thảo luận Rút bảo hiểm xã hội: Hưởng một lần, mất nhiều quyền lợi

I am thor odinson'ss

Senior Member
Dịch Covid-19, mất việc làm, nhiều lao động lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng. Đây là giải pháp trước mắt, nhưng sẽ tạo rủi ro lâu dài khi người lao động rời khỏi lưới an sinh, cũng như làm mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. Để hạn chế tình trạng này, một trong những giải pháp được đề xuất là thắt chặt các điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần, cũng như nâng cao nhận thức đối với người lao động về chính sách.
Cân nhắc khi rời khỏi "lưới an sinh"

Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, giai đoạn năm 2016 - 2020, số người lao động nhận BHXH một lần tăng khoảng 9% mỗi năm. Riêng trong quý I/2021, cả nước có 226.503 người hưởng BHXH một lần, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Một số địa phương có số người hưởng BHXH một lần tăng cao như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Tình trạng người lao động rút BHXH một lần có xu gia tăng theo nhận định của BHXH Việt Nam là do tác động của dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, hoặc phá sản dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc, mất nguồn thu nhập. Do đó, họ mong muốn có một khoản chi tiêu trước mắt để trang trải cuộc sống nên đã đề nghị thanh toán trợ cấp BHXH một lần. Mặt khác, nhận thức đóng BHXH để khi về già có lương hưu, không phải phụ thuộc của người lao động còn hạn chế.
1621173140574.png

Người lao động sẽ chịu nhiều thiệt thòi nếu rời khỏi hệ thống an sinh xã hội
BHXH Việt Nam - cho rằng, đây là lựa chọn khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, cần cân nhắc khi quyết định. Đó là người lao động không còn trong hệ thống BHXH được nhà nước tổ chức thực hiện và bảo hộ; mất cơ hội hưởng lương hưu, nguồn thu nhập ổn định khi về già; mất cơ hội nhận được thẻ BHYT miễn phí hết tuổi lao động, thân nhân mất quyền lợi khi nhận các chế độ như tử tuất.

Đặc biệt, theo quy định của pháp luật, tổng mức đóng BHXH là 22% mức tiền lương tháng, trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, tổng mức đóng vào quỹ hàng năm là 2,64 tháng lương. Nếu hưởng BHXH một lần thì người lao động chỉ được hưởng thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho một năm tham gia BHXH. Như vậy, người lao động mất đi 0,64 tháng lương/năm.

Thắt chặt điều kiện

Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có tờ trình Chính phủ về đề xuất sửa đổi Luật BHXH năm 2014. Luật BHXH sửa đổi lần này được kỳ vọng sẽ có những giải pháp, đột phá để thực hiện được lộ trình cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Trong đó, có nội dung điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội và đặc biệt là thắt chặt các điều kiện hưởng BHXH một lần. Theo Bộ LĐ-TB&XH, hết năm 2020, hơn 16 triệu người tham gia BHXH, chỉ chiếm khoảng 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Cụ thể, đề xuất quy định điều kiện hưởng BHXH một lần theo hướng có lộ trình tiến tới chỉ giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không có nhu cầu đóng tiếp. Đề xuất quy định trường hợp chưa hết tuổi lao động mà nhận BHXH lần thì mức hưởng thấp hơn. Ngoài ra, người lao động vẫn được nhận BHXH một lần với trường hợp phải ra nước ngoài để định cư hợp pháp hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Trước đó, năm 2015, khi sửa đổi Luật BHXH, Ban soạn thảo từng đề xuất hạn chế nhận BHXH một lần tại Điều 60, nhưng chưa thực hiện được vì công nhân tại một số địa phương phản ứng, Chính phủ sau đó phải kiến nghị Quốc hội sửa đổi quy định này theo hướng để người lao động tự chọn hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu để đóng tiếp nếu có điều kiện. Vì vậy, lần sửa đổi này, nhiều ý kiến cho rằng, cần khởi động lại quy định hạn chế nhận BHXH một lần. Theo đó, trong phần đóng vào quỹ BHXH (người lao động 8%, chủ sử dụng lao động 18%) thì người lao động có thể rút 8% đã đóng; phần còn lại do doanh nghiệp đóng sẽ giữ lại trong quỹ BHXH để sau này chi trả khi họ đến tuổi hưu.

Theo một số chuyên gia, điều kiện cụ thể ra sao và tuyên truyền thế nào để người lao động đồng thuận, tránh lặp lại “vết xe đổ” của Điều 60 như 6 năm trước hay như bài học Chính sách 176 “về một cục” cũng còn đó. Chính sách cần nhìn đến giai đoạn người lao động không còn làm việc được nữa, ốm đau, bệnh tật, không có lương hưu, Nhà nước sẽ phải chi trả bằng trợ cấp xã hội. Mức trợ cấp xã hội hiện hành vài trăm nghìn đồng nhưng hàng triệu người dồn lại là gánh nặng lớn mà Nhà nước phải lo; chưa kể trên 60% người già Việt Nam hiện không có lương hưu.

Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - ông Trần Đình Liệu – nhấn mạnh, việc thắt chặt các điều kiện rút BHXH một lần là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo cân đối của quỹ BHXH về lâu dài. Mặt khác, cần xây dựng chính sách theo hướng làm rõ các quyền lợi của người tham gia BHXH một lần, qua đó để người lao động hiểu và lựa chọn. “Dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, khi nhận BHXH một lần, chính sách nên quy định người lao động chỉ có thể lĩnh phần kinh phí đã đóng vào quỹ BHXH, bên cạnh kinh phí của doanh nghiệp và ngân sách nhà nước hỗ trợ” - ông Liệu nói.
https://congthuong.vn/rut-bao-hiem-xa-hoi-huong-mot-lan-mat-nhieu-quyen-loi-157159.html
 
Bể hết chữa dc rùi nên chắc chắn sắp tới là chặn hẳn luôn ko cho rút 1 lần nữa

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vẫn không hiểu lắm bro nào giải thích hộ, về tổng thể thì số tiền người lao động & cty đóng luôn luôn nhỏ hơn số tiền họ được hưởng (tính theo tuổi thọ trung bình VN), mà chỉ người nào đóng mới đc hưởng chứ ko đóng đâu đc hưởng, kể cả rút 1 lần vẫn ít hơn số tiền đóng, như vậy là bảo hiểm luôn luôn lãi chứ, vậy tại sao lại nói có nguy cơ vỡ quỹ???
 
Cứ văn vẻ, như là nghĩ đến người ld mà chính sách cụ thể để khuyến khích thì k có đề cập.
Chỉ lo bình ổn quỹ, rút 1 lần chỉ được 8%, đến 62t mới được rút.
Mà 62t là tuổi lý tưởng có thể đạt được, một số đã ra đi xa trước đó rồi.


Gửi từ HUAWEI RNE-L22 bằng vozFApp
 
Vẫn không hiểu lắm bro nào giải thích hộ, về tổng thể thì số tiền người lao động & cty đóng luôn luôn nhỏ hơn số tiền họ được hưởng (tính theo tuổi thọ trung bình VN), mà chỉ người nào đóng mới đc hưởng chứ ko đóng đâu đc hưởng, kể cả rút 1 lần vẫn ít hơn số tiền đóng, như vậy là bảo hiểm luôn luôn lãi chứ, vậy tại sao lại nói có nguy cơ vỡ quỹ???
google dễ mà thím

https://plo.vn/xa-hoi/bhxh-cho-vay-hang-ngan-ti-gan-800-ti-co-nguy-co-mat-trang-779860.html

Do các cụ quản lý ko tốt nhé
 
Vẫn không hiểu lắm bro nào giải thích hộ, về tổng thể thì số tiền người lao động & cty đóng luôn luôn nhỏ hơn số tiền họ được hưởng (tính theo tuổi thọ trung bình VN), mà chỉ người nào đóng mới đc hưởng chứ ko đóng đâu đc hưởng, kể cả rút 1 lần vẫn ít hơn số tiền đóng, như vậy là bảo hiểm luôn luôn lãi chứ, vậy tại sao lại nói có nguy cơ vỡ quỹ???
Vì mang tiền đi đầu tư ngoài nghành thua lỗ, vì đem tiền mua trái phiếu chính phủ hay cho chính phủ vay gì đấy, nhưng con nợ này trầy bửa ko trả :p
 
Vẫn không hiểu lắm bro nào giải thích hộ, về tổng thể thì số tiền người lao động & cty đóng luôn luôn nhỏ hơn số tiền họ được hưởng (tính theo tuổi thọ trung bình VN), mà chỉ người nào đóng mới đc hưởng chứ ko đóng đâu đc hưởng, kể cả rút 1 lần vẫn ít hơn số tiền đóng, như vậy là bảo hiểm luôn luôn lãi chứ, vậy tại sao lại nói có nguy cơ vỡ quỹ???

Đây là sự ưu việt của chế độ đó bạn. Đào xúc múc bán còn lỗ dc mà

Sent from Xiaomi POCO F2 Pro using vozFApp
 
Vẫn không hiểu lắm bro nào giải thích hộ, về tổng thể thì số tiền người lao động & cty đóng luôn luôn nhỏ hơn số tiền họ được hưởng (tính theo tuổi thọ trung bình VN), mà chỉ người nào đóng mới đc hưởng chứ ko đóng đâu đc hưởng, kể cả rút 1 lần vẫn ít hơn số tiền đóng, như vậy là bảo hiểm luôn luôn lãi chứ, vậy tại sao lại nói có nguy cơ vỡ quỹ???
1.Mang đi đầu tư ngoài thua lỗ
2.tiền bạc trượt giá ( ngày xưa tiền giá khác, đóng 50k 1 tháng chẳng hạn, giờ bh nó trả tối thiểu đã 2-3tr rồi ) tiền ngày xưa có giá hơn.
 
Hù lằm hù lốn, tiền của người ta thì họ thích xài sao là quyền của họ, ai chẳng tính nát nước trước khi quyết định rút, chứ có phải hứng là rút đâu
KgmQHtR.gif


via theNEXTvoz for iPhone
Rút kinh nghiệm từ thế hệ những năm 90 nhiều người rút một lần dẫn đến bây giờ k có lương hưu nên nhà nước nghiên cứu cách hạn chế rút 1 lần.

Thế hệ đó nhiều người so sánh với bài toán gửi ngân hàng và thấy lãi cao hơn nhiều nên quyết định rút.
 
Vẫn không hiểu lắm bro nào giải thích hộ, về tổng thể thì số tiền người lao động & cty đóng luôn luôn nhỏ hơn số tiền họ được hưởng (tính theo tuổi thọ trung bình VN), mà chỉ người nào đóng mới đc hưởng chứ ko đóng đâu đc hưởng, kể cả rút 1 lần vẫn ít hơn số tiền đóng, như vậy là bảo hiểm luôn luôn lãi chứ, vậy tại sao lại nói có nguy cơ vỡ quỹ???

Cmt được quote nhiều nhất trong thread này :giggle:
Đây fence ơi
https://tuoitre.vn/hang-tram-ngan-t...oi-duoc-su-dung-the-nao-20200523111715042.htm
Hơn 14,7 triệu người đang đóng bảo hiểm xã hội, tổng số dư các quỹ bảo hiểm trên 728.000 tỉ đồng, nguồn tiền này đang được đầu tư vào trái phiếu chính phủ, cho vay, gửi tại các ngân hàng thương mại.

Một năm thu lãi trên 42.700 tỉ đồng
Kết quả kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội năm 2018 vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố ghi nhận đến hết năm 2018 có hơn 14,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Số thu bảo hiểm xã hội năm 2018 khoảng 223.000 tỉ đồng, đạt 99,36% dự toán Thủ tướng giao. Tổng số thu 3 quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến hết năm 2018 đạt hơn 728.000 tỉ đồng, tương đương 31 tỉ USD.
Nguồn tiền khủng này đang được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đầu tư vào trái phiếu chính phủ khoảng 620.800 tỉ đồng, đầu tư vào các ngân hàng thương mại 107.200 tỉ đồng.
Đối với khoản đầu tư vào các ngân hàng thương mại để lấy lãi, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi 13.000 tỉ đồng và gửi tiền tại 5 ngân hàng thương mại lớn khoảng 94.200 tỉ đồng.
Kiểm toán Nhà nước nhận định về cơ bản Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã đầu tư các quỹ bảo hiểm và phân bổ lãi đầu tư đúng quy định, đảm bảo an toàn và tăng trưởng của quỹ.
Trong năm 2018, số lãi dự thu từ hoạt động đầu tư của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khoảng 42.700 tỉ đồng, đến thời điểm kiểm toán đã thu được khoảng 41.900 tỉ đồng.
Tuy vậy, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng gặp rủi ro khi sử dụng quỹ để đầu tư tài chính.
Cụ thể, với khoản đầu tư vào Công ty cho thuê tài chính ALC II - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam gặp rủi ro khi Công ty cho thuê tài chính ALC II tuyên bố phá sản vào tháng 7-2018. Nhưng đến nay Công ty cho thuê tài chính ALC II vẫn nợ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hơn 1.600 tỉ đồng.

Về khả năng cân đối các quỹ bảo hiểm, Kiểm toán Nhà nước cho biết trong năm 2018, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chi khoảng 90.800 tỉ đồng quỹ hưu chí và tử tuất, kết dư quỹ đến cuối năm đạt gần 582.000 tỉ đồng.
Nhưng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vẫn lo đến năm 2032 quỹ này sẽ bội chi và tới năm 2049 sẽ bị âm.

.....

Gửi từ Samsung SM-G996B bằng vozFApp
 
Vẫn không hiểu lắm bro nào giải thích hộ, về tổng thể thì số tiền người lao động & cty đóng luôn luôn nhỏ hơn số tiền họ được hưởng (tính theo tuổi thọ trung bình VN), mà chỉ người nào đóng mới đc hưởng chứ ko đóng đâu đc hưởng, kể cả rút 1 lần vẫn ít hơn số tiền đóng, như vậy là bảo hiểm luôn luôn lãi chứ, vậy tại sao lại nói có nguy cơ vỡ quỹ???
Do phải gánh thêm thế hệ trước nữa. Mà hồi trước, cán bộ làm nhà nước đóng ít lắm (tỷ lệ, mức đóng trên lcb), thêm Dn chỉ đóng mức tối thiểu , nên quỹ hạn hẹp. Chưa kể đầu tư thiếu hiệu quả nữa.
 
Vẫn không hiểu lắm bro nào giải thích hộ, về tổng thể thì số tiền người lao động & cty đóng luôn luôn nhỏ hơn số tiền họ được hưởng (tính theo tuổi thọ trung bình VN), mà chỉ người nào đóng mới đc hưởng chứ ko đóng đâu đc hưởng, kể cả rút 1 lần vẫn ít hơn số tiền đóng, như vậy là bảo hiểm luôn luôn lãi chứ, vậy tại sao lại nói có nguy cơ vỡ quỹ???
đóng nhỏ hơn nhận thì bể chứ sao nữa
 
Back
Top