Review về nghề nghiệp,công việc của các bác

[Review Nghề giám sát an toàn lao động]
Nay vừa nghỉ việc bên giám sát an toàn lao động sau 6 tháng làm các bác ạ, đang rảnh nên viết review cho ai đang có ý định làm thử nghề này.

Tốt nghiệp với bằng kĩ sư môi trường loại khá, sau 1 tháng rải CV với ăn chơi các thứ thì được 1 anh khóa trên giới thiệu cho công việc này :LOL: . Nói sơ thì là công ty tư nhân hộ gia đình, 1 mình giám đốc làm hết từ quản lý tới kế toán luôn. Thì được offer mức lương 8 củ, bao ăn ở tại công trình kèm phụ cấp ăn uống ngày 100k. Với 1 đứa mới ra trường thì mức lương này cũng không thấp rồi nên em cũng apply luôn :D. Công trình đầu tiên em được phân công là qua Campuchia các bác ạ? Lúc đó mình kiểu “Ơ, vãi cả cứt:eek:”. Mà hồi đó mình với ông kia khá thân nên nhắm mắt trao thân cho công ty. Được tạm ứng cho 500 đô qua đó còn có tiền xài (bên Cam thì xài song song đô với tiền Cam luôn, mà thấy thích xài Đô hơn). Thế là 1 tuần sau xách ba lô ra Phạm Ngũ Lão đón xe qua Cam, lần đầu tiên đi làm và cũng là lần đầu tiên xa nhà luôn.:(

Công trình đầu tiên mà em tham gia là nhà máy bia Heineken, còn vị trí thì không nhớ rõ, chỉ nhớ là qua cầu Sài Gòn tầm 1 tiếng thì tới (cây cầu đó bên Cam mà tên cầu Sài Gòn thiệt). Sau 1 ngày ổn định thì hôm qua chính thức bắt đầu đi làm. Lúc này mới biết thực ra công trình bên đây có đàn anh đi trước mở đường cả rồi, nên mới dám cho tân binh như em qua phụ để thay 1 ông về Việt Nam làm công trình khác, lúc này thì cũng đỡ lo mình mới vô không biết gì:rolleyes:. Nhà máy Heineken thì nó yêu cầu cực kì nghiêm ngặt vấn đề quản lý nhân sự. Nên kết quả mình ngồi ngoài cổng chờ từ 7h tới tận 9h mới được vào. Vừa vào thì được an toàn bên nhà máy bắt phải đi học training thêm 1 buổi tầm 2 tiếng nữa mới được vào vị trí. Bình thường thì em cũng thuộc dạng tiếng Anh lưu loát, mỗi tội mấy ông Cam nói tiếng Anh như đấm vào tai, nghe chả được gì luôn. Vừa ngày đầu hiểu sai ý ông an toàn nhà máy xém bị ổng đuổi thẳng cổ về nước (quá nhục nhã=((), mấy anh trong công ty đi trước phải năn nỉ, sau này nhậu mấy ổng mới bảo ai mới vô cũng bị an toàn nhà máy dằn mặt vậy hết. Vì về cơ bản mình là an toàn cho nhà thầu thì phải nghe điều động của nó, giống như mình là cấp dưới của nó vậy, mặc dù nó cóc có trả lương cho mình:ah:. Tóm tắt sơ qua về tình hình thế, còn vô làm thì nhiều chuyện để kể lắm.

[Ấn tượng đầu là thời gian làm việc dài vãi cả đái. Ngày làm 10 tiếng từ 7h sáng tới 6h tối, nghỉ trưa 1 tiếng, làm đều đặn từ thứ 2 tới chủ nhật không có ngày nghỉ (chủ nhật thì làm 8 tiếng tới 4h về):angry:. Hồi đầu vừa làm bị sốc mệt nhừ người ra vì phải đứng liên tục (thực ra không ai cấm ngồi cả, nhưng theo kinh nghiệm đàn anh đi trước nếu ngồi thì dễ bị công nhân ghét, từ đó không hợp tác ảnh hưởng nhiều tới công việc). Việc đứng thời gian dài khiến cho chân đau cực kì, không gập lại được. Hai tuần đầu tiên vừa đau vừa đi lại khó khan, mà lại không có ngày nghỉ nữa nên thốn cực=((. Sau khoảng 2 tuần thì chân đã quen thì cơn đau giảm dần tới khi hết hẳn, lúc này chân mới chạy nhảy bình thường lại được. Công việc của em chủ yếu giám sát và đảm bảo công nhân tuân thủ các quy định an toàn. Nói sơ qua thì số lượng các quy định an toàn khá là nhiều, chủ yếu công nhân hay mắc các lỗi là mang đai nhưng không móc vào giàn giáo khi leo cao, không đeo găng tay khi xài máy hàn cắt,… Nếu an toàn nhà máy thấy vi phạm sẽ ăn warn, nhiều warn thì đình chỉ hoạt động 1 thời gian -> Chậm tiến trình -> Công ty chửi sml, cắt lương:beated:. Mấy ông công nhân thì lì quen rồi, nhắc trước quên sau, nên cứ phải gọi là túc trực với mấy ổng luôn. Rồi kiểm tra dụng cụ lao động, hư hỏng gì hoặc không đảm bảo an toàn cũng không được sử dụng, cái đai an toàn mà cái móc gỉ sét cũng phải out, ăn warn. Rồi làm thủ tục an toàn, xin giấy phép làm việc, vân vân. Kể ra thì nhiều nhưng tới lúc làm thì lại nhàn, phải gọi là quá nhàn luôn ấy:nosebleed:. Em chỉ phụ trách 3 khu vực thôi, đi qua khu này nhắc anh nhắc em, qua khu khác lại nhắc, loanh quanh thế tới hết ngày. Dụng cụ thì tuần kiểm tra 1 lần, xin giấy phép làm việc cũng 15 phút, nên thời gian rỗi nhiều, mà công nhân thì lo làm, thành ra chẳng có ai nói chuyện cùng. Ngày làm 10 tiếng mà cảm giác lê thê mệt mỏi vô cùng.]
[Lượng công việc thì nhàn thế thôi, nhưng hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào khả năng xã hội của bạn, chứ trình độ chuyên môn chỉ là thứ yếu:D. Làm căng quá thì công nhân họ không phục, mà dễ dãi với họ quá thì ăn warn ngập mồm, cân bằng 2 bên cũng đau cái đầu lắm chứ không đùa:choler:. Không ít lần trong lúc nhậu mấy ông toàn đòi úp bọn an toàn nhà máy tội láo,… can mãi mới được, nhà máy Heineken thi công lần cả mấy ngàn người, nên mấy vụ đánh nhau như cơm bữa, may là 3 tổ em quản đều khá thiện lành, nên không có bị dính vào mấy vụ ẩu đả:still_dreaming:. Vụ to nhất từng xảy ra trong lúc em làm ở Cam là nhóm giàn giáo đánh gãy chân ông an toàn vì lắp mãi mấy ổng đéo chịu kí cho, cứ bắt sửa cái này cái nọ làm nhóm ổng tháo đi tháo lại mấy lần nên cáu (nhóm này công nhân người Cam của công ty khác). Mà cách làm thân với mấy ông công nhân dễ nhất là chỉ có nhậu và nhậu:waaaht:. Đất khách quê người có mẹ gì đâu mà chơi, nên hễ rảnh là lại nhậu, rồi hát hò, rồi tâm sự, thế là thân. Đã thân thì nói chuyện, nhắc nhở nhẹ nhàng với nhau là oke, chủ yếu mấy việc này cũng là an toàn của mấy ổng chứ không phải của mình, phải làm sao cho mấy ổng hiểu mới được. Còn mấy ông nhà máy thì mình cứ làm đúng quy trình với nịnh mấy ổng chút là được, lâu lâu bao mấy ổng đi uống nước tán phét, ngồi nhờ mấy ổng chỉ cho kinh nghiệm này nọ, vừa được việc vừa được tiếng:byebye:. Chả hiểu sao có mấy ông vô làm giám sát cứ mặt căng mày nhẹ với anh em công nhân, làm gắt rồi ăn warn ngập mồm vì nói đéo ai nghe. Cứ làm tốt không ăn warn thì công việc cứ bình bình, nhẹ nhàng với tiền nổ tài khoản thôi:haha:. (nói sơ thì 8 củ là lương cơ bản không tính ngoài giờ, nên với mức làm việc kia thì thu nhập hàng tháng là khoảng 14~15 củ)/SPOILER]
Cuộc sống bên Cam thì như nào? Xin thưa là khó đánh giá chính xác được vì mình ở vùng ngoại ô, khu này đường còn chả có tên, dân hay gọi là đường Tiger. Nhà cửa thì thưa thớt y như khu quê Việt Nam, với cường độ làm việc của cũng chả đi đâu được, làm 4 tháng thì em chỉ nghỉ được có 3 ngày do bên nhà máy nghỉ lễ, mỗi lần có 1 ngày tranh thủ ở nhà ngủ với nghỉ ngơi cho sướng. Còn mấy ông công nhân thì nghỉ khá thường xuyên, nên chủ yếu ở mấy chỗ ăn chơi mình cũng nghe mấy ổng kể lại là chính. Mà mấy ổng thì khoái nhất đi đá phò với kara ôm rồi. Muốn đi thì phải lên chợ thị trấn chạy xe tầm 15 phút. Bên công ty thì có thuê 1 ông chạy xe tuk-tuk (Sơ qua thì dân Cam thấy chạy xe khá ẩu, với quy định không cần đội mũ bảo hiểm, khúc em sống thì 4 tháng đã thấy tai nạn chết cỡ 5 thằng do sang đường ẩu bị xe khách tông, bên đó chả hiểu sao không chuộng xe taxi mà chỉ chuộng tuk-tuk). Theo lời kể thì gái Cam đa phần đen hơn Việt Nam và nhỏ con, mông vú các thứ cũng không bằng, nhưng khá là chiều khách với giá rẻ (cỡ 10 đô/lần), còn kara ôm thì chả khác gì Việt Nam, chủ yếu cũng bật nắp bia càng nhiều càng tốt, gái kara thì cho sờ không cho ăn, muốn ăn thì nói thằng quản lý nó sắp xếp cho. Còn nếu muốn đá phò xịn thì có thể ra casino, ở đó luôn có mấy ông người Việt, hỏi loanh quanh thế nào cũng lòi ra. Phò mấy ổng dắt thì đa số đều đẹp, giá cả cũng đắt hơn (từ 30~50 đô/lần), có cả gái Tây, nhìn qua là nổ card (theo lời mấy ổng kể thì đa phần là vỡ nợ ở casino nên bị bắt làm phò trả nợ) . Đặc biệt ở chỗ là chỗ kara nào cũng có ông biết tiếng Việt Nam cả, mấy lần ra chợ mua đồ ăn thì món nào đều có người Việt Nam bán, nên muốn mua gì đều dễ. Còn về thức ăn thì mấy bác nào miền Bắc qua Cam chắc khóc thét, mấy bác cứ tưởng tượng người miền Tây ăn ngọt cỡ nào thì dân Cam còn phải thêm 1 cấp độ ngọt nữa mới được. Mấy món côn trùng thì mấy lần đi chợ đều không thấy, chắc khu chợ em hay đi người Việt nhiều nên họ không bán. Cơ mà không biết nước giếng bên kia thế nào mà em qua đó đi tắm bị nước ăn ngứa chân với khắp người, toàn phải bôi thuốc, về Việt Nam mới hết được. Khí hậu thì khá là nắng nóng, em đi 4 tháng mà không có 1 giọt mưa nào, đợt tết tây vừa rồi thì đột nhiên lạnh như Đà Lạt, được vài ngày thì hết, nghe bảo là không khí lạnh miền Bắc tràn xuống nên thế (Lúc này thì em về công trình Vũng Tàu rồi, anh em còn làm ở bên đó nhắn với em thôi).
Lúc làm thì ngoài bình bình ra thì cũng có vài chuyện xảy ra. Chả là công ty làm thì liên kết về mặt kĩ thuật với 1 công ty khác nước ngoài, còn công ty mình thì phụ trách xây dựng và lắp đặt thôi (mấy ổng

hay gọi là thầu phụ). Nên khi lắp xong đến lúc kiểm tra sẽ có 1 nhóm mấy ổng qua để hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng và chạy thử. Lúc mấy ổng qua thì nhìn nhóm có vẻ chuyên nghiệp, toàn Tây với Tây, thì vấn đề mới phát sinh. Mấy ổng thiếu ý thức an toàn vãi cả đái mấy bác ạ, dù trước lúc vào đã được an toàn bên nhà máy training an toàn trước cả rồi, cứ tưởng Tây là ý thức auto cao nhưng hóa ra cũng Tây this Tây that, mấy ông này thì được 1 ông đàn anh trong công ty phụ trách nên em cũng ít tiếp xúc, chỉ khi qua tới khu em quản thì mới bắt chuyện. Thế là tới lúc mấy ông chạy thử thì phát sinh sự cố, cái van nước văng ra đập ngay trán 1 ông, mỗi tội ông này lại không mang kính bảo hộ, nên máu chảy ra be bét, hên là không trúng mắt không đui cmnr. Đợt đó nhà máy làm ầm lên, vì hơn 300 ngày không tai nạn rồi, nay lại bị phá nên đợt đó warn khá căng, khiển trách và tạm ngưng công việc tại khu vực đó 3 ngày để gọi là kiểm tra lại. Ông anh bị cắt mẹ nửa tháng lương, mà ổng bảo là rõ ràng trước lúc chạy thử đã kêu mấy ổng mang kính an toàn hết rồi, thế quái nào quay đi quay lại lại tháo mẹ nó ra, mấy ông Tây thì sorry sorry liên tọi. Sau này mấy ổng kiểm tra xong ngồi nói chuyện phiếm thì bảo bữa đó trời nóng quá, xứ mấy ổng lạnh quen rồi, đeo kính vô nữa mờ cả mắt không thấy gì nên mới tháo ra để thao tác cho dễ, ai ngờ tội ông anh. Trong công việc công nhận bọn Tây nghiêm túc, có lần ổng đang khảo sát đường ống mà công nhân Việt Nam nói chuyện to quá làm ổng quát cả bọn giật cả mình. Mà tây ta gì cũng sợ sếp như dân mình, sau khi chạy thử xong xuôi hết thì mấy ổng ngồi làm báo cáo, và bên công ty chính sẽ cử 1 ông cấp cao hơn để qua xem xét thì mấy ổng có vẻ cũng sợ lắm, nhớ có ông nói:” This asshole can kick me out”. Tới lúc em xong việc chuẩn bị về nước thì lại :”Lucky guy, I still stuck here,…” Trong công việc thì đoạn test có vài ngày em phải thức đêm để trực, đêm thì đa số đều dễ dãi hơn, mấy ông an toàn nhà máy cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, nên em khá là thích trực đêm, với trực đêm có ngồi mấy ổng cũng ít khi phân bì. Sau trực đêm thường được nghỉ 1 ngày goi là lấy lại sức, có lần việc căng nên làm từ 7h sáng hôm nay đến tận 6h sáng hôm sau, về tới khu nhà cứ gọi là ngủ từ sáng tới chiều, thế mà hôm sau vẫn bắt 7h sáng dậy đi làm, ông nào đồng hồ sinh học yếu là lăn ra bệnh ngay và luôn.
 
[Nghề kiểm toán độc lập]

Giới thiệu sơ qua bản thân:
cựu sinh viên FTU, học trái ngành, đã có kinh nghiệm 3 năm làm kiểm toán ở Big4, đang làm Senior. Ngày xưa ước mơ học và làm về kỹ thuật nhưng sau khi trượt HUST, số phận đưa đẩy vào học FTU và gắn bó nghề kiểm toán từ lúc ra trường đến giờ.

1. Kiểm toán là làm gì
Là việc thực hiện các thủ tục kiểm tra, soát xét báo cáo tài chính rồi đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính đấy có trung thực và hợp lý với các chuẩn mực và luật định hay không (hợp lý chứ không phải là đúng tuyệt đối nhé).

2. Cần những gì để làm kiểm toán

Thực ra, chỉ cần hiểu về "Business" là có thể làm được nghề này. Thậm chí nếu học các chuyên ngành khác thì lại có một số lợi thế hơn khi làm nghề so với những người học thuần kế - kiểm. Ví dụ:

- Học xây dựng: lợi thế khi kiểm toán doanh nghiệp xây dựng, bất động sản hoặc kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Học tài chính - ngân hàng: lợi thế khi kiểm toán các tổ chức tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm hoặc các quỹ.
- Học IT hoặc hệ thống thông tin: lợi thế cực lớn vì bây giờ các doanh nghiệp đang số hóa, tất cả các nghiệp vụ, kiểm soát, hạch toán kế toán đều thực hiện trên các hệ thống khác nhau. Hiểu về IT sẽ giúp mình hiểu rõ hệ thống của khách hàng hơn, xử lý các dữ liệu lớn nhanh hơn, kiểm toán hiệu quả và chính xác hơn so với khi dùng các thủ tục kiểm toán truyền thống.
- Học kỹ thuật: Ngoài việc dân kỹ thuật có tư duy logic và phân tích tốt, rất hợp nghề ra thì khi kiểm toán 1 số doanh nghiệp sản xuất sẽ dễ dàng hơn, ví dụ như tính giá thành ở doanh nghiệp dầu khí, phải tính toán dựa trên thể tích, áp suất, nhiệt độ... nên đòi hỏi kiến thức vật lý tốt mới hiểu được; hoặc ở doanh nghiệp hóa chất, việc xác định giá thành sẽ dựa trên các phương trình hóa học.

Ngoài ra, cũng cần các kỹ năng sau nữa:
  • Kỹ năng Excel và Word giỏi
  • Kỹ năng tự học vì mỗi khách hàng là khác nhau và phải tìm hiểu nhiều thông tin, chưa kể thông tư nghị định thay đổi liên tục
  • Sức khỏe tốt vì khối lượng công việc rất lớn và phải di chuyển nhiều
  • Chịu áp lực tốt vì deadline dồn dập và phải trả lời 10 vạn câu hỏi vì sao của sếp, khách hàng và nhân viên phía dưới
  • Tư duy logic và phân tích tốt
  • Khả năng diễn đạt tốt bằng cả văn bản và lời nói
  • Luôn cẩn thận và thận trọng, bởi ý kiến và kết luận của mình sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bên. Nhầm 1 chữ hay 1 con số trên báo cáo thì rất mệt về sau

3. Mùa bận kiểm toán làm những gì

Thường mùa bận rơi vào 2 thời điểm sau:

- 3 tháng đầu năm khi phải thực hiện kiểm toán cuối năm (Final audit) để các công ty năm tài chính 31/12 nộp báo cáo tài chính cho thuế.

Mỗi tuần thì mình sẽ đến thực địa 1-2 công ty khách hàng để thực hiện các thủ tục kiểm toán (hay gọi là đi job), sau đó ghi chép các công việc đã làm và kết luận vào file làm việc, rồi dựa vào các thông tin này để lên báo cáo kiểm toán cuối cùng. Lý tưởng nhất thì mọi người sẽ cố gắng làm hết job trong tuần cho gọn, để tránh kéo dài về sau (vì tuần sau phải đi khách hàng khác nữa, ngoài ra về sau follow up cũng khó). Nhưng đời không như mơ, đôi khi do khách hàng chậm cung cấp số liệu hoặc do team làm hơi chậm, nên sẽ có nhiều công việc tồn đọng khiến job bị kéo dài. Job tuần trước đè job tuần sau dẫn đến việc bị lụt. Rồi còn phải tổ chức và làm biên bản họp update, clearance với sếp và khách hàng nữa.

Để tránh tình trạng bị lụt cuối năm, các team sẽ đi kiểm toán giữa niên độ (Interim), tức là kiểm tra số 9 tháng, 10 tháng,... Thường lúc này sẽ kiểm tra trước 1 số giao dịch, phát hiện sớm các vấn đề để có thủ tục hợp lý cuối năm. Cơ mà chính vì có tâm lý "để final làm" nên các thanh niên khá là bỏ bê đợt Interim này, đến Final mở file làm việc ra vẫn trắng hếu là chuyện thường (mình cũng không ngoại lệ :beat_brick:).

Lượng thông tin mà kiểm toán phải xử lý trong mùa bận là vô cùng lớn. Đọc hợp đồng cả trăm trang nhưng phải tìm cách tóm tắt những thông tin quan trọng nhất. File Excel cả trăm nghìn dòng cũng phải tìm cách xác định các số liệu bất thường. Các vấn đề phức tạp đến đâu cũng phải tìm cách đơn giản hóa để diễn giải cho sếp và khách hàng. Các email cũng sẽ được gửi dồn dập, từ cả khách hàng và các sếp. Chưa kể còn phải review file của nhân viên bên dưới làm nữa
URoiprO.png


- 2 tháng 7, 8 khi phải soát xét báo cáo tài chính bán niên (Half-year review)
Về cơ bản cũng giống kiểm toán ở trên, nhưng đợt này chỉ soát xét số liệu 6 tháng xem có hợp lý hay không, bằng cách thực hiện các thủ tục không có tính đảm bảo cao như kiểm toán.

Thực ra cũng bận khoảng tháng 4, 5, 6 nữa, đợt này là kiểm toán cho khách hàng năm tài chính 31/3 hoặc soát xét Q1, nhưng số lượng khách hàng này không nhiều bằng 31/12 nên cá nhân mình thấy không bận lắm. Mọi người cũng tranh thủ book nghỉ phép thời gian này để đi chơi hoặc thi ACCA kỳ tháng 6.

4. Mùa đỡ bận

Thường mùa đỡ bận rơi vào khoảng giữa tháng 8 đến hết tháng 9. Nói chung đây giống kiểu nghỉ hè thời học sinh vậy :D

Lúc này thì mọi người thường book nghỉ phép để ăn chơi nhảy múa, sau một thời gian dài làm việc vất vả. Các đợt training cho nhân viên cũng diễn ra vào lúc này. Anh em nào thi ACCA cũng tranh thủ thời gian này để ôn thi (kỳ tháng 9).

Nhưng một số anh em thì không may mắn như vậy, xui rủi có thể bị dí đi làm Final audit của khách hàng năm tài chính 30/6 hoặc Interim của khách hàng năm tài chính 30/9. Hoặc bị dí cho mấy job dự án của bên tư vấn :D

5. Những cái được

  • Được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mình khá may mắn khi được đi nhiều khách hàng đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, FDI ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, chứng khoán, giáo dục, sản xuất, may mặc, thương mại, vận tải, xây dựng,... Mỗi cái biết 1 tý nhưng lại chả cái nào sâu.
  • Được công tác ở nhiều tỉnh thành. Ai may mắn thì được đi ra cả nước ngoài nữa. Cơ mà 2 năm vừa rồi Covid hạn chế đi lại nên cũng chả được đi mấy :(
  • Môi trường trẻ, không chênh lệch tuổi tác nhiều nên rất vui. Rất ít khi có drama hay ganh ghét vì làm việc bận bỏ xừ, làm gì có thời gian. Các sếp cũng khá là nice nữa. Nói chung là work hard, play hard.
  • Rèn luyện nhiều kỹ năng tốt, ví dụ: kỹ năng tự học và cập nhật kiến thức, làm việc dưới áp lực cao, tính cẩn thận, kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề.
  • Lương có thể nói là khá ok so với thị trường, dù so với khối lượng công việc thì hơi không tương xứng.

6. Những cái phải đánh đổi và ức chế khi làm nghề

- Sức khỏe:

Làm việc cường độ cao, ít thời gian nghỉ ngơi, ngồi nhiều, di chuyển công tác nhiều, lại thêm ăn uống không điều độ nên dễ bị mệt mỏi, căng thẳng đầu óc, tăng cân, bị các bệnh của dân văn phòng. Mình đã chứng kiến nhiều trường hợp đồng nghiệp phải nghỉ vì lý do sức khỏe, có người bị suy thận, bị chảy máu dạ dày, kiệt sức phải vào viện truyền nước hoặc mắc các bệnh về gan.

Bản thân mình đợt cao điểm mùa bận cũng hay ăn trưa mỳ tôm, bánh mỳ, uống Sting, bò húc hay thậm chí bỏ bữa luôn. Nghĩ lại thấy may là không bị sao.

- Thời gian cho bản thân, người thân, bạn bè:

Tưởng tượng ngày 31/12, 1/1 thay vì đón năm mới với người thân, bạn bè thì anh em kiểm toán phải thức khuya dậy sớm đi kiểm kê cuối năm, dù được OT cũng thích thật đấy. Hoặc Tết âm lịch thì anh em cũng phải tranh thủ hoàn thiện file, làm báo cáo cho kịp deadline thay vì tận hưởng không khí Tết. Phải làm nhiều báo cáo tập đoàn cho khách hàng FDI nên phải gửi deliverables theo lịch global của họ. Công việc bận rộn nên cũng chả còn thời gian để theo đuổi sở thích, hoặc học thêm gì đó mới ngoài chuyên môn, nhưng mà có thể tranh thủ "mùa đỡ bận" ở trên để làm những điều này.

- Chuyện OT:

Anh em trong nghề thường tự gọi mình là công nhân kiểm toán, vì phải tăng ca nhiều y hệt công nhân. Nhưng không phải lúc nào OT cũng được duyệt đâu, vì nó còn phụ thuộc vào budget của job và manager có quý bạn hay không nữa. Rất bất công khi 1 số job có phạm vi công việc và ngành nghề phức tạp, team ít người, làm cực vãi mà phí thấp nên không được nhiều OT; trong khi một số job có phí to mà phạm vi công việc đơn giản, ngành nghề standard chẳng có gì, team đông nên tha hồ charge giờ.

Mà cay cái là nếu làm việc hiệu quả, tốn ít thời gian, dưới budget của job thì lại chả được thưởng gì, trong khi ông làm nhiều giờ thì lại được ăn nhiều tiền hơn. Thế nên ông nào cũng cố charge nhiều giờ nhất có thể (có làm từng đấy không thì không chắc) để được nhiều tiền.

- Chuyện luật định, thông tư: Cái này thì là đặc sản rồi, các bác ở trên cứ thích là thay đổi, cứ ra luật đã rồi sửa sau, thay vì nghiên cứu kỹ trước khi ban hành. Kinh điển nhất gần đây là chuyện thuế VAT 8% và 10%. Luật định không rõ ràng, hiểu theo nhiều cách khác nhau. Cùng một nội dung nhưng công văn gửi các cục thuế khác nhau sẽ ra câu trả lời khác nhau. Thậm chí ở cùng 1 cục thuế, mỗi đoàn thanh tra lại có 1 view khác nhau :choler:

- Khách hàng:
Có khách hàng thì rất nhiệt tình hỗ trợ, nhưng có khách hàng thì lại rất hay gây khó dễ cho mình (cái này thì thường là khách hàng ở HN). Xin tài liệu mãi không cho, khó chịu khi bị hỏi nhiều (mà phải hỏi thì mới có thông tin để kiểm toán chứ), lúc gửi báo cáo không check đến lúc gần ra báo cáo thì lại đòi sửa này sửa kia... Nói chung là nhiều câu chuyện oái ăm, không tiện nói hết ở đây.

7. Nghỉ kiểm toán thì ra làm gì?

Kiểm toán vất vả, lương thấp nhưng người ta vẫn thích đâm đầu vào, bởi lẽ đây sẽ là bước đệm cho những công việc sau này. Bạn bè mình nghỉ kiểm toán thì thường sẽ nhảy vào ngân hàng, chứng khoán, hoặc vào làm kế toán, tài chính, kiểm soát nội bộ. Số khác thì đi du học. Hoặc giỏi hơn thì ứng dụng kiến thức đã học để tự kinh doanh, đầu tư cổ phiếu
JGdqgzY.png


Mà thường những ai học trái ngành thì sẽ đỡ bị áp lực câu hỏi này hơn. Dân học kế - kiểm thì sẽ bị tư duy sống chết phải theo nghề, còn dân trái ngành thì chỉ nghĩ đây là trải nghiệm, không làm kiểm toán thì làm cái khác
uq1dgnk.png
Hehe cảm ơn bác chia sẻ. Cho em hỏi trước khi làm kiểm thì bác làm gì ạ? Để apply vào kiểm thì bác phải bổ sung kiến thức như thế nào, trong thời gian bao lâu ạ? Quá trình tìm việc đối với trái ngành có gian nan không bác? Rất mong bác trả lời ạ. Cảm ơn bác.
 
Sắp tới sẽ về công tác ở VPĐKĐĐ, vị trí chắc là nhân viên quèn. Có ae nào cho xin tí review với :)
Ngành nghề nhạy cảm
Như bạn nói thì chắc mới xin được về và bạn là người trái ngành
Từ phân tích thế thì bạn làm việc sẽ khó khăn đấy
 
Ngành nghề nhạy cảm
Như bạn nói thì chắc mới xin được về và bạn là người trái ngành
Từ phân tích thế thì bạn làm việc sẽ khó khăn đấy
Vâng bác, Mình bên mảng khác nhảy sang. Cũng lớn tuổi rôi nên muốn tìm việc ổn định. Dự là sẽ khó khăn nhưng với kinh nghiệm sống tích lũy được thì sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ :)
 
Nghề M&A và đầu tư dự án:
  • huy động vốn: làm việc với ngân hàng, quỹ đầu tư về tài sản đảm bảo và kế hoạch trả nợ. Công việc thì làm chuyên môn thôi, ông nào muốn lên sếp phải ngoại giao tốt và có quan hệ với quỹ và tctd
  • M&A: định giá doanh nghiệp, thu xếp tiền để mua. Lắm khi định giá theo ý chí hai bên chứ chả theo phương pháp nào =.=
  • DD: gặp đối tác để khảo sát, đánh giá, thương lượng về giá và phương thức chuyển nhượng dự án, doanh nghiệp. Chủ yếu gặp nhau đi ăn nhậu. Về còn nhớ gì thì làm báo cáo cái ấy :feel_good::feel_good:
  • xúc tiến đầu tư: đi nạp card cho các cốp
 
Last edited:
Đang làm ngành nội thất mà giờ nhiều người làm quá > lợi nhuận giảm nhiều,đang tính nhảy sang làm cái khách sạn sân vườn hẻm hóc tí cho mấy nông dân không biết ổn ko
 
Đang làm ngành nội thất mà giờ nhiều người làm quá > lợi nhuận giảm nhiều,đang tính nhảy sang làm cái khách sạn sân vườn hẻm hóc tí cho mấy nông dân không biết ổn ko
Đang định hướng sang nội thất đây thím
Thím chia sẻ kỹ hơn được không?
 
Đang định hướng sang nội thất đây thím
Thím chia sẻ kỹ hơn được không?
Tôi đang làm cả về hàng bán sẵn và thi công,bán sẵn thì phụ thuộc vào khả năng qc của thím còn thi công giờ chua lắm
 
Nói chung chung quá bác. Khó khăn thì nghề nào cũng có mà 🥲🥲 :pudency:
Bán lẻ thì bác phải có mặt bằng đẹp diện tích rộng > vốn đầu tư cao + phải biết về ads mới theo thời đại số này được.Còn thi công thì nhiều vấn đề hơn : thợ kiếm rất khó + lương cao,nó nhảy việc nhanh nhu điện vậy,chi phí đầu tư máy móc cũng tương đối cao
 
Bán lẻ thì bác phải có mặt bằng đẹp diện tích rộng > vốn đầu tư cao + phải biết về ads mới theo thời đại số này được.Còn thi công thì nhiều vấn đề hơn : thợ kiếm rất khó + lương cao,nó nhảy việc nhanh nhu điện vậy,chi phí đầu tư máy móc cũng tương đối cao
Em định xin vào làm nhân viên sale + giám sát ấy bác
Có j cần chú ý ko thím?
 
Hehe cảm ơn bác chia sẻ. Cho em hỏi trước khi làm kiểm thì bác làm gì ạ? Để apply vào kiểm thì bác phải bổ sung kiến thức như thế nào, trong thời gian bao lâu ạ? Quá trình tìm việc đối với trái ngành có gian nan không bác? Rất mong bác trả lời ạ. Cảm ơn bác.
Mình trả lời câu hỏi của fen như sau nha.

Kiểm toán là công việc full-time đầu tiên của mình lúc ra trường. Trước khi làm kiểm thì mình có 1 thời gian làm Data-driven Marketing part-time. Công việc chính của mình là trực quan hóa dữ liệu thu thập từ các nền tảng (dùng social listening tool) để tìm ra các insight, theo dõi sức khỏe thương hiệu, tìm ra tập khách hàng tiềm năng,..., sau đó trình bày thông tin vào báo cáo gửi cho khách hàng để tư vấn giải pháp marketing hoặc xử lí truyền thông hiệu quả cho họ. Đôi khi còn dùng chút lập trình để có thể xử lý dữ liệu và vẽ những biểu đồ phức tạp :matrix: Nhìn chung công việc này cũng không liên quan đến kiểm toán lắm, nhưng cũng giúp mình luyện tư duy phân tích, kỹ năng Excel và trình bày báo cáo, khá hữu ích cho việc làm kiểm toán sau này :)

Hồi năm 2 thì mình xác định năm cuối sẽ thi Intern Big4, nên từ lúc đấy mình bắt đầu luyện Excel lên mức nâng cao, đến khi đủ trình thì năm 3 ứng tuyển vào công việc trên kia. Xong đến đầu năm 4 thì mình nghỉ để ôn thi Big4, mất khoảng 1-2 tháng chuẩn bị.

Về kiến thức thì mình đã có chút kiến thức kế toán cơ bản vì học môn Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính trên trường rồi, mình đọc thêm mấy cái chuẩn mực kế toán Việt Nam nữa. Kiến thức kiểm toán thì mình đọc sách ACCA F8 (chủ yếu cho mục đích làm bài test với phỏng vấn). May mắn vẫn đủ vốn liếng kiến thức để qua mấy bài test và phỏng vấn của Big4 :) Thực ra Big4 cũng tuyển nhiều người trái ngành, vào thực tập thì sẽ được đào tạo căn bản từ đầu. Đề thi của PwC và KPMG thì ít tính chuyên môn hơn (đấy là câu chuyện 4 năm trước). Nếu bạn là dân trái ngành thì CV nên có chút thông tin liên quan kế - kiểm (ví dụ như học chứng chỉ gì, tham gia cuộc thi gì liên quan), như vậy sẽ chứng tỏ là mình đã tìm hiểu và có mong muốn theo nghề :)

Lúc có offer rồi thì mình học 1 khóa Kiểm toán thực hành trên Excel ở SAPP (https://sapp.edu.vn/), để luyện bấm phím tắt, biết công việc cụ thể với file làm việc trông nó thế nào. Công nhận là Excel tốt thì sống sót qua mùa bận khá dễ dàng :big_smile:
 
Kỹ sư xây dựng: Như loz, có con cháu thì bảo nó né ra giùm
Qcg0oqw.jpg
Tôi cũng xây dựng nhà dân. 32 tuổi còn bỏ quách nè thím. Thất nghiệp. Nhưng dc cái tôi đọc sách nhiều nên am hiểu nhiều thứ. Nhiều hướng đi nên ko ngại. Nghề này môi trường phức tạp, bẩn thỉu, thợ thuyền bá dơ, ảnh hưởng rất nhiều. Suy nghĩ rồi chim cút. Thà làm lại còn hơn cháo cố
 
mình làm kỹ sư cơ khí, kinh nghiệm 9nam , giờ mới leo lên chức phó phòng. mức lương chưa đc 1k $ . môi trường làm vc thuần VN , chế độ chán. đang tính chuyển nghề mà khoai quá
Trước tôi học cơ khí ô tô nè thím. Sinh viên năm 3 rồi phải nghỉ. Dc cái tôi tiếp xúc nhiều vs mấy bro khóa trên vs đã đi làm nên biết đặc thù ngành. Nhanh trí năm 3 cút
 
Back
Top