đánh giá [Rì viu] Belarus, Kazakhstan cho những ngày nhàn nhã, tránh xô bồ.

Chap 20. Phòng tuyến Stalin (1)
Phòng tuyến Stalin không phải là hàng rào hay tường thành là một loạt các cụm cứ điểm trải dài trên biên giới phía Tây của Liên Xô để phòng ngừa phương Tây tấn công sau vụ Ba Lan dẫn quân đến đấm lúc lạo nhạo năm 1920. Nó trải dài từ bán đảo Karelia phía Bắc cho đến tận Moldova. Đến năm 1941, khi phát xít Đức tấn công thì phòng tuyến Stalin đã lỗi thời hơn 20 năm và các thiết kế của nó như chiều dày boong ke, bố trí các ụ pháo, súng đã không còn phù hợp để chống lại hỏa lực tăng thiết giáp, pháo binh hạng nặng của đời 194x. Tuy vậy, phòng tuyến Stalin vẫn là những cụm cứ điểm khó nhằn và quân Đức phải khá vất vả mới vượt qua được như cụm cứ điểm Minsk chống được 3 ngày, Polotsk 20 ngày hay cụm cứ điểm Kiev chống được 2 tháng.
Sau khi Liên Xô tan rã, các cụm cứ điểm này bị giải tỏa gần như sạch sẽ, chỉ còn ở Belarus là phòng tuyến Stalin được bảo tồn khá kỹ càng, trong đó cụm cứ điểm ở làng Loshany, cách Minsk khoảng 40 km về phía Tây Bắc là được bảo tồn khá kỹ càng. Mấy năm gần đây, với tiền tài trợ của Wargaming, Phòng tuyến Stalin tại Loshany đã được nâng cấp thành 1 kiểu tương tự như Park Patriot bên Nga để đón khách du lịch. Thi thoảng, họ có tổ chức những kiểu trận giả đấu tăng khá hoành tráng.

Bình thường, muốn đến chỗ nào đó, mình sẽ ngồi nhà tìm tuyến xe buýt trên google rồi mua vé và đến, rất đơn giản. Tuy nhiên lần này tra mãi không ra tuyến xe buýt nào đến thẳng phòng tuyến Stalin. Hỏi đứa bạn bản địa thì nó nói là bọn tao đến đó chơi toàn tự lái xe chứ có đi buýt bao giờ đâu. Kết cục là đành mò đến bến xe từ sáng sớm, ngồi đọc bảng tuyến xe xem có tuyến nào chạy qua gần đó không, kết cục mình cũng tìm ra 1 chuyến xe đến làng Molodechno gần đó. Mua vé, ra xe, bảo với bác tài là đến phòng tuyến Stalin thì thả xuống nhé, bác tài ok. Mọi chuyện dễ dàng như xe dù. Vé 4 rúp ~ 40K VNĐ cho quãng đường 40 km.

Chuyến xe đến Molodechno, chỗ mình nhảy xuống ngoài rìa khu phòng tuyến Stalin:

20216af4d7a7-478a-448e-8dd4-240e92d71cd6.jpg


Xuống xe độ 9 rưỡi sáng. Nhìn ra trời thì buồn nẫu cả mề vì sương mù dày đặc. Đi chụp ảnh mà vớ phải sương mù thì đúng là quá tệ hại, thôi đành chặc lưỡi đi vào.

Rào của khu phòng tuyến với biển: "Cảnh báo. Khu này có chó dữ canh phòng" bằng tiếng Nga. Tuy nhiên đi cả ngày trong đó mình không thấy con chó nào cả.

2021174bc4c9-10ed-4800-8cf8-5f64d7d54c04.jpg


Bản đồ phòng tuyến Stalin ở cổng vào.
20215d53f541-f2e9-45fd-af8a-0eaf19fb39db.jpg


Bên trái là đài tưởng niệm Stalin. Có đặt hoa tươi, chắc được thay hàng ngày. Nhà thờ phía sau thờ thánh Dmitri Donskoy, cũng là 1 anh hùng chống quân Mông Cổ của Nga.

202154bd2261-5291-4b3b-80eb-91bc6fbbd35b.jpg


Quầy bán vé mở cửa 10 giờ nên mình đành đợi ở ngoài mất gần nửa tiếng. Giá vé cho người lớn là 15 rúp (~150K VNĐ).

2021331cae65-cfe2-4911-b076-359a2f2d4f89.jpg


Ảnh quảng cáo các hoạt động đánh trận giả được tổ chức trong khu. Thường thì họ chỉ tổ chức vào các ngày lễ lớn như 23/2 hoặc 9/5 hoặc khi có ai bơm tiền tài trợ. Nói chung để gặp được đúng ngày thì chắc phải có cơ duyên.

2021110edfe4-4786-42a9-accc-a608657638bd.jpg


Mua được vé rồi thì bắt đầu vào từ đây. Không khí trông như Silent Hill.
20210ef5859a-c05a-4a73-9a54-2adf9f58e80d.jpg
Hết phần 20.
 
Chủ thớt còn đăng ở đâu khác không cho mình xin link với, hầu như những link ở old voz thì ảnh hết load ra rồi. Cảm ơn nhiều!

Up lên cho thớt thú vị và tâm huyết :D
 
Chủ thớt còn đăng ở đâu khác không cho mình xin link với, hầu như những link ở old voz thì ảnh hết load ra rồi. Cảm ơn nhiều!

Up lên cho thớt thú vị và tâm huyết :D
Mình đăng ở page facebook thôi bạn, nhưng không hoàn toàn giống trên voz đâu, đi nhiều quá nên viết hơi vụn vặt:
https://www.facebook.com/PlanetRusi
 
Thớt hay quá, nhìn bác viết cũng muốn review lại đợt đi Thổ và mấy đảo ở Hy Lạp nhưng lại lười :byebye:
 
Chap 17. Pháo đài Brest.(4) Bảo tàng - Di tích

Trong pháo đài Brest có 1 bảo tàng khá hoành tráng trưng bày các hiện vật lịch sử từ khi xây dựng thành phố Brest cho tới nay, tập trung chủ yếu vào giai đoạn phòng thủ pháo đài Brest năm 1941 cho đến khi Brest được giải phóng năm 1944.
Bảo tàng Brest nằm trong 1 trại lính cũ trong khu Citadel, quay mặt về hướng Tây. Vé vào 6-7 rúp gì đó quên mất rồi.

2021572377e9-0896-45cc-bbab-c66ef6198cf7.jpg


Tầng 1 chủ yếu là khu sảnh chính, quầy bán vé, khu hành chính, 1 khu triển lãm định kỳ theo chủ đề, hôm mình qua là triển lãm tranh của học sinh. Ngoài ra là các khu triển lãm về lịch sử Brest từ khi thành lập. Ví dụ như đây là 1 số áo giáp, gươm của quân Ba Lan - Litva và quân Nga.

20214bd5902c-857f-48a0-b595-0d107e07388f.jpg

Lối lên tầng 2, cả tầng này là triển lãm về giai đoạn Thế chiến II.
202198b6925f-3ec7-499a-9a4c-433c60b377b1.jpg


Sa bàn 1 phần trận Brest. Ngày 22/6/1941, quân Đức nổ phát súng đầu tiên xâm lược Liên Xô tại Brest. 17.000 quân Đức cùng 2 sư đoàn xe tăng (Panzer Division) đã tấn công vào pháo đài Brest nơi có 9.000 quân Liên Xô (tính cả biên phòng) phòng thủ. Quân Đức đã chiếm được pháo đài Brest sau 8 ngày tấn công, tuy nhiên chỉ riêng tại pháo đài này, quân Đức tổn thất tương đương 5% toàn bộ mặt trận phía Đông trong giai đoạn đó.

2021eff91c68-6b6a-4908-997c-694becf682dc.jpg


Mặc dù quân Đức chiếm được pháo đài Brest ngày 29/6/1941, tuy nhiên vẫn có những người lính Liên Xô trốn dưới hầm ngầm tiếp tục chiến đấu. Sau này, người ta tìm được 1 bức tường có ghi dòng chữ: "Tôi chết nhưng tôi không đầu hàng. Tạm biệt đất mẹ - 20/7/1941"

20215d8fabab-e940-4eb4-932f-374f59a240e6.jpg


Người cuối cùng bị phát xít Đức bắt được tại pháo đài Brest là Pyotr Gavrilov, ngày 23/7/1941 ông đã chỉ huy 1 tiểu đội 12 người trốn xuống hầm ngầm của pháo đài và chiến đấu với quân Đức trong suốt 1 tháng. Khi chỉ còn 1 mình sống sót, Pyotr Gavrilov vẫn chiến đấu, bị ném lựu đạn bất tỉnh và bị bắt. Năm 1945, sau khi được cứu trở về, do không còn giấy tờ nên Pyotr Gavrilov bị nhiều nghi hoặc, bị tước hết chức vụ, khen thưởng phải lang bạt từ Siberia với vai trò quản giáo tù binh Nhật, rồi trở về Kazan và Krasnodar. 11 năm sau, năm 1956 nhờ 1 nhà báo điều tra về những tấm gương anh hùng của pháo đài Brest là Sergei Smirnov, Pyotr Gavrilov mới được minh oan, phục hồi chức vụ, được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, huân chương Lenin, huân chương Sao Vàng và 1 căn hộ 3 phòng tại thành phố Krasnodar. Năm 1979, ông mất và được chôn tại nghĩa trang pháo đài Brest cùng đồng đội theo đúng nguyện vọng.

Bàn làm việc và chân dung của nhà báo Sergei Smirnov tại bảo tàng pháo đài Brest, người đã tìm ra và minh oan cho Pyotr Gavrilov. Ông cũng minh oan cho rất nhiều tù binh Liên Xô khác được cứu từ trại tù quân Đức, mất hết giấy tờ chứng nhận nhân thân:

2021721b3722-41b8-4754-a8d4-e922da1d4d1b.jpg


Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng:
20210abdee84-c1b7-4b61-855d-4c68af641138.jpg


Đoàn đại biểu Việt Nam đến thăm pháo đài Brest ngày 21/8/1970. Khi đến thăm, đoàn có tặng bảo tàng 1 bộ khay + gạt tàn + lược nhôm làm từ xác máy bay Mỹ.

20218a4c4d00-0604-4516-a286-aff06c1e33c4.jpg


Hết chap 17.
trong ảnh hình như là đại tướng Văn Tiến Dũng.
 
Đã bảo tôi không liên quan gì đến Xuân Tâm xuân tiếc gì cả.

Tính cách gái Belarus thì lành tính vì không có tư tưởng nước lớn như kiểu Nga. Còn lại khi chơi cùng thì cùng 1 phẩm chất chung là nhiệt tình, dễ chịu. Có đợt ở Nga mình phải đổi hộ chiếu, qua nhà 1 ông chú người quen lấy vợ Belarus nghỉ nhờ, ông chú đi công tác, chị vợ gọi hết tất cả quan hệ bên sứ quán nhờ vả giấy má cho hôm sau lên làm 30 phút xong.

Còn ngoại hình thì Belarus, Nga, Ukraine hay thậm chí là Séc, Ba Lan nếu không nhìn hộ chiếu thì không phân biệt được đâu. Khác biệt so với Việt Nam chủ yếu là cùng 1 chiều cao thì chân nhỏ hơn, nhiều đứa chân nhỏ như tăm dù đi bộ nhiều (trừ mấy đứa béo) và bàn tay to hơn, chắc đặc điểm chủng tộc nó vậy.

Tính tình thì gái ở đâu cũng vậy, nhiều đứa hấp hấp dẩm dẩm, đặc biệt là những đứa > 30 chưa chồng.
Gái Nga nó tư tưởng nước lớn là như nào vậy thím? Nó kiểu coi thường hay sao?
 
Thím có thể review giúp em ngoại hình, tính cách, phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán của người Slav như màu tóc, màu mắt, chiều cao, họ có đặc điểm gì khác với các dân tộc Châu Âu khác không ? Do em khá hâm mộ người Slav nên mới hỏi.
7pM6OQK.gif
Mấy lão bạn Nga Xô của bố mình đều cao từ m8 đến m9, tóc hung nhạt > vàng, theo như mấy lão nói thì hồi bé tóc đều vàng hết lớn nó đậm dần. Tính giống đám tây lông bên ngoài tỏ ra ngố ngố, bên trong thì lươn phết. Theo t tìm hiểu thì đám Đông Âu và Bắc Âu là thuần trắng nhất nên đa số là tóc vàng và mắt xanh, đám ở phía Đông thì nó lai nhiều nên màu mắt màu tóc linh tinh hết (đám Nazi thực ra lai vs Bắc Phi và arab nhưng lại bảo đám slav là lai tạp hạ đẳng :waaaht:)

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mấy lão bạn Nga Xô của bố mình đều cao từ m8 đến m9, tóc hung nhạt > vàng, theo như mấy lão nói thì hồi bé tóc đều vàng hết lớn nó đậm dần. Tính giống đám tây lông bên ngoài tỏ ra ngố ngố, bên trong thì lươn phết. Theo t tìm hiểu thì đám Đông Âu và Bắc Âu là thuần trắng nhất nên đa số là tóc vàng và mắt xanh, đám ở phía Đông thì nó lai nhiều nên màu mắt màu tóc linh tinh hết (đám Nazi thực ra lai vs Bắc Phi và arab nhưng lại bảo đám slav là lai tạp hạ đẳng :waaaht:)

via theNEXTvoz for iPhone
Cảm ơn chia sẻ của fen, không hiểu sao em lại hâm mộ và thích người Slav.
7pM6OQK.gif
 
Cảm ơn chia sẻ của fen, không hiểu sao em lại hâm mộ và thích người Slav.
7pM6OQK.gif
Đám này tôi thấy đc cái tuy phèn nhưng dễ hoà nhập với không racist như đám anglo. Như mấy lão Ngú sang chuyển giao vũ khí ở chỗ tôi, vẫn đi ăn lòng lợn hút vinataba với ng Việt. Nhưng mà lười tắm vcl, may mà chúng nó trắng chứ đen thì trông tởm vl

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chap 21. Phòng tuyến Stalin (2)
Phòng tuyến Stalin ở khu Loshany này có thể chia làm 3 phần chính. Phần thứ nhất là các lô cốt và pháo đài cũ, phần thứ 2 là khu phục dựng chiến trường Thế chiến II để quay phim hay tổ chức các sự kiện văn hóa kỷ niệm, còn phần thứ 3 là khu bảo tàng trưng bày các loại khí tài, cả những con tăng lịch sử được đào về và phục chế bằng tiền tài trợ của Wargaming.
Video mình quay loanh quanh mấy cái hầm pháo:
https://www.facebook.com/102137591314416/videos/1469393699907669

Hệ thống pháo được đặt trong các lô cốt ở điểm cao chốt chặn các con đường lớn, có pháo chống tăng và súng máy. Sương mù nhiều quá nên ảnh khí mờ. Nội thất của hầm ngầm bên trong thì các bạn ấn vào link trên xem video.
202114535f25-2427-4e65-8eb6-48a0d10db64c.jpg


Ụ súng máy hỗ trợ xen kẽ các ụ pháo. Trông nhỏ nhỏ thế này nhưng dưới hầm đầy đủ chỗ ngủ, lương thực, đạn dược, nước nôi cho cả tiểu đội:

20218420651e-f748-4929-a2d2-8270abd11ec8.jpg


Các ụ súng máy bên đường. Con đường nhỏ này là đường cho khách du lịch đi thăm thôi, còn con đường giao thông thì lệch bên trái khoảng 50-70 mét, có rào chống tăng, mìn và nhiều lớp dây thép gai hơn.

2021d43dd035-3b0c-40f7-b6c8-f8e277f04830.jpg


Bên trong 1 ụ lô cốt súng máy. Phần vòi bên phải là để bơm nước làm mát. Đại liên Maxim thiếu nước làm mát sẽ không bắn được.

2021d2381472-ce93-44e1-991a-43b735fdaac6.jpg


Tháp pháo xe tăng cũng được sử dụng làm ụ phòng thủ:
2021ba8d2e4b-8ffb-4f9f-b2aa-89b15e215a31.jpg


Tháp canh. Tiếc là đã bị khóa thang không cho trèo lên nếu không sẽ có nhiều ảnh view đẹp hơn.

202161cdcac2-b7c0-47dc-88c4-9188d99d36ea.jpg


Hết phần 21.
 
Chap 22 - Phòng tuyến Stalin (3) - Khu tái hiện chiến trường.

Đi hết khu lô cốt trong tổ hợp phòng tuyến Stalin, bạn sẽ bước chân vào 1 khu chiến trường mô phỏng lại Thế chiến II. Trong những dịp lễ hội, đây cũng là nơi người ta tổ chức cài thuốc nổ, cưỡi xe tăng và đánh trận giả.
Cổng vào khu chiến trường. Khán đài bên trái là để khán giả ngồi xem đánh trận giả và trình diễn xe tăng.

202117a8a778-d1a0-4109-8d8d-9d360d453d9f.jpg


Khung cảnh hoang tàn đổ nát.

20215f98727d-f8ef-48fb-9bfb-9303fb42495d.jpg


Ơ, nhưng sao WW2 lại có xác con BTR-152 thế này, chắc là xuyên không về rồi :D

2021c2722c7d-4f2d-48f0-9fac-052cddc0e6f6.jpg


Làng mạc bị tàn phá. Đây cũng là chỗ lý tưởng để tổ chức đấu airsoft:
2021709f61bb-e020-420a-8999-db61556a886a.jpg


Chỗ này là chạy đua vượt chướng ngại vật giống như mấy bài của bộ binh. Vé 15 rúp (150K VNĐ)/ lượt chơi cho người lớn, 10 rúp cho trẻ em dưới 16 tuổi. Đắt qué.

202129859fad-62a4-4b46-9a7a-12bc287a0607.jpg


Dịch vụ cưỡi xe tăng/ thiết giáp chạy 1 vòng khu chiến trường (1,7 km). Thấy có cưỡi PT-76, BTR-40 và MTLB nhưng chỉ có PT-76 niêm yết giá là 200 rúp (2 triệu VNĐ) cho 1 nhóm 10 người trở xuống/ lượt chạy.

202148ef0e83-d0a7-42b7-8e8f-bb82a822282b.jpg


Xe kiểu Mad Max, có 1 dàn cho thuê để quay phim, chụp ảnh, tổ chức đêm nhạc Rock, etc...

2021acb1c835-1e31-44cf-84eb-4b225e2e29e6.jpg


Khu bắn súng, pháo cho khách du lịch. Có từ pháo 76 mm, trọng liên 12ly7, AK các kiểu. Súng đạn nhọn 20-50K VNĐ/ viên, pháo tầm mấy đôi triệu/ phát nhưng là bắn đạn nước, nếu cần hiệu ứng cháy nổ tại mục tiêu thì nôn thêm tiền ra để họ cài thuốc mìn rồi giật kíp.

2021dc672357-db21-440b-81f4-7fb2e1a3c02d.jpg


Hết chap 22.
 
Back
Top