thảo luận Sài Gòn luận phở, tiệm nào mới ngon?

Trước có tiệm phở Nam Định chỗ ngã tư Nguyễn Xí - Phạm Văn Đồng, rất ngon, thêm chén hột gà tiết bò thì bao đỉnh nhất VN luôn chứ đừng nói SG. Mình thì nghiện phở từ bé nên ăn rất nhiều nơi, ko đâu qua đc chỗ đó. Bị cái cha chủ suốt ngày rượu, hơi tí vả vợ bôm bốp, chắc cũng vì thế nên lục đục rồi đóng cửa. Tiếc vl. Trước ngày ăn 3 bữa, nửa đêm thèm quá chạy ra làm tô nữa là bình thường.
 
Phở Lê trên Trường Chinh, ngay ngã 4 7 Hiền :big_smile:
Trường Chinh gần Bình Giã có phở Cường ngon đó thím

Mà có thím nào biết khúc lý thái tổ, nguyễn tri phương có quán phở miền Nam nào ngon không? Chỉ dùm mình với.
 
Last edited:
Thấy chưa bác nào đề cập nên share, chỗ mình thích ăn nhất ở SG, ở đường Hồng Hà, gần sân bay. Lâu lâu buổi trưa vẫn lấy xe từ Q1 lết lên ăn. Cạ cứng cũng cỡ 8 năm rồi :big_smile:
Bonus: mấy em tiếp viên cũng hay qua đây ăn, nên vừa ăn vừa ngắm gái cũng vui :sexy_girl:

1606665932546.png
1606665911271.png
 
Phở Hòa (Pasteur), phở Hùng (Nguyễn Trãi), phở / bún bò 357 Bà Hạt
Chỗ Bà Hạt bà bán khó chịu lắm đúng ko? Đi ngang thấy nhăn như khỉ, trên Foody có đứa đi mua bị bả nói "72k/1 tô lận đó nha" chửi quá trời
 
phở Anh (Kỳ Đồng) ăn cũng được mà chất lượng không đồng đều, hôm ngon hôm dở, có hôm thì nước bị nguội, quán chật
phở Phú Vương (LVS) thì quá béo và ngọt, thơm mùi xương bò chứ không thơm vị hoa hồi.
phở Hòa ăn ổn nhưng giá cao quá so với lesor
phở tàu bay thì overrated không nên ăn.
mấy quán phở bắc (ở ngoài bắc lẫn trong nam) thì quán nào nom cũng bẩn bẩn, có ngon mấy mà nhìn vào quả tường đen thui, xập xệ thì ăn cũng mất ngon vài phần
 
Last edited:
mình chịu, mà phở LQS phải có gừng hả thím

via theNEXTvoz for iPhone

Có thể có 1 ít gừng khi chế biến nước dùng thôi. Khi ăn vị nó nhẹ lắm người thường không nhận ra đc đâu. Phở nam thì k biết nhưng phở bắc thì đa số đều vậy chứ ko fai mỗi LQS.
Chứ nấu xong rồi còn bỏ thêm vào gừng để ăn chung thì mình sống ở HN 30 năm chưa thấy quán nào làm thế cả.
 
nãy tôi gõ thiếu, từ DBL quẹo vào chu văn an, địa chỉ là 166 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh nha bác.
à thím nhắc chu văn an tui mới nhớ còn 1 quán phở gia hân từ pvt chạy vô là thấy liền luôn,vị miền nam ăn ok lắm nha
 
Hay ăn phở Nguyên bán 24h đường Ngô Thị Thu Minh, buổi sáng thì phở Đồng Tiến Huỳnh Văn Bánh, lâu lâu ghé quận 10 thì phở Dũng trên đường Cao Thắng, phở gà thì Phương Béo, Nguyễn Trọng Tuyển. Thấy nhiều chỗ phở thịt nêm nếm rất thơm và đậm đà nhưng sợi phở vẫn còn mùi hôi hôi nên ăn ko thấy ưng lắm, ví dụ như phở Anh Kỳ Đồng và Phú Vương.
Fen biết ăn phở đó. Tui ăn thấy phở nguyên ngon. Phú vương cho k ăn. Quá tệ. Dc mặt tiền đẹp
Phở anh tân sơn nhì như loằn. Méo hiểu sao đông.
Ngoài ra còn phở gia hân bình thạnh.
Quán to chưa chắc ngon. Xưa thích ăn quán phở ngay bắc hải. Đối diện mấy quán bê thui. Nhưng dọn đi đâu mất. Hỏi xung quang chẳng ai biết. Quán to chưa chắc ngon.
 
trước thích phở lệ vì nhiều thịt ú ụ, ăn đã. 2-3 năm trở lại đây chất lượng xuống cấp quá xá.

Giờ chỉ thích ăn phở Bắc Hải (mà do người Nam Định nấu) trên Trần Não, Q2. chô này đúng best.
 
bạn ăn phải gọi đầy đủ của nó: 1 tô phở kèm 1 chén mỡ nổi + mỡ hành + trứng trần.
2 chén kia chan vô mới đủ vị của Phở Tàu Bay
Thật ra chuyện khẩu vị ăn uống mỗi người mỗi khác nên mình ko dám bàn, riêng mình không thích ăn béo nên lại thích cái nước trong ở phở Tàu Bay. :)

Ra vậy. Để hôm nào mình ra ăn lại. Mà quán bên nào nhỉ ? Có 2 quán kề nhau lận
Theo báo với youtube nói thì đội đỏ là chánh gốc bro à :), tuy nhiên 2 bên đều cùng gia đình cả.
https://thanhnien.vn/doi-song/chu-p...m-rau-gia-va-su-that-chuyen-2-phe-878885.html
Bẵng đi thời gian dài hơn nửa thế kỷ, phở Tàu Bay cũng ít nhiều có sự thay đổi, bên cạnh sự “bớt bảo thủ” của chủ quán thì việc thương hiệu phở này chia làm 2 phe “áo vàng” và “áo đỏ” ngay sát vách nhau cũng khiến nhiều người “bối rối, không biết đâu mới là quán gốc”.

Tôi cũng không ngoại lệ, và để tìm được câu trả lời cho những thắc mắc lẫn tò mò, tôi đánh liều hỏi “người cầm đầu” của phe "áo đỏ", ông Phạm Đình Khang (68 tuổi) cho biết: “Quán nào cũng là phở Tàu Bay chính hiệu cả”.

Dường như thấy được dấu chấm hỏi càng lúc càng to đùng của tôi, ông liền giải thích thêm: “Bố tôi ngày xưa bán phở trên phố Bà Triệu, ông tên Phạm Đình Nhân nên người ta gọi là phở Nhân. Rồi hồi đấy có mấy ông lính tặng bố tôi cái mũ ca-lô, ông cụ quý lắm cứ đội suốt. Mấy người khách đến ăn thấy giống mũ phi công hay đội nên gọi bố tôi là ông tàu bay, rồi cái tên phở Tàu Bay cũng ra đời từ đó”.

Năm 1954, ông Nhân đem theo vợ, con (ông Khang - PV), cùng hương vị phở Tàu Bay từ miền Bắc di cư vào Nam. Lúc bấy giờ chỉ có một quán phở duy nhất nằm trên đường Lý Thái Tổ (phường 9, quận 10).

“Thời đó ở miền Nam ít người ăn phở lắm. Khách ghé quán hầu hết là đồng bào miền Bắc, họ tới ăn để đỡ nhớ quê. Cũng có khách là người Nam, họ đến ăn thì muốn có thêm rau, giá, tương đen, đỏ… nhưng cụ nhà tôi kiên quyết nói không”, ông Khang kể lại.

Những tưởng sẽ không ai quay lại sau khi bị “cự tuyệt” với yêu cầu thêm cái này, cái kia thì người ta lại cứ kéo tới thưởng thức “tô xe lửa”, “tô tàu thủy” (vốn được mệnh danh là tô phở bự nhất Sài Gòn – PV) vì “trót phải lòng thứ nước dùng beo béo, óng ánh vàng của phở Tàu Bay”.

Về nguồn gốc của 2 phe phở Tàu Bay, ông Khang tâm sự: “Năm 1975, sau khi bố tôi mất thì mấy người bà con bên nội của tôi từ ngoài Bắc mới vào trong Nam này lập nghiệp, quán kế bên là của họ đấy. Thật ra cùng là người thân trong dòng họ cả nên tôi cũng không khó chịu gì khi có người mở quán cạnh tranh. Người nào ăn phở ông cụ tôi xưa giờ thì thích ghé đây, không thì người ta ghé bên kia, vậy thôi”.

Rồi như được dịp để trút hết lòng mình, ông lại nói tiếp: “Người ta hay nói bố tôi bảo thủ, nhưng thực ra là ông cụ tôi sợ thêm rau, giá vào sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của phở. Sau khi ông cụ mất, bà cụ nhà tôi vì muốn chiều ý khách nên bảo cho thêm rau giá.

Tôi cũng thử nghiệm rồi, rõ ràng khi cho giá vào nó sẽ làm nhạt cái vị của nước phở nên tôi đấu tranh đến cùng. Sau quyết định dẹp giá, chỉ cho thêm rau thôi. Phần cũng vì tôi là con trai duy nhất của ông cụ nên vẫn muốn giữ lại chút hương vị truyền thống này như sự biết ơn đối với bố mình vậy”.

Thịt bò trong phở cũng khác khi chỉ được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân. Nhiều khách hỏi bò viên thì sẽ được lời bộc bạch của chủ quán: “Bò viên nếu bán thì mình phải lấy từ chỗ người khác làm, thứ nhất là nó không biết có đảm bảo vệ sinh không, thứ hai là có thêm bò viên sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của tô phở”.
Khi tôi hỏi: “Cả 2 đều chính hiệu, nghĩa là hương vị phở giống y hệt nhau phải không ạ?”, ông Khang khéo léo đáp lại: “Cái đó thì tùy vào khẩu vị và sự đánh giá của mỗi người. Bởi, phở Tàu Bay kể từ sau năm 1980 trở đi đã có những thay đổi nhất định. Tự bản thân tôi cảm thấy, hương vị phở bây giờ chỉ đạt khoảng 80 – 90% so với thời ông cụ tôi nấu ngày xưa”.
Và để thỏa cơn tò mò, tôi quyết định sẽ… ăn phở của cả 2 phe.

Thoạt nhìn, cách bài trí tô phở và cả những gia vị đi kèm từ chai tương đen, tương đỏ, rau thơm, ngò tây cho đến nước mắm, chanh, ớt của 2 quán đều giống nhau.

Một tô phở xứng đáng với cái tên phở thì phải có mùi hương đi trước. Dĩ nhiên, phở Tàu Bay làm được điều đó, mùi thơm thoang thoảng cùng màu vàng mơ, trong vắt của nước dùng vô tình khiến bụng tôi cứ réo rắt không ngừng.

Tô phở nghi ngút khói được bưng ra, bánh phở của phe "áo vàng" to và dày hơn một chút, nước lèo nấu đúng kiểu miền Bắc, khi ăn nghe rõ được mùi vị của gừng nướng trên lửa đã đạt đến độ khô vừa phải.

Quan sát một lượt, đa phần thực khách tại đây đều không đụng đến một cọng rau thơm hay ngò tây nào, dù chủ quán vẫn dọn ra sẵn.

Phở của phe "áo đỏ" lại có chút hơi hướng miền Nam với vị ngọt thanh của xương ống, mùi thơm của quế, hồi thảo quả và vị bùi bùi của nước béo hành. Thực khách cũng thích ăn kèm thật nhiều rau, vắt thêm miếng chanh và xịt đủ 2 loại tương đen, đỏ.
Gắp một đũa bánh phở, nhai trọn lát thịt mềm mềm, thấm đẫm gia vị… Tôi tự nhủ: “Được, ngon. Phở phe nào cũng ngon”.

Cũng không ăn chỉ để no cái bụng, hay để so sánh bên nào ngon hơn, bởi mỗi quán đều có một hương vị đặc trưng riêng.
Có chăng, người ta ăn phở Tàu Bay bởi cái tình của người nấu chất chứa trong tô phở, và cũng là một cách để được nắm níu rưng rưng hương vị của món phở mà họ từng trải nghiệm…


 
Last edited:
Trước có tiệm phở Nam Định chỗ ngã tư Nguyễn Xí - Phạm Văn Đồng, rất ngon, thêm chén hột gà tiết bò thì bao đỉnh nhất VN luôn chứ đừng nói SG. Mình thì nghiện phở từ bé nên ăn rất nhiều nơi, ko đâu qua đc chỗ đó. Bị cái cha chủ suốt ngày rượu, hơi tí vả vợ bôm bốp, chắc cũng vì thế nên lục đục rồi đóng cửa. Tiếc vl. Trước ngày ăn 3 bữa, nửa đêm thèm quá chạy ra làm tô nữa là bình thường.

Nhà Pho-học giờ chuyển qua ăn ở đâu thế?
 
Back
Top