Review về nghề nghiệp,công việc của các bác

darkrose

Member
Hi các bác, Hồi xưa cấp 3 e khá mù mịt chỉ biết nghề giáo viên,bác sĩ làm về gì còn ko biết các nghề như kĩ sư cơ khí,xây dựng,ô tô khi đi làm thì công việc thực tế sẽ như thế nào nên lúc chọn nguyện vọng khá mù quáng.

Hôm bữa e lướt voz thấy thread review về nghề cầm đồ khá hay vì thấy dc tổng quan ,cách vận hành của nghề đó nên e mong các bác trong nghề như sale,kế toán,kỹ sư xây dựng,IT,ô tô,điện,hướng dẫn viên,quản trị khách sạn,quản trị kinh doanh,ngôn ngữ anh,... thì sẽ làm việc sau khi ra trường như thế nào có thể lên thread chia sẻ về nghề nghiệp và công việc của mình để mọi người có thể hiểu rõ hơn để sau này còn dễ dàng định hướng cho con cháu của mình.
Cảm ơn các thím...

[Review Nghề cầm đồ]
Chờ trận lâu quá dí dái thèm chờ nữa, rảnh ngồi gõ chơi :after_boom:
Trước bên voz cũ em có viết đâu hồi 2018 rồi
https://vozforum.org/threads/nghanh-cam-do-chia-se.43225/
Obz em bây giờ nghiêng về bds rồi, tiệm cầm đồ em đứng tiệm 80% thời gian nên biết nhiều hơn :hungry: Mà tiệm giờ mở cho vui, có đồng ra đồng vào thôi chứ lãi chỉ vừa đủ tất cả chi tiêu trong nhà :beated: tháng dư ra chắc đc 5 củ
Cơ bản thì thời thế đổi thay nên viết lại xíu, nhiều tiệm mở quá nên thay đổi để sinh tồn :sad:
Nhà em kinh doanh chân chính nhé mấy thím, ko có cho vay nặng lãi hay gì hết :sure:
Nhà em cầm Điện thoại> Vàng > Xe nhé. Em ở tỉnh lẻ ( Long Xuyên)
Chủ yếu là Review về điện thoại. Vàng với xe em không rành với toàn cầm cho người quen :go:
Vốn
Hồi 2018 là 2,6 tỉ
Giờ tầm 1,5 tỉ thôi :cry: vì nhiều tiệm cạnh tranh quá. Không phải cụt vốn mà là vì không có khách
Cầm đồ là nghành vốn càng nhiều lãi càng nhiều. Giờ 1 tháng tiệm lãi ròng có tầm 40tr gồm lãi cầm, lãi thanh lí máy, tiền bán sim card và linh kiện phụ kiện điện thoại
Giá trị cầm
Điện thoại thì ~80% giá trị hiện tại của máy. Giá trị hiện tại chứ không phải giá trị máy mới nhé
Ví dụ 1 con Oppo Reno 2F. Giá máy hiện tại là 5,5 triệu (đang sale)
Máy mới 100%, full box tụi em sẽ cầm 3,5 triệu, mua vào 3,8 triệu. Thanh lí 4tr2 hoặc hơn xíu vì mấy máy đẹp này tiệm tụi em toàn giao sỉ cho bọn Cần Thơ để tụi nó bán lẻ
Máy trầy 1 xíu, đã qua sử dụng tầm hơn 2 tuần thì cầm 3tr2. Thanh lí 3tr8
trầy cực nhiều, nát bấy thì cầm 2tr5. Thanh lí ~3tr2 hoặc thấp hơn (~55% giá máy mới)
Giá máy liên quan trực tiếp (xuống giá) với giá trong FPT shop, TGDD. Ở trong đó SALE thì ngoài này hạ giá cầm + giá thanh lí xuống :beat_shot:
Tiệm em được đánh giá là giá cầm thấp hơn các tiệm trong khu vực :sweat:

Kiểm tra máy
Tiệm sẽ kiểm tra sườn, cảm ứng (có ăn không ?), màn hình (có nứt hay mẻ hay trầy? Có nước ?), camera trước sau(bụi/ hơi nước trong cam? ) vỏ máy (trầy, vỡ? ), wifi, sóng, khe sim, sạc, rung, cảm biến, loa, mic. Nếu máy pin rời (máy đời cũ) thì mở ra kiểm tra máy có chạm mạch không? pin có phì không?
Lãi suất
Lãi suất điện thoại là 5%, Vàng là 2,5% và Xe là 3%. Này là tính theo tháng, lịch dương
Cách tính lãi
- Cho Điện thoại:
*1 ngày (sáng cầm chiều chuộc)= 0,5%. Thấp nhất là 5k
*2-4 ngày = 1%
*5-6 ngày = 1,5%
*7 -9 ngày = 2%
*10 ngày trở lên thì chia ngày ra mà tính (theo mốc 5% và 1 tháng 30 ngày, tháng nào có 31 thì cộng vào)
- Cho vàng:
Như trên nhưng lãi chia 2 (vì đt 5% mà vàng 2,5%)
- Cho xe:
* Lãi ra vào 50k đéo nói nhiều. Xong rồi cứ chia ngày mà cộng vào :boss:
TUY NHIÊN, đó là cách tính lãi của tiệm tụi em. Mỗi tiệm có cách tính khác nhau nhưng tiệm em thì lãi rẻ hơn so với mặt bằng chung:hungry:
Thời gian lưu vật cầm
Điện thoại = 30 ngày + 10 ngày (cho khách lố thêm 10 ngày so với trong giấy rồi mới thanh lí) + 5 ngày ( Nếu khách có gọi có ý kêu chừa máy lại đừng thanh lí/ Khách đang ở xa không về kịp)= Tối đa 45 ngày :sure:
Vàng = 30 ngày + 90 ngày ( Vàng không mất giá nên chừa khá lâu mới thanh lí. Điện thoại rớt giá nhanh lắm ) :sweat:
Xe = 30 ngày + 60 ngày + 30 ngày ( nếu có liên hệ kêu chừa đừng thanh lí )

CỰC KỲ DÀI SO VỚI MẶT BẰNG CHUNG. Các tiệm khác ngày 31 nó thanh lí cmnr, cá biệt có tiệm 15 ngày thanh lí
Thanh lí
Quá thời hạn đóng lãi ghi trong giấy mà khách không đóng lãi, không gọi hoặc chuộc thì tiệm sẽ bắt đầu thanh lí
Điện thoại lãi ~20%-25% cho khách lẻ và ~10% cho lái (thương lái đi gom máy rồi đi bán lại)
Vàng lãi 3-5% thôi, gom thanh lí đúng đợt vàng lên mới ấm :dribble:
Xe thì ít lãi cực kì, 5% hoặc thấp hơn. Chủ yếu là ăn lãi thôi. Với lại khó thanh lí nữa :after_boom:
Chất lượng máy
Dù đã kiểm tra đủ kiểu nhưng đôi khi vẫn bị lỗi ẩn hoặc sơ suất hoặc 1 số lỗi khó kiểm tra như chai pin, xài nóng máy thì bắt đầu loạn cảm ứng, loa ngoài thì ok nhưng loa nghe nhạc là xịt (???? ), máy vừa rớt nước kiểm không ra- để 1 thời gian nó mới có dấu hiện (khoảng vài ngày), máy bị hư cảm ứng 1 góc nhỏ (có thể ở 1 chữ cái nào đó thôi, kiểm ko kỹ thì ancutandaubuoi) .... Đủ loại bệnh linh tinh
Nên các tiệm mới mở non tay bị các tiệm lớn có 1 chồng máy hư quăng qua đâm máy sml dẫn đến cụt vốn thua lỗ
anw, chất lượng máy cơ bản là tạm ổn. Tiếp theo là ....
Chính sách bảo hành
Bảo hành máy 30 ngày, không bao gồm nguồn- màn hình- lỗ sạc. Không bảo hành rơi vỡ, rớt nước
Thời gian tiệm bảo hành trong 2-3 ngày. Nhanh thì 1 ngày, không gấp được
Đợt cha thằng thợ mất, nó về quê. Ôm máy khách 1 tuần, khách cự quá trời nên nói với khách " Cha chết cả đời có 1 lần thôi, anh thông cảm dùm em" :sweat:

Một số lưu ý khác

  • Ô dù: Tất nhiên là có, càng to càng tốt. Không có ô thì cũng phải có quen biết chứ không thì quản lí thị trường với công an kinh tế kiểm sml
  • Đồ ăn trộm/cướp/ đồ bay: Tất nhiên có, mấy đồ này mua rẻ hơn thị trường ~10% và thường sẽ có mật khẩu. Mua xong tắt nguồn đẩy lên cần thơ ngay. Tiệm bị c.a thăm khám hoài mà ko sao
  • Mùa cao điểm: Tất nhiên là world cup> euro> shitgame> tết. Trong mùa thì ăn lãi, sau mùa thì đầy máy ngon thanh lí :sweet_kiss:
  • Chủ máy lại kiếm máy bị mất và xin chuộc: Xin thưa là đéo, các anh chuộc có 10% mà 90% còn lại là báo c.a nên tiệm ko cho chuộc đâu, trừ khi có bằng chứng (định vị) hoặc bắt tận tay
  • Sơ suất thanh lí máy khách: tiệm sẽ thỏa thuận là đền 1 máy giống như vậy hoặc trả thêm cho khách 50% giá trị đã cầm, coi như mua đứt món đồ đó. Khách ko chịu thì dẫn nhau qua phường, nó sẽ xử đền 1 máy tương đương :LOL:
  • ẢNH NUDE, CLIP NÓNG CỦA KHÁCH: Đương nhiên là có, khách nào đặt hình nền hot vcl hot thì e cũng táy máy vào xem thử. Đa số sẽ có ảnh show ngực :sexy_girl: vào xem rồi tắt thôi chứ không save/share ra :sexy_girl: có lần vào ghi chú đọc nhật kí của khách nữa, xem cuốn vcl :)
  • Iphone/ipad dính icloud: xem #37 :sweet_kiss:
  • Máy trả góp: Có 1 loại máy trả góp cực kỳ mất dạy trên thị trường là máy trả góp của fptshop. Nếu người mua không góp, thay vì dí người mua thì nó sẽ KHÓA MÁY :LOL: tiệm nào lỡ cầm nhầm máy PAYMENT SERVICES (ON) thì coi như lỗ lút cán. Ví dụ máy 8tr, trả trước 800. Đem ra ngoài bán cho tiệm 5tr5. Dư ra được 5500-800= 4tr7 để tiêu xài, xong đéo góp. Đến hạn góp thì máy sẽ bị khóa, lúc đó tiệm sẽ bán xác để gỡ tiền vốn (tầm 1tr5-2tr), tiệm lỗ 3tr5 :haha:
  • Máy bị mật khẩu thì làm sao? Mở nhé các thím. Samsung 40-100k, vivo 100-150k, xiaomi 100k (micloud 450k), oppo 150k (hoặc vào oppo service mở free), icloud 600-1tr5 (up ios 14 hiện giờ chưa mở được, xs trở lên mở 350$):sweet_kiss: huawei 100k
  • Vấn đề máy đã bị bung: Thì kiểm kỹ 1 xíu + cầm rẻ lại :)
  • Cầm đồ có ảnh hưởng bởi covid không? Có nhé mấy thím. Khách giảm tầm 30% :pudency:
Anh em trong nghề đừng gạch nha :confident:

[Review Lính cứu hỏa xứ cờ hoa]
Update: mình chính thức kết review ở đây nhé, tự dưng có thằng ất ơ nào chụp hình post gửi fb vợ mình, làm 2 vợ chồng cãi nhau, lỗi cũng tại mình đáng lẽ nên hỏi ý trước rồi mới đăng hình. Thôi mình tạm kết thúc review ở đây, hơi buồn chút vì phải kết như vầy, các thím thông cảm cho mình nhé.


Năm hết tết đến, nơi xứ người rảnh d** nên viết review về nghề nghiệp của mình cho vozer ở nhà cách ly đọc giết thời gian. Mình năm nay 27 tuổi xa xứ cũng 12 năm rồi, hiện mình đang làm cho một sở cứu hoả tại một thành phố thuộc bang nào thì mình đéo nói đâu vì mình sợ tàu ngầm, nhưng có gợi ý là thành phố này cũng đông người Việt nhưng không phải LA nhé. Về review này mình sẽ viết cố gắng viết cho nó sống động để các thím có thể tưởng tượng được công việc của lính cứu hoả nước tư bản nó như thế nào, có những khác biệt gì với lính cứu hoả Việt Nam. Văn vẻ lủng củng cộng với ở nước ngoài lâu tiếng Việt thì quên mà tiếng anh cũng không biết nên có sai sót gì các thím bỏ qua

phần 1
Sơ lược về mình và tại sao mình lại chọn cái nghề này. Mình dân sài gòn, qua đây từ năm 2009, lúc đó ở vn đang học lớp 11 qua đây chỉ biết có hi với hello nên nó đá xuống học lớp 9 cộng với dồn một đống lớp tiếng anh cho mình học thêm để theo kịp chương trình. Thật sự mà nói trường lớp không dạy mình được cái gì cả, toán lý hoá thì trình cấp 2 Vn đủ sức cân với chương trình phổ thông cấp 3 bên này, còn tiếng anh thì mình không học được từ trường mà học ở chỗ làm thêm. Mình mới qua được mấy tháng thì phải đi làm nuôi thân rồi chứ ba mẹ là người lớn qua đây bị mắc cái bệnh què, mù, câm, điếc nên thời gian đầu toàn là đốt tiền từ vn mang qua. Mình làm thu ngân cho 1 tiệm giặt ủi, sau đó cũng nhảy nhiều chỗ, nói chung mình luôn luôn vừa học vừa làm kể cả bây giờ cũng vậy. Tóm tắt sơ yếu lí lịch mình tới đó thôi, bây h là vào đề nha các thím. Mình học xong cấp 3 và cảm thấy tương lai mình rất là mù mịt thế là mình quyết định đi lính thuỷ quân lục chiến :sure: nhưng thế đéo nào đi vào thời Obađen thích ném bomb hơn là ném lính nên mình bị cho về dự bị và 1 thời gian ngắn sau thì mình quyết định ra quân vì ở lại cũng không làm được cái cm gì cả, ra quân để còn lấy tiền chính phủ cho lính đi học:big_smile: . Thê là mình tiếp tục cắp sách đến trường cao đẳng mặc dù đéo biết học cái cm gì cả, nhưng cơ duyên thế nào mà mình lại lụm được 1 cái tờ rơi thấy tuyển lính cứu hoả. Lúc đó thật sự mình nghĩ cứu hoả thì chỉ có đi chữa cháy thôi nhàn vcl ra nên mình quyết định đăng kí thử xem, vì dù gì mình cũng hội tụ đủ các yêu cầu xét tuyển và mình cũng đang thất nghiệp. Ngày đầu bước vào Fire Academy (trường dạy cứu hoả) cứ nghĩ sẽ thoải chứ không phải như quân đội ngày trước, nhưng không dm vừa vào thì bắt đeo tạ 14kg leo cầu thang toà nhà 5 tầng 10 lần, lí do vì có một thằng ml nào đó chưa cạo râu. Chuỗi ngày địa ngục của mình bắt đầu từ đây, lính cứu hoả đòi hỏi thể lực rất cao, và đặc biệt là khi luyện tập tụi mình leo cầu thang rất nhiều, và không phải leo người không mà còn phải mặc đồ bảo hộ và cầm theo dụng cụ cứu hoả ( hình bên dưới cho các thím dễ hình dung) nữa chứ không như mấy ông vn điếc không sợ súng cứ bộ đồ công nhân lao đầu vào chữa cháy đâu. Mình viết tới đây thôi, đi ngủ chút mai còn dậy làm việc, tối mai sẽ up tiếp phần 2 cho các thím nhé.:smile: View attachment 398257
Phần 2
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-3#post-7068550
Phần 3
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-6#post-7077427
Hình
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-6#post-7077527
phần 4
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-9#post-7097166
Phần 5
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-11#post-7163021
Phần 6
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-11#post-7178999
Phần 7
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-12#post-7367739
Phần 8
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-13#post-7393172
Phần 9
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-18#post-7604563

có bác post link bộ đồ cứu hoả mà pccc Việt Nam đang thử nghiệm nhìn ngon quá.
http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1136/id/9500/language/vi-VN/Default.aspx

Cách thức tổ chức chữa cháy các đám cháy nhỏ.
https://voz.vn/t/review-nghe-linh-cuu-hoa-xu-co-hoa.228280/page-8#post-7092972

có thím hỏi mình cháy lớn nhất ở đâu thì chắc chỉ có cháy rừng cali với texas
View attachment 398488
View attachment 398490

[Review Xây dựng rẽ ngang IT]
Hi các thím,

Dạo này dịch bệnh ở nhà suốt, công việc lại áp lực. Tranh thủ lúc vợ con đi ngủ hết nên em tranh thủ type vài dòng tâm sự với các thím cho nhẹ lòng.
Em học tốt nghiệp xây dựng năm 2011, đi công trình rồi làm nhà nước đến 2013 thì chán quá, thi lại đại học về CNTT :confused::confused: và may mắn xin được việc về lập trình ngay trong năm đó :eek::eek:. Em thi lại CNTT thì em thích tìm hiểu về máy tính từ nhỏ, với nghề xây dựng ko hợp với em. Em thuộc dạng đần đụt, giao tiếp kém:what::what::what:. Lan man 1 vài dòng để các thím biết tại sao em lại chọn nghề này.
Sau 8 năm thì em thấy được và mất những gì?
Những cái được: Được làm đúng đam mê, cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Thu nhập ổn định đủ lo cho gia đình, là niềm tự hào của bố mẹ và vợ mỗi khi kể chuyện về công việc của em. Em tự mua nhà ở HN và chuẩn bị mua xe. Thu nhập mỗi tháng 4 -5k, em làm thuần về chuyên môn thôi chứ ko kinh doanh gì cả:go::go:. Mức này em nghĩ là cao đối với nhân viên văn phòng, nhưng chẳng là gì đối với dân kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên em biết khả năng của bản thân mình, đây là công việc em làm tốt nhất rồi và em tự hài lòng với chính mình:sweat::sweat:.
Những cái mất: Phải nói là nghề này stress, hoặc ít nhất là đối với em thì là như vậy. Hầu như từ lúc đi làm đến giờ em lúc nào cũng phải làm cái mới. Chưa bao giờ em được làm việc theo kiểu lối mòn hoặc làm lại những công việc mà mình quen thuộc. Sức khỏe cũng đi xuống rất nhiều vì ngồi nhiều ít vận động, công việc lại stress:too_sad::too_sad:.
Nghề lập trình có môi trường làm việc em thấy là tốt nhất trong các nghề, đồng nghiệp ít khi ghen ghét nhau. Nhu cầu việc làm nhiều, lương khởi điểm cũng cao. Như đợt này tuy dịch bệnh nhưng vẫn không thiếu việc làm. Tuy nhiên nghề này đào thải nhanh do công nghệ cập nhật liên tục. Sinh viên nếu không có đam mê thì ra trường làm cũng rất amater chẳng làm được việc gì:shame::shame:. Thành ra các trường đào tạo thì thừa sinh viên nhưng người làm thì lại thiếu.

Em viết 1 vài dòng lên đây, hi vọng có thể dùng để tham khảo cho thím nào muốn từ ngành khác chuyển qua. Cảm ơn các thím đã đọc bài viết lan man của em.:byebye::byebye:

[Review Nghề kiểm toán độc lập]
Giới thiệu sơ qua bản thân: cựu sinh viên FTU, học trái ngành, đã có kinh nghiệm 3 năm làm kiểm toán ở Big4, đang làm Senior. Ngày xưa ước mơ học và làm về kỹ thuật nhưng sau khi trượt HUST, số phận đưa đẩy vào học FTU và gắn bó nghề kiểm toán từ lúc ra trường đến giờ.

1. Kiểm toán là làm gì
Là việc thực hiện các thủ tục kiểm tra, soát xét báo cáo tài chính rồi đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính đấy có trung thực và hợp lý với các chuẩn mực và luật định hay không (hợp lý chứ không phải là đúng tuyệt đối nhé).

2. Cần những gì để làm kiểm toán

Thực ra, chỉ cần hiểu về "Business" là có thể làm được nghề này. Thậm chí nếu học các chuyên ngành khác thì lại có một số lợi thế hơn khi làm nghề so với những người học thuần kế - kiểm. Ví dụ:

- Học xây dựng: lợi thế khi kiểm toán doanh nghiệp xây dựng, bất động sản hoặc kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Học tài chính - ngân hàng: lợi thế khi kiểm toán các tổ chức tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm hoặc các quỹ.
- Học IT hoặc hệ thống thông tin: lợi thế cực lớn vì bây giờ các doanh nghiệp đang số hóa, tất cả các nghiệp vụ, kiểm soát, hạch toán kế toán đều thực hiện trên các hệ thống khác nhau. Hiểu về IT sẽ giúp mình hiểu rõ hệ thống của khách hàng hơn, xử lý các dữ liệu lớn nhanh hơn, kiểm toán hiệu quả và chính xác hơn so với khi dùng các thủ tục kiểm toán truyền thống.
- Học kỹ thuật: Ngoài việc dân kỹ thuật có tư duy logic và phân tích tốt, rất hợp nghề ra thì khi kiểm toán 1 số doanh nghiệp sản xuất sẽ dễ dàng hơn, ví dụ như tính giá thành ở doanh nghiệp dầu khí, phải tính toán dựa trên thể tích, áp suất, nhiệt độ... nên đòi hỏi kiến thức vật lý tốt mới hiểu được; hoặc ở doanh nghiệp hóa chất, việc xác định giá thành sẽ dựa trên các phương trình hóa học.

Ngoài ra, cũng cần các kỹ năng sau nữa:
  • Kỹ năng Excel và Word giỏi
  • Kỹ năng tự học vì mỗi khách hàng là khác nhau và phải tìm hiểu nhiều thông tin, chưa kể thông tư nghị định thay đổi liên tục
  • Sức khỏe tốt vì khối lượng công việc rất lớn và phải di chuyển nhiều
  • Chịu áp lực tốt vì deadline dồn dập và phải trả lời 10 vạn câu hỏi vì sao của sếp, khách hàng và nhân viên phía dưới
  • Tư duy logic và phân tích tốt
  • Khả năng diễn đạt tốt bằng cả văn bản và lời nói
  • Luôn cẩn thận và thận trọng, bởi ý kiến và kết luận của mình sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bên. Nhầm 1 chữ hay 1 con số trên báo cáo thì rất mệt về sau

3. Mùa bận kiểm toán làm những gì

Thường mùa bận rơi vào 2 thời điểm sau:

- 3 tháng đầu năm khi phải thực hiện kiểm toán cuối năm (Final audit) để các công ty năm tài chính 31/12 nộp báo cáo tài chính cho thuế.

Mỗi tuần thì mình sẽ đến thực địa 1-2 công ty khách hàng để thực hiện các thủ tục kiểm toán (hay gọi là đi job), sau đó ghi chép các công việc đã làm và kết luận vào file làm việc, rồi dựa vào các thông tin này để lên báo cáo kiểm toán cuối cùng. Lý tưởng nhất thì mọi người sẽ cố gắng làm hết job trong tuần cho gọn, để tránh kéo dài về sau (vì tuần sau phải đi khách hàng khác nữa, ngoài ra về sau follow up cũng khó). Nhưng đời không như mơ, đôi khi do khách hàng chậm cung cấp số liệu hoặc do team làm hơi chậm, nên sẽ có nhiều công việc tồn đọng khiến job bị kéo dài. Job tuần trước đè job tuần sau dẫn đến việc bị lụt. Rồi còn phải tổ chức và làm biên bản họp update, clearance với sếp và khách hàng nữa.

Để tránh tình trạng bị lụt cuối năm, các team sẽ đi kiểm toán giữa niên độ (Interim), tức là kiểm tra số 9 tháng, 10 tháng,... Thường lúc này sẽ kiểm tra trước 1 số giao dịch, phát hiện sớm các vấn đề để có thủ tục hợp lý cuối năm. Cơ mà chính vì có tâm lý "để final làm" nên các thanh niên khá là bỏ bê đợt Interim này, đến Final mở file làm việc ra vẫn trắng hếu là chuyện thường (mình cũng không ngoại lệ :beat_brick:).

Lượng thông tin mà kiểm toán phải xử lý trong mùa bận là vô cùng lớn. Đọc hợp đồng cả trăm trang nhưng phải tìm cách tóm tắt những thông tin quan trọng nhất. File Excel cả trăm nghìn dòng cũng phải tìm cách xác định các số liệu bất thường. Các vấn đề phức tạp đến đâu cũng phải tìm cách đơn giản hóa để diễn giải cho sếp và khách hàng. Các email cũng sẽ được gửi dồn dập, từ cả khách hàng và các sếp. Chưa kể còn phải review file của nhân viên bên dưới làm nữa
URoiprO.png


- 2 tháng 7, 8 khi phải soát xét báo cáo tài chính bán niên (Half-year review)
Về cơ bản cũng giống kiểm toán ở trên, nhưng đợt này chỉ soát xét số liệu 6 tháng xem có hợp lý hay không, bằng cách thực hiện các thủ tục không có tính đảm bảo cao như kiểm toán.

Thực ra cũng bận khoảng tháng 4, 5, 6 nữa, đợt này là kiểm toán cho khách hàng năm tài chính 31/3 hoặc soát xét Q1, nhưng số lượng khách hàng này không nhiều bằng 31/12 nên cá nhân mình thấy không bận lắm. Mọi người cũng tranh thủ book nghỉ phép thời gian này để đi chơi hoặc thi ACCA kỳ tháng 6.

4. Mùa đỡ bận

Thường mùa đỡ bận rơi vào khoảng giữa tháng 8 đến hết tháng 9. Nói chung đây giống kiểu nghỉ hè thời học sinh vậy :D

Lúc này thì mọi người thường book nghỉ phép để ăn chơi nhảy múa, sau một thời gian dài làm việc vất vả. Các đợt training cho nhân viên cũng diễn ra vào lúc này. Anh em nào thi ACCA cũng tranh thủ thời gian này để ôn thi (kỳ tháng 9).

Nhưng một số anh em thì không may mắn như vậy, xui rủi có thể bị dí đi làm Final audit của khách hàng năm tài chính 30/6 hoặc Interim của khách hàng năm tài chính 30/9. Hoặc bị dí cho mấy job dự án của bên tư vấn :D

5. Những cái được

  • Được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mình khá may mắn khi được đi nhiều khách hàng đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, FDI ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, chứng khoán, giáo dục, sản xuất, may mặc, thương mại, vận tải, xây dựng,... Mỗi cái biết 1 tý nhưng lại chả cái nào sâu.
  • Được công tác ở nhiều tỉnh thành. Ai may mắn thì được đi ra cả nước ngoài nữa. Cơ mà 2 năm vừa rồi Covid hạn chế đi lại nên cũng chả được đi mấy :(
  • Môi trường trẻ, không chênh lệch tuổi tác nhiều nên rất vui. Rất ít khi có drama hay ganh ghét vì làm việc bận bỏ xừ, làm gì có thời gian. Các sếp cũng khá là nice nữa. Nói chung là work hard, play hard.
  • Rèn luyện nhiều kỹ năng tốt, ví dụ: kỹ năng tự học và cập nhật kiến thức, làm việc dưới áp lực cao, tính cẩn thận, kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề.
  • Lương có thể nói là khá ok so với thị trường, dù so với khối lượng công việc thì hơi không tương xứng.

6. Những cái phải đánh đổi và ức chế khi làm nghề

- Sức khỏe:

Làm việc cường độ cao, ít thời gian nghỉ ngơi, ngồi nhiều, di chuyển công tác nhiều, lại thêm ăn uống không điều độ nên dễ bị mệt mỏi, căng thẳng đầu óc, tăng cân, bị các bệnh của dân văn phòng. Mình đã chứng kiến nhiều trường hợp đồng nghiệp phải nghỉ vì lý do sức khỏe, có người bị suy thận, bị chảy máu dạ dày, kiệt sức phải vào viện truyền nước hoặc mắc các bệnh về gan.

Bản thân mình đợt cao điểm mùa bận cũng hay ăn trưa mỳ tôm, bánh mỳ, uống Sting, bò húc hay thậm chí bỏ bữa luôn. Nghĩ lại thấy may là không bị sao.

- Thời gian cho bản thân, người thân, bạn bè:

Tưởng tượng ngày 31/12, 1/1 thay vì đón năm mới với người thân, bạn bè thì anh em kiểm toán phải thức khuya dậy sớm đi kiểm kê cuối năm, dù được OT cũng thích thật đấy. Hoặc Tết âm lịch thì anh em cũng phải tranh thủ hoàn thiện file, làm báo cáo cho kịp deadline thay vì tận hưởng không khí Tết. Phải làm nhiều báo cáo tập đoàn cho khách hàng FDI nên phải gửi deliverables theo lịch global của họ. Công việc bận rộn nên cũng chả còn thời gian để theo đuổi sở thích, hoặc học thêm gì đó mới ngoài chuyên môn, nhưng mà có thể tranh thủ "mùa đỡ bận" ở trên để làm những điều này.

- Chuyện OT:

Anh em trong nghề thường tự gọi mình là công nhân kiểm toán, vì phải tăng ca nhiều y hệt công nhân. Nhưng không phải lúc nào OT cũng được duyệt đâu, vì nó còn phụ thuộc vào budget của job và manager có quý bạn hay không nữa. Rất bất công khi 1 số job có phạm vi công việc và ngành nghề phức tạp, team ít người, làm cực vãi mà phí thấp nên không được nhiều OT; trong khi một số job có phí to mà phạm vi công việc đơn giản, ngành nghề standard chẳng có gì, team đông nên tha hồ charge giờ.

Mà cay cái là nếu làm việc hiệu quả, tốn ít thời gian, dưới budget của job thì lại chả được thưởng gì, trong khi ông làm nhiều giờ thì lại được ăn nhiều tiền hơn. Thế nên ông nào cũng cố charge nhiều giờ nhất có thể (có làm từng đấy không thì không chắc) để được nhiều tiền.

- Chuyện luật định, thông tư: Cái này thì là đặc sản rồi, các bác ở trên cứ thích là thay đổi, cứ ra luật đã rồi sửa sau, thay vì nghiên cứu kỹ trước khi ban hành. Kinh điển nhất gần đây là chuyện thuế VAT 8% và 10%. Luật định không rõ ràng, hiểu theo nhiều cách khác nhau. Cùng một nội dung nhưng công văn gửi các cục thuế khác nhau sẽ ra câu trả lời khác nhau. Thậm chí ở cùng 1 cục thuế, mỗi đoàn thanh tra lại có 1 view khác nhau :choler:

- Khách hàng:
Có khách hàng thì rất nhiệt tình hỗ trợ, nhưng có khách hàng thì lại rất hay gây khó dễ cho mình (cái này thì thường là khách hàng ở HN). Xin tài liệu mãi không cho, khó chịu khi bị hỏi nhiều (mà phải hỏi thì mới có thông tin để kiểm toán chứ), lúc gửi báo cáo không check đến lúc gần ra báo cáo thì lại đòi sửa này sửa kia... Nói chung là nhiều câu chuyện oái ăm, không tiện nói hết ở đây.

7. Nghỉ kiểm toán thì ra làm gì?

Kiểm toán vất vả, lương thấp nhưng người ta vẫn thích đâm đầu vào, bởi lẽ đây sẽ là bước đệm cho những công việc sau này. Bạn bè mình nghỉ kiểm toán thì thường sẽ nhảy vào ngân hàng, chứng khoán, hoặc vào làm kế toán, tài chính, kiểm soát nội bộ. Số khác thì đi du học. Hoặc giỏi hơn thì ứng dụng kiến thức đã học để tự kinh doanh, đầu tư cổ phiếu
JGdqgzY.png


Mà thường những ai học trái ngành thì sẽ đỡ bị áp lực câu hỏi này hơn. Dân học kế - kiểm thì sẽ bị tư duy sống chết phải theo nghề, còn dân trái ngành thì chỉ nghĩ đây là trải nghiệm, không làm kiểm toán thì làm cái khác
uq1dgnk.png

[Review Project Manager IT]
Review về nghề quản trị.

Xuất phát điểm và định hướng:

Mình theo IT, sau một khoảng thời gian ngồi code thì các bạn sẽ nhận ra được giới hạn và khả năng của bản thân mình. Câu nói đùa: sau 30 tuổi mà vẫn code thì nên nghỉ việc cũng sẽ có cái đúng. Bởi vì với cái tuổi 30, bạn không thể cứ chỉ ngồi code CRUD mãi được, sẽ phải có những thay đổi khác rõ ràng hơn trên con đường sự nghiệp.

Theo cá nhân mình thì có hai hướng có thể lên, một là theo tiếp hướng kĩ thuật, với hướng này bạn có thể trở thành Senior Dev hoặc chuyên gia, nghiên cứu chuyên sâu hơn về một số chuyên ngành dọc và trở thành Technical leader, technical manager.

Hướng còn lại thì sẽ đi theo quản trị con người và quản trị process. Gọi nôm na là Project Manager.

Project Manager thì làm gì ?

PM thì có khá nhiều việc, từ chuẩn bị tài liệu cho dự án, trao đổi với khách hàng, lên kế hoạch các mốc milestone cho cả team, quản trị rủi ro, quản trị nguồn lực và nhân lực. Ngoài ra còn phải xử lý các tình huống và sự vụ phát sinh trong quá trình dự án chạy. Mục tiêu là đảm bảo cho dự án về đích thành công và không vượt qua budget mình có :D

Hiện tại có hai thiên hướng quản lý chính: Theo waterfall ( quản lý kiểu truyền thống ) và Agile ( quản lý linh hoạt)

Mình đang làm gì và một ngày làm việc ra sao ?

Mình đang lựa chọn quản lý team theo hướng thứ 2, đó là quản lý team theo mô hình Agile và Scrum.

Với mô hình này, công việc chính của mình đó là:
1. Làm việc với Product Owner để pick up các đầu việc cho 1 Sprint ( 1 chu trình phát triển phần mềm kéo dài từ 2 tới 4 tuần )
2. Tổ chức các cuộc họp cho Scrum event.
3. Lên kế hoạch và lập kế hoạch cho các mốc milestone của sản phẩm để từ đó đưa ra yêu cầu về nguồn lực cho hợp lý.
4. Xây dựng văn hóa team theo hướng tự chủ và trao quyền, hỗ trợ các bạn hình thành mindset tự chủ động trong công việc.
5. Loại bỏ các ảnh hưởng đang gây khó khăn cho team ( quy trình, nhân sự không phù hợp....)
6. Đi gặp khách hàng để hỗ trợ PO và đội kinh doanh cũng như nắm thêm về pain point của khách hàng.

Ngoài ra còn một số đầu việc không tên khác, ví dụ như: đi lấy đồ ăn cho các bạn trong team, tổ chức training về Agile, là đầu mối tiếp nhận các tâm tư tình cảm của mọi người kể cả trong công việc và ngoài đời sống....

Và trong Agile, tư tưởng đó gọi là Servent Leader ( người leader phục vụ )

[Review bác sĩ gây mê]
https://voz.vn/t/review-ve-nghe-nghiep-cong-viec-cua-cac-bac.628617/page-6#post-20425281
[Review Nghề giám sát an toàn lao động]
https://voz.vn/t/review-ve-nghe-nghiep-cong-viec-cua-cac-bac.628617/page-5#post-20397374
[Review Sư phạm]
https://voz.vn/t/review-ve-nghe-nghiep-cong-viec-cua-cac-bac.628617/#post-20380715
[Review QA/QC mảng Food and Beverage aka Quản lý chất lượng ngành sản xuất Thực phẩm và Đồ uống]
https://voz.vn/t/review-ve-nghe-nghiep-cong-viec-cua-cac-bac.628617/page-10#post-20508313
[Review Nghề chụp ảnh - photographer]
https://voz.vn/t/review-ve-nghe-nghiep-cong-viec-cua-cac-bac.628617/page-16#post-20735840
[Review chuyên gia nghiên cứu viễn thông, chuyên ngành: phát triển anten]
https://voz.vn/t/review-ve-nghe-nghiep-cong-viec-cua-cac-bac.628617/page-16#post-20746563\
[Review vua của mọi nghề]
https://voz.vn/t/review-ve-nghe-nghiep-cong-viec-cua-cac-bac.628617/page-18#post-21011952
[Review Data Analytics]
https://voz.vn/t/data-analytics-chia-se-chuyen-nghe.329536/#post-10254239
 
Last edited:
Hi các bác, Hồi xưa cấp 3 e khá mù mịt chỉ biết nghề giáo viên,bác sĩ làm về gì còn ko biết các nghề như kĩ sư cơ khí,xây dựng,ô tô khi đi làm thì công việc thực tế sẽ như thế nào nên lúc chọn nguyện vọng khá mù quáng.

Hôm bữa e lướt voz thấy thread review về nghề cầm đồ khá hay vì thấy dc tổng quan ,cách vận hành của nghề đó nên e mong các bác trong nghề như sale,kế toán,kỹ sư xây dựng,IT,ô tô,điện,hướng dẫn viên,quản trị khách sạn,quản trị kinh doanh,ngôn ngữ anh,... thì sẽ làm việc sau khi ra trường như thế nào có thể lên thread chia sẻ về nghề nghiệp và công việc của mình để mọi người có thể hiểu rõ hơn để sau này còn dễ dàng định hướng cho con cháu của mình.
Cảm ơn các thím...
Thớt cầm đồ là của em, thím nào đào lên ấy
Ai rảnh mà public kiểu đó đâu :sweat: Giờ kêu em viết lại em cũng ko viết
Giờ rời nhà, kiếm cái khác làm mà nộp cv ghi exp 4 năm làm ở tiệm cầm đồ (Sale, CSKH), đi pv xong ngta ko nhận :pudency: Chán đừng hỏi
Hỏi bạn bè thì đều nói là các cty đang cắt nhân sự, hạn chế tuyển. Sau tết mới tuyển nhiều, ko lẽ phí 5 tháng :surrender:
 
IT: ngồi chơi lãnh lương 2 tháng nay. Ngày chắc nhìn vào VSC dc nửa tiếng. Từ tuần này chuyển từ ngồi chơi ở cty lãnh lương thành ngồi chơi ở nhà lãnh lương
 
Thớt cầm đồ là của em, thím nào đào lên ấy
Ai rảnh mà public kiểu đó đâu :sweat: Giờ kêu em viết lại em cũng ko viết
Giờ rời nhà, kiếm cái khác làm mà nộp cv ghi exp 4 năm làm ở tiệm cầm đồ (Sale, CSKH), đi pv xong ngta ko nhận :pudency: Chán đừng hỏi
Hỏi bạn bè thì đều nói là các cty đang cắt nhân sự, hạn chế tuyển. Sau tết mới tuyển nhiều, ko lẽ phí 5 tháng :surrender:
e đào đó bác,khá hay đó bác nên e muốn tìm hiểu thêm các nghề khác xem có góc sáng,góc tối hay góc khuất nào ko
Biết đâu cũng có 1 vài bác nổi máu tâm huyết với nghề review lại
ae đọc cũng hiểu thêm vài phần
 
Kỹ sư xây dựng: Như loz, có con cháu thì bảo nó né ra giùm
Qcg0oqw.jpg
Bác nói như nào chứ nhà em có dượng Út lương 30-35 củ (ở tỉnh lẻ), kinh nghiệm làm việc ~20 năm. Mà hay bận đi công trình, ít có thời gian bên gia đình thôi.
Sau ổng chỉ nhận gói thầu lớn, xây linh tinh nhỏ nhỏ ko nhận. Giờ thì lười, ở nhà chăm con cho vợ nuôi luôn rồi :surrender:
 
Hi các bác, Hồi xưa cấp 3 e khá mù mịt chỉ biết nghề giáo viên,bác sĩ làm về gì còn ko biết các nghề như kĩ sư cơ khí,xây dựng,ô tô khi đi làm thì công việc thực tế sẽ như thế nào nên lúc chọn nguyện vọng khá mù quáng.

Hôm bữa e lướt voz thấy thread review về nghề cầm đồ khá hay vì thấy dc tổng quan ,cách vận hành của nghề đó nên e mong các bác trong nghề như sale,kế toán,kỹ sư xây dựng,IT,ô tô,điện,hướng dẫn viên,quản trị khách sạn,quản trị kinh doanh,ngôn ngữ anh,... thì sẽ làm việc sau khi ra trường như thế nào có thể lên thread chia sẻ về nghề nghiệp và công việc của mình để mọi người có thể hiểu rõ hơn để sau này còn dễ dàng định hướng cho con cháu của mình.
Cảm ơn các thím...
Cầm đồ 😏
E₫it: tôi làm cầm đồ
 
Đang làm kiểm toán, đợt này thì rảnh chứ vào mùa bận vcl, nghề này cũng nguy hiểm nữa, lớ ngớ bị phạt với vào tù như chơi :amazed: Được cái là đi công tác ở nhiều tỉnh thành, đổi không khí làm việc, ăn ở :still_dreaming:

Gửi từ Vsmart Aris Pro bằng vozFApp
 
Đang làm kiểm toán, đợt này thì rảnh chứ vào mùa bận vcl, nghề này cũng nguy hiểm nữa, lớ ngớ bị phạt với vào tù như chơi :amazed: Được cái là đi công tác ở nhiều tỉnh thành, đổi không khí làm việc, ăn ở :still_dreaming:

Gửi từ Vsmart Aris Pro bằng vozFApp
Bạn t làm kế toán, lương cứng 12tr, cheat ~30tr/tháng :shame: Làm 6-7 tháng là đổi cty 1 lần :shame:
Kiểm toán thì ko biết
Thớt nên làm 1 cái sườn chung cho mn dựa theo mà chia sẻ chứ nói khơi khơi ai biết nói gì? Toàn vào khoe linh tinh ko có tí chất xám nào trong đó
 
Đã từng làm :
  • Nghề bảo dưỡng thiết bị viễn thông : Như lol
  • Nhề kiểm định, bảo dưỡng thiết bị khí nén: Như lol
  • Nghề culi hoạ nô auto cad / solidworks : Như lol
  • Nghề kỹ sư sản xuất : Như lol
  • Nghề sale thiết bị điện cn : Ơ cũng được :hungry:, cơ mà sắp bị gout rồi :too_sad:
P/S : Mình cũng làm thêm cầm đồ và cho vay lãi ( X tiểu học):sexy_girl:
 
Bạn t làm kế toán, lương cứng 12tr, cheat ~30tr/tháng :shame: Làm 6-7 tháng là đổi cty 1 lần :shame:
Kiểm toán thì ko biết
Thớt nên làm 1 cái sườn chung cho mn dựa theo mà chia sẻ chứ nói khơi khơi ai biết nói gì? Toàn vào khoe linh tinh ko có tí chất xám nào trong đó
Cheat thế sợ quá :shame: thực ra cheat kiểu "tránh thuế" thì ok, chứ "trốn thuế" thì phiêu lưu quá
u3720e4.png


Ok fen mai có thời gian để tôi viết chi tiết hơn :smile:
 
Đã từng làm :
  • Nghề bảo dưỡng thiết bị viễn thông : Như lol
  • Nhề kiểm định, bảo dưỡng thiết bị khí nén: Như lol
  • Nghề culi hoạ nô auto cad / solidworks : Như lol
  • Nghề kỹ sư sản xuất : Như lol
  • Nghề sale thiết bị điện cn : Ơ cũng được :hungry:, cơ mà sắp bị gout rồi :too_sad:
P/S : Mình cũng làm thêm cầm đồ và cho vay lãi ( X tiểu học):sexy_girl:
ủa wtf sao toàn anh em làm cầm đồ vậy :sweat:
 
Medical Representative aka TDV.
Mình thích công việc này. Dù nhiều lúc áp lực và muốn chửi thề nhưng về tổng thể đây là một công việc tốt, thu nhập ổn nếu so với mặt bằng (mình làm cty đa quốc gia, cty Vn lương sẽ thấp hơn).
Cái hay của nghề là cho mình gặp 7749 các type người, manage thời gian, tự đặt target, tự actionplan, cố gắng + may mắn…một công việc thú vị và mình nghĩ có lẽ cuộc đời đã sắp đặt khéo léo để mình gặp nó.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nghề nào cũng có mặt phải, mặt trái. Quan trọng là chấp nhận gì, đánh đổi gì thôi. Vd như mình làm freelancer. Tháng tầm hơn 20m. ( thuộc top trung bình, yếu ) nhưng đánh đổi là cô đơn vl. Toàn làm 1m. B bè chỉ nói chuyện qua khung chat. Lâu lâu 3 4 ngày thì đi gặp chém gió với mấy ae bán hàng VN. Day by day so boring.
 
[Nghề sư phạm]
Chap 1: Việc học tập của sinh viên và việc đào tạo của trường

Sinh viên SP đi học đéo mất tiền nên hầu như, mặt bằng chung sinh viên các trường sư phạm là gia đình trung bình đổ xuống, dân tộc, vùng sâu vùng xa...
Tuy nhiên cá biệt vẫn có nhà gia thế khủng.

Sinh viên đi học đéo mất tiền nên thích học thì học, ko thích học thì thôi. Không như sinh viên trường khác, ko học thì thi lại, đóng tiền.
Nhiều khi anh em ko muốn học nhưng vì tiền đành phải cắm đầu học để qua môn.
Còn sinh viên SP thì khác, học có mất tiền đâu.
Ko đủ điều kiện thi do nghỉ quá số buổi, bài điều kiện thấp thì học lại.
Học lại cũng ko mất tiền.
Thi lại cũng ko mất tiền.
Thi nâng điểm cũng ko mất tiền.
Tóm lại tự do thoải mái vl, vào SP là xác định đéo mất tiền.

Đối với những khoa có độ khó cao như Toán, Lý, Hóa, Anh... ra thì các khoa khác số lượng người chăm chỉ học hành thật sự chắc đếm trên đầu ngón tay.
Riêng khoa mình - khoa A, học đúng theo kiểu: Đi học cho có.
Đầu năm giáo viên nói cần mua giáo trình A B C ...
Bạn đéo mua cũng được, cuối kỳ xin khóa trên đề cương 12 câu ngồi học thuộc lòng trong vòng nửa ngày là qua môn.
Thậm chí ông nào có khả năng viết tốt, tư duy logic tốt đéo cần học.
Học nửa năm trời thi có 12 câu, lớp nào ngoan giảng viên giới hạn còn 10 câu, thậm trí giới hạn còn ... 6 câu.
Thi lại cũng đéo sợ, toàn người khoa mình - tức người nhà mình, ai làm khó nhau.

Đi thực địa, thực tế, khảo sát mặc định là đi du cmn lịch đê.
Đóng tiền, thuê xe, ăn uống, hát hò bay nhảy ...
Sáng hôm sau đi theo giảng viên xem ông ý đo đạc, chỉ đạo này nọ rồi lại tụ tập tiếp.
Bài thu hoạch sau khi đi thực tế thì 100 thằng giống nhau, khóa nào chả giống khóa nào.

Luận văn tốt nghiệp thì giới hạn 20 người top của lớp mới được làm, những người còn lại phải đi học 3-4 môn.
20 người may mắn đó chả hiểu sao từ chối cơ hội, cứ nằng nặc đòi xin thi, ko làm khóa luận.
Có đứa được phó khoa hướng dẫn khóa luận, gặp nhau chắc được 5 buổi mỗi buổi 30 phút, ông đưa cho bài mẫu về xào lại.
Có đứa vừa nhận giảng viên hướng dẫn thì ông ấy bị ngã xe, nằm viện thành ra chả hướng dẫn gì. Nó ngồi ở nhà bịa số liệu, có ai đi kiểm chứng số liệu đéo đâu.
Trước ngày bảo vệ, lì xì cho hội đồng mỗi người 1 cái là có câu hỏi và câu trả lời luôn. Khi bảo vệ họ hỏi đúng câu đấy, đéo lệch.

Về trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ
- 3 năm phổ thông, 4 năm ĐH nhưng tỷ lệ sinh viên mù tin học, mù ngoại ngữ cao vkl. Trường đéo yêu cầu bằng tin học, bằng ngoại ngữ để ra trường nên sinh viên cũng đéo cần học.
Bằng tin học IC3 và bằng tiếng Anh B1 đặt hàng ngay trường ĐH Ngoại Ngữ, alo 1 cái là có.

Về kỹ năng sư phạm
  • Năm nào cũng có nghiệp vụ sư phạm nhưng chỉ là phần thi giữa các khoa, hình thức vl. Khoa nào cũng đổ 1 đống tiền để mong nhận được giải thưởng.
  • Sinh viên sau khi ra trường, đứng trên bục giảng còn run hơn học sinh.

Nói chung ko phải tất cả sinh viên Sư phạm Hà Nội 1 nào cũng thế, nhưng số đông thì đầy.

Chap 2: Tranh giành quyền lực

Trong 1 ngôi trường dù là trường công hay trường tư đều có sự tranh giành quyền lực rất kinh.

1. Quyền lợi khi có được quyền lực tại 1 ngôi trường
- Căng tin: Căng tin trong trường học như xăng, dầu, điện, nước ngoài trường học vậy. Độc cmn quyền luôn. Tuy nhiên ko phải muốn bán giá bao nhiêu thì bán, bán ở giá chấp nhận được.
Mỗi khi họp hành, liên hoan gì là nhà trường lấy luôn hàng hóa của căng tin.
  • Photocopy: Có 1 số trường đã khoán hẳn dịch vụ photocopy cho tư nhân. Điển hình như trường mình, trường và các lớp, các học sinh có nhu cầu tự photo.
  • Bảo vệ: Bảo vệ ở trường học còn kiêm cả thợ sửa điện, nước, các công trình nhỏ
  • Sự sắp xếp giáo viên: Giáo viên nào thuộc phe cầm quyền thì sướng, giáo viên nào phe đối lập thì khổ.
Sướng và khổ ở chỗ:
  • Sắp xếp thời khóa biểu: Có người 4 tiết/ngày, có người bị chia ra 4 tiết 4 ngày, đương nhiên là ưu tiên cho người phe mình rồi.
  • Số tiết, số lớp đứng giảng: Có người mang danh giáo viên nhưng 1 tuần chỉ 1 tiết/1 lớp. Có người 16 tiết/4 lớp...
  • Thi đua, khen thưởng: Phe đối lập đéo bao giờ được ăn tiền khen thưởng nhé.
  • Hàng năm bộ, sở, xã phương thường có 1 số tiền để đưa về cho trường nhằm cải tạo cơ sở vật chất. Đương nhiên là số tiền này 1 phần làm việc đúng mục đích, 1 phần được chia nhau rồi.

2. Phe phái ở trường học
Có 3 phe cơ bản: 1 phe cầm quyền, 1 phe đối lập, 1 phe trung lập
Việc đánh giá phe nào tốt, phe nào xấu rất khó. Mình từng gặp 2 trường hợp như thế này:

Trường hợp 1: Phe cầm quyền gian dối, ăn tiền học sinh, ăn tiền các ban ngành khác nhưng lại làm rất được việc. Họ chia nguồn tiền hài hòa giữa việc sử dụng đúng mục đích và bòn rút. Khi họ sử dụng đúng mục đích thì trường rất phát triển.

Trường hợp 2: Phe đối lập có bằng chứng xác thực việc ăn tiền của phe cầm quyền, tố cáo với nhà báo, công an và Sở nên phe cầm quyền bị hạ bệ. Phe đối lập lên ngôi.
Lúc này, phe đối lập toàn giáo viên tốt, chính trực, ko ăn tiền nhưng khi họ sử dụng nguồn tiền đúng mục đích nhưng lại ko đạt hiểu quả cao so với phe cầm quyền trước đây.
Nguyên nhân là bởi vì năng lực làm việc của họ ko bằng.

Bởi vậy mình nghĩ, thả ăn được làm được còn hơn là ko ăn mà cũng ko làm được.


############
[review của 1 vozer khác]\
Nghề giáo là một nghề theo người Việt in đậm tư tưởng Nho giáo thì đây là một nghề cao quý. Tôi cảm thấy tự hào về nghề của mình nhưng chúng tôi cũng chỉ là những con người bình thường. Chúng tôi cũng có một cuộc sống như mọi người nhưng thật sự là giáo viên phần lớn họ khá hiền tính hoặc họ buộc phải hiền. Tôi sẽ nói rõ sau.
1. Thu nhập
Tôi là một giáo viên dạy cấp THCS tại Sài Gòn. Thu nhập bình quân của giáo viên ở Sài Gòn cao hơn ở các tỉnh khác. Ở Sài Gòn giáo viên đi dạy vài năm thì thu nhập hàng tháng tầm 4 - 5 triệu đã bao gồm các khoản phụ cấp. Ngoài ra ở Sài Gòn còn có thêm một khoản là tăng thu nhập (một số đồng nghiệp ở miền Tây không có). Tăng thu nhập được chia theo mỗi quý (4 quý/năm). Trong đó mỗi quý tầm 2,3,4 triệu. Thưởng quý mà dồn Tết thì có trường được thưởng 20 -30 triệu riêng tháng Tết. Có nhiều trường chia tăng thu nhập lên đến 40 triệu là bình thường. Chia ra thu nhập giáo viên 1 tháng có thể lên tới 8-10tr đối với giáo viên mới ra trường và cao hơn với giáo viên lâu năm. Giáo viên lâu năm trường tôi cao nhất tầm 12 triệu/tháng chưa tính các khoản tăng thu nhập.
Cần nói thêm về tăng thu nhập. Một năm kinh phí sẽ cấp cho trường 1 số tiền nhất định thường là tính theo đầu học sinh, nếu học sinh nhiều thì kinh phí về sẽ càng cao. Kinh phí đó sẽ được sử dụng để hiệu trưởng tự cân đối để trả tiền lương cho giáo viên, sửa chữa cơ sở vật chất... Nếu dư ra sẽ được chia TĂNG THU NHẬP.
Chưa kể riêng Sài Gòn có 1 chính sách là THU NHẬP TĂNG THÊM. Gv hay gọi là Nghị quyết 03. Số tiền thưởng theo quý 1 GV tầm 10-20tr nữa. Tính ra 1 năm thầy cô được thưởng thêm tầm 40-80tr nữa tùy vào thâm niên. Mọi người có thể tham khảo.
Đối với các môn có thể dạy thêm được như toán, Anh văn, Lý, Hóa… thì thu nhập họ rất nhiều. Mua nhà, mua xe hơi là rất bình thường. Nhưng điều đáng nói là ở các quận trung tâm Sài Gòn có hiện tượng giáo viên giấu bài, trù dập học sinh không học thêm. Họ gần như bắt buộc học sinh học thêm để kiếm thêm tiền. Thu nhập hàng tháng vài chục triệu là rất bình thường nhưng rõ ràng là việc dạy như thế làm họ rất mệt mỗi, không có thời gian nghiên cứu bài mới cũng như những cái hay để dạy cho học sinh mà đôi khi việc cho điểm này nọ còn là rất tiêu cực. Tôi rất ghét những đồng nghiệp như thế này, họ thật sự là những giáo viên biến chất. Tôi không biết là lương họ có đủ sống hay không hay họ đam mê tiền bạc mà làm như vậy? Các bạn trong voz hãy thử nhìn xung quanh xem có bao nhiêu đứa trẻ đang học thêm hàng ngày?
2. Thời gian
Thời gian ở các trường học ở Việt Nam là rất bất hợp lý. Tiết 1 bắt đầu lúc 7h sáng khiến cho thời gian của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh rất là gấp rút, bất cập. Điều này khiến cho buổi sáng phải dậy từ lúc 5h để chuẩn bị mọi thứ. Vấn đề là để chuẩn bị cho một ngày học có từ 8 đến 10 tiết học riêng trường chính quy và chưa kể học thêm buổi tối rồi về nhà học bài thật sự quá ám ảnh. Tôi cảm thấy quá thương học trò của mình. Nhiều lúc thấy tụi nhỏ không học bài mà đáng trách nhưng nghĩ lại cũng thấy quá đáng thương.
Thời gian biểu của các em rất là khổ. Sáng 5h đã dạy, học tới tiết 4,5 là tầm 11h hoặc 11h30 rồi nghỉ trưa ăn cơm tới 13h rồi học tới 16h, 17h00 rồi về nhà ăn cơm hoặc tranh thủ ăn gì đó rồi học thêm hoặc học bài tới tận tối rồi sáng mai lại tiếp tục học như thế suốt cả tuần. Chủ nhật nhiều giáo viên còn kêu các em vào trường học bù, học phụ đạo thêm nhất là môn văn còn không thì các em phải đi học thêm, đóng tiền cho các thầy cô giáo. Quá mệt mỏi!
3. Trình độ giáo viên
Thật sự mà nói thì giáo viên ở các cấp mầm non, cấp 1,2,3 chủ yếu được học trong sách vở và đi dạy lại. Họ hoàn toàn đủ kiến thức để dạy trong chương trình SGK. Tuy nhiên có thể nói là giáo viên hiện tại trình độ xã hội, các vấn đề khác là khá kém.
Tôi nói chuyện với đồng nghiệp thì thấy họ không có nhiều kỹ năng về xã hội, các kiến thức cơ bản, có vẻ như họ không cập nhật được nhiều các kiến thức mới và tỏ ra khá lạc hậu.
Đợt bầu cử Mỹ, ông thầy trong trường tôi còn đinh ninh là ông Trump là tỉ phú nên bỏ tiền ra để mua phiếu bầu của người dân Mỹ hay bà hiệu phó còn cho rằng các khách sạn 5 sao nó cũng giống 3 sao nhưng chỉ nhiều phòng hơn thôi hay không biết sử dụng Google Maps đề dò đường hoặc không biết cách gửi email...
4. Lãnh đạo
Lãnh đạo của trường là Hiệu trưởng, hiệu phó được bầu ra bởi Phòng giáo dục đối với Mầm non, cấp 1,2 hay Sở đối với THPT.
Lãnh đạo thì cũng tùy người nhưng tất cả đều biết cách vơ vét. Họ kê rất nhiều thứ như tiền nước uống học sinh, sửa chữa bàn ghế, màn cửa, máy vi tính, du lịch, trồng cây… tất cả đều có thể kiếm rất nhiều tiền. Màn cửa may có hóa đơn lên tới vài trăm triệu, bộ bàn ghế cho giáo viên ngồi có thể lên đến 300 triệu. Tất cả các khoản ở nhà trường đều có thể kiếm ra rất nhiều tiền.
Tôi xin ví dụ cho các bạn thấy một việc rất đơn giản như du lịch cho giáo viên hay học sinh chẳng hạn, cứ lấy giá gốc rồi cộng thêm khoản hoa hồng ưng ý là được. Có những cơ quan như Phòng giáo dục thường tổ chức tour cho các Hiệu trưởng, hiệu phó đi tham quan, “học tập”, “tổng kết” với số lượng 100 người là rất bình thường vì mỗi phòng giáo dục có cả vài chục cơ quan trường học trực thuộc. Đơn vị nào không đi sẽ bị phê bình. Một tour giá 10 triệu thì hưởng hoa hồng 1 triệu tới 2 triệu thì nhân với 100 người là thu về 100 triệu tới 200 triệu tiền hoa hồng rất dễ dàng.
Vì hoa hồng rất nhiều nên phòng giáo dục còn tổ chức các tour cho kế toán, đoàn, đội, y tế, bảo vệ… nói chung là tổ chức càng nhiều tour càng tốt.
Ở các trường cũng tương tự vậy cho các tour dành cho giáo viên, hoa hồng kê lên và hiệu trưởng sẽ hưởng. Thu nhập là rất nhiều!
Các bạn để ý là các khoản tiền như ăn trưa bán trú, phù hiệu, chụp ảnh, đồng phục, nước uống, xe đưa rước, bảo trì máy tính, cây xanh, du lịch, PHYT… tất cả các khoản mà phụ huynh đóng nhà trường mà chính xác là Hiệu trưởng đều có ăn. Chưa kể các khoản quyên góp của PHHS để tặng quà này nọ nữa. Họ rất rất giàu! Họ đi làm không cần lương đâu!
Một số trường khi hiệu trưởng nắm quyền sẽ quyết định luôn việc đàm phán hợp đồng với canteen, nhiều khi đi đêm canteen 1 năm 1 tỉ thì ghi 700 thôi 300 để riêng cho hiệu trưởng cũng là lẽ thường.
Nói đi cũng phải nói lại, Hiệu trưởng ăn nhiều thì cũng phải chia phần cho Phòng hay Sở, rồi những người này lại chia lại cho các cấp trên nữa. Không dễ gì ăn một mình đâu. Nên có chuyện các lãnh đạo xây biệt thự hay biệt phủ là điều quá bình thường. Họ giàu quá mà. Cứ nghĩ đến 50 cơ quan trực thuộc. Mỗi hiệu trưởng đóng phí 2 triệu/ tháng tức là 24 triệu/ năm thì 1 năm đã có 1.2 tỉ chưa kể các khoản hoa hồng du lịch, chọn nhà thầu xây trường, chọn nhà thầu sửa chữa máy vi tính, chọn thầu xe bus đưa đón và bắt các trường phải sử dụng!
 
Nghề công an
Nói tóm tắt thì từ lúc bắt đầu làm tới giờ chưa có lỗi với ai bao giờ, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phòng ngừa ngăn chặn các loại tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm tệ nạn xã hội: trộm cắp, cướp giật, đua xe trái phép, đánh nhau gây thương tích,...
Đặc thù làm việc có cả ở văn phòng lẫn hiện trường. Thời gian làm ở văn phòng thì đọc hiểu tài liệu hồ sơ, tin tức báo chí, giao ban công tác,... hiện trường thì đi tuần tra địa bàn được phân công, nắm rõ tình hình địa bàn, phối hợp với chính quyền tuyên truyền phổ biến pháp luật,...
Dài quá mai nói thêm :nosebleed:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top