Review về nghề nghiệp,công việc của các bác

Tôi làm ban thanh tra của 1 tập đoàn tên T , còn chi tiết hơn thì bí mật vì bảo mật thông tin của Tập đoàn :(

Mọi thâm cung bí sử, và các thủ đoạn ma giáo của ngành bất động sản tôi đều rõ nhưng không public đây được
Public vấn đề chung của nghành thôi :shame: Không nổ tên tập đoàn ra là đc mà
 
Tự định danh cái nghề: QA/QC mảng Food and Beverage. Nôm na là Quản lý chất lượng ngành Thực phẩm và Đồ uống. Ai quan tâm thì Ưng, mai kia rảnh tôi viết dài chút.
Làm này có cần bằng hóa hay thực phẩm gì không bác? Em thấy khóa trước em học ngành QLy công nghiệp cũng nhiều người làm trong mảng chất lượng của F&B
 
Có fen nào làm tư vấn dịch vụ ở head Honda không nhỉ :D Review phát.Không biết học gì để ra làm đc nghề đó nhỉ:LOL:
 
Tôi làm ban thanh tra của 1 tập đoàn tên T , còn chi tiết hơn thì bí mật vì bảo mật thông tin của Tập đoàn :(

Mọi thâm cung bí sử, và các thủ đoạn ma giáo của ngành bất động sản tôi đều rõ nhưng không public đây được
Chắc bị ghét lắm :feel_good:

via theNEXTvoz for iPhone
 
[REVIEW: QA/QC mảng Food and Beverage aka Quản lý chất lượng ngành sản xuất Thực phẩm và Đồ uống]
1. Sơ lược về bản thân:
Nhìn chung từ tuổi teen tôi biết mình học không giỏi mấy môn khối A (Toán-Lý-Hóa) nên cuối cùng tôi chọn khối B, tập trung vào môn Sinh. Thi 2 năm mới đỗ đại học, trường cũng làng nhàng. Nhà nghèo nên tôi chọn chuyên ngành mà tôi cho là có tính ứng dụng nhất: Vi sinh vật học. Học xong ra trường ngồi chơi nửa năm éo tìm được việc, chủ yếu là bởi vì không quen biết hay có mối quan hệ nào ở Hà Nội, không biết phải đi đâu mà xin việc. Đang lơ ngơ tính về quê xin làm giáo viên dạy Sinh thì có ông anh khóa trên hay chơi PES cùng bảo có công ty kia của Đức đang tuyển QC, thế là liều đi ứng tuyển. Loanh quanh thế nào lại trúng vào làm, chắc chị QC Manager nghe kể lể hoàn cảnh thấy tội nghiệp. :too_sad: Vào làm QC phòng thí nghiệm vi sinh, suốt ngày lấy mẫu rồi kiểm mẫu, đọc kết quả, làm báo cáo. Rồi làm Lab mãi cũng chán, xin chị Manager chỉ dạy thêm về nghề, mới biết thế nào là hệ thống quản lý chất lượng, ISO, GMP,... Đủ lông đủ cánh rồi thì cứ khoảng 3-4 năm lại nhảy việc up level 1 lần, từ nhân viên QC lên QA Supervisor, rồi QA Manager. Hiện tại thì title là Director phụ trách mảng chất lượng và food safety. Chắc sắp tới lại nhảy tiếp. Tôi toàn làm cho FDI nên nhảy cũng dễ, không thấy ai phàn nàn gì. Tới giờ cũng coi như có chút vốn liếng trong ngành, các tập đoàn FDI đã làm qua đều tầm cỡ thế giới cả, nhờ đó cũng học hỏi được nhiều điều, nay nhàn rỗi chia sẻ chút với vozer. À, kiểu gì cũng có vozer hỏi lương nên tôi nói luôn là lương tôi chỉ khoảng 50-60k Biden/năm thôi nhé, không so được với IT đâu. :pudency:
2. Tình hình của ngành F&B nói chung và QA/QC nói riêng:
Ngành F&B hay được hiểu đơn giản là phục vụ ăn uống, nhưng bản chất ngành này rất rộng và liên quan tới nhiều ngành khác như nông nghiệp, nhà hàng-khách sạn, du lịch, ... Ngành F&B cũng cực kỳ đa dạng về loại hình và quy mô, từ quán ăn, nhà hàng, ẩm thực đường phố tới sản xuất quy mô công nghiệp, chế biến xuất khẩu,... Tôi chỉ có kinh nghiệm chính trong mảng sản xuất-chế biến quy mô công nghiệp, vì vậy các mảng khác của F&B tôi không dám nói sâu.
Nhìn chung F&B hiện rất phát triển ở VN và cả Thế giới, và dự địa để phát triển còn rất nhiều. Tất nhiên thôi, ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người. Suy thoái, khủng hoảng thì điện thoại, trang sức có thể không mua nữa chứ đồ ăn thức uống thì vẫn phải đớp đều. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống thì F&B ở VN hiện có rất nhiều hướng đi mới và đều rất hứa hẹn phát triển trong tương lai, như: thịt mát, thực phẩm organic, ...
Trong lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp thì ở VN phát triển đồng đều cả các doanh nghiệp FDI lẫn các doanh nghiệp trong nước. Thời cuối 9x, 2000 là thời điểm ngành sản xuất thực phẩm-đồ uống ở VN còn non trẻ, chứng kiến sự đổ bộ của các tập đoàn lớn nhất thế giới như Coca, Pepsi, Nestle, Cô gái Hà Lan, Vina Acecook, Vedan, Ajinomoto,... Trong giai đoạn sớm đó thị trường F&B ở VN là do các thương hiệu nước ngoài này thống trị. Đến cuối những năm 2000, 201x thì thị trường bắt đầu chứng kiến sự trỗi dậy của các ông lớn doanh nghiệp Việt (hoặc gốc Việt): Masan, Vinamilk, Vissan, Nutifood, Thành Thành Công, Tân Hiệp Phát, Kinh Đô, ... Có thể nói là trăm hoa đua nở, cạnh tranh gay gắt và giúp người tiêu dùng hiện nay có rất nhiều lựa chọn.
Chỉ nói ví dụ đơn giản như mảng nước tương, xì dầu, ai lớn lên giai đoạn 9x đều nhớ: nhắc đến xì dầu thì mặc định là Maggi (Nestle). Maggi lúc đó là vua phân khúc, 1 mình 1 chợ, tất cả các thương hiệu nội địa nhỏ lẻ khác đều không thể cạnh tranh nổi. Nhưng rồi những năm 2000, Chinsu (Masan) xuất hiện và nhanh chóng cạnh tranh sòng phẳng với Maggi, rồi trở thành cuộc đua song mã như hiện nay. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với sữa (CGHL-Vinamilk), mì tôm (Acecook-Masan), trà xanh (URC-THP-Suntory),...
Thị trường phát triển nhanh, dòng vốn đầu tư cũng ngày càng lớn. Rất nhiều ông lớn FDI không chỉ có 1 mà 4-5 thậm chí cả chục nhà máy trải khắp VN. Như Pepsi, Nestle đều đặt nhà máy quy mô lớn nhất nhì châu Á ở VN. Nhưng phát triển nhanh không có nghĩa là tất cả đều màu hồng, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp sản xuất F&B ngày càng đối mặt với một nguy cơ lớn: phốt. Nếu các em hoa hậu, diễn viên sợ nhất là phốt trà xanh thì trong thực phẩm sợ nhất là phốt về An toàn Vệ sinh thực phẩm. Ví dụ nhãn tiền không thiếu, từ con ruồi của THP cho đến những chai C2 nghi nhiễm chì của URC. Phốt nhẹ thì bị thanh tra, kiểm tra, thu hồi sản phẩm ì xèo, phốt nặng thì thân bại danh liệt, mất hết thị phần.
ioyMD0h.gif

Chính vì vậy, các ông lớn F&B rất chú trọng vào phát triển công nghệ và con người, một trong số đó chính là QA/QC aka Quản lý chất lượng.
Tên là quản lý chất lượng nhưng thực chất trong ngành F&B, QA/QC quan tâm đến 2 yếu tố chính: Food Quality và Food Safety. Giải thích đơn giản là:
  • Food Quality: khách hàng ăn/uống sản phẩm vào có thấy ngon không, có "chuẩn" vị không, feeling có consistency không (không biết diễn đạt TV như nào),...
  • Food Safety: ăn vào có bị ảnh hưởng sức khỏe không, có bị triệu chứng bất lợi nào không (nôn, đau bụng,...).
Và như đã nói ở trên, phốt Food Safety là phốt đáng sợ nhất với các doanh nghiệp F&B, lớ ngớ là out server ngay, dù lớn đến đâu.
Phân biệt QA và QC 1 chút thì QC cơ bản là như tên: Control, công việc chính lấy mẫu, test mẫu, so sánh tiêu chuẩn và đưa ra kết luận. Còn QA là Assurance = Đảm bảo, muốn đảm bảo được chất lượng thì phải có hệ thống quản lý, tiêu chuẩn, phối hợp nhiều bộ phận,... Có công ty thì tách biệt bộ phận QA với QC, nhiều công ty khác thì gộp lại và gọi là QA hoặc QC, chả có nguyên tắc nào cả. Xu hướng chính hiện nay gọi là QA, bao gồm cả QC. Về cơ bản, một phòng QA sẽ có mấy thành phần nhân sự như sau:
  • QA Manager: đứng đầu, quản lý hết.
  • QA Assistant Manager: làm phó cho Manager, chỗ có chỗ không.
  • QA Supervisor/Team leader.
  • QA Technician.
Phân chia theo chức năng chuyên môn thì QA có mấy mảng công việc chính:
  • QA System: phụ trách quản lý, monitor hệ thống quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn, luật hiện hành, các cuộc audit, thanh kiểm tra bên ngoài và bên trong, thực hiện đánh giá nội bộ.
  • QA Line Control/Inline: Quản lý chất lượng trên dây chuyền sản xuất, thường đi ca theo sản xuất, hay cãi nhau với sản xuất và kỹ thuật nhất.
  • QA Incoming: Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát nhà cung cấp (về mặt chất lượng).
  • QA Lab: thường có các Lab Vi sinh, Hóa-lý, chuyên lấy mẫu, test mẫu.
Đây là 4 nhóm chức năng chính, ngoài ra tùy công ty mà QA có thể phụ trách thêm một số nhóm chức năng khác như: đăng ký sản phẩm, xử lý phàn nàn-khiếu nại của khách hàng, triển khai thử nghiệm R&D,...

3. Đầu vào:
Là ngành F&B nên thường ưu tiên tuyển nhân sự có bằng Công nghệ thực phẩm (Bách Khoa, Mở, CNTP HCM, Nông Nghiệp,...). Tuy nhiên phải nói thẳng là đào tạo trong trường đại học rất xa rời thực tế công nghệ sản xuất, cũng rất hiếm trường có đào tạo gì liên quan đến QA/QC hay các hệ thống, tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Kinh nghiệm phỏng vấn các bạn sinh viên mới ra trường thì cả mấy trăm trường hợp đều như nhau, dù học trường top hay trường tư, bằng giỏi hay bằng khá: không có ý niệm gì về QA/QC cả. Vì vậy đối với sinh viên mới ra trường chủ yếu phỏng vấn để vào làm ở nhóm QA Lab: đã học về vi sinh thì vào Lab vi sinh, học về hóa lý thì vào lab hóa lý. Nhóm Line control đôi khi cũng tuyển sinh viên mới ra trường nhưng chủ yếu đánh giá thái độ lúc phỏng vấn: nhanh nhẹn, nhiệt huyết, ham học hỏi là những yếu tố tiên quyết.
Kể case này để các vozer nào là sinh viên sắp ra trường đọc: trong số mấy trăm hồ sơ sinh viên mới ra trường mà tôi đã từng phỏng vấn thì chỉ ấn tượng duy nhất 1 bạn. Bạn này đến phỏng vấn vị trí technician, nhưng hồ sơ rất đẹp: học trường top, bằng giỏi, chuyên ngành không liên quan lắm nhưng nắm kiến thức rất vững, TA thông thạo, thái độ tự tin nhưng không kiêu, nhiệt tình nhưng vẫn biết tiết chế, rất cầu tiến và ham học hỏi. Quan trọng hơn bạn ấy là gái Hà Nội gộc nhưng tư tưởng rất mở, phóng khoáng còn hơn nhiều các anh con trai. Phỏng vấn xong tôi gọi cho sếp hỏi xem sếp có slot nào cho vị trí Supervisor không, vì tôi vừa tìm được một hạt giống tốt. Sau này em ấy được nhận, vào thẳng làm Junior Supervisor. Chỉ sau 2 năm nó vụt sáng, lên làm Senior Supervisor, được xác định là back-up cho vị trí Manager tương lai luôn.
4. Cơ hội nghề nghiệp:
Như nói ở mục 1, thị trường F&B hiện tại trăm hoa đua nở, cơ hội rất nhiều, trải dài từ khối công ty vốn nhà nước (Vinamilk, Habeco,...), khối tư nhân Việt (THP, Masan, Golden Gate,...) tới khối FDI (Nestle, Coca, Pepsi,...). Mỗi khối lại có style làm việc, yêu cầu đầu vào và chế độ lương thưởng hơi khác nhau.
Nói chung tôi toàn làm FDI, cũng từng thử phỏng vấn ở mấy công ty to nhất của bên tư nhân Việt và nhà nước nhưng thấy style không hạp (hay nói thẳng là cung cách làm việc không chuyên nghiệp, đèo ưa). Anh nào làm mấy khối đó rồi review thêm cho tôi mở mang tầm mắt nhé.
Các nhà máy F&B đa phần nằm ở khu công nghiệp tỉnh, ngoại thành nên đi làm xác định là di chuyển xa, có xe bus công ty là một lợi thế. Anh nào nhà ở HN, SG mà làm KCN thì việc 6h sáng ra khỏi nhà, 6-7h tối mới về đến nhà là bình thường.
Đối với sinh viên mới/sắp ra trường, lên vietnamwork hay các web tìm việc khác tìm ở mục nghề QA/QC là ra rất nhiều, tuyển liên tục. Một số công ty dạng top còn có trang tuyển dụng riêng như: Heineken, Pepsi, Nestle,... Nên vào trực tiếp các trang này để xem thông báo tuyển dụng.
5. Khả năng phát triển sự nghiệp và thu nhập:
Con đường phát triển thông thường là QA technician -> Supervisor -> Manager -> Director. Tất nhiên, đường càng lên càng hẹp, 99.99% dừng bước ở QA Manager đổ xuống, vì chỉ có số ít tập đoàn lớn mới có vị trí Director (chắc đếm trên 2 bàn tay).
Càng lên vị trí cao thì kĩ năng quản lý, leadership, giao tiếp, coaching càng quan trọng. Vì nói thật, QA/QC lên đến các vị trí quản lý là một nghề gần gần với buôn nước bọt :big_smile: Chém gió, vẽ vời làm sao cho đội nhà máy (sản xuất, kỹ thuật,...) nó hiểu và làm theo các tiêu chuẩn chất lượng là được. Vì vậy anh nào hoạt ngôn, tính cách linh hoạt biết cân bằng giữa nghiêm túc và mềm dẻo thì cơ hội thăng tiến cao hơn. Anh nào cứng nhắc, nóng tính thì khó.
Giải lương sơ bộ theo vị trí mà tôi biết:
  • QA Technician: 5-10tr, công ty top thì 12-15tr nếu làm lâu năm.
  • QA Supervisor: 10-20tr, công ty top thì max có thể tới 30tr.
  • QA Manager: 20-40tr, công ty top thì max có thể tới 60-80tr.
  • QA Director: 80tr đổ lên, max khoảng 150-200tr.
6. Ưu-nhược:
Ưu điểm: tuyển đầu vào không khắt khe, lương ổn so trong ngành sản xuất F&B, tỉ lệ nam-nữ cân bằng, style làm việc mềm dẻo, nhẹ nhàng.
Nhược: khả năng thăng tiến hẹp, phong cách làm việc 5 cha 3 mẹ, mỗi nơi 1 kiểu, hay bị bọn sản xuất, kỹ thuật dè bỉu, chửi rủa, dễ bị ức chế, mất phương hướng, chán nản :too_sad:
 
Last edited:
tôi đang hiện làm BQLDA của địa phương. Vai chủ đầu tư chủ yếu là công việc QLDA, lương tương đối ổn so với ở quê. Dự tính học thêm vài cái nữa để biết đâu sau biến cố thì còn té
 
Thế tiếp theo mình review nghề Bác Sĩ Gây Mê nhé :beauty: chờ các Bác Sĩ chuyên khoa khác vào :sexy_girl:

Em là một bác sĩ bình thường, không phải Nội trú

Công việc chuyên môn: Gây Mê, Kiểm soát đau trong và sau phẫu thuật, hồi sức trước, trong và sau phẫu thuật.

Pros:
  • Mức thu nhập tương đối cao trong các chuyên khoa, cao vượt trội trong những năm đầu tiên so với các chuyên khoa khác nên có thể nuôi sống bản thân cũng như có thêm chi phí để học thêm cao hơn.
    beat_brick.png
  • Tiếp xúc với các kiến thức về Hồi Sức căn bản, kiến thực rộng bao phủ tất cả các chuyên ngành nội và ngoại khoa nên có thể vận dụng trong đời sống hàng ngày khá tốt. Xử trí các tình huống cấp cứu ban đầu cho người thân, bạn bè (nếu xui xẻo) ngầu như trên phim Hờn Quắc :sexy_girl:
  • Mức độ cạnh tranh thấp (do ít người muốn làm). Cơ hội việc làm trong và ngoài viện rộng mở do nhu cầu giảm đau (thẩm mỹ, nha khoa) ngày càng cao
  • Tuy bệnh nhân ít biết nhưng hầu như tất cả các khoa phòng tại nơi làm việc đều biết tới mình (do đặt nội khí quản hoặc làm các thủ thuật ngoài các trại không làm được) nên nhờ vả, gửi gắm người thân thường được giúp đỡ rất nhiệt tình và vui vẻ
    beauty.png
-Thân hình dễ thon gọn vì phải tập thể dục (chạy đi hỗ trợ toàn viện)+ bỏ bữa trường kỳ :amazed:

Cons:
-Tuy mức thu nhập ban đầu cao nhưng mức tăng trưởng thu nhập trong tương lai sẽ ít ấn tượng hơn so với các chuyên khoa khác. Không mở được phòng mạch.
-Cầm cu chó đái trong pháp lý vì bệnh nhân có tai biến trong phẫu thuật dù không phải lỗi của GMHS cũng phải è cổ đi giải trình :beat_brick: khúc này mệt bỏ bu
-Kiến thức rộng do phải học hết các chuyên khoa khác để có thể xử trí cấp cứu => học lòi trĩ luôn :surrender:. Bên xứ giãy chết nội trú GMHS và Phẫu thuật thần kinh phải học 4-5 năm thay vì 3 năm như các ngành học khác :beat_brick:
-Các chuyên khoa khác nhìn GMHS thì thấy khá nhàn, nhưng đíu phải vậy . Ở bệnh viện mình cũng là 1 trong những BV tuyến cuối ở HCM nên hầu như đi trực phải thay phiên nhau ngủ ngắn (15-20p) để lấy sức. Nhiều đêm không ngủ 1 phút. Bào sức khá ghê :pudency:
-Nhiêu khê trong việc lấy chứng chỉ hành nghề vì là chuyên khoa lẻ :ah:

Chỉ nhớ tới đây thôi. Các bác có hỏi gì thêm thì em tiếp tục cập nhật nhé :go:

via theNEXTvoz for iPhone
Bác làm ở viện nào thế :byebye:công ty em chuyên cung cấp vật tư y tế ngành GMHS, đặc biệt là vật tư liên quan đến giảm đau sau phẫu thuật :still_dreaming: Nếu bác có thiện chí thì ...:shame:
 
RV Thí nghiệm điện:
Tay phải: Cv chủ yếu là ăn với bốc vác máy móc đi bơm test thiết bị trạm, lênh đênh trên xe nhiều hơn ở nhà, lương tháng chục củ đi nhiều nên ăn tiêu hết, luôn phải làm trong môi trường từ trường cao, sợ vđ, hôm nào lơ tơ mơ thao tác nhầm cái thì nhập kho.
Đầu vào: Ông nào học điện về cũng làm được nhất thứ, nhị thứ thì khoai hơn.
Tương lai: Mù mịt, sau này chán thì cũng về làm vận hành mấy trạm tư nhân thôi.
Tay trái: Đang dự định lấn làn sang UI, digital, sau này kiếm cái job freelanc cho có thời gian với gia đình nếu thành công thì bỏ luôn tay phải, bác nào đang nằm ngành này ib em hỏi chút nhé
 
Bác làm ở viện nào thế :byebye:công ty em chuyên cung cấp vật tư y tế ngành GMHS, đặc biệt là vật tư liên quan đến giảm đau sau phẫu thuật :still_dreaming: Nếu bác có thiện chí thì ...:shame:
Hộp cái info nào :feel_good: lấy sản phẩm đi đánh lẻ thôi, chứ trong viện không rớ vào phần của lãnh đạo được :hungry:

via theNEXTvoz for iPad
 
Sắp tới sẽ về công tác ở VPĐKĐĐ, vị trí chắc là nhân viên quèn. Có ae nào cho xin tí review với :)
Có bằng trắc địa thì xin qua đo đạc chấm mút
Có bằng qlđđ or luật thì xin qua cấp giấy cũng chấm mút
Còn trái ngành thì xin về lưu trữ làm thôi
 
[Nghề sư phạm]
Chap 1: Việc học tập của sinh viên và việc đào tạo của trường

Học lại cũng ko mất tiền.
Thi lại cũng ko mất tiền.
Thi nâng điểm cũng ko mất tiền.
Tóm lại tự do thoải mái vl, vào SP là xác định đéo mất tiền.


Đối với những khoa có độ khó cao như Toán, Lý, Hóa, Anh...
ra thì các khoa khác số lượng người chăm chỉ học hành thật sự chắc đếm trên đầu ngón tay.
Riêng khoa mình - khoa A, học đúng theo kiểu: Đi học cho có.
Đầu năm giáo viên nói cần mua giáo trình A B C ...
Bạn đéo mua cũng được, cuối kỳ xin khóa trên đề cương 12 câu ngồi học thuộc lòng trong vòng nửa ngày là qua môn.
Thậm chí ông nào có khả năng viết tốt, tư duy logic tốt đéo cần học.

Học nửa năm trời thi có 12 câu, lớp nào ngoan giảng viên giới hạn còn 10 câu, thậm trí giới hạn còn ... 6 câu.
Thi lại cũng đéo sợ, toàn người khoa mình - tức người nhà mình, ai làm khó nhau.
Xin hỏi cái anh viết bài này khóa mấy trường nào vậy? Làm gì có chuyện thi lại, học lại mà k tốn tiền nhỉ :confident: Mấy ngành Tự nhiên như Toán Lý Hóa Sinh mà 1 học phần học 1 buổi là qua thì nó là dạng thần đồng luôn rồi
 
Xin hỏi cái anh viết bài này khóa mấy trường nào vậy? Làm gì có chuyện thi lại, học lại mà k tốn tiền nhỉ :confident: Mấy ngành Tự nhiên như Toán Lý Hóa Sinh mà 1 học phần học 1 buổi là qua thì nó là dạng thần đồng luôn rồi
1664207076471.png

Sưu tầm từ voz cũ bác ơi,ổng ghi sư phạm HN1
 
đi thi công độ đến 30 đổ ra là chán cảnh rồi bác :)) xa vợ xa con. Mà sợ còn ko lấy dc vợ
Mình làm văn phòng, nhưng ngoài công trình hay văn phòng gì thế thôi. Lương phải tăng gấp đôi hiện tại mới sức với áp lực bác ạ.
 
Mình làm văn phòng, nhưng ngoài công trình hay văn phòng gì thế thôi. Lương phải tăng gấp đôi hiện tại mới sức với áp lực bác ạ.
Vâng nhiều bên dí rát quá bác ạ :D mong vài năm tới ngành này lại ngon chứ ko thì kĩ sư bỏ nhiều quá

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trade coin fulltime

- Đặc điểm nghề:
Dĩ nhiên là fulltime, lifetime dành cho máy tính và ngồi trên ghế cả ngày.

Watch chart thì lâu, điểm entry thì nhanh và phải canh cho đúng để tối ưu profit

Thích hợp cho dân trầm tư hướng nội yêu màu tím và thích....ngồi

Cần đường truyền ổn định, máy móc cấu hình tương đối, môi trường yên tĩnh thoải mái.

Ghế công thái học tốt là điều kiện gần như bắt buộc để tránh khả năng vào bệnh viện (Đang ngồi dvary butterfly)

K dành cho người hấp tấp, máu cờ bạc, phải biết mình đang làm cái gì và có phương pháp chơi rõ ràng cụ thể

Vốn lớn chơi sẽ khoẻ hơn. +/- 1-2$/lệnh. Đủ mua cơm chay hoặc nhịn fullday

Thăng tiến: Không. Tiền bạc: Tùy ng chơi
full time mà +- 1 2$ sao mà chơi fen
 
Back
Top