tin tức Runner Việt Nam chạy hơn 230 km trong 24 giờ

Fabizio Romano

Senior Member
Nguyễn Đăng Hiếu đạt thành tích chạy trong 24 giờ tốt nhất Đông Nam Á với thông số 230,4 km tại Hà Nội ngày 11/3.
Đăng Hiếu chinh phục thử thách từ 17h ngày 10/3 đến 17h ngày 11/3. Địa điểm chạy là loop dài 2,4 km ở cuối đường Mai Chí Thọ, thuộc khu đô thị Việt Hưng, Long Biên.
Ban đầu, runner sinh năm 1983 này chỉ đặt mục tiêu chạy 200 km cho 24 tiếng liên tiếp. Nhưng sau khi chạy được 170 km trong 18 tiếng, Đăng Hiếu tự lượng sức rồi quyết định nâng mục tiêu lên 230 km, và anh hoàn thành khi đồng hồ điểm 230,41 km, với pace trung bình 6:15 (6 phút 15 giây mỗi kilomet).
Đăng Hiếu (giữa) trong khoảnh khắc hoàn thành thử thách chạy 24h lúc 17h ngày 11/3, tại Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Ảnh: CLB chạy VKL

Đăng Hiếu (giữa) trong khoảnh khắc hoàn thành thử thách chạy 24 giờ lúc 17h ngày 11/3, tại Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Ảnh: CLB chạy VKL
Đây là thành tích chạy 24 giờ tốt nhất Đông Nam Á. Các thông số được ghi nhận trước đây là 218 km của runner Philippines Rolando Espina và 216 km của runner Singapore Wong Hoong-wei đều trong năm 2019. Cộng đồng chạy bộ Việt Nam mới chỉ ghi nhận Cao Ngọc Hà chạy được 174 km trong 24 giờ năm 2014.
Chạy liên tục trong 24 giờ là một dạng ultramarathon, VĐV dự thi sẽ chạy quãng đường dài nhất có thể trong khoảng thời gian này. Hình thức chạy này thường được tổ chức trên các đường vòng dài từ 1,6 km đến 3,2 km hoặc có khi là đường đua track (trong sân vận động) dài 400 mét.
Hình thức này phổ biến ở tầm thế giới với giải lớn nhất là IAU 24 Hour World Championship do Hiệp hội Ultrarunner Quốc tế (IAU) tổ chức thường niên từ 2001 (trừ ba năm bị hoãn 2011, 2014 và 2021). Trong năm 2020, có 340 giải chạy 24 giờ diễn ra quanh thế giới, nhưng Việt Nam chưa có giải đấu chính thức.
Đăng Hiếu, hiện sống và làm việc tại TP HCM, không phải runner chuyên nghiệp. Vị giám đốc của một quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam mới đến với chạy bộ từ 2018, và dần hình thành tình yêu với chạy trail (chạy đường mòn, đường núi), ultra trail qua một số giải chạy trail trong và ngoài nước, dù anh không có nhiều thời gian để đi xa tập luyện thực địa. Đăng Hiếu thường chỉ tập thuần tuý trên đường road và chạy một mình.
Kế hoạch ban đầu của anh là dự giải Vietnam 24h Ultra, dự kiến tổ chức ngày 11 - 12/3 tại sân vận động quận 8 TP HCM, nhưng giải này về sau bị huỷ. Tuy nhiên, được anh trai Nguyễn Đăng Trung - cũng là một runner phong trào nổi tiếng - cổ vũ và ủng hộ, Đăng Hiếu vẫn quyết định tự thực hiện thử thách chạy 24 giờ.
Đang Hiếu trên đường chạy Vietnam Trail Marathon 2022 tại Mộc Châu. Ảnh: NVCC

Đang Hiếu trên đường chạy Vietnam Trail Marathon 2022 tại Mộc Châu. Ảnh: NVCC
Hai anh em tìm hiểu, khảo sát và quyết định chọn khu vực đường Mai Chí Thọ, Long Biên, Hà Nội để thực hiện. Đăng Trung còn kết nối với VKL - CLB chạy nổi tiếng ở Long Biên - để hỗ trợ hậu cần cho em trai trong suốt thời gian diễn ra thử thách. "Tôi chọn Long Biên, Hà Nội để thực hiện thử thách vì ở đây có đường chạy tốt, thời tiết thuận lợi, đặc biệt có anh trai và CLB VKL - là những người rất nhiệt tình ủng hộ khi tôi lên ý tưởng này. Chỉ trong vòng 1-2 ngày, chúng tôi đã biến ý tưởng thành kế hoạch thực hiện", Đăng Hiếu kể.
Xuất phát lúc 17h ngày 10/3, Đăng Hiếu luôn cố gắng giữ pace đều ở mức 5:40 - 5:45, và đi bộ để giữ chân khi đến chỗ quay đầu sau mỗi kilomet. "Đoạn từ km thứ 95 đến 125 diễn ra lúc cuối đêm về sáng, và cũng là lúc cơ thể tôi xuống sức, buồn ngủ nhất. Pace vì thế giảm chỉ còn 7:30. Nhưng được bạn bè yêu chạy bộ tiếp sức, tôi không bỏ cuộc, rồi dần hồi lại và tiếp tục chạy với tốc độ như ban đầu, trước khi quyết định nâng mục tiêu lên 230 km", anh kể.
Theo runner sinh năm 1983, từ lâu anh đã tuân thủ kỷ luật tập luyện nghiêm ngặt với khối lượng tích luỹ tuần đầy đủ. Bên cạnh đó, Đăng Hiếu cũng hy sinh nhiều thú vui như bạn bè đồng lứa. Đăng Hiếu kể: "Rào cản lớn nhất có lẽ là giới hạn thời gian 24 tiếng mỗi ngày, vì tôi vẫn còn công việc gia đình. Vì vậy, từ nhiều năm nay, tôi cũng đã tự định hướng, tránh lãng phí thời gian vào những thứ không cần thiết khác như la cà nhậu nhẹt, chém gió với các bạn bè hội nhóm, để dành thời gian tập luyện".
Và để chinh phục thử thách, chỉ trong hai tháng đầu năm 2023, Đăng Hiếu nâng nhẹ mileage tích luỹ lên khoảng 1.300 km, tức chạy khoảng 650 km mỗi tháng. Thông số đó cộng với việc hoàn thành cự ly 165km của giải chạy địa hình Doi Inthanon by UTMB ở Thái Lan trong 38 giờ 44 phút hồi tháng 12/20222 giúp anh thêm tự tin khi bước vào thử thách chạy 24 giờ cuối tuần này.
Đăng Hiếu chụp ảnh kỷ niệm với chiếc giày ghi thành tích chạy 24h của anh. Ảnh: CLB chạy VKL

Đăng Hiếu chụp ảnh kỷ niệm với chiếc giày ghi thành tích chạy 24 giờ của anh. Ảnh: CLB chạy VKL
Sự cổ vũ tiếp sức từ gia đình và bạn bè cũng như cộng đồng yêu chạy bộ cũng là một nguồn sức mạnh khác, giúp Đăng Hiếu vượt xa mục tiêu 200km ban đầu khi vào thử thách. Ở vòng 64 - 65, khi đã chạy được 156 km, Hiếu vẫn có thể tăng tốc cùng bạn bè. Có khoảng 50 runner đã thay phiên nhau chạy đồng hành cùng Hiếu, trong đó anh trai Đăng Trung chạy tổng cộng 130km ở các chặng đầu, giữa và cuối.
Kế hoạch sắp tới của anh Hiếu là chinh phục giải chạy tại núi Mont Blanc qua ba nước Thuỵ Sĩ, Pháp và Italy vào tháng 8 tới.
...​
https://vnexpress.net/runner-viet-nam-chay-hon-230-km-trong-24-gio-4580404.html
 
Chạy để giúp cơ thể thư giãn chứ không phải để lấy le với đời đâu anh Hiếu ạ. Cái hại của chạy lâu là hay bị nhồi máu cơ tim. Chạy tuy tốt nhưng chạy lâu nó lại thành cái hại thôi. Ngày tôi chạy 1,2h để cơ thể hoạt động, giúp thư giãn giảm stress, tôi hay chạy mức 5km 1h, hôm nào đổi gió bứt tốc 9,10km/h nhưng chạy nhanh quá thì tim đập nhanh cũng chẳng tốt lành gì đâu.

via theNEXTvoz for iPhone
Vận động viên cũng bú thuốc tập vật vã thôi, lí do thì có nhiều.
Từ cơm áo gạo tiền cho đến đam mê.

Mấy ông đua xe đạp khi ngủ còn phải dậy đạp xe tiếp không tim nó ngừng kìa.

Người ta thấy đáng thì làm thôi.
 
Chạy để giúp cơ thể thư giãn chứ không phải để lấy le với đời đâu anh Hiếu ạ. Cái hại của chạy lâu là hay bị nhồi máu cơ tim. Chạy tuy tốt nhưng chạy lâu nó lại thành cái hại thôi. Ngày tôi chạy 1,2h để cơ thể hoạt động, giúp thư giãn giảm stress, tôi hay chạy mức 5km 1h, hôm nào đổi gió bứt tốc 9,10km/h nhưng chạy nhanh quá thì tim đập nhanh cũng chẳng tốt lành gì đâu.

via theNEXTvoz for iPhone
Bác nói sao chứ em thấy elite chạy pace 4,5 nhịp tim vẫn ở ngưỡng Hiếu khí đấy(130-150 nhịp)
9-10km/h là pace 6 mà tim đập nhanh là bác chưa khoẻ hoặc tập chưa bài bản thôi :)
 
Bác nói sao chứ em thấy elite chạy pace 4,5 nhịp tim vẫn ở ngưỡng Hiếu khí đấy(130-150 nhịp)
9-10km/h là pace 6 mà tim đập nhanh là bác chưa khoẻ hoặc tập chưa bài bản thôi :)
Chuẩn. Nhịp tim anh Hiếu toàn tầm cận dưới zone 2 nên không bị mệt (119 - 124). Tiếp đủ nước với gel là chạy thoải mái. Mình mà để tim kiểu này chỉ có nước đi bộ. Nếu chạy tim zone 3 thì phải chậm tầm pace 7.5 :angry: .
 
Bên cạnh đó, Đăng Hiếu cũng hy sinh nhiều thú vui như bạn bè đồng lứa. Đăng Hiếu kể: "Rào cản lớn nhất có lẽ là giới hạn thời gian 24 tiếng mỗi ngày, vì tôi vẫn còn công việc gia đình. Vì vậy, từ nhiều năm nay, tôi cũng đã tự định hướng, tránh lãng phí thời gian vào những thứ không cần thiết khác như la cà nhậu nhẹt, chém gió với các bạn bè hội nhóm, để dành thời gian tập luyện".
Ghê thật, đúng là không có thành công nào là không phải đánh đổi cả :)
 
Chuẩn. Nhịp tim anh Hiếu toàn tầm cận dưới zone 2 nên không bị mệt (119 - 124). Tiếp đủ nước với gel là chạy thoải mái. Mình mà để tim kiểu này chỉ có nước đi bộ. Nếu chạy tim zone 3 thì phải chậm tầm pace 7.5 :angry: .
tôi leo đèo bằng xe đạp có lúc tim lên zone 3 170 ~180 luôn nhưng mà chỉ kéo dài tầm vài phút
t5nYUlz.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
anh em Đăng Hiếu - Đăng Trung thì elite trong giới ultra rồi :D nếu ko vì công việc thì ko biết giới hạn đến đâu :D
 
Sao k tập thêm gym vô cho bự :hungry:
khó,thứ nhất do công việc,thứ hai do đặc thù và thói quen của môn.Cv thì ko nói,nhiều khi làm việc+gia đình dành cả ngày ra 2,3h thì chỉ phục vụ được môn chính thôi.

Môn chạy này khi đã quen thì hồi phục nhanh hơn mấy môn như bóng đá,bóng rổ,tennis,võ thuật do cơ thể ko phải sprint quãng ngắn,đổi chuyển động đột ngột và vặn xoắn cơ thể liên tục cho những động tác khó.Chưa kể bản chất là 1 môn non-contact nên yêu cầu về hình thể ko cao.Ai chơi bóng rổ thì đều biết chơi suôn mà ko vào gym đẩy tạ thì bị chúng hất văng vách,tương tự chơi bóng đá mà đá liền 4,5 ngày/tuần,tháng 4 tuần thì có mà đi bán cọng dây chằng sớm.Những môn này bản chất đòi hỏi nghỉ ngơi nhiều hơn,và là những môn full-contact nên phải trọng thể hình hơn,vừa để đảm bảo ít chấn thương khi van chạm chạy nhảy,vừa là yêu cầu tiên quyết nếu muốn "ăn" người ta.

Mình đang giải thích dưới góc nhìn chơi thể thao đam mê nghiêm túc nhé,chứ mấy anh em ra chơi đổ mồ hôi chạy nhẹ nhẹ 2,3 buổi thì khỏi gym giếc vẫn ok con dê.Còn mấy ông chạy bộ thì có chạy đam mê chạy ghiền ko vào gym vẫn ko sao,bởi vậy nhiều ông cứ teo tóp như ruốc suốt
 
Back
Top