôi thì đm, đừng nói đến Hà Lan, đến cả Mỹ Anh Nga Pháp Nhật hay thậm chí là cả sao Hoả cũng quỳ xuống xin giảng hoà cho anh bằng được. Cái việc xây dựng hình ảnh là con người chìm sâu vào cảm xúc không dừng lại ở đấy. Tôi là tôi rất gai với cái điệu bộ gù gù và hay đứng ngây người ra của thanh niên đóng vai Trịnh Công Sơn thời trẻ. Biết là xây dựng hình ảnh một chàng trai vùi mình vào âm nhạc và kém giao tiếp xã hội rồi, nhưng có một trăm lẻ một cách để thể hiện mình là người mê cái đẹp, đéo hiểu sao thanh niên lại diễn theo cách dở hơi nhất tôi có thể nghĩ ra. Thanh niên mê gái đến mức lầm lầm lì lì bám theo gái về đến tận cửa nhà, rồi đứng ở cổng ngó vào, đứng luôn dưới mưa tơ tưởng về con gái người ta như một stalker wibu biến thái. Đm phải tôi thì tôi báo công an. Và cứ khi cậu Trịnh mê em nào, cậu bắn ra luôn hàng loạt bài hát dành cho em đấy, còn chưa kể tranh vẽ và thư tay nhé. Cái làm tôi khó chịu không phải việc cậu Trịnh ra nhạc như thể quá trình sáng tác có nút skip, mà là người xem còn chưa kịp đồng điệu và cảm nhận được những gì Trịnh Công Sơn cảm thấy để chí ít hiểu được động cơ cậu yêu cô chị tán cô em, thì đã nghe văng vẳng tiếng nhạc bên tai rồi. Nhạc vừa bật được một hai cái hợp âm thì cắt qua cảnh khác luôn. Ngầu cũng không ngầu, nghệ cũng không nghệ. Nó cứ bị làm sao í. Kiểu nửa vời vội vã. Đéo hiểu sao không để khán giả chiêm nghiệm lắng đọng cảm xúc mà cứ phải hấp tấp thế? Đóng máy về nhà sớm cày nguyên thạch à?
Nên là nếu bạn nghĩ phim về một người cố nhạc sĩ với những ca khúc bất hủ, là một chân trời đậm chất thơ, thì cái phim này, nó là chân gà sả tắc. Nó nhàn nhạt, đại trà, công nghiệp, và dùng lâu thì không tốt cho sức khoẻ.
Cái kiểu xây dựng tình tiết hời hợt này không dừng lại ở việc cậu Trịnh tán gái ra sao, mà còn về bối cảnh. Không bàn đến việc đúng sai, nhưng Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ phản chiến, và ông thực sự là một người gây tranh cãi vào đương thời với những tác phẩm và tư tưởng của mình, đến mức từng có người cho rằng nghe nhạc Trịnh là phản động. Và cái phản chiến của ông trong phim được thể hiện thế nào ạ? Ông phản chiến vì Michiko bảo ông phản chiến, cán bộ bảo ông phản chiến, đạo diễn đấm vào mồm người xem và bảo là ông này phản chiến đấy đmm nghe đi. Ngoài ra không có một tình tiết nào làm rõ được bối cảnh đó cả. Có một đoạn ông bị bế lên phường vì làm nhạc phản chiến, được tầm 5 câu thoại thì ông được thả như chưa hề có cuộc chia li. Người ta vẫn yêu mến ông, vẫn mời ông đi diễn mà không hề có sự tranh cãi nào như trong bối cảnh thực tế. Hoạ chăng thứ gây tranh cãi mà phim làm được là chia người xem thành hai nhóm, hoặc thấy phim hay vl hoặc thấy phim dở vl. Có lẽ nhận ra việc xây dựng bối cảnh như hời hợt của mình, đạo diễn đã lồng footage phim tài liệu nói tiếng anh vào xuyên suốt cả phim. Nghe thì có vẻ như sẽ thể hiện được tình cảnh đương thời, nhưng cứ tưởng tượng bạn đang xem video highlight múa da xua múa zed các kiểu thì pop up ra cảnh NTN ăn mì trong bồn cầu đi. Đéo liên quan. Vậy, phim về Trịnh Công Sơn, về chân dung nhân vật, thì người xem rút ra được Trịnh Công Sơn là con người thế nào? Nếu mà hoàn toàn không biết gì về Trịnh Công Sơn, thì tôi chỉ thấy ông dại gái, thụ động và không biết suy xét trước sau thôi chứ chả thấy được cái mẹ gì, lại trông kiểu hơi hèn hèn và không biết nghĩ cho người khác lắm.
Vậy ngoài Trịnh Công Sơn thì chúng ta biết gì về các nhân vật khác ạ? Diễm là Shouko Komi bản live action ver Sài Gòn xưa. Michiko là cô gái Nhật thích nhạc Trịnh và khen quả dừa cạn nước ngon. Lệ Mai thì hát hay, thích yaua và phải nuôi hai con. Dao Ánh thì cười đẹp và yêu Trịnh. Bạn của Trịnh thì có ông không muốn đi lính và có ông rất muốn đi lính. Gì nữa không ạ? Ehhhhh... meh. Đấy, các nhân vật được xây dựng rất là qua loa và nửa vời, và rất khó để chỉ ra phần nào tính cách của các nhân vật chứ đừng nói đến chiều sâu hay gì.
Nhân vật và bối cảnh không phải là sự hời hợt duy nhất trong toàn bộ phim này. Nếu Hereditary hay Joker không phí một khung hình nào để xây dựng và truyền tải ý nghĩa bộ phim, dù là từ thoại của một bài giảng hay một kênh tin tức, thì cái phim này chắc đến quá nửa phân cảnh mà ý nghĩa của nó cũng na ná lyric Anh Phan. Đây nhé, ông gọi cho Lệ Mai bảo cô về hát cùng ông đi, và ông khóc vì âm nhạc đã rời bỏ ông rồi. Không ai biết sau đó Lệ Mai có về không, cũng chẳng ai biết âm nhạc rời bỏ ông là âm nhạc gì. Ông bảo Mai không về, âm nhạc cũng đi, vậy mà người xem vẫn thấy ông viết nhạc cho Michiko, thì Mai nào đi? Âm nhạc nào bỏ? Mai Âm Nhạc à? Rồi các mối quan hệ giữa ông và những người xung quanh cũng được xây dựng qua loa cho có. Bạn ông bảo ông lên tiếng vì cuộc chiến đi, ông bảo không. Thế là tầm 1 tiếng sau tự nhiên pop up ra cảnh bạn ông bị bắn chết trong khoảng 30 giây ở cái xó xỉn nào đó, rồi cũng không nhắc đến nữa, ma không biết quỷ không hay, và không hề có kết nối nào với mạch phim. Sau đấy nửa tiếng thì có một cảnh ông xỉu khi nghe điện thoại khoảng 1 phút. Có chuyện gì? Ai mất à? Nghe tin bạn mình chăng? Không ai biết cả, cho đến khi Trịnh Công Sơn có một câu thoại vào 5 phút sau, ta mới biết mẹ ông mất. Và cũng không hề có một lí do rõ ràng nào. Rồi ông cưới ngay sau đó luôn. Tôi nhớ Vội vàng là của Xuân Diệu chứ đâu phải của Trịnh Công Sơn? Xong lại còn hai người bạn của ông cũng hoá vàng đi kỉ niệm cũ, rồi sao nữa? Bạn không biết, tôi không biết, vậy ai biết? Chú Linh. Phim có nhiều tình tiết mở ra rồi không bao giờ đóng lại. Việc cố gắng nhồi nhét những nhân vật này vào trông cốt chỉ để liệt kê đủ các sự kiện xảy ra trong đời ông thôi chứ chẳng có đóng góp gì cho phim ngoài việc làm tôi nhịn tè lâu hơn xíu. Lược mẹ đi cũng được. Toàn bộ bộ phim như một sự cắt ghép ngẫu nhiên của khoảng 6 7 bộ phim khác nhau, vừa dài vừa không thể hiện được gì nhiều, lại còn khiến mạch phim cứ cà giật cà giật như được biên ra bởi Binz vậy. Nếu bạn cắt phim ra thành từng câu chuyện nhỏ thì có thể phim sẽ chấp nhận được. Nhưng để mà ghép lại vào tổng thể một bộ phim thì nó như việc chắp nối những câu chuyện vụn vặt của bạn và người yêu vậy.
Bạn
đéo

người
yêu.
Side joke: Nếu chú Linh có khả năng thao túng thì gọi là gì? Chú Linh Thao Thuật.
Đm wibu.
Một điều nữa là dựng bối cảnh thì đẹp, nhưng tất cả những gì còn lại đều không hợp lí. Từ một nhạc sĩ đa tình, Phan Gia Nhật Linh biến Trịnh Công Sơn thành đứa con của thời tiết luôn, khi muốn mưa thì mưa muốn nắng thì nắng. Thậm chí ông giáo dẫn cậu Trịnh đi phát biểu về chiến tranh, hô hào được ba câu thì trời tối mẹ luôn. Về sau tôi đoán Trịnh Công Sơn của đạo diễn họ Phan sẽ cưới Ororo Munroe và đẻ ra Amano Hina, lập nên gia đình siêu nhân thời tiết. Đấy là tôi còn chưa nói đến việc thanh niên đạp xe đèo Dao Ánh từ An Cựu qua Nội Thành, ăn kem ở Thiên Mụ và khoá môi ở Thuận An nhé. Tôi bảo Trịnh Công Sơn trong phim này có siêu năng lực các bạn lại nói tôi nói quá, chứ thanh niên còi cọc mọt sách nào trong một buổi hẹn hò bằng con xe đạp lọc cọc làm được thế đâu. Và, có lẽ vì quá đam mê flexing trên màn ảnh, Phan Gia Nhật Linh đã cố thể hiện hết những gì mình có thể làm được qua Em và Trịnh. Chúng ta có các cảnh như phim chính kịch, có các cảnh như phim hành động, có cảnh như ngôn tình ba xu, có cảnh là nhạc kịch, và có rất nhiều cảnh phim tài liệu. Tôi không hiểu sao lại nhét cả phim tài liệu lẫn cảnh nhảy nhót Disney hát hò vào giữa một mạch phim như thế? High school Michiko à? La La Land cái đcm. Để mà xét riêng thì nhìn chung tất cả đều có góc máy tốt, đều chấp nhận được, đạo diễn đều có thể làm ổn các phân cảnh này này. Nhưng bạn nấu mì Ý ngon, bạn kho cá ngon, bạn nấu chè ngon, bạn làm sushi ngon, không có nghĩa là bạn nấu một nồi mì Ý cá kho sushi chan chè sẽ ngon, và tôi sẽ kiện bạn vì tội hiếp dâm nếu bạn làm thế. Những thứ đấy gộp vào làm một không những làm phim trở nên lê thê không cần thiết, mà còn rất thừa thãi, dài dòng. Tôi chắc chắn làm vậy để xây dựng phim là chính, và để đạo diễn phô bày khả năng của mình là mười. Kết quả là chúng ta có một nồi thập cẩm phá lấu chó ăn chè nhiều tình tiết thừa nhưng lại thiếu tình tiết xây dựng cốt truyện. Nếu mà muốn khắc hoạ cả những mối quan hệ bạn bè và thời loạn lạc thì làm hẳn, không thì bỏ, còn nhắc qua xong vứt đấy thì, chúng ta có Các em và Trịnh.
À mà tại sao Trịnh Công Sơn lại hẹn Michiko ra rồi thay vì gọi nước lại cho em hút rồn rột quả dừa uống dở của mình nhỉ? Cái tiếng rột rột nghe rất đanh và rõ nhé. Xong lại khen ngon mới vcl. Rồi còn có cảnh sáng tác nhạc mà đặt tên trước rồi đến lời rồi mới đến nốt. Lại còn đưa cho Lệ Mai đúng một mẩu giấy ghi lyric rồi bảo hát theo. Tôi biết Lệ Mai được mô tả là nhân vật với tài năng âm nhạc hiếm có, nhưng nếu cô mà flow quả lyric kiểu battle no beat lúc đó luôn thì tôi còn thấy nó logic hơn đấy, thực sự.
Về phần diễn xuất thì những nhân vật có thể nói là vừa đủ, trừ thanh niên Avin Lu đóng vai Trịnh Công Sơn lúc trẻ. Thanh niên này thì ngoài điệu bộ gù gù ra vẻ mọt sách như đã chê thì còn lại đều không có gì để khen. Biểu cảm thì cu đơ, các phân cảnh chìm vào dòng suy nghĩ thì sượng. Đau khổ hay vui vẻ vì mặt cũng căng ra đúng một trạng thái. Nếu đem cái biểu cảm này ra đánh nhau thì khỏi mang thêm gậy gộc gì, vì nó cứng vl. Chú Trần Lực trong vai Trịnh Công Sơn về già thì ngoài tạo hình chuẩn ra, chú đóng cũng tròn vai trong những lúc suy tư trầm ngâm, nhưng các cảnh chẳng hạn như chú bất ngờ thì còn hơi kịch. Các nhân vật phụ khác thì kiểu thêm vào cho có, phối hợp diễn với nhau làm tôi nhớ thời teamwork hồi còn học đại học, trông chẳng ăn nhập gì. Đấy là còn chưa nói diễn viên quần chúng nói chung. Cảnh ở trong bar đầy người có cảm quan âm nhạc của Kenny You, nhún nhảy loạn hết cả lên. Mấy chú cán bộ thì đúng nghĩa đọc thoại. Điểm sáng hiếm hoi là Dao Ánh thì ngoài cảnh cười hơi sượng và giựt giựt lúc hẹn hò mà tôi không hiểu lắm thì cũng làm khá tốt. Bùi Lan Hương thì khỏi phải nói rồi. Chị này hát bằng tóc nhưng cơ mặt vẫn rất là chuẩn chỉ, mong là chị sẽ còn phất lên nữa. Đấy là tôi còn chưa bàn đến việc đoàn làm phim cast hai người với vẻ mặt không hề có một nét tương đồng nào cho hai độ tuổi khác nhau của Dao Ánh đấy.
Phim về Trịnh Công Sơn mà không nhận xét về mặt âm thanh thì đúng là thiếu sót. Ngoài các OST không lời chỉnh chu thì các bản nhạc Trịnh trong phim này hát rất tốt, rất hay. Đấy là chỉ dành riêng cho các phần hát của Bùi Lan Hương. Còn lại thì tôi thấy nhạc Trịnh trong phim này được thể hiện lạ lắm, chưa ngọt lịm, chưa da diết, nói chung là chưa tới. Một vấn đề nữa là chất giọng. Chửi cha không bằng pha tiếng, thế mà toàn bộ phim cứ nghe đậm cái tiếng giả vùng miền kiểu thêm dấu nặng vạo tất cạ cạc tụ đệ biện nọ thạnh tiệng Huệ. Để làm gì ạ? Nếu muốn thể hiện là người Huế thì hãy tập nói giọng Huế chỉnh chu luôn thay vì bảo là hai tháng tập được thế là tốt lắm rồi. Còn nếu không thì hãy lồng tiếng. Nghe cứ lơ lớ không phải Huế cũng chẳng phải Quảng Trị kì vl.
Tổng hợp lại thì phim không tới mức phỉ báng người đã khuất, cũng không đâm cha chém chú bóp vú chị dâu chặt đầu con nít ăn mít không bóc vỏ hút cỏ không cần boong qua sông không cần tàu đi cầu không cần giấy ăn cầy không lá mơ, nhưng phim vẫn có một cốt truyện nhạt nhoà không điểm nhấn, hình tượng nhân vật thì bị phá hỏng, cảm xúc thì không tới, dàn dựng thì chắp vá thiếu logic. Tôi chưa mua bản DLC và tôi không nghĩ mình cần mua, vì vai trò của một phim độc lập là thể hiện trọn vẹn được nội dung của nó, chứ không phải bắt người khác phải có kiến thức nền tảng mới hiểu được phim. MCU hay gì? Đạo diễn đã hơi tham lam cái thứ gọi là nghệ thuật, là cinematic, là tính điện ảnh mà bỏ qua những gì còn lại. Lẽ ra phim chỉ cần đào sâu về một hoặc cùng lắm hai chuyện tình của cố nhạc sĩ thôi thì tôi nghĩ sẽ trọn vẹn và đỡ hời hợt hơn gom cả cuộc đời vào hai tiếng như này. Phim vẫn khá ổn để xem nếu bạn xem để buông thả bản thân và giải trí chứ không đặt nặng quá nhiều yêu cầu cho phim. À ừ tôi xem cũng để giải trí. Thế chắc do tôi hãm.
Tôi không ngồi lại xem after credit vì thực sự hơn hai tiếng là quá mệt với đống tình tiết dài dòng của Em và Trịnh, nhưng trong trường hợp Trạng Trí cầm đá xuất hiện và gạ ông làm kèo siêu anh hùng vì khả năng thao túng cảm xúc và thay đổi thời tiết của mình rồi lập nên Nhatlinhverse, thì tôi rút lại bài review này.
Trên đây là review và đánh giá cá nhân của tôi về Fantastic Breasts and where to find them. Nếu bạn vẫn thấy phim hay và muốn xem lại thì vẫn rất tốt, chẳng qua tôi bị ***. Nhưng phim về cố nhạc sĩ mà cả rạp tôi thực sự đã cười ồ lên hoặc đồng loạt chỉ trỏ châm biếm vài phân cảnh trong phim thì tôi đoán tôi cũng không phải thiểu số. Phim vẫn được khen nhiều, và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu story instagram của một số bạn hay các trang sô đíp trên facebook bắt đầu trích quote và lồng nhạc của Trịnh Công Sơn từ tháng sáu này và kéo dài khoảng nửa năm sau. Hoặc có khi Tinder sẽ có vài người để thoại của phim kiểu hồi trending Tôi yêu em ba nghìn đại loại thế. Dù sao thì phim vẫn rất tài tình khi có thể xây dựng được hình tượng Trịnh Công Sơn thành một hình ảnh mới mẻ khó mà xoá đi được, đấy là dưới dạng NFT. Tôi sẽ xem có gì gọi là fan nhạc Trịnh tháng 6 trong thời gian sắp tới không. Chấm điểm phim thì chắc là trên fan MU, mà cđg chả trên fan MU, nên nói chung thì phim và tôi quẹt trái nhau.
Haiz...
Mệt phim vlin...
TLDR: Phim loz



Từ FB Lê Nhật Duy
 
Trịnh Công Sơn từ lâu đã là một huyền thoại trong nền âm nhạc Việt Nam, và ông cũng là hình ảnh gắn chặt với những bản nhạc xưa cũ trong tuổi thơ của tớ. Giờ đây, tớ lại có dịp hoài niệm về vị cố nhạc sĩ này một cách không thể nào gần gũi hơn. Đó là những gì mà bộ phim Em và Trịnh đã mang lại cho tớ trong suốt 136 phút phim.
Pffft Phê Phim ít thôi. Các bạn biết rãnh Mariana và thị trường tiền ảo khác nhau thế nào không? Đó là cái rãnh kia còn có đáy. Thế mà có một đội ngũ marketing thiên tài nào đấy đã đem NFT ra để câu tương tác cho phim. Ừ thì mặt tích cực là phim được chú ý hơn. Thế còn chất lượng thật sự của phim thì sao? Tôi ở đây để review cực spoil Em và Trịnh.
Bảo là spoil thì hơi quá vì phim chẳng có tình tiết nào để người xem phải úi giời ơi lắm. Chắc có cảnh hôn nhau hơi nhíu đít. Tôi nghe thanh niên ngồi trước chửi thề cmnl mà.
Ngay từ lúc tôi ngả lưng vào ghế là đã thấy có gì đó cấn cấn rồi. Cứ tưởng là hạt bỏng nào còn sót lại, tôi đưa tay ra sau bóc lên. À, thì ra thứ làm tôi cấn là tên ông đạo diễn. Cái đình không linh là cái đình mất thiêng. Miền Trung không Linh thì không phải lên nóc nhà ăn mì tôm vào mùa hè. Zelda không Link thì người ta gọi là Genshin và bị xếp dưới cả wibu. Còn phim không Linh thì người ta cũng đỡ phải nghi ngờ về chất lượng điện ảnh. Đúng vậy. Em và Trịnh được đạo diễn bởi Phan Gia Nhật Linh. Hẳn không còn ai xa lạ với vị đạo diễn đã từng mặc kệ những lùm xùm bản quyền làm phim và chửi cả người xem lẫn giới phê bình vì không hiểu được trình độ cũng như tầm nhìn của mình. Chú này kiểu Binz nhưng làm phim, vì số đông đi hướng nào chú đi ngược ngược. Thế Zack Snyder shopee cho ra đời siêu phẩm Trạng Tí, một câu chuyện đảo ngược của Finding Nemo, nhưng chỉ hề thôi chứ không có cá, và thêm yếu tố chơi đồ. Trong truyện thì cu cậu là thần đồng, vào tay chú thì thành thần đằng. Bộ phim từng gây được tiếng vang lớn, vì phải chui vào hang cùng với fan MU, và cũng cực kì không phù hợp với những người bị hội chứng trypophobia, vì phim lỗ toàn tập.
Bẵng đi một thời gian, Phan Gia Nhật Linh quay lại với Em và Trịnh, cùng bản DLC Trịnh Công Sơn.
Và đúng thật, Em và Trịnh là một màn flex cháy máy về trình độ điện ảnh của chú Phan Gia Nhật Linh. Điểm khen đầu tiên là phim có các góc quay, chuyển cảnh và setup rất tốt. Các góc toàn, góc cận, màu phim, cinematography, chuyển cảnh, đặt chủ thể ở 1/3 khung hình... đa số đều làm hoàn chỉnh. Nói gần như hoàn chỉnh vì có một số đoạn cắt cảnh hoặc hiệu ứng hơi xàm lìn một tí. Phim là một bức chân dung nhân vật, và tuy bức chân dung này chụp bằng một con samsung đời cũ dùng ulike và áp 2 lớp filter instagram, tức là nó mờ nhạt lem luốc và không rõ nét, và dù cả phim cứ như có ông nào trong đoàn làm văng nước vào ống kính, nhưng tổng thể thì phim mang lại một trải nghiệm thị giác có thể nói là khá ổn, có nhiều phân cảnh thậm chí còn rất đẹp.
Phan Gia Nhật Linh không hề giấu diếm sự mê đắm mê đuối điện ảnh phương Tây của mình. Với các góc máy và cảnh quay này thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong một số phim đình đám làm mưa làm gió thậm chí triệu hồi con mẹ nó lũ trong thời gian qua. Đây cũng là một điểm mà tôi tạm gọi là sáng khác của phim. Như đã nói, chú rất cố gắng để thể hiện con mắt nghệ thuật của mình, và nhồi vào trong Em và Trịnh rất nhiều thứ gọi là tính cinematic, tính điện ảnh. Bạn gần như có thể lấy bất kì cảnh ngẫu nhiên nào của phim để dùng làm màn hình nền hoặc ảnh minh hoạ cho mấy cái story đíp đíp chữ bé tí đéo ai đọc được của mình. Đấy là nếu bạn vượt qua định kiến xã hội vì đm fan cứng phim Việt chắc chỉ được xếp trên mỗi Vozer.
Một điểm khen khác của phim là dựng cảnh và tạo hình nhân vật. Tôi có đọc lại bài viết của đội ngũ làm phim khi dàn dựng. Phải nói họ thật sự có tâm và không làm qua loa các khâu này. Những thứ như vé tàu, ngoại hình của Trịnh Công Sơn, phong cách của thập niên trước,... đều làm rất tốt. Tuy vẫn còn một số cảnh hơi thiếu sót, cũng như tôi soi được có một bạn nữ mặc quần short đen cảnh ở sân bay (hoặc do mắt tôi bị loz), nhưng nhìn chung thì tôi cũng hơi hơi cảm nhận được một thời kì xưa cũ. Và tôi dành lời khen đặc biệt cho Bùi Lan Hương. Có thể nói các cảnh của chị đủ sức gánh hết cái phim này cũng được. Tuy là một ca sĩ dream pop lấn sân sang điện ảnh, nhưng cả phần nghe lẫn phần nhìn của Bùi Lan Hương đều rất chi là có sức hút. Có lẽ chị này biết bí thuật hát bằng tóc nên chắc cũng biết luôn phép gây mê hay bùa ngải gì đấy, mà cứ cảnh nào có chị thì cảnh đấy hoá mẹ thành quán bánh cuốn, ăn đứt luôn thanh niên Avin Lu đóng vai Trịnh Công Sơn thời trẻ. Đấy là còn chưa kể việc so với những giọng hát khác có trong phim, thì chị ở một đẳng cấp hoàn toàn khác.
Và đó là toàn bộ những gì tôi có thể khen của phim. Có lẽ đầu tư quá nhiều vào mặt hình ảnh khiến toàn bộ những gì còn lại phim bị xàm xí đú quá mức. Có thể tóm tắt toàn bộ Em và Trịnh bằng hai từ là hời hợt và rời rạc. Tôi sẽ bắt đầu về phần kịch bản và cốt truyện.
Nếu mà tôi muốn bỏ hơn hai tiếng để xem một bộ phim kể về một ông chú gầy gầy giữa thời buổi loạn lạc, có dáng điệu gù gù khờ khờ, làm bố Đen Vâu vì hút rất nhiều thuốc, có nhiều cảnh quay biểu cảm nhân vật tựa đầu vào cửa kính ô tô, có nhiều cảnh nhìn chằm chằm rồi cười trông bệnh bệnh, có cảnh đứng nhảy ở nơi không có ai từ sau một biến động tâm lí, có cảnh ngồi trong góc tối với một nguồn sáng và cặm cụi ghi chép, có cảnh ảo tưởng về người yêu, ông chú này từ chối lên tiếng về xã hội nhưng vẫn thành đại diện, rồi nào là cảnh chạy trốn cảnh sát, cảnh lợi dụng những chiếc cột ở trạm xe lửa để cắt khung hình ra đầy ẩn ý, và còn dần dần xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình bằng những gì mình đang theo đuổi,
Thì tôi sẽ xem Joker.
Em và Trịnh, nghe là biết câu chuyện tình yêu của Trịnh Công Sơn rồi. Ban đầu tôi cứ tưởng phim sẽ khai thác về chuyện tình của Trịnh Công Sơn và Dao Ánh, hoặc tri kỉ Khánh Ly, vì đây là hai câu chuyện cực kì nổi tiếng của ông. Nhưng không. Tôi không hiểu đạo diễn cố nhồi nhét hết lịch sử tình trường của ông vào một bộ phim làm gì, rồi không có cái nào xử lí ra hồn cả. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh các chuyện tình của Trịnh Công Sơn, và toàn bộ đều đi vào lòng đất, chắc may ra có chuyện với Dao Ánh là có đầu có đuôi. Tôi bảo đảm nhiều người xem phim xong sẽ chẳng hiểu tình yêu trong mắt Trịnh Công Sơn là cái mẹ gì cả, vì cứ ai xinh xinh là ông này yêu ngay cho bằng được. Nói chung về phim thì Trịnh Công Sơn là một người không vợ, và trong một buổi diễn, ông gặp Michiko. Trông Michiko trạc tuổi con gái ông. Ông đắm chìm vào tiếng hát của cô gái đã bay vài nghìn cây số để cày chết mẹ luận văn thạc sĩ của mình, và có lẽ ông cũng say mê nét kiều diễm của Michiko. Diễm, cũng là cái tên của người đẹp ông nhớ về khi đang say tiếng hát của nàng thơ Nhật. Nhớ về thời trai trẻ, khi ông còn viết thư tình và sáng tác nhạc cho Diễm. Nét đẹp của Diễm làm ông rung động vì nó sắc lắm, bén lắm, như một con dao vậy. Dao, trong Dao Ánh. Khi còn tán Diễm cũng là lúc ông yêu Dao Ánh, em gái Diễm. Cơm thầy vợ bạn gái cơ quan, không có em gái người thương. Nhận ra mình chưa phạm vào tam tai, thế là ông tán luôn Dao Ánh. Nói về Dao Ánh, đây là một chuyện tình có vẻ dài hơi và tươi đẹp nhất của ông. Dù bị xua đuổi bởi cậu của Dao Ánh, và bị ngăn cản bởi khoảng cách giữa Huế và B'Lao, nghĩ về Ánh vẫn còn khiến ông nhớ thương vương lệ. Lệ, trong Lệ Mai. Là người cùng ông húp sùm sụp chung thìa ya ua và ôm ấp hằng đêm bên bếp lửa thắm yêu nồng đượm khi ông vẫn còn nói lời yêu thương với Dao Ánh, và Ánh cũng là người để ông dành lại niềm vương vấn khi cầu hôn Michiko ngay sau khi vừa đám tang mẹ xong. Nhận ra thời gian không thể xoá đi tiếng yêu em hôm nào, quặng tim đau từng cơn khi thấy Sơn vui cùng ai, Michiko rage quit luôn trong ngày cưới với người cỡ tuổi ông ngoại mình.
Ờm... Cái đéo gì vậy nhà lữ hành? Gatcha waifu à??
Việc xây dựng hình tượng Trịnh Công Sơn như vậy có lẽ cốt để thể hiện việc ông là người dễ rung cảm trước cái đẹp, trước cảm xúc nồng nàn của mình. Thật ra bạn có thể nhận ra hình tượng này thực sự rất gần gũi với mình. Đấy là nếu bạn ở trong mấy group kiểu như Tinder Phốt, Không Sợ Chó hay Tâm sự EVA gì đấy. Còn bình thường tôi đoán đéo ai làm vậy. Trịnh Công Sơn trong phim này cứ bị làm sao í. Gặp ai ông cũng yêu, gặp ai cũng nghe tiếng sét ái tình, nhiều đến mức sét gõ đùng đùng xong nguyên con Stormbreaker bay đến kéo ông đi giải phóng Asgard và gọi Thor là thằng đbrr cũng được. Từ một người có cảm xúc cháy bỏng và dồi dào thể hiện qua các tác phẩm để lại, Phan Gia Nhật Linh biến Trịnh Công Sơn thành hình mẫu mà đến trap boy thế kỉ hai mốt cũng phải gọi bằng cụ vì không đủ tuổi. Tôi bảo thật chứ Ngạn trong Mắt Biếc mà văn vở được bằng một nửa Trịnh Công Sơn trong phim này thôi thì đm, đừng nói đến Hà Lan, đến cả Mỹ Anh Nga Pháp Nhật hay thậm chí là cả sao Hoả cũng quỳ xuống xin giảng hoà cho anh bằng được. Cái việc xây dựng hình ảnh là con người chìm sâu vào cảm xúc không dừng lại ở đấy. Tôi là tôi rất gai với cái điệu bộ gù gù và hay đứng ngây người ra của thanh niên đóng vai Trịnh Công Sơn thời trẻ. Biết là xây dựng hình ảnh một chàng trai vùi mình vào âm nhạc và kém giao tiếp xã hội rồi, nhưng có một trăm lẻ một cách để thể hiện mình là người mê cái đẹp, đéo hiểu sao thanh niên lại diễn theo cách dở hơi nhất tôi có thể nghĩ ra. Thanh niên mê gái đến mức lầm lầm lì lì bám theo gái về đến tận cửa nhà, rồi đứng ở cổng ngó vào, đứng luôn dưới mưa tơ tưởng về con gái người ta như một stalker wibu biến thái. Đm phải tôi thì tôi báo công an. Và cứ khi cậu Trịnh mê em nào, cậu bắn ra luôn hàng loạt bài hát dành cho em đấy, còn chưa kể tranh vẽ và thư tay nhé. Cái làm tôi khó chịu không phải việc cậu Trịnh ra nhạc như thể quá trình sáng tác có nút skip, mà là người xem còn chưa kịp đồng điệu và cảm nhận được những gì Trịnh Công Sơn cảm thấy để chí ít hiểu được động cơ cậu yêu cô chị tán cô em, thì đã nghe văng vẳng tiếng nhạc bên tai rồi. Nhạc vừa bật được một hai cái hợp âm thì cắt qua cảnh khác luôn. Ngầu cũng không ngầu, nghệ cũng không nghệ. Nó cứ bị làm sao í. Kiểu nửa vời vội vã. Đéo hiểu sao không để khán giả chiêm nghiệm lắng đọng cảm xúc mà cứ phải hấp tấp thế? Đóng máy về nhà sớm cày nguyên thạch à?
Nên là nếu bạn nghĩ phim về một người cố nhạc sĩ với những ca khúc bất hủ, là một chân trời đậm chất thơ, thì cái phim này, nó là chân gà sả tắc. Nó nhàn nhạt, đại trà, công nghiệp, và dùng lâu thì không tốt cho sức khoẻ.
Cái kiểu xây dựng tình tiết hời hợt này không dừng lại ở việc cậu Trịnh tán gái ra sao, mà còn về bối cảnh. Không bàn đến việc đúng sai, nhưng Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ phản chiến, và ông thực sự là một người gây tranh cãi vào đương thời với những tác phẩm và tư tưởng của mình, đến mức từng có người cho rằng nghe nhạc Trịnh là phản động. Và cái phản chiến của ông trong phim được thể hiện thế nào ạ? Ông phản chiến vì Michiko bảo ông phản chiến, cán bộ bảo ông phản chiến, đạo diễn đấm vào mồm người xem và bảo là ông này phản chiến đấy đmm nghe đi. Ngoài ra không có một tình tiết nào làm rõ được bối cảnh đó cả. Có một đoạn ông bị bế lên phường vì làm nhạc phản chiến, được tầm 5 câu thoại thì ông được thả như chưa hề có cuộc chia li. Người ta vẫn yêu mến ông, vẫn mời ông đi diễn mà không hề có sự tranh cãi nào như trong bối cảnh thực tế. Hoạ chăng thứ gây tranh cãi mà phim làm được là chia người xem thành hai nhóm, hoặc thấy phim hay vl hoặc thấy phim dở vl. Có lẽ nhận ra việc xây dựng bối cảnh như hời hợt của mình, đạo diễn đã lồng footage phim tài liệu nói tiếng anh vào xuyên suốt cả phim. Nghe thì có vẻ như sẽ thể hiện được tình cảnh đương thời, nhưng cứ tưởng tượng bạn đang xem video highlight múa da xua múa zed các kiểu thì pop up ra cảnh NTN ăn mì trong bồn cầu đi. Đéo liên quan. Vậy, phim về Trịnh Công Sơn, về chân dung nhân vật, thì người xem rút ra được Trịnh Công Sơn là con người thế nào? Nếu mà hoàn toàn không biết gì về Trịnh Công Sơn, thì tôi chỉ thấy ông dại gái, thụ động và không biết suy xét trước sau thôi chứ chả thấy được cái mẹ gì, lại trông kiểu hơi hèn hèn và không biết nghĩ cho người khác lắm.
Vậy ngoài Trịnh Công Sơn thì chúng ta biết gì về các nhân vật khác ạ? Diễm là Shouko Komi bản live action ver Sài Gòn xưa. Michiko là cô gái Nhật thích nhạc Trịnh và khen quả dừa cạn nước ngon. Lệ Mai thì hát hay, thích yaua và phải nuôi hai con. Dao Ánh thì cười đẹp và yêu Trịnh. Bạn của Trịnh thì có ông không muốn đi lính và có ông rất muốn đi lính. Gì nữa không ạ? Ehhhhh... meh. Đấy, các nhân vật được xây dựng rất là qua loa và nửa vời, và rất khó để chỉ ra phần nào tính cách của các nhân vật chứ đừng nói đến chiều sâu hay gì.
Nhân vật và bối cảnh không phải là sự hời hợt duy nhất trong toàn bộ phim này. Nếu Hereditary hay Joker không phí một khung hình nào để xây dựng và truyền tải ý nghĩa bộ phim, dù là từ thoại của một bài giảng hay một kênh tin tức, thì cái phim này chắc đến quá nửa phân cảnh mà ý nghĩa của nó cũng na ná lyric Anh Phan. Đây nhé, ông gọi cho Lệ Mai bảo cô về hát cùng ông đi, và ông khóc vì âm nhạc đã rời bỏ ông rồi. Không ai biết sau đó Lệ Mai có về không, cũng chẳng ai biết âm nhạc rời bỏ ông là âm nhạc gì. Ông bảo Mai không về, âm nhạc cũng đi, vậy mà người xem vẫn thấy ông viết nhạc cho Michiko, thì Mai nào đi? Âm nhạc nào bỏ? Mai Âm Nhạc à? Rồi các mối quan hệ giữa ông và những người xung quanh cũng được xây dựng qua loa cho có. Bạn ông bảo ông lên tiếng vì cuộc chiến đi, ông bảo không. Thế là tầm 1 tiếng sau tự nhiên pop up ra cảnh bạn ông bị bắn chết trong khoảng 30 giây ở cái xó xỉn nào đó, rồi cũng không nhắc đến nữa, ma không biết quỷ không hay, và không hề có kết nối nào với mạch phim. Sau đấy nửa tiếng thì có một cảnh ông xỉu khi nghe điện thoại khoảng 1 phút. Có chuyện gì? Ai mất à? Nghe tin bạn mình chăng? Không ai biết cả, cho đến khi Trịnh Công Sơn có một câu thoại vào 5 phút sau, ta mới biết mẹ ông mất. Và cũng không hề có một lí do rõ ràng nào. Rồi ông cưới ngay sau đó luôn. Tôi nhớ Vội vàng là của Xuân Diệu chứ đâu phải của Trịnh Công Sơn? Xong lại còn hai người bạn của ông cũng hoá vàng đi kỉ niệm cũ, rồi sao nữa? Bạn không biết, tôi không biết, vậy ai biết? Chú Linh. Phim có nhiều tình tiết mở ra rồi không bao giờ đóng lại. Việc cố gắng nhồi nhét những nhân vật này vào trông cốt chỉ để liệt kê đủ các sự kiện xảy ra trong đời ông thôi chứ chẳng có đóng góp gì cho phim ngoài việc làm tôi nhịn tè lâu hơn xíu. Lược mẹ đi cũng được. Toàn bộ bộ phim như một sự cắt ghép ngẫu nhiên của khoảng 6 7 bộ phim khác nhau, vừa dài vừa không thể hiện được gì nhiều, lại còn khiến mạch phim cứ cà giật cà giật như được biên ra bởi Binz vậy. Nếu bạn cắt phim ra thành từng câu chuyện nhỏ thì có thể phim sẽ chấp nhận được. Nhưng để mà ghép lại vào tổng thể một bộ phim thì nó như việc chắp nối những câu chuyện vụn vặt của bạn và người yêu vậy.
Bạn
đéo

người
yêu.
Side joke: Nếu chú Linh có khả năng thao túng thì gọi là gì? Chú Linh Thao Thuật.
Đm wibu.
Một điều nữa là dựng bối cảnh thì đẹp, nhưng tất cả những gì còn lại đều không hợp lí. Từ một nhạc sĩ đa tình, Phan Gia Nhật Linh biến Trịnh Công Sơn thành đứa con của thời tiết luôn, khi muốn mưa thì mưa muốn nắng thì nắng. Thậm chí ông giáo dẫn cậu Trịnh đi phát biểu về chiến tranh, hô hào được ba câu thì trời tối mẹ luôn. Về sau tôi đoán Trịnh Công Sơn của đạo diễn họ Phan sẽ cưới Ororo Munroe và đẻ ra Amano Hina, lập nên gia đình siêu nhân thời tiết. Đấy là tôi còn chưa nói đến việc thanh niên đạp xe đèo Dao Ánh từ An Cựu qua Nội Thành, ăn kem ở Thiên Mụ và khoá môi ở Thuận An nhé. Tôi bảo Trịnh Công Sơn trong phim này có siêu năng lực các bạn lại nói tôi nói quá, chứ thanh niên còi cọc mọt sách nào trong một buổi hẹn hò bằng con xe đạp lọc cọc làm được thế đâu. Và, có lẽ vì quá đam mê flexing trên màn ảnh, Phan Gia Nhật Linh đã cố thể hiện hết những gì mình có thể làm được qua Em và Trịnh. Chúng ta có các cảnh như phim chính kịch, có các cảnh như phim hành động, có cảnh như ngôn tình ba xu, có cảnh là nhạc kịch, và có rất nhiều cảnh phim tài liệu. Tôi không hiểu sao lại nhét cả phim tài liệu lẫn cảnh nhảy nhót Disney hát hò vào giữa một mạch phim như thế? High school Michiko à? La La Land cái đcm. Để mà xét riêng thì nhìn chung tất cả đều có góc máy tốt, đều chấp nhận được, đạo diễn đều có thể làm ổn các phân cảnh này này. Nhưng bạn nấu mì Ý ngon, bạn kho cá ngon, bạn nấu chè ngon, bạn làm sushi ngon, không có nghĩa là bạn nấu một nồi mì Ý cá kho sushi chan chè sẽ ngon, và tôi sẽ kiện bạn vì tội hiếp dâm nếu bạn làm thế. Những thứ đấy gộp vào làm một không những làm phim trở nên lê thê không cần thiết, mà còn rất thừa thãi, dài dòng. Tôi chắc chắn làm vậy để xây dựng phim là chính, và để đạo diễn phô bày khả năng của mình là mười. Kết quả là chúng ta có một nồi thập cẩm phá lấu chó ăn chè nhiều tình tiết thừa nhưng lại thiếu tình tiết xây dựng cốt truyện. Nếu mà muốn khắc hoạ cả những mối quan hệ bạn bè và thời loạn lạc thì làm hẳn, không thì bỏ, còn nhắc qua xong vứt đấy thì, chúng ta có Các em và Trịnh.
À mà tại sao Trịnh Công Sơn lại hẹn Michiko ra rồi thay vì gọi nước lại cho em hút rồn rột quả dừa uống dở của mình nhỉ? Cái tiếng rột rột nghe rất đanh và rõ nhé. Xong lại khen ngon mới vcl. Rồi còn có cảnh sáng tác nhạc mà đặt tên trước rồi đến lời rồi mới đến nốt. Lại còn đưa cho Lệ Mai đúng một mẩu giấy ghi lyric rồi bảo hát theo. Tôi biết Lệ Mai được mô tả là nhân vật với tài năng âm nhạc hiếm có, nhưng nếu cô mà flow quả lyric kiểu battle no beat lúc đó luôn thì tôi còn thấy nó logic hơn đấy, thực sự.
Về phần diễn xuất thì những nhân vật có thể nói là vừa đủ, trừ thanh niên Avin Lu đóng vai Trịnh Công Sơn lúc trẻ. Thanh niên này thì ngoài điệu bộ gù gù ra vẻ mọt sách như đã chê thì còn lại đều không có gì để khen. Biểu cảm thì cu đơ, các phân cảnh chìm vào dòng suy nghĩ thì sượng. Đau khổ hay vui vẻ vì mặt cũng căng ra đúng một trạng thái. Nếu đem cái biểu cảm này ra đánh nhau thì khỏi mang thêm gậy gộc gì, vì nó cứng vl. Chú Trần Lực trong vai Trịnh Công Sơn về già thì ngoài tạo hình chuẩn ra, chú đóng cũng tròn vai trong những lúc suy tư trầm ngâm, nhưng các cảnh chẳng hạn như chú bất ngờ thì còn hơi kịch. Các nhân vật phụ khác thì kiểu thêm vào cho có, phối hợp diễn với nhau làm tôi nhớ thời teamwork hồi còn học đại học, trông chẳng ăn nhập gì. Đấy là còn chưa nói diễn viên quần chúng nói chung. Cảnh ở trong bar đầy người có cảm quan âm nhạc của Kenny You, nhún nhảy loạn hết cả lên. Mấy chú cán bộ thì đúng nghĩa đọc thoại. Điểm sáng hiếm hoi là Dao Ánh thì ngoài cảnh cười hơi sượng và giựt giựt lúc hẹn hò mà tôi không hiểu lắm thì cũng làm khá tốt. Bùi Lan Hương thì khỏi phải nói rồi. Chị này hát bằng tóc nhưng cơ mặt vẫn rất là chuẩn chỉ, mong là chị sẽ còn phất lên nữa. Đấy là tôi còn chưa bàn đến việc đoàn làm phim cast hai người với vẻ mặt không hề có một nét tương đồng nào cho hai độ tuổi khác nhau của Dao Ánh đấy.
Phim về Trịnh Công Sơn mà không nhận xét về mặt âm thanh thì đúng là thiếu sót. Ngoài các OST không lời chỉnh chu thì các bản nhạc Trịnh trong phim này hát rất tốt, rất hay. Đấy là chỉ dành riêng cho các phần hát của Bùi Lan Hương. Còn lại thì tôi thấy nhạc Trịnh trong phim này được thể hiện lạ lắm, chưa ngọt lịm, chưa da diết, nói chung là chưa tới. Một vấn đề nữa là chất giọng. Chửi cha không bằng pha tiếng, thế mà toàn bộ phim cứ nghe đậm cái tiếng giả vùng miền kiểu thêm dấu nặng vạo tất cạ cạc tụ đệ biện nọ thạnh tiệng Huệ. Để làm gì ạ? Nếu muốn thể hiện là người Huế thì hãy tập nói giọng Huế chỉnh chu luôn thay vì bảo là hai tháng tập được thế là tốt lắm rồi. Còn nếu không thì hãy lồng tiếng. Nghe cứ lơ lớ không phải Huế cũng chẳng phải Quảng Trị kì vl.
Tổng hợp lại thì phim không tới mức phỉ báng người đã khuất, cũng không đâm cha chém chú bóp vú chị dâu chặt đầu con nít ăn mít không bóc vỏ hút cỏ không cần boong qua sông không cần tàu đi cầu không cần giấy ăn cầy không lá mơ, nhưng phim vẫn có một cốt truyện nhạt nhoà không điểm nhấn, hình tượng nhân vật thì bị phá hỏng, cảm xúc thì không tới, dàn dựng thì chắp vá thiếu logic. Tôi chưa mua bản DLC và tôi không nghĩ mình cần mua, vì vai trò của một phim độc lập là thể hiện trọn vẹn được nội dung của nó, chứ không phải bắt người khác phải có kiến thức nền tảng mới hiểu được phim. MCU hay gì? Đạo diễn đã hơi tham lam cái thứ gọi là nghệ thuật, là cinematic, là tính điện ảnh mà bỏ qua những gì còn lại. Lẽ ra phim chỉ cần đào sâu về một hoặc cùng lắm hai chuyện tình của cố nhạc sĩ thôi thì tôi nghĩ sẽ trọn vẹn và đỡ hời hợt hơn gom cả cuộc đời vào hai tiếng như này. Phim vẫn khá ổn để xem nếu bạn xem để buông thả bản thân và giải trí chứ không đặt nặng quá nhiều yêu cầu cho phim. À ừ tôi xem cũng để giải trí. Thế chắc do tôi hãm.
Tôi không ngồi lại xem after credit vì thực sự hơn hai tiếng là quá mệt với đống tình tiết dài dòng của Em và Trịnh, nhưng trong trường hợp Trạng Trí cầm đá xuất hiện và gạ ông làm kèo siêu anh hùng vì khả năng thao túng cảm xúc và thay đổi thời tiết của mình rồi lập nên Nhatlinhverse, thì tôi rút lại bài review này.
Trên đây là review và đánh giá cá nhân của tôi về Fantastic Breasts and where to find them. Nếu bạn vẫn thấy phim hay và muốn xem lại thì vẫn rất tốt, chẳng qua tôi bị ***. Nhưng phim về cố nhạc sĩ mà cả rạp tôi thực sự đã cười ồ lên hoặc đồng loạt chỉ trỏ châm biếm vài phân cảnh trong phim thì tôi đoán tôi cũng không phải thiểu số. Phim vẫn được khen nhiều, và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu story instagram của một số bạn hay các trang sô đíp trên facebook bắt đầu trích quote và lồng nhạc của Trịnh Công Sơn từ tháng sáu này và kéo dài khoảng nửa năm sau. Hoặc có khi Tinder sẽ có vài người để thoại của phim kiểu hồi trending Tôi yêu em ba nghìn đại loại thế. Dù sao thì phim vẫn rất tài tình khi có thể xây dựng được hình tượng Trịnh Công Sơn thành một hình ảnh mới mẻ khó mà xoá đi được, đấy là dưới dạng NFT. Tôi sẽ xem có gì gọi là fan nhạc Trịnh tháng 6 trong thời gian sắp tới không. Chấm điểm phim thì chắc là trên fan MU, mà cđg chả trên fan MU, nên nói chung thì phim và tôi quẹt trái nhau.
Haiz...
Mệt phim vlin...
TLDR: Phim loz



Từ FB Lê Nhật Duy
Hóng tóm tắt. Mà khỏi cần, vì tôi đéo xem ;)
 
Ai tóm tắt giúp em với, cuộn chuột mỏi tay sợ vkl =((
Tóm lại thì phim chỉ được về mặt hình thức, còn lại nội dung hời hợt, làm chưa đến nơi đến chốn, thậm chí méo mó và nhiều tình tiết không hợp lý. Vậy thôi, còn lại chủ yếu là dẫn chứng mà nếu không xem phim thì thím cũng chẳng hiểu bài viết nói đến cái gì.
 
Tóm lại thì phim chỉ được về mặt hình thức, còn lại nội dung hời hợt, làm chưa đến nơi đến chốn, thậm chí méo mó và nhiều tình tiết không hợp lý. Vậy thôi, còn lại chủ yếu là dẫn chứng mà nếu không xem phim thì thím cũng chẳng hiểu bài viết nói đến cái gì.
Cám ơn bác nhé, nhìn quả wall of text sợ vl chả buồn đọc =((
 
Mọi người nên đọc bài của vị này để nhìn thấu nhìn vượt thời đại về chínhTrịnh Công sơn và bộ phim ăn theo này:
1655912007675.png
 
Có ông nào tóm váy lại trong 2 3 dòng không
vfBEX5Q.gif

TLDR :angry:

via theNEXTvoz for iPhone

Móa, đang tính nói chủ thớt tâm huyết vl khi viết wall of text như vậy.

Hóa ra nguồn từ FB, mà đọc hài thật :sure:

Tôi nghĩ phải cho tác giả bài viết bày làm biên kịch. Wall of text nhưng đọc rất hay và cuốn.

Dài nhưng đọc bánh cuốn vl :LOL:
 
Back
Top