Sao ngày xưa đói khổ cùng cực không ai trầm cảm mà giờ nhiều trầm cảm thế nhỉ

thời đó đói đều khổ đều nên nó thế, giờ xh phát triển phân hóa quá cao áp lực đè nén từ mọi phía, nghèo quá cũng trầm cảm, giàu quá hết động lực sống cũng trầm cảm, làng nhàng sống qua ngày cũng trầm cảm, trầm cảm len lỏi khắp nơi, một hệ lụy tất yếu xảy ra khi mà dân trí tăng cao đời sống hiện đại phát triển quá nhanh
please.gif
 
Ngày xưa thời gian còn kiếm tiền để ăn chứ mua đất cũng chả đáng bao nhiêu. Giờ ko lo ăn nữa nhưng nhiều áp lực hơn thì thế
 
Hồi xưa trầm cảm ko có mxh để kể lể, chui vô 1 xó ngồi cù bấc cù bơ. Nên có trầm cảm cũng ko ai biết :D
 
giờ kiểu khổ dâm ấy thím, Trầm cảm là trend, bị cắm sừng cũng khoe ra kiểu như mình là người gặp nhiều đổ vỡ trong chuyện tình cảm, thất tình phát quay ra làm fuckboiz - fuckgurl, hội chứng gì mà gặp cái gì không hoàn chỉnh là khó chịu ấy OCD thì phải cũng trend nốt.... trong khi người ta bị bệnh thật thì khổ muốn chết đi sống lại, bọn dẫm thì lại thể hiện kiểu như mình ngầu lắm.
 
hồi xưa thì truyền thông đã mạnh đâu. Với nhiều người lúc đó có cái ăn là vui rồi, có bao nhiêu người biết hay nghĩ đến chuyện trầm cảm đâu. Nó vẫn đầy rẫy thôi.
 
Tìm hiểu về tháp nhu cầu là biết mà fen, ngày xưa nhu cầu của người ta chỉ ở mức thấp nhất là có ăn có mặc. Nhưng giờ mấy cái đó đơn giản rồi thì phải nhu cầu cao hơn, khó hơn như được giao lưu thấu hiểu, được công nhận thể hiện bản thân... Không được đáp ứng thì sinh ra bệnh cũng là điều tất yếu thôi.
 
xưa khổ là khổ đều, may lắm có vài % giàu, sung sướng.
giờ thì phân hoá giàu nghèo rõ riệt rồi -> Tôi thấy chỉ cần đéo có tiền là stress vật vã ra, ví dụ đéo có tiền mà sống đều đều đéo sao nhưng lỡ có việc gì thì bỏ mẹ.
 
Cắm mặt làm việc kiếm cơm nuôi gia đình chết mẹ đi, về nhà cái tắm rửa xong lăn ra ngủ, thời gian đéo đâu mà trầm cảm. Thời nay rảnh háng quá hay ngồi suy ngẫm linh tinh rồi trầm cảm vậy đó :angry:
 
Đứng trước cơn đói thì trầm cảm cũng phải dạt sang một bên
Thời nào cũng có trầm cảm, chỉ là người ta có biết và quan tâm tới ko thôi
Tôi sẽ quan tâm tới vấn đề trầm cảm của thiên hạ khi tôi ăn no mặc ấm, ko thì đéo
 
Ngày xưa đầy người trầm cảm, nhưng ko có báo đài đăng nên ko ai biết thôi
 
đói chết cha, sáng mở mắt chỉ biết nghỉ coi làm sao có cái ăn thì lấy gì trầm cảm :))
giờ rảnh rỗi suy nghĩ vu vơ
 
Snowflakes - Thế hệ mỏng manh như bông tuyết
Gen Z bây giờ ngày càng xuất hiện nhiều người đi theo hướng snowflakes, đây là một cụm từ không hề chỉ sự tích cực cho một thế hệ trẻ, vậy snowflakes là gì?
Thuật ngữ "snowflakes" và "snowflake generation" thường được sử dụng rất nhiều, chúng trở nên đặc biệt phổ biến sau các cuộc đụng độ trong khuôn viên trường ở Mỹ vào năm 2016, xuất phát từ sự phẫn nộ đối với những bộ trang phục Halloween thiếu văn hóa.
Vậy snowflakes có nghĩa là gì, thế hệ snowflakes là những ai? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải mã thuật ngữ này.
Snowflakes là gì?
Trong tiếng Anh, snowflakes có nghĩa là bông tuyết, nhưng nó lại được sử dụng nhiều theo nghĩa bóng để chỉ cho thực trạng của thành phần trẻ hiện nay trong xã hội có lối sống cái tôi cá nhân cao, cho quyền làm bất cứ thứ gì mình muốn, ái kỷ nhưng dễ tổn thương và tự tổn thương chính mình.
Nói dễ hiểu hơn thì snowflakes mô tả người nhạy cảm, rất dễ cảm thấy bản thân bị xúc phạm, coi thế giới phải xoay quanh họ và cảm xúc của họ, một thế hệ trẻ mỏng manh như bông tuyết, dễ tan vỡ, dễ tổn thương lòng tự ái và thiếu khả năng phục hồi.
Đặc điểm của kiểu người snowflakes là gì?
Những "bông tuyết" mang những đặc điểm sau:
  • Thế hệ snowflakes được bao bọc trong sự chăm sóc quá mức của bậc phụ huynh, sống thừa vật chất thế nên khi đối mặt với khó khăn chúng thường dễ từ bỏ. Khả năng chịu đựng cực kém, thường than thở, dễ tìm cớ bỏ cuộc, hay trách móc, biện minh, kém kiên trì, kỳ vọng cao về công việc,...
  • Snowflakes là người quá tự cao tự đại, không thích bất kỳ hình thức chỉ trích nào và tin rằng cảm xúc của họ là trung tâm chỉ huy trong cuộc thảo luận.
  • Tự cho mình là cái rốn của vũ trụ, hay ho hơn người khác, tự do ngôn luận và không muốn nghe ý kiến sự phản đối của người khác.
  • Cho rằng mình đáng thương, luôn dễ thấy khổ sở, buồn tủi, đau đớn rồi đổ lỗi là vì người khác mà ra.
  • Họ luôn tìm ra nguyên nhân cho sự xúc phạm và biến mình trở thành nạn nhân rồi than vãn hơn là hành động.
  • Nhai đi nhai lại biến cố mà bản thân từng gánh chịu trong quá khứ, nhưng có khi biến cố ấy là do bản thân họ tự tưởng tượng ra để biến mình trở nên bi ai hơn mà thôi.
  • Không bao giờ nhận trách nhiệm cho sai lầm bản thân, chung quy họ là những đứa trẻ không chịu lớn.
Thế hệ Z vẫn được xem là thế hệ thông minh, lanh lợi, được bao bọc kỹ nhưng có lẽ thứ họ thiếu là làn da dày hơn. Những lời góp ý mang tính xây dựng giúp hình thành nên tính cách và hiệu suất của con người, nhưng những “bông tuyết” lại coi đó là hành vi xúc phạm cá nhân, điều đó sẽ ức chế sự cải thiện bản thân.
Những vấn đề như một vài biến cố nhỏ xảy ra trong cuộc sống, công việc không ổn, không hòa hợp với đồng nghiệp, bố mẹ quở trách, chia tay bạn trai,... khiến họ cảm thấy thật tổn thương, thật mệt mỏi, rồi thì buông lời than thân trách phận. Đấy là điển hình cho kiểu người “bông tuyết”, mong manh và dễ dàng tan chảy, họ xem những cái khổ mà mình từng gánh chịu là điều lớn lao và đau đớn rồi cảm thấy mình đặc biệt hơn người khác.
Ở phương Tây, thế hệ trẻ xem cách ví von của thuật ngữ “bông tuyết” là sự xúc phạm và họ rất phản đối thuật ngữ này, nhưng nó đã được đưa vào từ điển Collins English năm 2016.
 
Xưa nhìn xung quanh đều nghèo như nhau nên ko sao.
Giờ có internet lên mạng thấy trầm cảm thật cmnl
 
Nói cho đơn giản thì ngày xưa đói khổ người ta chỉ mong được sống. Được sống đã là may mắn và làm cho người ta cảm thấy "đủ" rồi.

Giờ thì việc "tồn tại" đã là quá dễ dàng rồi. Chiến tranh qua đi. Lương thực dồi dào. Kinh tế phát triển.

Người ta sẽ thấy sợ. Sợ mình bỏ lại phía sau trong cái xã hội đi quá nhanh này.

Tôi cũng vậy. Cũng mệt mỏi trầm cảm với những thứ tỉ ti trong cuộc sống.

Đáng ra tôi phải tự hào vì ở tuổi đời còn trẻ như tôi mà có thu nhập ổn định, đủ sức nuôi sống gia đình.

Nhưng không. Tôi bị ám ảnh bởi thành công của bạn bè và những lớp trẻ hơn, thông minh hơn, giỏi hơn đang tiến sát đằng sau.

Tôi sợ. Mai này tôi chẳng là ai cả. Tôi sợ, nếu. Nếu tôi thất bại thì vợ con, gia đình sẽ thế nào.

Đôi lúc, nổi "sợ thất bại" còn đáng sợ hơn cả việc "thất bại". Huống hồ những con người, vốn "đã sợ thất bại", lại còn gặp "thất bại tồi tệ".

Tôi cảm thấy may mắn vì ít nhất hiện tại tôi cũng đã vượt qua được (bản thân mình). Nhưng không phải ai cũng làm được.
Ra làm con đề 100 củ rồi ngồi chờ đến 6r hnay là mấy cái vấn đề kia của anh biến mất ngay. Trượt thì hsau lại gấp thếp lên 150 củ cho đến khi nào trúng thì thôi. Anh cũng là rảnh quá sinh bất thiện đấy
 
[ZHIHU ASK] Hiện nay người trẻ tự s.át ngày càng nhiều, là do họ yếu đuối, hay người lớn coi nhẹ nỗi khổ của con trẻ?
______________
Lược dịch bởi: Pan | Bài viết thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải duy nhất tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost!
______________
[+31k likes]
Lúc trước, 95% cha mẹ không học đủ văn hóa, giận lên thì mắng chửi con cái. Cha mẹ mắng bạn một câu, bạn cảm thấy cũng quen rồi.
Hiện nay, 80% cha mẹ được ăn học đầy đủ, nhìn cha mẹ của người khác dịu dàng khích lệ con cái họ, chỉ có mỗi cha mẹ bạn là mắng chửi bạn mà thôi, bạn cảm thấy thế nào?
Lúc trước, 95% cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi, đánh con rát da chảy máu. Mẹ bạn vả bạn một bạt tai, bạn ngoan ngoãn tự mình hối lỗi.
Hiện nay, 60% cha mẹ phản đối giáo dục bằng đòn roi. Cha mẹ người khác nhẫn nại hướng dẫn con cái họ sửa lỗi sai. Trong khi đó, mẹ bạn tức lên cho bạn cái bạt tai, bạn cảm thấy thế nào?
Lúc trước, cha mẹ bận bịu kiếm tiền, trong nhà cả mười mấy đứa con, không có thời gian tâm sự cùng con cái. Một tháng, bạn và cha mẹ nói chuyện với nhau được dăm ba câu, những đứa trẻ khác cũng giống bạn, thế là bạn cảm thấy nên nỗ lực hơn nữa, để cha mẹ phải tự hào vì bạn.
Cuộc sống của bậc cha mẹ thời nay đã có quy luật hơn. Buổi tối đều cùng nói chuyện với con cái, chỉ có bố bạn ngày nào cũng không về nhà, chưa bao giờ hỏi han cuộc sống học hành của bạn ra sao. Nghe bạn bè kể lại bố mẹ chúng nó đã cùng chia sẻ những chuyện thế này thế kia, bạn nghĩ lại bản thân cả một tháng trời còn không thấy mặt bố, bạn cảm thấy thế nào?
Không phải con trẻ quá yếu đuối, mà là xã hội đang tiến bộ, mọi người hầu hết đều có sự nâng cao tri thức, chất lượng giáo dục trong gia đình cũng được đề cao.
Nhưng, một vài bậc phụ huynh không theo kịp bước tiến đó. Họ cảm thấy họ không làm sai, vì thời bé họ cũng trải qua như thế, không có chuyện gì xảy ra cả. Thời đại đã thay đổi, khuôn mẫu trưởng thành của họ đã bị xã hội đào thải từ sớm. Vậy nên, từ đó gây ra những hệ lụy về sau cho con cái. Con trẻ bắt đầu nghĩ không thông, “Tại sao chỉ có tôi là thế này? Tại sao chỉ có tôi không may mắn như vậy? Có phải tôi sinh ra là sai lầm? Có nên sống tiếp hay không?”

Những điều trên là một số ý kiến được suy xét đối chiếu từ góc độ môi trường hoàn cảnh thôi, thực sự thì còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tự hủy hoại” bản thân ở giới trẻ nữa. Tôi bổ sung thêm vài ý kiến trong sự giáo dục ở gia đình:
Thời trước, xã hội thiếu văn minh thiếu pháp chế. Ra đường gặp cái gì không vừa ý là chửi người đánh người. Mỗi ngày, bạn đều đánh nhau với mấy đứa cùng trang lứa trong xóm, về nhà lại bị ba mẹ cho thêm một trận vì tội đánh nhau. Bạn cảm thấy bình thường.
Xã hội bây giờ đầy đủ văn minh pháp chế. Hô hào cổ vũ đánh nhau lập tức bị chú cảnh sát gọi lên kiểm điểm, tham gia đánh nhau gây thương tích bị gọi lên phường uống trà. Ở trường, bạn mắng đứa bạn học một câu liền bị giáo viên phạt đứng. Mỗi ngày đều được giáo dục làm một người văn minh. Nhưng về đến nhà lại bị mắng chửi liên hồi, bị đánh tới tấp. Cha mẹ nghĩ rằng đó là vì tốt cho bạn, nhưng bạn lại cảm thấy không hợp lí.
Thời trước, xã hội truyền thông khép kín, chưa phát triển, chưa có quá nhiều áp lực cạnh tranh. Cha mẹ thời ấy chỉ có thể so sánh bạn với mấy đứa hàng xóm, yêu cầu con cái phải có thành tích tốt. Con mình học được một câu thơ văn là cảm thấy rất hãnh diện lắm rồi. Thế là bạn thường nhận được sự khen ngợi, cảm thấy bản thân có ưu điểm, bạn tiếp tục cố gắng hơn nữa để mang lại cho bố mẹ niềm tự hào.
Thời nay, công nghệ số phát triển, sự lưu động trong xã hội chuyển biến nhanh, áp lực cạnh tranh vô cùng lớn. Cha mẹ thấy trên mạng có biết bao thần đồng thông minh, trên những dòng trạng thái mạng xã hội đầy những buổi học phụ đạo. Họ cảm thấy con cái người khác giỏi giang hơn bạn, mù quáng đăng kí hết tất cả những lớp học, chiếm dụng hết toàn bộ thời gian của bạn. Thế mà ngày nào bạn cũng bị mắng là chưa đủ cố gắng, nói bạn làm thứ gì cũng không được. Bạn cảm thấy dù có cố gắng nữa thì cùng không bằng người khác, bố mẹ sẽ không bao giờ hài lòng, thậm chí còn bắt đầu nảy sinh tư tưởng cha mẹ không thương bạn.
Ngày trước, xã hội còn lạc hậu, đa phần nhà nhà đều từ bàn tay trắng đi lên. Hiện tại bạn thấy rất khổ cực, nhưng bạn luôn có niềm tin vào tương lai. Bạn cảm thấy chịu khổ chút cũng không sao, sau này nhất định sẽ giàu có, cho ba mẹ cơm no áo ấm.
Ngày nay, xã hội đã phát triển ổn định, cơ hội thì phải tranh đấu nhau mới có được, những người có điều kiện đã ở ngay vạch đích. Bạn mơ tưởng về những ngày tháng tốt đẹp sau này, nhưng phát hiện ai cũng nói bạn chỉ có thể sống như vậy thôi, không thể đổi đời, cuộc đời không có bước chuyển ngoặc. Bạn nhìn lại gương mặt ai oán vì mưu sinh của cha mẹ, cảm thấy sống không còn ý nghĩa. Cũng không phải chịu không được thử thách, nhưng nếu có vượt qua được thì đã làm sao?
Vậy nên, khuynh hướng tự s.át ở giới trẻ có liên quan đến sự giáo dục trong gia đình. Tất nhiên có rất nhiều trường hợp xảy ra từ nguyên nhân áp lực xã hội hoặc trường lớp, nhưng cha mẹ mới là cái ô cuối cùng bảo vệ cho con cái. Bạn sẽ không bao giờ khống chế được những thử thách mà chúng gặp phải khi bước vào đời, cũng không thể thay đổi những điều xấu xa của xã hội đối với con bạn, nhưng bạn có thể nói với chúng rằng bạn luôn ở bên cạnh bảo vệ chúng, có khó khăn gì lập tức chia sẻ với ba mẹ. Một đứa trẻ bị ăn hiếp về nhà nói cho bố mẹ nghe, chỉ khi nào chúng phát hiện không còn ai bảo vệ mình nữa, ngay cả bố mẹ còn không đứng về phía mình, thì khi đó chúng mới có tư tưởng bước sang thế giới bên kia.

______________
Nguồn: https://www.zhihu.com/question/455753315/answer/1856667762
 
Sao tôi thấy 1 số diễn viên ca sĩ tiền tài họ đều có đủ sao lại tự tử các fen nhỉ? Nhất là mấy ca sĩ diễn viên bên Hàn Nhật, lâu lâu lại đọc được vài tin kiểu vậy :sad:
 
Back
Top