đánh giá [Rì viu] Belarus, Kazakhstan cho những ngày nhàn nhã, tránh xô bồ.

Trước khi về VN. Bác Vượng và bác Đăng Quang nhà mình có kinh doanh ở Nga và Đông Âu. Không biết những sản phẩm từng và đang là của họ có còn bán không bác.
 
Chap 16. Cổng Kholm - Khu Volyn.
Cổng Kholm là cổng thông giữa khu trung tâm Citadel ra khu phòng tuyến Volyn ở phía Đông Nam pháo đài Brest. Đây là 1 công trình mang tính biểu tượng của Brest vì nó là 1 trong 2 cổng duy nhất trong số 8 cổng của Brest còn nguyên bản.
Cổng Kholm nhìn từ trong Citadel ra:

20211f2e4bf2-96af-4636-802e-f02c14d4a5b7.jpg


Nhìn từ ngoài, phía Volyn vào. Góc này là góc chụp ảnh check in khá nổi tiếng của pháo đài Brest, quân Đức năm 1941 lúc chiếm được pháo đài cũng chụp khá nhiều ảnh ở đây:

20214ca0871f-2660-4fbc-9098-783273988795.jpg


Bảo tàng Khảo cổ Berestye được xây dựng trong khu Volyn. Đồ trưng bày trong bảo tàng chủ yếu là di vật từ thời thế kỷ 14-15 khi khu vực Brest còn trong quyền kiểm soát của Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania.

20211897dfee-0cf8-4f01-9812-34d9f86a2ae0.jpg


Cổng và rào ngăn sang khu biên phòng ở phần pháo đài Tiraspol.

202156bad1fb-a14c-47b3-8722-a55b0642fcce.jpg


Đang lang thang trong khu Volyn, nhìn thấy một bệ cao như đài quan sát có view khá đẹp mình leo lên chụp ảnh. Chụp choẹt xong xuôi lúc leo xuống tự nhiên thấy 2 chú mặc thường phục, 1 chú cao khoảng m9, 1 chú thấp cỡ mình đứng chặn cầu thang ở dưới.
Mình chưa kịp phản ứng chú cao hơn đã đến sát gần, giơ thẻ ngành ra và nói tiếng Anh khá sõi:
- Chúng tôi là KGB Belarus, nói chuyện chút được không?
(Thời Belarus tách ra khỏi Liên Xô, ủy ban an ninh quốc gia vẫn giữ nguyên tên KGB).
- Ok. Tôi nói được tiếng Nga, nếu các anh thấy ok thì cứ nói tiếng Nga.
Quá tốt, 2 chú đổi sang tiếng Nga và bắt đầu hỏi giấy tờ, lịch trình, mục đích đi lại. Kể cũng lo vì hộ chiếu không có dấu nhập cảnh Belarus, trước khi sang đây có đứa bạn bảo mình là không có dấu nhập cảnh có thể khá phiền phức. Tuy nhiên, 2chú không nói gì, chỉ chăm chú chụp lại giấy tờ. Xong xuôi hỏi tiếp:
  • Vậy anh từ Nga qua à?
  • Ừm. Tiện đường đi chơi chút.
  • Anh làm gì ở Nga?
  • Công vụ. - Nói rồi chìa cái passport ngành bên Nga ra. 2 chú xem kỹ nhưng lần này không chụp lại, rồi lại hỏi:
  • Còn ở đây lâu không?
  • Cũng không lâu, mấy hôm nữa về Minsk, rôi đi chơi vài nơi nữa rồi sẽ quay lại Nga theo thời hạn trên visa ấy. - Đoạn này mình chia nhầm động từ đi chơi thành ngôi thứ nhất số nhiều. 2 tay đó lập tức nghiêm giọng:
  • Ý anh là anh còn bạn bè đi cùng? Họ đâu?
  • Không, mình tui thôi. Chia nhầm động từ số nhiều :v Thế tui có vi phạm gì không?
  • À, chưa vi phạm gì cả. Nhưng cẩn thận, ở đây có rào, tuy thấp, nhưng đừng trèo qua, và đừng cố chui vào khu Tiraspol nhé.
  • Ok. À 2 chú KGB, mình chụp 1 kiểu ảnh chung kỷ niệm được không?
  • Không, chúng tôi đang làm nhiệm vụ.

Ờm, vậy thôi, chào tạm biệt 2 chú rồi mình cũng ra khỏi khu Volyn. Hơi mất hứng. Chắc 1 phần ở Brest đón khách Tầu từ Ba Lan sang không cần visa + những năm trước người Việt vượt biên qua đây nhiều nên họ cảnh giác; mà cũng có thể họ sợ mình chụp ảnh bố phòng phòng thủ gì đó, vì dù sao đây cũng là khu biên giới tiếp giáp với NATO.


Rồi, giờ quay về khu Bảo tàng Brest chụp hiện vật như ý định ban đầu.
Hết chap 16.
 
mấy nước quanh Nga thì bị ảnh hưởng không chỉ ngôn ngữ lẫn văn hóa, chắc nhạc với phim ảnh Nga khá là hot ở mấy nước như Belarus hay Ukraine, mình đoán giống kiểu như mấy nước quanh Ấn Độ hay mấy nước quan Tq ấy nhỉ ? :)
 
Chap 17. Pháo đài Brest.(4) Bảo tàng - Di tích

Trong pháo đài Brest có 1 bảo tàng khá hoành tráng trưng bày các hiện vật lịch sử từ khi xây dựng thành phố Brest cho tới nay, tập trung chủ yếu vào giai đoạn phòng thủ pháo đài Brest năm 1941 cho đến khi Brest được giải phóng năm 1944.
Bảo tàng Brest nằm trong 1 trại lính cũ trong khu Citadel, quay mặt về hướng Tây. Vé vào 6-7 rúp gì đó quên mất rồi.

2021572377e9-0896-45cc-bbab-c66ef6198cf7.jpg


Tầng 1 chủ yếu là khu sảnh chính, quầy bán vé, khu hành chính, 1 khu triển lãm định kỳ theo chủ đề, hôm mình qua là triển lãm tranh của học sinh. Ngoài ra là các khu triển lãm về lịch sử Brest từ khi thành lập. Ví dụ như đây là 1 số áo giáp, gươm của quân Ba Lan - Litva và quân Nga.

20214bd5902c-857f-48a0-b595-0d107e07388f.jpg

Lối lên tầng 2, cả tầng này là triển lãm về giai đoạn Thế chiến II.
202198b6925f-3ec7-499a-9a4c-433c60b377b1.jpg


Sa bàn 1 phần trận Brest. Ngày 22/6/1941, quân Đức nổ phát súng đầu tiên xâm lược Liên Xô tại Brest. 17.000 quân Đức cùng 2 sư đoàn xe tăng (Panzer Division) đã tấn công vào pháo đài Brest nơi có 9.000 quân Liên Xô (tính cả biên phòng) phòng thủ. Quân Đức đã chiếm được pháo đài Brest sau 8 ngày tấn công, tuy nhiên chỉ riêng tại pháo đài này, quân Đức tổn thất tương đương 5% toàn bộ mặt trận phía Đông trong giai đoạn đó.

2021eff91c68-6b6a-4908-997c-694becf682dc.jpg


Mặc dù quân Đức chiếm được pháo đài Brest ngày 29/6/1941, tuy nhiên vẫn có những người lính Liên Xô trốn dưới hầm ngầm tiếp tục chiến đấu. Sau này, người ta tìm được 1 bức tường có ghi dòng chữ: "Tôi chết nhưng tôi không đầu hàng. Tạm biệt đất mẹ - 20/7/1941"

20215d8fabab-e940-4eb4-932f-374f59a240e6.jpg


Người cuối cùng bị phát xít Đức bắt được tại pháo đài Brest là Pyotr Gavrilov, ngày 23/7/1941 ông đã chỉ huy 1 tiểu đội 12 người trốn xuống hầm ngầm của pháo đài và chiến đấu với quân Đức trong suốt 1 tháng. Khi chỉ còn 1 mình sống sót, Pyotr Gavrilov vẫn chiến đấu, bị ném lựu đạn bất tỉnh và bị bắt. Năm 1945, sau khi được cứu trở về, do không còn giấy tờ nên Pyotr Gavrilov bị nhiều nghi hoặc, bị tước hết chức vụ, khen thưởng phải lang bạt từ Siberia với vai trò quản giáo tù binh Nhật, rồi trở về Kazan và Krasnodar. 11 năm sau, năm 1956 nhờ 1 nhà báo điều tra về những tấm gương anh hùng của pháo đài Brest là Sergei Smirnov, Pyotr Gavrilov mới được minh oan, phục hồi chức vụ, được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, huân chương Lenin, huân chương Sao Vàng và 1 căn hộ 3 phòng tại thành phố Krasnodar. Năm 1979, ông mất và được chôn tại nghĩa trang pháo đài Brest cùng đồng đội theo đúng nguyện vọng.

Bàn làm việc và chân dung của nhà báo Sergei Smirnov tại bảo tàng pháo đài Brest, người đã tìm ra và minh oan cho Pyotr Gavrilov. Ông cũng minh oan cho rất nhiều tù binh Liên Xô khác được cứu từ trại tù quân Đức, mất hết giấy tờ chứng nhận nhân thân:

2021721b3722-41b8-4754-a8d4-e922da1d4d1b.jpg


Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng:
20210abdee84-c1b7-4b61-855d-4c68af641138.jpg


Đoàn đại biểu Việt Nam đến thăm pháo đài Brest ngày 21/8/1970. Khi đến thăm, đoàn có tặng bảo tàng 1 bộ khay + gạt tàn + lược nhôm làm từ xác máy bay Mỹ.

20218a4c4d00-0604-4516-a286-aff06c1e33c4.jpg


Hết chap 17.
 
Chap 18. Pháo đài Brest. (5) Tiêu binh đổi gác. Kết thúc pháođài Brest.
1 cảnh cũng khá đáng xem ở pháo đài Brest là tiêu binh đổi gác. Tiêu binh gác ngọn lửa bất tử ở pháo đài này không phải quân nhân mà là mấy em cấp 3 sinh hoạt thiếu sinh quân địa phương. Mỗi ca gác có 4 em, 2 giai, 2 gái.
Một chỉ huy dẫn 4 đứa đến.
2021ccf7ef59-947e-4446-a472-318ed10ef5b2.jpg


Mặc niệm
20216183ba3b-6980-45d7-98f4-fbe63b927ca5.jpg


Chia ra đến từng vị trí đổi với gác cũ.
202116e13ae6-0468-465c-b602-dfb2a38d4ffb.jpg


Đứng nghiêm, gái bu xung quanh cũng không được nhúc nhích

2021f3d0b379-467d-4d9b-b16a-2047c01ec0a4.jpg


Cơ mà em này mình lượn xung quanh bấm máy nhiều quá nên ẻm bật cười.

2021d2c1e696-d062-4488-b720-ff3a0f766677.jpg


Nghiêm mặt lại làm 1 tấm so deep :))

2021d762b51e-601b-477a-a97f-e6a4587b5ed8.jpg


Xem xong đổi gác cũng coi như hoàn thành chuyến thăm pháo đài Brest. Mình đi về bằng cổng chính (lúc đi vào bằng cổng phụ :)) )

Đồ lưu niệm:
2021bae47c4f-8a34-4aa1-85e5-72efc711acab.jpg


Cổng chính pháo đài Brest nhìn từ ngoài vào (xây trên nền cổng cũ đã sập trong chiến tranh).

202194fde678-7575-401f-96c3-03c97e003ed6.jpg


Hết chap 18.
 
Chap 16. Cổng Kholm - Khu Volyn.
Cổng Kholm là cổng thông giữa khu trung tâm Citadel ra khu phòng tuyến Volyn ở phía Đông Nam pháo đài Brest. Đây là 1 công trình mang tính biểu tượng của Brest vì nó là 1 trong 2 cổng duy nhất trong số 8 cổng của Brest còn nguyên bản.
Cổng Kholm nhìn từ trong Citadel ra:

20211f2e4bf2-96af-4636-802e-f02c14d4a5b7.jpg


Nhìn từ ngoài, phía Volyn vào. Góc này là góc chụp ảnh check in khá nổi tiếng của pháo đài Brest, quân Đức năm 1941 lúc chiếm được pháo đài cũng chụp khá nhiều ảnh ở đây:

20214ca0871f-2660-4fbc-9098-783273988795.jpg


Bảo tàng Khảo cổ Berestye được xây dựng trong khu Volyn. Đồ trưng bày trong bảo tàng chủ yếu là di vật từ thời thế kỷ 14-15 khi khu vực Brest còn trong quyền kiểm soát của Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania.

20211897dfee-0cf8-4f01-9812-34d9f86a2ae0.jpg


Cổng và rào ngăn sang khu biên phòng ở phần pháo đài Tiraspol.

202156bad1fb-a14c-47b3-8722-a55b0642fcce.jpg


Đang lang thang trong khu Volyn, nhìn thấy một bệ cao như đài quan sát có view khá đẹp mình leo lên chụp ảnh. Chụp choẹt xong xuôi lúc leo xuống tự nhiên thấy 2 chú mặc thường phục, 1 chú cao khoảng m9, 1 chú thấp cỡ mình đứng chặn cầu thang ở dưới.
Mình chưa kịp phản ứng chú cao hơn đã đến sát gần, giơ thẻ ngành ra và nói tiếng Anh khá sõi:
- Chúng tôi là KGB Belarus, nói chuyện chút được không?
(Thời Belarus tách ra khỏi Liên Xô, ủy ban an ninh quốc gia vẫn giữ nguyên tên KGB).
- Ok. Tôi nói được tiếng Nga, nếu các anh thấy ok thì cứ nói tiếng Nga.
Quá tốt, 2 chú đổi sang tiếng Nga và bắt đầu hỏi giấy tờ, lịch trình, mục đích đi lại. Kể cũng lo vì hộ chiếu không có dấu nhập cảnh Belarus, trước khi sang đây có đứa bạn bảo mình là không có dấu nhập cảnh có thể khá phiền phức. Tuy nhiên, 2chú không nói gì, chỉ chăm chú chụp lại giấy tờ. Xong xuôi hỏi tiếp:
  • Vậy anh từ Nga qua à?
  • Ừm. Tiện đường đi chơi chút.
  • Anh làm gì ở Nga?
  • Công vụ. - Nói rồi chìa cái passport ngành bên Nga ra. 2 chú xem kỹ nhưng lần này không chụp lại, rồi lại hỏi:
  • Còn ở đây lâu không?
  • Cũng không lâu, mấy hôm nữa về Minsk, rôi đi chơi vài nơi nữa rồi sẽ quay lại Nga theo thời hạn trên visa ấy. - Đoạn này mình chia nhầm động từ đi chơi thành ngôi thứ nhất số nhiều. 2 tay đó lập tức nghiêm giọng:
  • Ý anh là anh còn bạn bè đi cùng? Họ đâu?
  • Không, mình tui thôi. Chia nhầm động từ số nhiều :v Thế tui có vi phạm gì không?
  • À, chưa vi phạm gì cả. Nhưng cẩn thận, ở đây có rào, tuy thấp, nhưng đừng trèo qua, và đừng cố chui vào khu Tiraspol nhé.
  • Ok. À 2 chú KGB, mình chụp 1 kiểu ảnh chung kỷ niệm được không?
  • Không, chúng tôi đang làm nhiệm vụ.

Ờm, vậy thôi, chào tạm biệt 2 chú rồi mình cũng ra khỏi khu Volyn. Hơi mất hứng. Chắc 1 phần ở Brest đón khách Tầu từ Ba Lan sang không cần visa + những năm trước người Việt vượt biên qua đây nhiều nên họ cảnh giác; mà cũng có thể họ sợ mình chụp ảnh bố phòng phòng thủ gì đó, vì dù sao đây cũng là khu biên giới tiếp giáp với NATO.


Rồi, giờ quay về khu Bảo tàng Brest chụp hiện vật như ý định ban đầu.
Hết chap 16.
Phong cách của cảnh sát bên ấy vẫn đậm bản sắc Liên Xô.
 
Nhìn yên bình quá nhỉ, đường này tản bộ hay đi xe đạp ngắm cảnh thì thích phết.
Mà bên đó mấy cái tượng hay khu tưởng niệm đơn giản mà ý nghĩa chả bù cho mấy cái khu tưởng niệm nhưng tượng xấu vcc với mang chủ nghĩa trừu tượng bên mình.
 
Back
Top