đánh giá [Rì viu] Belarus, Kazakhstan cho những ngày nhàn nhã, tránh xô bồ.

Đá lên
1wi66Fj.gif
 
Chap 29. Chào Astana.
Tháng 6, được phân công sang họp ở Kazakhstan. Đồng nghiệp nghe tên nước có đuôi –stan thì ối á kêu ghê thế, chiến tranh đánh nhau thì đi kiểu gì. Mình chẳng buồn giải thích thêm.
Lúc mình sang Kazakhstan chưa miễn visa cho Việt Nam như bây giờ mà thủ tục khá nhiêu khê lằng nhằng, nào là phải giấy mời theo mẫu của Bộ Ngoại giao vì đi công vụ, nào là visa 80 đô, xót hết cả mề. Nhưng lằng nhằng mãi cũng xong, sau khoảng 20 tiếng vừa bay vừa chờ mệt mỏi ở sân bay Bắc Kinh, cuối cùng cũng tới nơi (vật vã với con wifi ở sb Bắc Kinh luôn, đm Tàu Khựa).
Lúc đi cũng giữa tháng 6 rồi nên áo sơ mi ngắn tay, quần bình thường thôi. Xuống sân bay, theo kinh nghiệm đi xa đổi khoảng $20 để vừa đủ đi taxi thôi (sau mới biết là có buýt thẳng vào trung tâm thành phố :v). Tỉ giá lúc bấy giờ khoảng 320 Tenge (tiền Kazakhstan ăn 1$). Ra khỏi sân bay bảo quái, sao lạnh thế này. Lúc đi chủ quan không xem nhiệt độ trước, giở điện thoại ra nhìn: 6 độ C. Áo ngắn tay giữa trời 6 độ, lại mưa phùn lất phất, toi tôi rồi. 10h tối, chạy ù ra cửa sân bay, tất nhiên 1 đám xe dù đứng đó, 1 chú ngay lập tức bay vào.
  • Hê lô, ta xi.
  • Về khách sạn Duman nhiêu? – Mình bắn tiếng Nga luôn.

Chú taxi nhẩm tính 1 lúc, chắc tưởng ở khách sạn xịn là khách sộp, chú hét:
- 2000 Tenge. (~140K)

  • Có 8 cây thôi bratan. 800 Tenge (60K), không đi tao gọi Maxim (1 loại taxi công nghệ kiểu như Grab ở Kaz). (Thực ra máy mình chưa cài sẵn app Maxim, muốn kích hoạt phải có sđt Kaz, mà mình cũng không định mua SIM, dọa chú taxi vậy thôi :v )
  • Ok, thì đi – tính ra chú cũng chất phác thật thà.
Đến gần khách sạn thì đường tắc, cũng khá đói nên bảo chú Taxi dừng ngay tại ngã 4 cách đó khoảng 500 mét, thanh toán tiền rồi chạy vào khách sạn. Mưa dày hạt, ướt sũng nước nhỏ long tong, lại đeo ba lô hành lý chứ không chơi vali kéo, trông cũng khá giống ăn mày. Chú lễ tân nhìn dò xét. Thôi mấy chỗ này lại dùng tiếng Anh cho sang chảnh:

- Mình sang hội thảo X, tổ chức từ ngày mai, đã đặt phòng. Tên đây.
Đưa hộ chiếu check in, lên tầng 12, tắm nước nóng phát rồi rút lương khô nhai tạm, hơn 11h lại mưa nên thôi không mò ăn nữa. Phòng ốc rộng rãi, khá sang trọng, trang trí theo phong cách giả du mục, dù gì cũng là khách sạn 4* trung tâm, ngay gần phủ Thổng thống.

Ngày hôm sau, như bao cuộc họp khác, cũng tiếp đón, phát biểu, vỗ tay này nọ. Ấn tượng khá sốc đầu tiên là giám đốc các tập đoàn nhà nước, cán bộ cấp Cục trưởng của Kazakhstan toàn mấy thanh niên 25 – 30 tuổi. Không phải chúng nó giỏi đâu, mà đơn giản là tệ nạn con ông cháu cha ở đây nặng khủng khiếp, kiểu như mỗi ngành là 1 lãnh chúa, 1 phương trời riêng vậy. Các hạt giống đỏ này thường sẽ được cử đi Nga hoặc châu Âu học từ đại học, xong làm 1 lèo thạc sĩ, tiến sĩ đến tầm 26-27 tuổi về là có ghế thơm luôn, chẳng cần phải đi từ nhân viên hay theo đường Đoàn đội kiểu Việt Nam.

(còn tiếp).

Visa công vụ 60 ngày giá $80, 3/6 bay mà 1/6 mới lằng nhằng cấp xong. Lãnh sự Kazakhstan ở HN thì dễ thương mà em nhân viên người Việt ở đó không thể nào mê được.

202183d6dbdf-6a8d-443d-9202-32d80b673b80.jpg


Sân bay Bắc Kinh, đây là lần thứ 2 mình đến đây, nhưng là lần đầu tiên phải đợi transit nên ngồi lâu. Wifi free nó cho theo session 3 phút 1 lần, nếu muốn dùng quá thì phải khai nick wechat hoặc ra scan hộ chiếu. Máy scan hộ chiếu hỏng, đếch đăng ký được wechat, thành ra cứ 3 phút lại phải bật tắt wifi 1 lần. Sau cạch mặt bọn Tầu khựa.

2021b5989183-56ca-4f6c-9f35-06338e6cb05a.jpg


Sân bay Astana mang tên Nursultan Nazarbayev, anh Tổng đầu tiên, cầm quyền gần 30 năm.

2021df354403-0b69-4c96-8f7a-feb981526c20.jpg


Tiền Kazakhstan siêu đẹp.
2021b1d4abfd-ba3f-4ab3-a913-74a7bbfb2ff5.jpg


2 em gái Cục trưởng với Chánh thanh tra ngành. Tuổi < 30, chắc chắn là con 1 đồng chí nào đó :v

2021582a35de-4ca9-47a1-9104-4ed4a062472a.jpg
 
Chap 30. Kết bạn, đi chơi.
Đi họp thế này cũng có phân biệt đối xử khá rõ ràng. Đám chuyên gia IAEA, đại diện các tập đoàn khai khoáng Uran (chủ yếu của Australia, Mỹ, Canada...), quan chức chủ nhà thì có chế độ đưa đón đi ăn trưa riêng.
Hội Tàu Khựa gom lại với nhau cũng đi ăn riêng.
Hội Trung Á, các nước nói tiếng Nga, anti tiếng Anh cũng tụ lại thành 1 phe đi ăn riêng.
Hội Bắc Phi, Iran..., nói chung là Hồi giáo cũng tụ nhau lại thành 1 nhóm.
Đông Nam Á có mỗi mình với 1 tay Philippin kém vài tuổi, cuối cùng gom nhóm với 1 tay Sri Lanka, 2 tay Argentina và gần cuối thì thêm 2 tay Brazil nữa. Căn bản 2 ông Brazil khá già (> 50 tuổi) nên lúc đầu có vẻ hơi khinh bọn 3X tuổi không thèm đi cùng. Đến mấy ngày cuối thấy hội mình vui quá thì 1 em trong đám công ty thượng đẳng của Úc méo thèm đi với đám quan chức địa phương nữa mà nhập hội luôn, thêm 1 bạn gái Mexico nữa do đi với hội mình có mình làm phiên dịch tiếng Nga - Anh nên đi chơi khá thoải mái, với lại mấy bạn khoái cảm giác đi xe bus, không thích đi taxi nữa dù taxi Astana cũng khá rẻ.

Ngay hôm đầu tiên họp xong 2 ông bạn Argentina đã phone thẳng đến phòng bảo lên phòng bọn tao. Lên phát lôi vang với mấy món snack đồ nhắm ra làm 1 chầu phê phê rồi bắt đầu lập kế hoạch đi chơi. Đầu tiên 2 ông hấp bảo đi Baikonur, mình bảo mấy thằng cha này bị khùng à? Bỏ họp đi bắt tầu thì cũng léo đủ thời gian, cuối cùng quyết định bắt buýt với xe khách chạy quanh mấy cái bảo tàng, công viên và trung tâm Astana. Cũng đưa 2 tay đó đi định mua vé xem bóng đá 1 trận ở Astana cho biết mùi mà cuối cùng hết cả vé, cũng khá đen. Nói chung nhóm vui, lúc đầu chia đại biểu xếp chỗ theo ban tổ chức, sau tự cầm bảng tên nước chạy lung tung beng ngồi với nhau để còn nói chuyện, buôn dưa trong cuộc họp ))

Nghiêm túc mode, cái này BTC chụp :v
2021189d9f60-f699-4086-9cf8-65055c76831d.jpg


Bớt nghiêm túc. Tay Argentina có 35 tuổi mà trông già như bố mình :v
2021b1a1f2dd-1050-4d2d-a3e4-d5a4cfe46396.jpg


Đằng sau là dinh Tổng thống Kazakhstan, khi chụp ảnh này thì anh Tổng từ thời Liên Xô là Nursultan Nazarbayev còn tại vị.

2021178b82e7-90b9-463c-a08f-9f2a449f2a3f.jpg


Nói chung hôm đầu đi có mấy ông con zai nên cực nhanh gọn, kỳ sau thêm mấy bà con gái vào mới nảy sinh ra lắm chuyện )). Bảo tàng quân sự, 1 trong những nơi mình thích đến nhất.

2021268ea7a0-83a8-4b32-8265-500e74e398bb.jpg
 
Mấy đứa này giàu, kiêu và khớ xấu so với mặt bằng chung nên thôi.
Gấu cũng đã có, mà gái xung quanh còn quá nhiều, sao phải khổ.
 
Chap 31. Bánh bèo chuột túi. Khan Satyr - Bayterek
Sau hôm nghỉ đầu tiên, 2 ông bạn Argentina chả hiểu về buôn dưa thế nào với hội còn lại mà đến hôm nghỉ tiếp theo mọc ra 2 cụ người Brazil (phải gọi là 2 cụ vì 2 lão này già nhất hội, đã tầm 55+ tuổi rồi, đi với hội 3x đúng như người lớn đi với trẻ con) và 1 em bánh bèo người Úc, là đại diện 1 tập đoàn khai khoáng khá lớn bên đó.
Tối hôm trước, lại tụ tập ở phòng 2 ông Argentina, đhs 2 lão này được bố trí 1 cái suit rộng vcl, có cả phòng khách, sảnh sang chảnh trong khi mình chỉ được ở deluxe :v
  • Bọn mày cho tao đi theo với.
  • Mày có chế độ VIP, có xe riêng bọn Kaz đưa đón cơ mà, thích đi đâu bảo chúng nó 1 tiếng, đi với đám bọn tao làm gì?
  • Tao có biết chỗ nào đâu mà bảo. Với lại đi với bọn nó cũng ngột ngạt bí bách lắm, tiếng thì không hiểu nhau (dân Kazakhstan, đbl quan chức tiếng Anh khá kém). Đi với bọn mày lang thang vui hơn.
  • Ok, nhưng mệt đấy nhé. Bọn tao đi bus với đi bộ nhiều.
Bánh bèo tóc vàng, chắc cỡ tuổi mình thôi mà chức to vl. Chưa thấy nhẫn cưới :3

2022e9a04fe5-8a96-4f14-9123-14345e559c6c.jpg


Vậy là cả đoàn xuất phát, đích đến đầu tiên là Khan Shatyr.
Khan Shatyr, có nghĩa là Lều Hoàng gia, là một công trình hình túp lều khổng lồ nằm giữa thủ đô Nur Sultan của Kazakhstan.
Ngôi lều này xây trên một chân đế hình elyp đường kính 200 mét, rộng 14 héc ta và cao 150 mét. Phía trong lều là cả một khu vui chơi giải trí, mua sắm, sân golf mini và cả một bãi biển nhân tạo. Nhiệt độ bên trong luôn được duy trì ở mức 15 - 30 độ C trong khi phía bên ngoài có thể xuống đến - 35 độ C trong mùa đông hoặc 35 độ C trong mùa hè. Xây năm 2006 nghe đâu hết 400 củ USD, cũng khá chát.

2022469fe300-b9d8-4aa7-9a28-7e9b05b9a8d1.jpg

Bên trong
2022df869274-3d77-438e-885a-339cc82cb01f.jpg


Khu Khan Shatyr này trên tầng 6 có 1 công viên khủng long, đường tàu, với mấy cái tiểu cảnh ngoại cảnh. Tuy nhiên các bạn vào thấy nó là trung tâm thương mại vậy cũng chán nên chụp vài cái ảnh xong rủ nhau đi thẳng theo đại lộ chính lên tháp Bayterek check in, vì cái tháp này là biểu tượng của Kazakhstan hiện đại.
Trong tiếng Kazakhstan, Bayterek có nghĩa là Đại dương (dương trong cây dương chứ không phải là biển). Ngọn tháp biểu tượng này nằm trên đại lộ Nurzhol, nối thẳng từ dinh tổng thống lên hướng Tây Bắc, là biểu tượng của nước Kazakhstan độc lập.
Ngọn tháp này đại diện cho truyền thuyết về cây đời và thiên điểu mang lại hạnh phúc cho người Kazakh, với biểu tượng quả cầu trên đỉnh ngọn cây, với các mặt cầu kính tráng vàng (khiến cho việc đứng trong quả cầu chụp ảnh ra ngoài rất khó). Quả cầu này có đường kính 22 mét và toàn bộ tháp cao 105 mét.
Phía trong quả cầu, ở độ cao 97 mét là một đài quan sát mất phí. Tuy nhiên, do quả cầu tráng vàng nên nhìn từ bên trong ra ngoài rất chán và hầu như không chụp ảnh được.

2022660c83a3-cb55-41d7-922d-119ec85dec75.jpg


Vé lên trên quả cầu này là 700 Tenge, khi đó cỡ 45K VNĐ. Tuy nhiên ảnh chụp trong ra xấu vl.
Đã gọi là đài quan sát thì ít ra cũng phải có vài ô trắng cho người ta chụp ảnh chứ >"<

202289e0cc3c-bbc3-432b-808b-06f450fe4cf5.jpg


Chính giữa đỉnh tháp là tượng dấu tay của anh Nursultan Nazarbayev bằng vàng gọi là Ayala-Alakan
Đây là một khối kiến trúc làm từ hơn 30 kg vàng nguyên chất + cái đế cỡ 1 tạ thép không rỉ đặt trên đỉnh tháp Bayterek, nằm ở trung tâm thủ đô Nursultan (Astana) của Kazakhstan.
Tên của tượng đài có nghĩa là "Bàn tay chăm sóc", chính là dấu tay phải của tổng thống Nursultan Nazarbayev, tổng thống đầu tiên của Kazakhstan. Tượng đài này giống như một hình thức "trấn yểm", đảm bảo cho cả thành phố cũng như đất nước Kazakhstan luôn được chính quyền chăm sóc nhiệt tình :v

20220146abb2-7c1d-476d-985d-1f097d0ad4a1.jpg


Tạm thế đã, dài rồi. Hết phần 31.
 
Chap 31. Bánh bèo chuột túi. Khan Satyr - Bayterek
Sau hôm nghỉ đầu tiên, 2 ông bạn Argentina chả hiểu về buôn dưa thế nào với hội còn lại mà đến hôm nghỉ tiếp theo mọc ra 2 cụ người Brazil (phải gọi là 2 cụ vì 2 lão này già nhất hội, đã tầm 55+ tuổi rồi, đi với hội 3x đúng như người lớn đi với trẻ con) và 1 em bánh bèo người Úc, là đại diện 1 tập đoàn khai khoáng khá lớn bên đó.
Tối hôm trước, lại tụ tập ở phòng 2 ông Argentina, đhs 2 lão này được bố trí 1 cái suit rộng vcl, có cả phòng khách, sảnh sang chảnh trong khi mình chỉ được ở deluxe :v
  • Bọn mày cho tao đi theo với.
  • Mày có chế độ VIP, có xe riêng bọn Kaz đưa đón cơ mà, thích đi đâu bảo chúng nó 1 tiếng, đi với đám bọn tao làm gì?
  • Tao có biết chỗ nào đâu mà bảo. Với lại đi với bọn nó cũng ngột ngạt bí bách lắm, tiếng thì không hiểu nhau (dân Kazakhstan, đbl quan chức tiếng Anh khá kém). Đi với bọn mày lang thang vui hơn.
  • Ok, nhưng mệt đấy nhé. Bọn tao đi bus với đi bộ nhiều.
Bánh bèo tóc vàng, chắc cỡ tuổi mình thôi mà chức to vl. Chưa thấy nhẫn cưới :3

2022e9a04fe5-8a96-4f14-9123-14345e559c6c.jpg


Vậy là cả đoàn xuất phát, đích đến đầu tiên là Khan Shatyr.
Khan Shatyr, có nghĩa là Lều Hoàng gia, là một công trình hình túp lều khổng lồ nằm giữa thủ đô Nur Sultan của Kazakhstan.
Ngôi lều này xây trên một chân đế hình elyp đường kính 200 mét, rộng 14 héc ta và cao 150 mét. Phía trong lều là cả một khu vui chơi giải trí, mua sắm, sân golf mini và cả một bãi biển nhân tạo. Nhiệt độ bên trong luôn được duy trì ở mức 15 - 30 độ C trong khi phía bên ngoài có thể xuống đến - 35 độ C trong mùa đông hoặc 35 độ C trong mùa hè. Xây năm 2006 nghe đâu hết 400 củ USD, cũng khá chát.

2022469fe300-b9d8-4aa7-9a28-7e9b05b9a8d1.jpg

Bên trong
2022df869274-3d77-438e-885a-339cc82cb01f.jpg


Khu Khan Shatyr này trên tầng 6 có 1 công viên khủng long, đường tàu, với mấy cái tiểu cảnh ngoại cảnh. Tuy nhiên các bạn vào thấy nó là trung tâm thương mại vậy cũng chán nên chụp vài cái ảnh xong rủ nhau đi thẳng theo đại lộ chính lên tháp Bayterek check in, vì cái tháp này là biểu tượng của Kazakhstan hiện đại.
Trong tiếng Kazakhstan, Bayterek có nghĩa là Đại dương (dương trong cây dương chứ không phải là biển). Ngọn tháp biểu tượng này nằm trên đại lộ Nurzhol, nối thẳng từ dinh tổng thống lên hướng Tây Bắc, là biểu tượng của nước Kazakhstan độc lập.
Ngọn tháp này đại diện cho truyền thuyết về cây đời và thiên điểu mang lại hạnh phúc cho người Kazakh, với biểu tượng quả cầu trên đỉnh ngọn cây, với các mặt cầu kính tráng vàng (khiến cho việc đứng trong quả cầu chụp ảnh ra ngoài rất khó). Quả cầu này có đường kính 22 mét và toàn bộ tháp cao 105 mét.
Phía trong quả cầu, ở độ cao 97 mét là một đài quan sát mất phí. Tuy nhiên, do quả cầu tráng vàng nên nhìn từ bên trong ra ngoài rất chán và hầu như không chụp ảnh được.

2022660c83a3-cb55-41d7-922d-119ec85dec75.jpg


Vé lên trên quả cầu này là 700 Tenge, khi đó cỡ 45K VNĐ. Tuy nhiên ảnh chụp trong ra xấu vl.
Đã gọi là đài quan sát thì ít ra cũng phải có vài ô trắng cho người ta chụp ảnh chứ >"<

202289e0cc3c-bbc3-432b-808b-06f450fe4cf5.jpg


Chính giữa đỉnh tháp là tượng dấu tay của anh Nursultan Nazarbayev bằng vàng gọi là Ayala-Alakan
Đây là một khối kiến trúc làm từ hơn 30 kg vàng nguyên chất + cái đế cỡ 1 tạ thép không rỉ đặt trên đỉnh tháp Bayterek, nằm ở trung tâm thủ đô Nursultan (Astana) của Kazakhstan.
Tên của tượng đài có nghĩa là "Bàn tay chăm sóc", chính là dấu tay phải của tổng thống Nursultan Nazarbayev, tổng thống đầu tiên của Kazakhstan. Tượng đài này giống như một hình thức "trấn yểm", đảm bảo cho cả thành phố cũng như đất nước Kazakhstan luôn được chính quyền chăm sóc nhiệt tình :v

20220146abb2-7c1d-476d-985d-1f097d0ad4a1.jpg


Tạm thế đã, dài rồi. Hết phần 31.
Chúc mừng bác quay lại :adore:
 
Back
Top