Review về nghề nghiệp,công việc của các bác

1 . Nghề hoạ nô kĩ thuật CAD: (chi nhánh công ty Nhật về máy móc xử lý rác nước thải)
- lương 6tr950 ( đóng bảo hiểm theo mức nhà nước), tăng ca = 150% lương cơ bản vùng :LOL:
  • 1 tháng nghỉ 2 ngày thứ 7.
  • Chủ yếu kiểm tra thông số + copy, scale các chi tiết, thiết bị từ bản vẽ sẵn có cho bản vẽ mới.
- Công nghệ độc quyền nằm ở vật liệu và lớp phủ ( sơn chống chịu thời tiết + nước biển) gia công trực tiếp ở Nhật.
- Văn hoá + chế độ Nhật tảo:
+ so đo từng phút của nhân viên, đi vệ sinh cũng dòm ngó.
+ sếp chia phe phái, muốn được bợ đít + làm culi ngoài giờ cho sếp như rước con, chở sếp đi nhậu,...
+ ép nhân viên ở lại học thêm tiếng và kí hợp đồng đưa đi Nhật đào tạo 1 năm ( cam kết 3 năm làm việc hoặc đền 3-40tr tiền chi phí): lương đi Nhật = 20tr/tháng ( bao ở, ăn uống tự lo), vì đặc thù bên e chỉ ngồi máy vẽ nên đéo khác gì ở Việt Nam. Sau khi đào tạo về thì hưởng lương + 2 triệu và được đưa vào danh sách chờ lên chức phó nhóm.
- còn nhiều thứ khác nữa, đa số là tiêu cực -> E out sau 8 tháng làm việc.
2. QA nguyên liệu vải cho Nike.
- Công ty Malaysia chi nhánh VN, chuyên gia công may mặc cho Nike và Patagonia
  • Làm việc 8.5h mỗi ngày, nghỉ thứ 7, CN.
  • Lương thưởng cao so với mặt bằng ở tỉnh: Khởi điểm 370$, thưởng 2.8 tháng lương/năm, mỗi năm tăng lương tối thiểu 30$ ( hiện e đươc 40$).
- 3 tháng Covid công ty trả full lương và không sa thải nhân viên.
  • Làm việc tại nhà máy gia công (hệ thống Việt Tiến) với vai trò là khách hàng nên cũng không đến nỗi tệ.
  • Môi trường nữ U40 nhiều - thị phi + soi mói: cái này tuỳ quan điểm mỗi người, e thấy k phù hợp với mình :LOL:
Mình đồng cảm với bạn. Nhưng lương của thím cao vãi đạn vậy :too_sad:
 
có bác nào làm ở phòng đào tạo, công tác sinh viên các thứ review chi tiết được không ạ :D
 
Cử nhân Y tế Công cộng, làm việc ở Trạm Y tế phường/xã. cụ thể là nếu có ca SXH-TCM-COVID19 thì sẽ điều tra ca bệnh bằng cách liên hệ trực tiếp với người bệnh hoặc với tổ trưởng trong khu phố để xác định người đó có đúng ở đó hay ko. sau đó nhập thông tin lên ứng dụng GIS, khoanh vùng xem có phải ổ dịch SXH hay ko thì lập kế hoạch, lập bản dự trù,... rồi đi giám sát máy phun thuốc diệt muỗi trong ngày phun thuốc. trước đó còn đi diệt lăng quăng, khảo sát chỉ số BI CI HI. ngoài ra còn có các công việc khác ở trạm mà cấp trên giao. ngoài tiền lương cứng thì còn có các khoản phụ cấp, tiền thu nhập tăng thêm, tiền lễ, tiền xăng nhớt,...
 
Cử nhân Y tế Công cộng, làm việc ở Trạm Y tế phường/xã. cụ thể là nếu có ca SXH-TCM-COVID19 thì sẽ điều tra ca bệnh bằng cách liên hệ với tổ trưởng trong khu phố để xác định người đó có đúng ở đó hay ko. sau đó nhập thông tin lên ứng dụng GIS, khoanh vùng xem có phải ổ dịch SXH hay ko thì lập kế hoạch, dự trù,... rồi đi giám sát máy phun thuốc diệt muỗi. trước đó còn đi diệt lăng quăng, khảo sát chỉ số BI CI HI. ngoài ra còn có các công việc khác ở trạm mà cấp trên giao.
lương cũng tính hệ số x lương cơ bản à bác,ở quê còn đỡ chứ ở tp sao sống nhỉ
 
Làm chuyên viên pháp lý, chuyên mảng tranh tụng dân sự + thương mại, lương 2x + % vụ việc. Đã thi đậu kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề, chỉ cần nộp hồ sơ nữa là thành luật sư. Nhưng không nộp hồ sơ, hết tháng này nghỉ việc, đi làm việc khác.
Thím thâm niên bn năm mà lương cao thế ạ
 
kỹ sư công nghệ sinh học, nhân viên phòng lab, phòng sản xuất, kiêm sửa điện, đi dây mạng-wifi, bóc vác, cài phần mềm, cài win, giao nhận hàng, làm giấy tờ văn phòng, giao thư, vẽ vời ba cái project của sếp bằng pts tuy không chuyên nhưng mỗi việc biết vài thứ, culi mạc hạn nhục nhã ở xưởng in bị đối sử khác nào súc vật,... lương thì như shit, nói chung cuộc đời như cớt vậy. Công việc thì chỉ lanh quanh mấy khu công nghiệp xa thành phố, xa nhà. Xin QA-QC thì bị bên thực phẩm chê, xin mỹ phẩm thì bị xa lánh, xin chân vận hành nhà máy sữa thì không nhận vì không phải là kỹ sư thực phẩm. :baffle: Dù có đọc trên mạng nói đó là nghành khó kiếm việc làm nhưng vẫn lao đầu theo học, lúc học thì vui lắm, lúc xin việc thì mới thấy cảnh, biết thế đi nghành khác cho khỏe thân.
 
Làm PT lương khoảng 15 - 40 triệu tùy từng tháng. Công việc thì cũng không quá bận rộn (chắc tại làm lâu nên sắp xếp được thời gian hợp lý), vẫn có thời gian tập luyện, làm việc bên ngoài và thời gian chơi bời các thứ

Ngoài ra thì có trade forex, coin kiếm 400$-2000$ tùy từng tháng. Trading nói chung cũng nhàn, quan trọng là kiên nhẫn chờ đợi.

Cố gắng từ 2023 thu nhập đều đặn 100 tr / tháng
 
Nghề M&A và đầu tư dự án:
huy động vốn: làm việc với ngân hàng, quỹ đầu tư về tài sản đảm bảo và kế hoạch trả nợ. Công việc thì làm chuyên môn thôi, ông nào muốn lên sếp phải ngoại giao tốt và có quan hệ với quỹ và tctd
M&A: định giá doanh nghiệp, thu xếp tiền để mua. Lắm khi định giá theo ý chí hai bên chứ chả theo phương pháp nào =.=
DD: gặp đối tác để khảo sát, đánh giá, thương lượng về giá và phương thức chuyển nhượng dự án, doanh nghiệp. Chủ yếu gặp nhau đi ăn nhậu. Về còn nhớ gì thì làm báo cáo cái ấy :feel_good::feel_good:
xúc tiến đầu tư: đi nạp card cho các cốp

via theNEXTvoz for iPhone
 
chắc bác ra trường làm trái ngành hoặc làm ở các chỗ không liên quan gì nhiều đến cấp giấy nhưng em được kể là bên vpdkdd cũng kiếm khá ổn, chúc mừng bác nhé :D
Đúng rồi mình trái ngành bác ơi. Không liên quan gì cấp giấy nên chắc thời gian đâầu phải vất vả lắm. Cũng 3x rồi nên phải cố gắng xông pha thiệt nhiều. Cám ơn bác nhé :byebye:
 
Đúng rồi mình trái ngành bác ơi. Không liên quan gì cấp giấy nên chắc thời gian đâầu phải vất vả lắm. Cũng 3x rồi nên phải cố gắng xông pha thiệt nhiều. Cám ơn bác nhé :byebye:
Trước em cũng học ngành này nhưng khi đi làm thì lại làm thiên về khoa học đất nhiều hơn nhưng nói chung cũng không ăn thua với đợt này nhà nước bắt đầu siết nhiều nên cũng đi tham khảo cho việc nhảy việc sang các khu vực liên quan :D
 
Thớt cầm đồ là của em, thím nào đào lên ấy
Ai rảnh mà public kiểu đó đâu :sweat: Giờ kêu em viết lại em cũng ko viết
Giờ rời nhà, kiếm cái khác làm mà nộp cv ghi exp 4 năm làm ở tiệm cầm đồ (Sale, CSKH), đi pv xong ngta ko nhận :pudency: Chán đừng hỏi
Hỏi bạn bè thì đều nói là các cty đang cắt nhân sự, hạn chế tuyển. Sau tết mới tuyển nhiều, ko lẽ phí 5 tháng :surrender:
cầm lãi ròng 40 củ thì đi làm lương 8tr làm qué gì ông ơi
 
Trước em cũng học ngành này nhưng khi đi làm thì lại làm thiên về khoa học đất nhiều hơn nhưng nói chung cũng không ăn thua với đợt này nhà nước bắt đầu siết nhiều nên cũng đi tham khảo cho việc nhảy việc sang các khu vực liên quan :D
Cái vụ khoa học đất mình học không vào thím ơi. Có vài môn trong quá trình học nhưng mình ko nhớ với không đam mê mấy cái thành phần hóa học nên thôi :nosebleed:
 
[Nghề sư phạm]
Chap 1: Việc học tập của sinh viên và việc đào tạo của trường

Sinh viên SP đi học đéo mất tiền nên hầu như, mặt bằng chung sinh viên các trường sư phạm là gia đình trung bình đổ xuống, dân tộc, vùng sâu vùng xa...
Tuy nhiên cá biệt vẫn có nhà gia thế khủng.

Sinh viên đi học đéo mất tiền nên thích học thì học, ko thích học thì thôi. Không như sinh viên trường khác, ko học thì thi lại, đóng tiền.
Nhiều khi anh em ko muốn học nhưng vì tiền đành phải cắm đầu học để qua môn.
Còn sinh viên SP thì khác, học có mất tiền đâu.
Ko đủ điều kiện thi do nghỉ quá số buổi, bài điều kiện thấp thì học lại.
Học lại cũng ko mất tiền.
Thi lại cũng ko mất tiền.
Thi nâng điểm cũng ko mất tiền.
Tóm lại tự do thoải mái vl, vào SP là xác định đéo mất tiền.

Đối với những khoa có độ khó cao như Toán, Lý, Hóa, Anh... ra thì các khoa khác số lượng người chăm chỉ học hành thật sự chắc đếm trên đầu ngón tay.
Riêng khoa mình - khoa A, học đúng theo kiểu: Đi học cho có.
Đầu năm giáo viên nói cần mua giáo trình A B C ...
Bạn đéo mua cũng được, cuối kỳ xin khóa trên đề cương 12 câu ngồi học thuộc lòng trong vòng nửa ngày là qua môn.
Thậm chí ông nào có khả năng viết tốt, tư duy logic tốt đéo cần học.
Học nửa năm trời thi có 12 câu, lớp nào ngoan giảng viên giới hạn còn 10 câu, thậm trí giới hạn còn ... 6 câu.
Thi lại cũng đéo sợ, toàn người khoa mình - tức người nhà mình, ai làm khó nhau.

Đi thực địa, thực tế, khảo sát mặc định là đi du cmn lịch đê.
Đóng tiền, thuê xe, ăn uống, hát hò bay nhảy ...
Sáng hôm sau đi theo giảng viên xem ông ý đo đạc, chỉ đạo này nọ rồi lại tụ tập tiếp.
Bài thu hoạch sau khi đi thực tế thì 100 thằng giống nhau, khóa nào chả giống khóa nào.

Luận văn tốt nghiệp thì giới hạn 20 người top của lớp mới được làm, những người còn lại phải đi học 3-4 môn.
20 người may mắn đó chả hiểu sao từ chối cơ hội, cứ nằng nặc đòi xin thi, ko làm khóa luận.
Có đứa được phó khoa hướng dẫn khóa luận, gặp nhau chắc được 5 buổi mỗi buổi 30 phút, ông đưa cho bài mẫu về xào lại.
Có đứa vừa nhận giảng viên hướng dẫn thì ông ấy bị ngã xe, nằm viện thành ra chả hướng dẫn gì. Nó ngồi ở nhà bịa số liệu, có ai đi kiểm chứng số liệu đéo đâu.
Trước ngày bảo vệ, lì xì cho hội đồng mỗi người 1 cái là có câu hỏi và câu trả lời luôn. Khi bảo vệ họ hỏi đúng câu đấy, đéo lệch.

Về trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ
- 3 năm phổ thông, 4 năm ĐH nhưng tỷ lệ sinh viên mù tin học, mù ngoại ngữ cao vkl. Trường đéo yêu cầu bằng tin học, bằng ngoại ngữ để ra trường nên sinh viên cũng đéo cần học.
Bằng tin học IC3 và bằng tiếng Anh B1 đặt hàng ngay trường ĐH Ngoại Ngữ, alo 1 cái là có.

Về kỹ năng sư phạm
  • Năm nào cũng có nghiệp vụ sư phạm nhưng chỉ là phần thi giữa các khoa, hình thức vl. Khoa nào cũng đổ 1 đống tiền để mong nhận được giải thưởng.
  • Sinh viên sau khi ra trường, đứng trên bục giảng còn run hơn học sinh.

Nói chung ko phải tất cả sinh viên Sư phạm Hà Nội 1 nào cũng thế, nhưng số đông thì đầy.

Chap 2: Tranh giành quyền lực

Trong 1 ngôi trường dù là trường công hay trường tư đều có sự tranh giành quyền lực rất kinh.

1. Quyền lợi khi có được quyền lực tại 1 ngôi trường
- Căng tin: Căng tin trong trường học như xăng, dầu, điện, nước ngoài trường học vậy. Độc cmn quyền luôn. Tuy nhiên ko phải muốn bán giá bao nhiêu thì bán, bán ở giá chấp nhận được.
Mỗi khi họp hành, liên hoan gì là nhà trường lấy luôn hàng hóa của căng tin.
  • Photocopy: Có 1 số trường đã khoán hẳn dịch vụ photocopy cho tư nhân. Điển hình như trường mình, trường và các lớp, các học sinh có nhu cầu tự photo.
  • Bảo vệ: Bảo vệ ở trường học còn kiêm cả thợ sửa điện, nước, các công trình nhỏ
  • Sự sắp xếp giáo viên: Giáo viên nào thuộc phe cầm quyền thì sướng, giáo viên nào phe đối lập thì khổ.
Sướng và khổ ở chỗ:
  • Sắp xếp thời khóa biểu: Có người 4 tiết/ngày, có người bị chia ra 4 tiết 4 ngày, đương nhiên là ưu tiên cho người phe mình rồi.
  • Số tiết, số lớp đứng giảng: Có người mang danh giáo viên nhưng 1 tuần chỉ 1 tiết/1 lớp. Có người 16 tiết/4 lớp...
  • Thi đua, khen thưởng: Phe đối lập đéo bao giờ được ăn tiền khen thưởng nhé.
  • Hàng năm bộ, sở, xã phương thường có 1 số tiền để đưa về cho trường nhằm cải tạo cơ sở vật chất. Đương nhiên là số tiền này 1 phần làm việc đúng mục đích, 1 phần được chia nhau rồi.

2. Phe phái ở trường học
Có 3 phe cơ bản: 1 phe cầm quyền, 1 phe đối lập, 1 phe trung lập
Việc đánh giá phe nào tốt, phe nào xấu rất khó. Mình từng gặp 2 trường hợp như thế này:

Trường hợp 1: Phe cầm quyền gian dối, ăn tiền học sinh, ăn tiền các ban ngành khác nhưng lại làm rất được việc. Họ chia nguồn tiền hài hòa giữa việc sử dụng đúng mục đích và bòn rút. Khi họ sử dụng đúng mục đích thì trường rất phát triển.

Trường hợp 2: Phe đối lập có bằng chứng xác thực việc ăn tiền của phe cầm quyền, tố cáo với nhà báo, công an và Sở nên phe cầm quyền bị hạ bệ. Phe đối lập lên ngôi.
Lúc này, phe đối lập toàn giáo viên tốt, chính trực, ko ăn tiền nhưng khi họ sử dụng nguồn tiền đúng mục đích nhưng lại ko đạt hiểu quả cao so với phe cầm quyền trước đây.
Nguyên nhân là bởi vì năng lực làm việc của họ ko bằng.

Bởi vậy mình nghĩ, thả ăn được làm được còn hơn là ko ăn mà cũng ko làm được.


############
[review của 1 vozer khác]\
Nghề giáo là một nghề theo người Việt in đậm tư tưởng Nho giáo thì đây là một nghề cao quý. Tôi cảm thấy tự hào về nghề của mình nhưng chúng tôi cũng chỉ là những con người bình thường. Chúng tôi cũng có một cuộc sống như mọi người nhưng thật sự là giáo viên phần lớn họ khá hiền tính hoặc họ buộc phải hiền. Tôi sẽ nói rõ sau.
1. Thu nhập
Tôi là một giáo viên dạy cấp THCS tại Sài Gòn. Thu nhập bình quân của giáo viên ở Sài Gòn cao hơn ở các tỉnh khác. Ở Sài Gòn giáo viên đi dạy vài năm thì thu nhập hàng tháng tầm 4 - 5 triệu đã bao gồm các khoản phụ cấp. Ngoài ra ở Sài Gòn còn có thêm một khoản là tăng thu nhập (một số đồng nghiệp ở miền Tây không có). Tăng thu nhập được chia theo mỗi quý (4 quý/năm). Trong đó mỗi quý tầm 2,3,4 triệu. Thưởng quý mà dồn Tết thì có trường được thưởng 20 -30 triệu riêng tháng Tết. Có nhiều trường chia tăng thu nhập lên đến 40 triệu là bình thường. Chia ra thu nhập giáo viên 1 tháng có thể lên tới 8-10tr đối với giáo viên mới ra trường và cao hơn với giáo viên lâu năm. Giáo viên lâu năm trường tôi cao nhất tầm 12 triệu/tháng chưa tính các khoản tăng thu nhập.
Cần nói thêm về tăng thu nhập. Một năm kinh phí sẽ cấp cho trường 1 số tiền nhất định thường là tính theo đầu học sinh, nếu học sinh nhiều thì kinh phí về sẽ càng cao. Kinh phí đó sẽ được sử dụng để hiệu trưởng tự cân đối để trả tiền lương cho giáo viên, sửa chữa cơ sở vật chất... Nếu dư ra sẽ được chia TĂNG THU NHẬP.
Chưa kể riêng Sài Gòn có 1 chính sách là THU NHẬP TĂNG THÊM. Gv hay gọi là Nghị quyết 03. Số tiền thưởng theo quý 1 GV tầm 10-20tr nữa. Tính ra 1 năm thầy cô được thưởng thêm tầm 40-80tr nữa tùy vào thâm niên. Mọi người có thể tham khảo.
Đối với các môn có thể dạy thêm được như toán, Anh văn, Lý, Hóa… thì thu nhập họ rất nhiều. Mua nhà, mua xe hơi là rất bình thường. Nhưng điều đáng nói là ở các quận trung tâm Sài Gòn có hiện tượng giáo viên giấu bài, trù dập học sinh không học thêm. Họ gần như bắt buộc học sinh học thêm để kiếm thêm tiền. Thu nhập hàng tháng vài chục triệu là rất bình thường nhưng rõ ràng là việc dạy như thế làm họ rất mệt mỗi, không có thời gian nghiên cứu bài mới cũng như những cái hay để dạy cho học sinh mà đôi khi việc cho điểm này nọ còn là rất tiêu cực. Tôi rất ghét những đồng nghiệp như thế này, họ thật sự là những giáo viên biến chất. Tôi không biết là lương họ có đủ sống hay không hay họ đam mê tiền bạc mà làm như vậy? Các bạn trong voz hãy thử nhìn xung quanh xem có bao nhiêu đứa trẻ đang học thêm hàng ngày?
2. Thời gian
Thời gian ở các trường học ở Việt Nam là rất bất hợp lý. Tiết 1 bắt đầu lúc 7h sáng khiến cho thời gian của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh rất là gấp rút, bất cập. Điều này khiến cho buổi sáng phải dậy từ lúc 5h để chuẩn bị mọi thứ. Vấn đề là để chuẩn bị cho một ngày học có từ 8 đến 10 tiết học riêng trường chính quy và chưa kể học thêm buổi tối rồi về nhà học bài thật sự quá ám ảnh. Tôi cảm thấy quá thương học trò của mình. Nhiều lúc thấy tụi nhỏ không học bài mà đáng trách nhưng nghĩ lại cũng thấy quá đáng thương.
Thời gian biểu của các em rất là khổ. Sáng 5h đã dạy, học tới tiết 4,5 là tầm 11h hoặc 11h30 rồi nghỉ trưa ăn cơm tới 13h rồi học tới 16h, 17h00 rồi về nhà ăn cơm hoặc tranh thủ ăn gì đó rồi học thêm hoặc học bài tới tận tối rồi sáng mai lại tiếp tục học như thế suốt cả tuần. Chủ nhật nhiều giáo viên còn kêu các em vào trường học bù, học phụ đạo thêm nhất là môn văn còn không thì các em phải đi học thêm, đóng tiền cho các thầy cô giáo. Quá mệt mỏi!
3. Trình độ giáo viên
Thật sự mà nói thì giáo viên ở các cấp mầm non, cấp 1,2,3 chủ yếu được học trong sách vở và đi dạy lại. Họ hoàn toàn đủ kiến thức để dạy trong chương trình SGK. Tuy nhiên có thể nói là giáo viên hiện tại trình độ xã hội, các vấn đề khác là khá kém.
Tôi nói chuyện với đồng nghiệp thì thấy họ không có nhiều kỹ năng về xã hội, các kiến thức cơ bản, có vẻ như họ không cập nhật được nhiều các kiến thức mới và tỏ ra khá lạc hậu.
Đợt bầu cử Mỹ, ông thầy trong trường tôi còn đinh ninh là ông Trump là tỉ phú nên bỏ tiền ra để mua phiếu bầu của người dân Mỹ hay bà hiệu phó còn cho rằng các khách sạn 5 sao nó cũng giống 3 sao nhưng chỉ nhiều phòng hơn thôi hay không biết sử dụng Google Maps đề dò đường hoặc không biết cách gửi email...
4. Lãnh đạo
Lãnh đạo của trường là Hiệu trưởng, hiệu phó được bầu ra bởi Phòng giáo dục đối với Mầm non, cấp 1,2 hay Sở đối với THPT.
Lãnh đạo thì cũng tùy người nhưng tất cả đều biết cách vơ vét. Họ kê rất nhiều thứ như tiền nước uống học sinh, sửa chữa bàn ghế, màn cửa, máy vi tính, du lịch, trồng cây… tất cả đều có thể kiếm rất nhiều tiền. Màn cửa may có hóa đơn lên tới vài trăm triệu, bộ bàn ghế cho giáo viên ngồi có thể lên đến 300 triệu. Tất cả các khoản ở nhà trường đều có thể kiếm ra rất nhiều tiền.
Tôi xin ví dụ cho các bạn thấy một việc rất đơn giản như du lịch cho giáo viên hay học sinh chẳng hạn, cứ lấy giá gốc rồi cộng thêm khoản hoa hồng ưng ý là được. Có những cơ quan như Phòng giáo dục thường tổ chức tour cho các Hiệu trưởng, hiệu phó đi tham quan, “học tập”, “tổng kết” với số lượng 100 người là rất bình thường vì mỗi phòng giáo dục có cả vài chục cơ quan trường học trực thuộc. Đơn vị nào không đi sẽ bị phê bình. Một tour giá 10 triệu thì hưởng hoa hồng 1 triệu tới 2 triệu thì nhân với 100 người là thu về 100 triệu tới 200 triệu tiền hoa hồng rất dễ dàng.
Vì hoa hồng rất nhiều nên phòng giáo dục còn tổ chức các tour cho kế toán, đoàn, đội, y tế, bảo vệ… nói chung là tổ chức càng nhiều tour càng tốt.
Ở các trường cũng tương tự vậy cho các tour dành cho giáo viên, hoa hồng kê lên và hiệu trưởng sẽ hưởng. Thu nhập là rất nhiều!
Các bạn để ý là các khoản tiền như ăn trưa bán trú, phù hiệu, chụp ảnh, đồng phục, nước uống, xe đưa rước, bảo trì máy tính, cây xanh, du lịch, PHYT… tất cả các khoản mà phụ huynh đóng nhà trường mà chính xác là Hiệu trưởng đều có ăn. Chưa kể các khoản quyên góp của PHHS để tặng quà này nọ nữa. Họ rất rất giàu! Họ đi làm không cần lương đâu!
Một số trường khi hiệu trưởng nắm quyền sẽ quyết định luôn việc đàm phán hợp đồng với canteen, nhiều khi đi đêm canteen 1 năm 1 tỉ thì ghi 700 thôi 300 để riêng cho hiệu trưởng cũng là lẽ thường.
Nói đi cũng phải nói lại, Hiệu trưởng ăn nhiều thì cũng phải chia phần cho Phòng hay Sở, rồi những người này lại chia lại cho các cấp trên nữa. Không dễ gì ăn một mình đâu. Nên có chuyện các lãnh đạo xây biệt thự hay biệt phủ là điều quá bình thường. Họ giàu quá mà. Cứ nghĩ đến 50 cơ quan trực thuộc. Mỗi hiệu trưởng đóng phí 2 triệu/ tháng tức là 24 triệu/ năm thì 1 năm đã có 1.2 tỉ chưa kể các khoản hoa hồng du lịch, chọn nhà thầu xây trường, chọn nhà thầu sửa chữa máy vi tính, chọn thầu xe bus đưa đón và bắt các trường phải sử dụng!
cám ơn thím đọc bài của thím ngộ ra vài điều về lĩnh vực của mình tính làm thêm, ai cũng là thầy giáo chỉ có điều dạy cái gì thôi
 
cám ơn thím đọc bài của thím ngộ ra vài điều về lĩnh vực của mình tính làm thêm, ai cũng là thầy giáo chỉ có điều dạy cái gì thôi
bác tính dạy trung tâm à
nghề cao quý mà,dạy bằng cái tâm với học trò hướng dẫn tận tình là dc r
 
Back
Top