Dân Việt mình ngày xưa đói khổ , lao động chân tay nhiều nên ăn cơm là chính xác, vì cơm nó tiêu hóa nhanh, giúp tạo ra năng lượng nhanh chóng cho cơ thể để hoạt động nặng( cày ruộng, cuốc đất, trồng lúa,...) và do lao động nặng nên lượng đường trong máu ( từ cơm) được tiêu hao hết nên ko có béo phì, và cơ thể rắn chắc do được lao động chân tay thường xuyên. Nên việc ăn cơm cảm thấy có sức hơn là ăn rau, thịt (ngày trước chỉ cần 1 nồi thịt kho bé tí là cả nhà ăn hết cả nồi cơm đầy). Ngày nay kinh tế kinh lên, việc đáp ứng các loại thực phẩm khác như thịt ( bò mỹ, bò úc,cá hồi,...) rất dễ dàng và việc lao động chân tay ít đi( tp lớn đa phần là dân văn phòng, hoặc người ít vận động như lái xe, ....) thì việc nạp cơm vào cơ thể rất nguy hiểm, vì năng lượng từ cơm không được tiêu hao kịp thời sẽ dẫn đến việc tích mỡ ( mỡ bụng, ai ngồi nhiều đều bụng bự) mà mập thì dễ bị tiểu đường type 2. Nên hạn chết cơm mà ăn thêm các loại thực phẩm tiêu hóa chậm khác , và đặc biệt là đa dạng khẩu phần ăn.