Sau cái chết chúng ta đi đâu ?

Thớt trả lời cho mình câu hỏi đơn giản này trước, rồi tôi sẽ trả lời câu hỏi hóc búa của thớt sau.

Hôm nay vợ thớt định dẫn cháu nội thớt đi chơi ở đâu?
 
Theo tôi, sau khi chết sẽ là một giấc ngủ dài, vĩnh viễn không tỉnh lại, không mơ mộng.
:go:
 
Hay quá. Review thêm đi bác
Cơ mà bác là Cảnh sát giao thông à?
Nói chung bác sẽ có cơ hội trải nghiệm trong tương lai. Mình đã thấy phép màu tận mắt, tự trải nghiệm, chứng kiến bằng cảm giác thật sự, nên tất cả những lý lẽ vô thần với mình đều là vô nghĩa. Còn ai không tin thì kệ vậy. Nói ra để các bác có niềm tin vào cuộc sống hơn. Còn tư tưởng "chết là hết, không còn lại gì'' thì cuộc sống không khác gì chờ ngày lên "ngọn đầu đài'' để xử trảm, quá áp lực đúng không. :big_smile:
À mình không phải cảnh sát giao thông (1 nick trên voz) nhé.
 
Không có người chết nào có thể nói rõ những gì diễn ra sau khi họ chết là như thế nào, ăn cái gì, sống ở đâu... cho người đang sống cả, mà cho dù có, bản thân chưa được "giao tiếp" thì liệu bạn có tin ko? vì vậy hãy cứ nghĩ rằng cơ thể này vận hành bởi bộ não chứ không phải linh hồn, một khi bộ não đã không còn hoạt động, mọi thứ sẽ chấm hết với 1 cái xác bất động. Yêu quý bản thân (cơ thể) mình cho tới phút cuối cùng, đừng nghĩ chết sẽ được tái sinh hay gì mà coi thường cái chết là dc.
 
Nói chung bác sẽ có cơ hội trải nghiệm trong tương lai. Mình đã thấy phép màu tận mắt, tự trải nghiệm, chứng kiến bằng cảm giác thật sự, nên tất cả những lý lẽ vô thần với mình đều là vô nghĩa. Còn ai không tin thì kệ vậy. Nói ra để các bác có niềm tin vào cuộc sống hơn. Còn tư tưởng "chết là hết, không còn lại gì'' thì cuộc sống không khác gì chờ ngày lên "ngọn đầu đài'' để xử trảm, quá áp lực đúng không. :big_smile:
À mình không phải cảnh sát giao thông (1 nick trên voz) nhé.
"đoạn đầu đài" chứ nhỉ? :angry::angry:
 
Như tiêu đề. Có ai thắc mắc như em không . Bắt đầu giờ triết học khoa học rồi

Sau đó thì em không biết. Nhưng trước đó thì...
Mẹ em lúc trước bị đứng tim. Phải dùng máy sốc điện tim thì tim mới đập lại được.
Mẹ kể từ lúc lên xe cứu thương đưa ra bệnh viện (25km từ nhà ra bệnh viện), thì khoảng 3 phút đầu rất mệt. Sau đó thì cơ thể lạnh dần, cảm nhận mọi thứ chậm đi, âm thanh tai nghe được cũng nhỏ dần. Sau đó thì mọi giác quan mất hết chức năng. Có nhạc (âm thanh du dương gì đó thôi), trong đầu xuất hiện lại hình ảnh từ khi còn nhỏ đến hiện tại. Sau khi mọi hình ảnh qua hết thì mọi thứ lịm dần và tắt đi, như kiểu giảm độ sáng từ từ đến lúc tối hẳn đi.
1 lúc sau mẹ tỉnh lại thì biết là mình được sốc tim bằng máy, và gần như chết được 20 phút hơn.
 
Chả đi đâu cả. Bạn có để ý khi bạn ngủ say. Bạn chả nhớ gì ngoài lúc chuẩn bị đi ngủ không? Cái chết cũng thế. Hư vô
 
Bạn là ai? Cơ thể hay tứ chi, hay cái đầu hay bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể bạn? Hay cái tên, hay quê hương, quốc tịch...?
Bạn đang đọc những dòng này, bạn có nhận biết được điều đó không? Bạn là cái đang đọc hay cái nhận biết cái đang đọc? Hay cả hai cái là một?
Bạn đang suy nghĩ để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên hoặc đang suy nghĩ để phản biện lại tôi, bạn có nhận ra suy nghĩ đó không? Bạn là suy nghĩ đó hay cái nhận ra cái suy nghĩ đó?
Bạn là ai? Nếu bạn không biết thì sẽ chẳng có câu trả lời nào cho câu hỏi bạn đã nêu ra.
Ps: con người nhận thức thế giới thông qua các giác quan, các phương tiện mà con người đã phát minh ra. Nên đừng vội kết luận rằng những gì thuộc về tâm linh, những điều chưa giải thích được là mê tín, là vô lí vì nó thuộc thế giới không biểu hiện trước các giác quan và phương tiện của con người.
 
Như tiêu đề. Có ai thắc mắc như em không . Bắt đầu giờ triết học khoa học rồi
có, tôi cùng thắc mắc.

Hóng ai chết rồi sống lại review
ME1tJB0.png
 
Khái niệm Nhị nguyên luận (Dualisme) được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên. Nhị nguyên Triết học xác định sự phân ly giữa thể xác và linh hồn với người khởi xướng là nhà triết học duy lý Descarte. Trong đạo đức học, thuyết nhị nguyên xác định sự tách biệt giữa Thiện và Ác. Trong tôn giáo thì thuyết nhị nguyên tách biệt cái Thiêng và cái Phàm, tồn tại song song và không phụ thuộc với nhau trong đời sống. Như vậy, ta phải lựa chọn ở đây một khái niệm nhị nguyên theo nhiều chiều kích để diễn giải vấn đề mấu chốt trong sự lý giải của tôn giáo về số phận con người.
 
Vấn đề ấy được đặt ra ngay từ sự hữu hạn của sinh mệnh con người, sự phân ly không thể lấp đầy giữa cái sống và cái chết. Đó là một bi kịch vĩnh hằng của nhân thế. Đó cũng là cái khả năng yếu ớt của con người trước sự giằng xé của cái Thiện và cái Ác. Rốt cuộc, con người cần đến sự cứu rỗi, sự giải tội, sự giải thoát nói chung. Và chừng nào còn có những trắc trở của mối bi kịch nhị nguyên đó, thì hầu như vẫn còn có mảnh đất cho mọi sự suy tư về tôn giáo. Có lẽ không có một lời nào diễn tả với tầm triết lý sâu xa về cái bi kịch nhị nguyên này hơn là lời của Pascal đã nói từ thế kỷ 17: “Tôi run sợ trước cái im lặng của vũ trụ, và sự lơ lửng của con người giữa hai cái vô hạn vi mô và vĩ mô”.
 
Câu nói này hẳn đã báo hiệu một trào lưu tư tưởng về sau này của nhiều nhà toán học, vật lý học, thiên văn học... nghĩa là các nhà khoa học tự nhiên, cùng với các triết gia, tạo ra một cuộc chuyển hướng chủ đề tranh luận về sự hiện hữu của Thượng đế và Thần linh, sang chiều kích tâm linh của con người, dù là người có tín ngưỡng hay không.
Có thể nêu một sự kiện gần đây hơn vào năm 1996 đã xuất hiện cuốn sách Dieu et La Sience (Thượng đế và khoa học), ghi lại cuộc đàm luận giữa một nhà Triết học viện sĩ Hàn lâm Pháp với hai nhà Vật lý lý thuyết và thiên văn học Nga.

Trong lời nói đầu cuốn sách đó, nhà Triết học Pháp Jean Guitton đã viết:
“Trong suốt cuộc đời mình, tôi nghĩ tới một vấn đề đặt ra cho tất cả mọi người: ý nghĩa của sự sống và cái chết. Xét đến cùng, đó là vấn đề duy nhất mà động vật biết suy nghĩ đụng phải từ buổi đầu: động vật biết suy nghĩ là động vật duy nhất nghĩ về cái chết, nghĩ về cái chết của mình. Và để soi sáng con đường của mình trong tăm tối, để thích nghi với cái chết, động vật rất thích nghi với sự sống ấy chỉ có hai ánh sáng: một gọi là tôn giáo, một gọi là khoa học”.

Rốt cuộc, chúng ta vẫn trở về với vấn đề muôn thuở mà ở phương Đông chúng ta quen diễn tả bằng hình ảnh hai cánh cửa của đời người, cửa sinh và cửa tử. Không ai thoát khỏi hai cánh cửa ấy: “sinh tử quan đầu mạc năng độ”. Sự khác nhau có lẽ tùy ở cách nhìn, và những người đạt đạo, chứ không nhất thiết là có tín ngưỡng, sẽ nhìn một cách nhẹ nhàng hơn là người “tham sinh úy tử”.
Cứ theo chiều hướng đó, thì cuộc thảo luận về tôn giáo sẽ hướng về vai trò, hoặc là hiệu năng của nó, đối với sinh hoạt của con người ở trần thế này, hơn là về những bí ẩn siêu nhiên. Đơn giản hơn, có lẽ con người có thái độ như thế nào với tôn giáo, không phải là do sự phán đoán rằng các tín điều là đúng hay sai, mà là suy nghĩ rằng tôn giáo đem lại điều gì cho con người ở đời này, về mặt cá nhân cũng như xã hội.
 
Ở đây, chúng ta chưa thảo luận về những điều có lợi hay bất lợi của các tôn giáo, nhất là các nghi thức, các qui tắc hành vi, tập tục đi kèm với các tín ngưỡng này hay khác. Phải mất cả mấy ngàn trang viết cũng không nói hết được khía cạnh này. Giữa các tôn giáo lại có rất nhiều cách khác nhau (ngay giữa Hòa Hảo và Cao Đài cũng khác nhau nhiều trong các nghi lễ về cái chết chẳng hạn).
Ta hãy thảo luận chủ đề này trên lĩnh vực thuần túy triết học để thấy rằng, cái bi kịch nhị nguyên rốt cuộc, đã bao trùm lên chính những tranh cãi bất tận về hữu thần hay vô thần, về Thiện và Ác, về cuộc sống là có nghĩa hay vô nghĩa... Ta có thể tóm tắt cuộc tranh cãi này như sau:

Những người đánh giá tôn giáo một cách tích cực thì nghiêng về chỗ cho rằng, tôn giáo thực sự là một nhu cầu do bản năng sinh tồn của nhân loại mà ra, nhu cầu khẳng định sự sống và ý nghĩa cuộc sống, dù rằng rốt cuộc vẫn có cái chết. Có lẽ H.Bergson là người nói rõ quan điểm này hơn cả khi ông nhấn mạnh rằng, nếu chỉ suy luận theo lý trí, thì một đầu óc sáng suốt sẽ thấy rằng, cuối cùng, vũ trụ, nhân sinh là một cái gì đó vô nghĩa. N
 

Những người đánh giá tôn giáo tiêu cực về mặt Triết học thì cho rằng, tôn giáo là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người, những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống, sự phản ảnh trong đó, các lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Thuyết vô thần là lập trường triết học của thái độ phê phán tôn giáo. Đặc biệt là trong xã hội có giai cấp, mà việc thờ tôn giáo gắn liền với sự bóc lột và cảnh bần cùng của quần chúng. Xóa bỏ được chế độ người bóc lột, áp bức người, thì tôn giáo mất đi m
 
Thiết tưởng, cũng nên nhắc đến một tiếng nói rất đáng nể trong bất cứ cuộc tranh luận nào khi chứng minh cho sự tồn tại của Chúa-đó là tiếng nói của B. Pascal- nhà toán học và là một nhà sáng lập ra Thuyết xác suất. Trong cuốn “Những suy tưởng”, ông đưa ra một sự đánh cuộc nổi tiếng của mình khi chỉ ra rằng: nếu bạn không có khả năng giải quyết vấn đề tồn tại của Chúa, thì hãy xem xét thận trọng rằng, chúng ta có thể có lợi hay có hại gì nhờ niềm tin hay không có niềm tin.
-Nếu bạn tin vào Chúa và Chúa tồn tại, thì cái lợi của bạn sẽ là hạnh phúc vĩnh cửu.

-Nếu bạn tin vào Chúa, còn Chúa không tồn tại thì bạn không mất gì.
-Nếu bạn phủ định sự tồn tại của Chúa, và Chúa thật sự tồn tại thì bạn đánh mất khả năng có hạnh phúc vĩnh cửu.
 
Back
Top