thảo luận Sáu cuốn sách đặc biệt trong lịch sử Việt Nam

Tài liệu tham khảo thêm cho anh em thắc mắc về Truyền kỳ mạn lục, nó không đạo Liêu trai, nhưng có mượn ý tưởng từ Tiễn đăng tân thoại ( sách truyền kỳ TQ)

Xét về các phương diện tổng quát - cấu tạo thể văn, phạm vi đề tài, ý đồ người cầm bút - ta thấy giữa TKML và TĐTT có những liên hệ nhất định và điều này cũng được thể hiện trên kết cấu một số truyện riêng lẻ của chúng. Có ít nhất 9 truyện trong TKML liên quan tới 8 truyện trong TĐTT về mặt cốt truyện. Ở TKML, đó là Hạng Vương từ ký (QI/1) Mộc miên thụ truyện (QI/3), Tây viên kỳ ngộ ký (QI/5), Long Đình đối tụng lục (QII/1), Đào Thị nghiệp oan ký (QII/2), Tản Viên từ Phán sự lục (QII/3), Na Sơn tiều đối lục (QIII/2), Thúy Tiêu truyện (QIII/4) và Dạ Soa Bộ soái lục (QIV/5). Ở TĐTT, đó là Liên phương lâu ký (QI/5), Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục (QII/1), Thiên Thai phỏng ẩn lục (QII/2), Mẫu đơn đăng ký (QII/1), Ái Khanh truyện (QIII/4), Thúy Thúy truyện (QIII/5), Thái Hư Tư pháp truyện (QIV/2) và Tu văn Xá nhân truyện (QIV/3). Căn cứ vào mức độ liên quan nhiều hoặc ít, có thể xếp chúng thành 4 nhóm khác nhau.
Nhóm thứ nhất gồm những tác phẩm có cốt truyện na ná như nhau. Đó là các trường hợp:
1. Mộc miên thụ truyện (TKML) - Mẫu đơn đăng ký (TĐTT).
2. Đào Thị nghiệp oan ký (TKML) - Ái Khanh truyện (TĐTT).
3. Tản Viên từ Phán sự lục (TKML) - Thái Hư Tư pháp truyện (TĐTT).
4. Na Sơn tiều đối lục (TKML) - Thiên Thai phỏng ẩn lục (TĐTT).
5. Thúy Tiêu truyện (TKML) - Thúy Thúy truyện (TĐTT).

Hãy lấy cặp Mộc miên thụ truyện - Mẫu đơn đăng ký là thí dụ. Xem bảng so sánh B sau đây:
B. Bảng so sánh "Mộc miên thụ truyện" với "Mẫu đơn đăng ký" (Trên một số chi tiết lớn)
10x2.gif
Mộc miên thụ truyện (TKML, QI/3)Mẫu đơn đăng ký (TĐTT, QII/4)
* Trinh Trung Ngộ nhà cực giàu, tới lui buôn bán vùng chợ Nam Xang, thường gặp một thiếu nữ xinh xắn từ thôn Đông đi ra, theo sau là một cô hầu nhỏ.* Kiều Sinh vừa góa vợ, đêm Nguyên tiêu đứng tựa cửa nhìn ra, thấy một cô hầu quảy chiếc đèn mẫu đơn đi trước, theo sau là một mỹ nữ tuổi trạc 17, 18.
* Trung Ngộ liếc nhìn, thấy thiếu nữ đẹp tuyệt trần, nhưng vì ở trọ nơi đất khách, không tiện hỏi thăm, đành thầm yêu trộm nhớ mà thôi.* Kiều Sinh thấy mỹ nữ là trang quốc sắc, bỗng hồn xiêu phách lạc, không dằn lòng được, bèn lẽo đẽo bước theo nàng, lúc thì ở phía trước, lúc thì ở phía sau.
* Sau khi chàng tìm cách làm quen được với nàng đưa nàng về thuyền mình.* Chàng tìm cách làm quen được với nàng, đưa nàng về nhà mình.
* Trung Ngộ hỏi thăm tên họ, cửa nhà. Nàng nói mình họ Diệp, tên Khanh, là cháu gái của Hối Ông, một dòng họ to trong làng.* Kiều Sinh hỏi thăm tên họ, của nhà. Nàng nói mình họ Phù, tên Lệ Nương, là con gái của cố Phán sự châu Phụng Hóa.
* Sau đêm hạnh phúc, họ chia tay nhau. Từ đó ngày nào cũng vậy, Diệp Khanh sáng đi tối đến, kéo dài trong hơn một tháng.* Sau đêm tận hưởng hạnh phúc, họ chia tay nhau. Từ đó ngày nào cũng vậy, Lệ Nương sáng đi tối đến, kéo dài hơn nửa tháng.
* Có người bạn thấy vậy sinh nghi, khuyên Trung Ngộ nên xem xét cẩn thận tung tích Diệp Khanh.* Có ông cụ nhà bên thấy vậy sinh nghi, khuyên Kiều Sinh đến chỗ ở của Lệ Nương dò xét.
* Diệp Khanh đưa Trung Ngộ đến nơi ở của mình, đó là một ngôi nhà mồ, trong đặt cỗ quan tài trên phủ tấm lụa đỏ với dòng chữ màu bạc "Linh cữu của Diệp Khanh". Cạnh đó là tượng một cô hầu ôm chiếc đàn hồ cầm.* Kiều Sinh đi tìm nơi cư trú của Lệ Nương, phát hiện một chiếc quan tài trên có đề dòng chữ "Linh cữu của Lệ Nương, con gái của cố Phán sự châu Phụng Hóa". Trước quan tài có treo một chiếc đèn mẫu đơn, dưới đèn là hình nộm cô hầu.
* Trung Ngộ kinh rợn quay đầu định chạy thì Diệp Khanh đã chặn ngay lối ra nói: Anh đã tới đây, đâu có chuyện để anh về. Huống chi hôm trước trong câu thơ còn lấy cái chết để hẹn nhau, mong được sớm cùng nhau chung một huyệt. Vậy mà nay lại nhìn nhau với con mắt nghi ngờ, chẳng lẽ bỏ nhau dễ dàng đến thế! Bèn xông đến túm lấy áo, may mà vạt áo phía sau của chàng đứt toạc ra nên Trung Ngộ thóat được. Nhưng chỉ ít lâu sau, chàng lại ra chỗ Diệp Khanh ôm áo quan mà chết.* Kiều Sinh sợ quá, chạy về kể hết những điều trông thấy với ông cụ nhà bên. Ông cụ bảo đi tìm ngay Đạo sĩ đến trấn yểm, từ đó Lệ Nương không tới nữa. Một hôm vì say rượu, Kiều Sinh đã quên lời Đạo sĩ dặn, đi thẳng một mạch đến chỗ quàn Lệ Nương. Vừa thấy Kiều Sinh, nàng nói: May mà nay còn được gặp chàng, đâu có chuyện thả chàng đi. Bèn lôi Kiều Sinh đến trước quan tài, nắp áo quan tự nhiên mở ra, Lệ Nương đẩy chàng vào bên trong, nắp áo quan khép ngay lại.
* Từ đó về sau, những đêm tối trời, thấy Trung Ngộ và Diệp Khanh dắt tay nhau cùng đi, lúc hát lúc cười, đòi dân làng phải cúng kiến, hơi phật ý một chút là tai họa giáng xuống ngay, người địa phương chịu không nổi, lén quật mộ hai người lên đem hài cốt vất xuống sông.* Từ đó về sau, vào những ngày âm u, những đêm trăng tối, thường thấy Kiều Sinh và Lệ Nương dắt tay nhau cùng đi, một cô hầu quảy chiếc đèn mẫu đơn đi trước, ai không may mà gặp, về nhà phát ốm ngay, phải van vái, cầu xin bệnh mới thuyên giảm, không thì nằm liệt giường liệt chiếu
* Hai người lại lên cây gạo bên chùa ven sông mà ở, tiếp tục quấy rối người ta. Dân làng phải vời một Đạo sĩ đến trấn yểm. Đạo sĩ sai sáu bảy trăm âm binh bắt giải hai người đi.* Sau phải nhờ một Đạo sĩ cao tay đến trừ yểm. Đạo sĩ sai âm binh lôi cả Kiều Sinh, Lệ Nương và người hầu về đánh một trận, máu me đầm đìa, bắt cung khai tội trạng, đoạn giải họ đi...
10x2.gif
10x2.gif

Nhóm thứ hai gồm những truyện có kết cấu giống nhau một phần, như các trường hợp:
1. Tây viên kỳ ngộ ký (TKML) - Liên phương lâu ký (TĐTT)
2. Tản Viên từ Phán sự lục (TKML) - Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục (TĐTT).
3. Dạ Soa Bộ soái lục (TKML) - Thái Hư Tư pháp truyện (TĐTT).
Lấy cặp Tây viên kỳ ngộ ký - Liên phương lâu ký (giống nhau chủ yếu ở phần đầu) làm thí dụ. Xem bảng so sánh C sau đây:
C. Bảng so sánh "Tây viên kỳ ngộ ký" với "Liên phương lâu ký" (trên một số chi tiết chính).

10x2.gif
Tây viên kỳ ngộ ký (TKML, QI/5)Liên phương lâu ký (TĐTT, QI/5)
* Hà Nhân người Thiên Trường, khoảng năm Thiệu Bình ra Thăng Long theo học Nguyễn Trãi. Những hôm đi nghe sách, khi qua phường Khúc Giang, nơi nhà cũ Thái sư họ Trần, chàng thường gặp 2 thiếu nữ ngồi trên chỗ tường sụt lở cười nói tinh nghịch, hái hoa quả ném vào người chàng. Nhiều lần như thế, chàng cầm lòng không được bèn tỏ tình với hai nàng. Họ tự giới thiệu với chàng một người tên Liễu Nhu Nương, một người tên Đào Hồng Nương.* Ở Ngô Quận có người họ Tiết, nhà giàu, đầu năm Chí Chính đến Xương Môn mở cửa hàng buôn thóc. Gia đình có hai cô con gái, cô lớn tên là Lan Anh, cô nhỏ tên là Huệ Anh, thông minh kiều diễm, thơ phú trội nhất vùng. Họ Tiết dựng cho 2 nàng một ngôi lầu ngay phía sau nhà, sát bờ sông, gọi là lầu Liên phương. Lại có Trịnh Sinh người Côn Sơn cũng con nhà danh giá, cha chàng dựa vào chỗ quen thân với họ Tiết, đã gửi chàng đến Ngô Quận, nhờ họ Tiết kèm cặp cho buôn bán. Chàng thường đỗ thyền cạnh lầu Liên phương. Một đêm trăng hè, Trịnh Sinh tắm ở đầu thuyền, Lan Anh và Huệ Anh qua khe cửa sổ nhòm thấy, cầm đôi vải thiều ném xuống chỗ chàng. Chàng tuy hiểu ý, nhưng không có cách nào lên cùng họ được.
* Sau khi nghe kể lai lịch đáng thương của Đào và Liễu, Hà Nhân đưa họ về nơi cư ngụ của mình. Đêm hôm ấy, họ cùng nhau chăn gối.* Trời mỗi lúc một khuya, Trịnh Sinh đứng tựa mạn thuyền như có ý chờ đợi. Bỗng có tiếng cửa sổ mở, chàng trông lên, thấy 2 nàng từ trên lầu cao thòng dây đu xuống chỗ chàng Trịnh Sinh nhanh chóng theo dây đu mà lên. Đến được với nhau, họ mừng đến nghẹn ngào, bèn dắt nhau đi nằm.
* Trong cuộc hoan lạc, họ ngâm thơ tặng đáp lẫn nhau. Từ đấy 2 nàng sáng đi tối đến, thành ra thường lệ.* Trong thú vui hạnh phúc, họ làm nhiều thơ để trao đổi tình cảm với nhau. Từ đấy không đêm nào là họ không tụ họp ở lầu Liên phương.
* Bỗng một khó khăn xảy đến đe dọa cuộc yêu đương của họ. Hà Nhân được thư nhà gọi về lấy vợ(13).* Bỗng một chuyện bất ngờ xảy tới đe dọa cuộc yêu đương của họ. Trịnh Sinh được thư nhà hối thúc về quê(13)
10x2.gif
10x2.gif

Nhóm thứ ba, một cốt truyện ở TKML liên quan tới hai hoặc nhiều cốt truyện ở TĐTT. Đấy là trường hợp Tản Viên từ Phán sự lục - Thái Hư Tư pháp truyện - Tu văn Xá nhân truyện. Xem bảng so sánh D sau đây:
D. Bảng so sánh "Tản Viên từ Phán sự lục" - "Thái Hư Tư pháp truyện" và "Tu văn Xá nhân truyện" (trên một số chi tiết chính)
10x2.gif
Tản Viên từ Phán sự lục (TKML, QII/3)Thái Hư Tư pháp truyện (TĐTT, QIV/2)
* Ngô Tử Văn người Yên Dũng, tính khẳng khái, ngay thẳng, ai cũng bảo chàng là kẻ cứng cỏi. Ở địa phương có ngôi miếu thờ viên Bộ tướng của Mộc Thạnh bấy lâu vẫn tác yêu tác quái, vòi vĩnh cúng tế, gây khổ cho dân, chàng bèn cho một mồi lửa thiêu trụi ngôi miếu, ai nom thấy cũng lè lưỡi.* Phùng Kỳ là một anh học trò ngông ở đất Sở, thường cậy tài ngạo vật, không tin quỷ thần, hễ nghe đâu có yêu quái làm người ta sợ là chàng đến tận nơi văng tục, đôi khi còn đốt cả đền thờ, quăng tượng xuống sông, thẳng tay trừng trị không chút kiêng dè, ai cũng bảo chàng là người gan dạ.
* Viên Bộ tướng liền bắt chàng ốm và dọa dẫm: "Anh theo nghiệp Nho, đọc kinh truyện thánh hiền, há lại không biết tính của quỷ thần hay sao mà dám khinh nhờn xúc phạm? Làm lại miếu ngay cho ta, bằng không ta sẽ kiện tới Phong Đô!"* Một hôm, do sơ ý, chàng rơi vào tay lũ quỷ. Bọn chúng giải chàng đến nộp cho Quỷ Vương. Quỷ Vương nổi giận nói: "Mày là thằng có đủ chi thể, đủ tri thức, há lại không biết tính của quỷ thần vốn rất thiêng hay sao? Đến như Thánh Khổng Tử mà còn nói "kính nhi viễn chi" nữa là! Đó cũng là cái mà Kinh dịch gọi là "chở Quỷ hàng xe". Tiểu nhã gọi là "làm quỷ làm vực". Quỷ Vương nói xong, sai lũ quỷ lôi chàng ra hành hình.
ecart_07.gif
Tu văn Xá nhân truyện (TĐTT, Q.IV/3)
* Ngô Tư Văn chết xuống Âm phủ một ngày để hầu kiện rồi sống trở lại. Một tháng sau có một cụ già đến bảo rằng "Miếu của lão được giao trả lại cho lão là nhờ sự giúp đỡ của anh, lão không biết lấy chi hậu tạ. Nay thấy ở đền thờ Tản Viên đang khuyết chức Phán sự, lão sẽ cố sức tiến cử anh làm, xem như sự đền ơn của lão. Người ta ở đời xưa nay ai mà không chết, chỉ mong để tiếng thơm lại cho đời là đủ rồi. Chậm nửa tháng nữa, e chức ấy sẽ về tay người khác. Mong anh cố gắng mà làm, đừng cho đây là chuyện vẽ". Tử Văn vui vẻ nhận lời, liền bố trí việc nhà, không đau ốm gì mà chết.* Hạ Nhan chết ở Bắc Cố Sơn. Ba năm sau có người bạn đang ốm, Hạ Nhan tới thăm, nhân bảo rằng: "Tớ làm ở phủ Tu văn, đến nay mãn chức, đang chờ cử người thay. Nơi Âm phủ chức này trọng vọng lắm, được thật là khó. Cậu nếu không thích thì chẳng dám ép, muôn một mà thích, tớ sẽ cố chạy cho. Vội vội vàng vàng như thế này cũng chỉ muốn đền ơn xưa của cậu. Người ta ở đời ai mà không chết. Sống thêm vài năm nữa thì làm sao mà nắm chức ấy được!". Người bạn nghe nói thế vui vẻ nhận lời, liền sắp xếp công việc gia đình, không thuốc thang gì nữa, được mấy hôm thì chết.
10x2.gif
10x2.gif

Nhóm thứ tư, hai hoặc nhiều cốt truyện ở TKML cùng liên quan tới một cốt truyện ở TĐTT. Đó là trường hợp Hạng Vương từ ký - Tản Viên từ Phán sự lục - Long Đình đối tụng lục - Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục. Xem bảng so sánh E sau đây:
E. Bảng so sánh "Hạng Vương từ ký" - "Tản Viên từ Phán sự lục" - "Long Đình đối tụng lục" - "Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục" (trên một số chi tiết chính).
10x2.gif
Hạng Vương từ ký (TKML, QI/1)Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục (TĐTT, QII/1)
* Quan Thừa chỉ Hồ Tông Thốc có tài làm thơ, nhất là thơ châm biếm. Cuối đời nhà Trần, ông đi sứ phương Bắc, lúc ngang qua đền Hạng Võ có đề một bài thơ. Tối hôm đó về tới nhà khách, đang lúc rượu ngà ngà say muốn ngủ thì có người đến trước mặt thưa rằng: Vâng mệnh Hạng Vương mời ngài đi tiếp chuyện.* Lệnh Hồ Sinh là người học trò thẳng tính, không tin quỷ thần. Nghe có một người chết nhờ đôt nhiều giấy vàng mã để đút lót cho Âm ty mà được sống lại, chàng bèn làm một bài thơ chế riễu. Thơ làm xong, ngâm đi ngâm lại mấy lần. Đêm hôm ấy đang ngồi một mình trước đèn bỗng có 2 quỷ sứ xông tới, đứa nắm áo, đứa kéo thắt lưng lôi chàng xuống Âm phủ để chất vấn.
Tản Viên từ Phán sự lục (TKML, QIII/3)
ecart_07.gif
* Đến nửa đêm, bệnh tình Tử Văn trở nên nguy kịch, có 2 qủy tốt đến dẫn chàng ra vùng ngoại ô phía Đông. Đi được hồi lâu, tới một cung phủ có thành bằng sắt cao ngất. Chàng được lệnh đi theo hướng Bắc, gặp một con sông lớn, trên sông có một chiếc cầu dài. Gió tanh thốc vào mũi, sóng cuộn đen ngòm, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Soa mắt xanh tóc đỏ, hình thù quái ác...* Hồ Sinh ở Địa Ngục, ra khỏi cửa phủ đi về phía Bắc được hơn một dặm, thấy thành bằng sắt cao ngất, bầu trời mù đen, lính canh gác đông nghịt, toàn đầu trâu mặt ngựa, mình xanh tóc nâu, mỗi tên cầm một thứ như chiếc dáo, đứa ngồi đứa đứng rải rác hai bên cửa...
Long Đình đối tụng lục (TKML, QII/1)
ecart_07.gif
* Sau khi Long Vương tuyên án thần Thuồng luồng lùi lũi chuồn thẳng. Tả hữu cũng đưa mắt ra hiệu cho họ Trịnh lui ra. Long Vương nhân đó mở tiệc khoản đãi, tặng văn tê, đồi mồi. Vợ chồng họ Trịnh bái tạ trở về cõi thế trước sự mừng rỡ của bà con chòm xóm. Chàng trắng án.* Hồ Sinh xem xong cảnh Địa Ngục, 2 sứ giả đưa chàng về cõi thế. Vậy là đã trắng án. Chàng vươn vai ngáp dài, h ra là một giấc mộng.
10x2.gif
10x2.gif

Ngoài 4 nhóm vừa nêu, các truyện còn lại ở TKML và TĐTT cơ hồ không liên quan gì với nhau lắm, trừ một số đặc điểm chung đã nêu ở phần I.
Có thể vẽ các sơ đồ như sau để tóm tắt kết quả so sánh trên từng truyện riêng lẻ, lấy TKML làm đơn vị tính.
III. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Từ thực tế trên đây, trước hết không thể nói TKML chẳng liên quan gì tới TĐTT. Trái lại, chính tác phẩm của Cù Hựu, như ta đã thấy, là một gợi ý quan trọng về cách chọn đề tài và một kiểu mẫu hấp dẫn về cách vận dụng thể loại giúp Nguyễn Dữ làm nên kiệt tác của mình. Ở đây Hà Thiện Hán có lý khi xếp TKML vào cùng khu vực sáng tác (phương pháp) với TĐTT.
Nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa tác phẩm này là cái bóng của tác phẩm kia. Mà mỗi tác giả, đặc biệt là Nguyễn Dữ trong khi tham khảo người đi trước, vẫn dành cho mình một khoảng đất riêng để hoạt động. Trên một nửa số truyện trong TKML khống mấy liên quan đến TĐTT đã nói lên điều đó. Ngay như số truyện gọi là có "dính líu" với TĐTT trên những chừng mực khác nhau, thì sự "dính líu" ấy phần nhiều cũng chỉ hạn chế ở bộ khung, còn da thịt, mặt mũi, thần thái... thì vẫn là của Việt Nam, của xã hội Lý - Trần - Hồ - Lê sơ, hay nói cho thật chân xác, của cái hiện thực nóng bỏng mà Nguyễn Dữ đang hàng ngày xúc tiếp. Thậm chí ở những phương diện ít mang tính chất tư riêng nhất - khái niệm từ ngữ, ngay cả trong các trường hợp tác giả TKML có ý thức mượn lại hẳn hoi ở TĐTT - ta vẫn thấy chúng được sử dụng "theo kiểu Nguyễn Dữ"(14).
Ở Trung Quốc, TĐTT đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu đậm trên lĩnh vực tiểu thuyết truyền kỳ. Tiếp sau TĐTT, đã xuất hiện không ít những cố gắng bước theo Cù Hựu, trong đó đáng kể nhất có Lý Xương Kỳ người đời Minh với tác phẩm đăng dư thoại quyển, mỗi quyển 5 truyện (chưa kể 1 truyện phụ lục)(15). Thiệu Cảnh Chiêm cũng người đời Minh với tác phẩm đăng nhân thoại 2 quyển, quyển thứ nhất 5 truyện, quyển thứ hai 3 truyện(16). TĐTT cũng đã truyền sang bán đảo Triều Tiên, được người nước này in lại nguyên xi(17) hoặc tiến hành chú giải(18). Ở Việt Nam chắc chắn cũng đã có TĐTT của Cù Hựu để Nguyễn Dữ tham khảo và sau khi TKML của Nguyễn Dữ ra đời, cũng đã gây ấn tượng mạnh và thúc đẩy cho thể loại tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam phát triển, với ền kỳ tân phả, Lan trì kiến văn lục thể thấy hiện tượng TKML đáng được mở rộng nghiên cứu trên phạm vi các nước trong vùng, điều mà bài viết này, do phạm vi đề tài quy định, không có điều kiện đi sâu.
 
Tài liệu tham khảo thêm cho anh em thắc mắc về Truyền kỳ mạn lục, nó không đạo Liêu trai, nhưng có mượn ý tưởng từ Tiễn đăng tân thoại ( sách truyền kỳ TQ)

Xét về các phương diện tổng quát - cấu tạo thể văn, phạm vi đề tài, ý đồ người cầm bút - ta thấy giữa TKML và TĐTT có những liên hệ nhất định và điều này cũng được thể hiện trên kết cấu một số truyện riêng lẻ của chúng. Có ít nhất 9 truyện trong TKML liên quan tới 8 truyện trong TĐTT về mặt cốt truyện. Ở TKML, đó là Hạng Vương từ ký (QI/1) Mộc miên thụ truyện (QI/3), Tây viên kỳ ngộ ký (QI/5), Long Đình đối tụng lục (QII/1), Đào Thị nghiệp oan ký (QII/2), Tản Viên từ Phán sự lục (QII/3), Na Sơn tiều đối lục (QIII/2), Thúy Tiêu truyện (QIII/4) và Dạ Soa Bộ soái lục (QIV/5). Ở TĐTT, đó là Liên phương lâu ký (QI/5), Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục (QII/1), Thiên Thai phỏng ẩn lục (QII/2), Mẫu đơn đăng ký (QII/1), Ái Khanh truyện (QIII/4), Thúy Thúy truyện (QIII/5), Thái Hư Tư pháp truyện (QIV/2) và Tu văn Xá nhân truyện (QIV/3). Căn cứ vào mức độ liên quan nhiều hoặc ít, có thể xếp chúng thành 4 nhóm khác nhau.
Nhóm thứ nhất gồm những tác phẩm có cốt truyện na ná như nhau. Đó là các trường hợp:
1. Mộc miên thụ truyện (TKML) - Mẫu đơn đăng ký (TĐTT).
2. Đào Thị nghiệp oan ký (TKML) - Ái Khanh truyện (TĐTT).
3. Tản Viên từ Phán sự lục (TKML) - Thái Hư Tư pháp truyện (TĐTT).
4. Na Sơn tiều đối lục (TKML) - Thiên Thai phỏng ẩn lục (TĐTT).
5. Thúy Tiêu truyện (TKML) - Thúy Thúy truyện (TĐTT).

Hãy lấy cặp Mộc miên thụ truyện - Mẫu đơn đăng ký là thí dụ. Xem bảng so sánh B sau đây:
B. Bảng so sánh "Mộc miên thụ truyện" với "Mẫu đơn đăng ký" (Trên một số chi tiết lớn)
10x2.gif
Mộc miên thụ truyện (TKML, QI/3)Mẫu đơn đăng ký (TĐTT, QII/4)
* Trinh Trung Ngộ nhà cực giàu, tới lui buôn bán vùng chợ Nam Xang, thường gặp một thiếu nữ xinh xắn từ thôn Đông đi ra, theo sau là một cô hầu nhỏ.* Kiều Sinh vừa góa vợ, đêm Nguyên tiêu đứng tựa cửa nhìn ra, thấy một cô hầu quảy chiếc đèn mẫu đơn đi trước, theo sau là một mỹ nữ tuổi trạc 17, 18.
* Trung Ngộ liếc nhìn, thấy thiếu nữ đẹp tuyệt trần, nhưng vì ở trọ nơi đất khách, không tiện hỏi thăm, đành thầm yêu trộm nhớ mà thôi.* Kiều Sinh thấy mỹ nữ là trang quốc sắc, bỗng hồn xiêu phách lạc, không dằn lòng được, bèn lẽo đẽo bước theo nàng, lúc thì ở phía trước, lúc thì ở phía sau.
* Sau khi chàng tìm cách làm quen được với nàng đưa nàng về thuyền mình.* Chàng tìm cách làm quen được với nàng, đưa nàng về nhà mình.
* Trung Ngộ hỏi thăm tên họ, cửa nhà. Nàng nói mình họ Diệp, tên Khanh, là cháu gái của Hối Ông, một dòng họ to trong làng.* Kiều Sinh hỏi thăm tên họ, của nhà. Nàng nói mình họ Phù, tên Lệ Nương, là con gái của cố Phán sự châu Phụng Hóa.
* Sau đêm hạnh phúc, họ chia tay nhau. Từ đó ngày nào cũng vậy, Diệp Khanh sáng đi tối đến, kéo dài trong hơn một tháng.* Sau đêm tận hưởng hạnh phúc, họ chia tay nhau. Từ đó ngày nào cũng vậy, Lệ Nương sáng đi tối đến, kéo dài hơn nửa tháng.
* Có người bạn thấy vậy sinh nghi, khuyên Trung Ngộ nên xem xét cẩn thận tung tích Diệp Khanh.* Có ông cụ nhà bên thấy vậy sinh nghi, khuyên Kiều Sinh đến chỗ ở của Lệ Nương dò xét.
* Diệp Khanh đưa Trung Ngộ đến nơi ở của mình, đó là một ngôi nhà mồ, trong đặt cỗ quan tài trên phủ tấm lụa đỏ với dòng chữ màu bạc "Linh cữu của Diệp Khanh". Cạnh đó là tượng một cô hầu ôm chiếc đàn hồ cầm.* Kiều Sinh đi tìm nơi cư trú của Lệ Nương, phát hiện một chiếc quan tài trên có đề dòng chữ "Linh cữu của Lệ Nương, con gái của cố Phán sự châu Phụng Hóa". Trước quan tài có treo một chiếc đèn mẫu đơn, dưới đèn là hình nộm cô hầu.
* Trung Ngộ kinh rợn quay đầu định chạy thì Diệp Khanh đã chặn ngay lối ra nói: Anh đã tới đây, đâu có chuyện để anh về. Huống chi hôm trước trong câu thơ còn lấy cái chết để hẹn nhau, mong được sớm cùng nhau chung một huyệt. Vậy mà nay lại nhìn nhau với con mắt nghi ngờ, chẳng lẽ bỏ nhau dễ dàng đến thế! Bèn xông đến túm lấy áo, may mà vạt áo phía sau của chàng đứt toạc ra nên Trung Ngộ thóat được. Nhưng chỉ ít lâu sau, chàng lại ra chỗ Diệp Khanh ôm áo quan mà chết.* Kiều Sinh sợ quá, chạy về kể hết những điều trông thấy với ông cụ nhà bên. Ông cụ bảo đi tìm ngay Đạo sĩ đến trấn yểm, từ đó Lệ Nương không tới nữa. Một hôm vì say rượu, Kiều Sinh đã quên lời Đạo sĩ dặn, đi thẳng một mạch đến chỗ quàn Lệ Nương. Vừa thấy Kiều Sinh, nàng nói: May mà nay còn được gặp chàng, đâu có chuyện thả chàng đi. Bèn lôi Kiều Sinh đến trước quan tài, nắp áo quan tự nhiên mở ra, Lệ Nương đẩy chàng vào bên trong, nắp áo quan khép ngay lại.
* Từ đó về sau, những đêm tối trời, thấy Trung Ngộ và Diệp Khanh dắt tay nhau cùng đi, lúc hát lúc cười, đòi dân làng phải cúng kiến, hơi phật ý một chút là tai họa giáng xuống ngay, người địa phương chịu không nổi, lén quật mộ hai người lên đem hài cốt vất xuống sông.* Từ đó về sau, vào những ngày âm u, những đêm trăng tối, thường thấy Kiều Sinh và Lệ Nương dắt tay nhau cùng đi, một cô hầu quảy chiếc đèn mẫu đơn đi trước, ai không may mà gặp, về nhà phát ốm ngay, phải van vái, cầu xin bệnh mới thuyên giảm, không thì nằm liệt giường liệt chiếu
* Hai người lại lên cây gạo bên chùa ven sông mà ở, tiếp tục quấy rối người ta. Dân làng phải vời một Đạo sĩ đến trấn yểm. Đạo sĩ sai sáu bảy trăm âm binh bắt giải hai người đi.* Sau phải nhờ một Đạo sĩ cao tay đến trừ yểm. Đạo sĩ sai âm binh lôi cả Kiều Sinh, Lệ Nương và người hầu về đánh một trận, máu me đầm đìa, bắt cung khai tội trạng, đoạn giải họ đi...

10x2.gif
10x2.gif

Nhóm thứ hai gồm những truyện có kết cấu giống nhau một phần, như các trường hợp:
1. Tây viên kỳ ngộ ký (TKML) - Liên phương lâu ký (TĐTT)
2. Tản Viên từ Phán sự lục (TKML) - Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục (TĐTT).
3. Dạ Soa Bộ soái lục (TKML) - Thái Hư Tư pháp truyện (TĐTT).
Lấy cặp Tây viên kỳ ngộ ký - Liên phương lâu ký (giống nhau chủ yếu ở phần đầu) làm thí dụ. Xem bảng so sánh C sau đây:
C. Bảng so sánh "Tây viên kỳ ngộ ký" với "Liên phương lâu ký" (trên một số chi tiết chính).

10x2.gif
Tây viên kỳ ngộ ký (TKML, QI/5)Liên phương lâu ký (TĐTT, QI/5)
* Hà Nhân người Thiên Trường, khoảng năm Thiệu Bình ra Thăng Long theo học Nguyễn Trãi. Những hôm đi nghe sách, khi qua phường Khúc Giang, nơi nhà cũ Thái sư họ Trần, chàng thường gặp 2 thiếu nữ ngồi trên chỗ tường sụt lở cười nói tinh nghịch, hái hoa quả ném vào người chàng. Nhiều lần như thế, chàng cầm lòng không được bèn tỏ tình với hai nàng. Họ tự giới thiệu với chàng một người tên Liễu Nhu Nương, một người tên Đào Hồng Nương.* Ở Ngô Quận có người họ Tiết, nhà giàu, đầu năm Chí Chính đến Xương Môn mở cửa hàng buôn thóc. Gia đình có hai cô con gái, cô lớn tên là Lan Anh, cô nhỏ tên là Huệ Anh, thông minh kiều diễm, thơ phú trội nhất vùng. Họ Tiết dựng cho 2 nàng một ngôi lầu ngay phía sau nhà, sát bờ sông, gọi là lầu Liên phương. Lại có Trịnh Sinh người Côn Sơn cũng con nhà danh giá, cha chàng dựa vào chỗ quen thân với họ Tiết, đã gửi chàng đến Ngô Quận, nhờ họ Tiết kèm cặp cho buôn bán. Chàng thường đỗ thyền cạnh lầu Liên phương. Một đêm trăng hè, Trịnh Sinh tắm ở đầu thuyền, Lan Anh và Huệ Anh qua khe cửa sổ nhòm thấy, cầm đôi vải thiều ném xuống chỗ chàng. Chàng tuy hiểu ý, nhưng không có cách nào lên cùng họ được.
* Sau khi nghe kể lai lịch đáng thương của Đào và Liễu, Hà Nhân đưa họ về nơi cư ngụ của mình. Đêm hôm ấy, họ cùng nhau chăn gối.* Trời mỗi lúc một khuya, Trịnh Sinh đứng tựa mạn thuyền như có ý chờ đợi. Bỗng có tiếng cửa sổ mở, chàng trông lên, thấy 2 nàng từ trên lầu cao thòng dây đu xuống chỗ chàng Trịnh Sinh nhanh chóng theo dây đu mà lên. Đến được với nhau, họ mừng đến nghẹn ngào, bèn dắt nhau đi nằm.
* Trong cuộc hoan lạc, họ ngâm thơ tặng đáp lẫn nhau. Từ đấy 2 nàng sáng đi tối đến, thành ra thường lệ.* Trong thú vui hạnh phúc, họ làm nhiều thơ để trao đổi tình cảm với nhau. Từ đấy không đêm nào là họ không tụ họp ở lầu Liên phương.
* Bỗng một khó khăn xảy đến đe dọa cuộc yêu đương của họ. Hà Nhân được thư nhà gọi về lấy vợ(13).* Bỗng một chuyện bất ngờ xảy tới đe dọa cuộc yêu đương của họ. Trịnh Sinh được thư nhà hối thúc về quê(13)

10x2.gif
10x2.gif

Nhóm thứ ba, một cốt truyện ở TKML liên quan tới hai hoặc nhiều cốt truyện ở TĐTT. Đấy là trường hợp Tản Viên từ Phán sự lục - Thái Hư Tư pháp truyện - Tu văn Xá nhân truyện. Xem bảng so sánh D sau đây:
D. Bảng so sánh "Tản Viên từ Phán sự lục" - "Thái Hư Tư pháp truyện" và "Tu văn Xá nhân truyện" (trên một số chi tiết chính)
10x2.gif
Tản Viên từ Phán sự lục (TKML, QII/3)Thái Hư Tư pháp truyện (TĐTT, QIV/2)
* Ngô Tử Văn người Yên Dũng, tính khẳng khái, ngay thẳng, ai cũng bảo chàng là kẻ cứng cỏi. Ở địa phương có ngôi miếu thờ viên Bộ tướng của Mộc Thạnh bấy lâu vẫn tác yêu tác quái, vòi vĩnh cúng tế, gây khổ cho dân, chàng bèn cho một mồi lửa thiêu trụi ngôi miếu, ai nom thấy cũng lè lưỡi.* Phùng Kỳ là một anh học trò ngông ở đất Sở, thường cậy tài ngạo vật, không tin quỷ thần, hễ nghe đâu có yêu quái làm người ta sợ là chàng đến tận nơi văng tục, đôi khi còn đốt cả đền thờ, quăng tượng xuống sông, thẳng tay trừng trị không chút kiêng dè, ai cũng bảo chàng là người gan dạ.
* Viên Bộ tướng liền bắt chàng ốm và dọa dẫm: "Anh theo nghiệp Nho, đọc kinh truyện thánh hiền, há lại không biết tính của quỷ thần hay sao mà dám khinh nhờn xúc phạm? Làm lại miếu ngay cho ta, bằng không ta sẽ kiện tới Phong Đô!"* Một hôm, do sơ ý, chàng rơi vào tay lũ quỷ. Bọn chúng giải chàng đến nộp cho Quỷ Vương. Quỷ Vương nổi giận nói: "Mày là thằng có đủ chi thể, đủ tri thức, há lại không biết tính của quỷ thần vốn rất thiêng hay sao? Đến như Thánh Khổng Tử mà còn nói "kính nhi viễn chi" nữa là! Đó cũng là cái mà Kinh dịch gọi là "chở Quỷ hàng xe". Tiểu nhã gọi là "làm quỷ làm vực". Quỷ Vương nói xong, sai lũ quỷ lôi chàng ra hành hình.
ecart_07.gif
Tu văn Xá nhân truyện (TĐTT, Q.IV/3)
* Ngô Tư Văn chết xuống Âm phủ một ngày để hầu kiện rồi sống trở lại. Một tháng sau có một cụ già đến bảo rằng "Miếu của lão được giao trả lại cho lão là nhờ sự giúp đỡ của anh, lão không biết lấy chi hậu tạ. Nay thấy ở đền thờ Tản Viên đang khuyết chức Phán sự, lão sẽ cố sức tiến cử anh làm, xem như sự đền ơn của lão. Người ta ở đời xưa nay ai mà không chết, chỉ mong để tiếng thơm lại cho đời là đủ rồi. Chậm nửa tháng nữa, e chức ấy sẽ về tay người khác. Mong anh cố gắng mà làm, đừng cho đây là chuyện vẽ". Tử Văn vui vẻ nhận lời, liền bố trí việc nhà, không đau ốm gì mà chết.* Hạ Nhan chết ở Bắc Cố Sơn. Ba năm sau có người bạn đang ốm, Hạ Nhan tới thăm, nhân bảo rằng: "Tớ làm ở phủ Tu văn, đến nay mãn chức, đang chờ cử người thay. Nơi Âm phủ chức này trọng vọng lắm, được thật là khó. Cậu nếu không thích thì chẳng dám ép, muôn một mà thích, tớ sẽ cố chạy cho. Vội vội vàng vàng như thế này cũng chỉ muốn đền ơn xưa của cậu. Người ta ở đời ai mà không chết. Sống thêm vài năm nữa thì làm sao mà nắm chức ấy được!". Người bạn nghe nói thế vui vẻ nhận lời, liền sắp xếp công việc gia đình, không thuốc thang gì nữa, được mấy hôm thì chết.

10x2.gif
10x2.gif

Nhóm thứ tư, hai hoặc nhiều cốt truyện ở TKML cùng liên quan tới một cốt truyện ở TĐTT. Đó là trường hợp Hạng Vương từ ký - Tản Viên từ Phán sự lục - Long Đình đối tụng lục - Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục. Xem bảng so sánh E sau đây:
E. Bảng so sánh "Hạng Vương từ ký" - "Tản Viên từ Phán sự lục" - "Long Đình đối tụng lục" - "Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục" (trên một số chi tiết chính).
10x2.gif
Hạng Vương từ ký (TKML, QI/1)Lệnh Hồ Sinh minh mộng lục (TĐTT, QII/1)
* Quan Thừa chỉ Hồ Tông Thốc có tài làm thơ, nhất là thơ châm biếm. Cuối đời nhà Trần, ông đi sứ phương Bắc, lúc ngang qua đền Hạng Võ có đề một bài thơ. Tối hôm đó về tới nhà khách, đang lúc rượu ngà ngà say muốn ngủ thì có người đến trước mặt thưa rằng: Vâng mệnh Hạng Vương mời ngài đi tiếp chuyện.* Lệnh Hồ Sinh là người học trò thẳng tính, không tin quỷ thần. Nghe có một người chết nhờ đôt nhiều giấy vàng mã để đút lót cho Âm ty mà được sống lại, chàng bèn làm một bài thơ chế riễu. Thơ làm xong, ngâm đi ngâm lại mấy lần. Đêm hôm ấy đang ngồi một mình trước đèn bỗng có 2 quỷ sứ xông tới, đứa nắm áo, đứa kéo thắt lưng lôi chàng xuống Âm phủ để chất vấn.
Tản Viên từ Phán sự lục (TKML, QIII/3)
ecart_07.gif
* Đến nửa đêm, bệnh tình Tử Văn trở nên nguy kịch, có 2 qủy tốt đến dẫn chàng ra vùng ngoại ô phía Đông. Đi được hồi lâu, tới một cung phủ có thành bằng sắt cao ngất. Chàng được lệnh đi theo hướng Bắc, gặp một con sông lớn, trên sông có một chiếc cầu dài. Gió tanh thốc vào mũi, sóng cuộn đen ngòm, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Soa mắt xanh tóc đỏ, hình thù quái ác...* Hồ Sinh ở Địa Ngục, ra khỏi cửa phủ đi về phía Bắc được hơn một dặm, thấy thành bằng sắt cao ngất, bầu trời mù đen, lính canh gác đông nghịt, toàn đầu trâu mặt ngựa, mình xanh tóc nâu, mỗi tên cầm một thứ như chiếc dáo, đứa ngồi đứa đứng rải rác hai bên cửa...
Long Đình đối tụng lục (TKML, QII/1)
ecart_07.gif
* Sau khi Long Vương tuyên án thần Thuồng luồng lùi lũi chuồn thẳng. Tả hữu cũng đưa mắt ra hiệu cho họ Trịnh lui ra. Long Vương nhân đó mở tiệc khoản đãi, tặng văn tê, đồi mồi. Vợ chồng họ Trịnh bái tạ trở về cõi thế trước sự mừng rỡ của bà con chòm xóm. Chàng trắng án.* Hồ Sinh xem xong cảnh Địa Ngục, 2 sứ giả đưa chàng về cõi thế. Vậy là đã trắng án. Chàng vươn vai ngáp dài, h ra là một giấc mộng.

10x2.gif
10x2.gif

Ngoài 4 nhóm vừa nêu, các truyện còn lại ở TKML và TĐTT cơ hồ không liên quan gì với nhau lắm, trừ một số đặc điểm chung đã nêu ở phần I.
Có thể vẽ các sơ đồ như sau để tóm tắt kết quả so sánh trên từng truyện riêng lẻ, lấy TKML làm đơn vị tính.
III. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Từ thực tế trên đây, trước hết không thể nói TKML chẳng liên quan gì tới TĐTT. Trái lại, chính tác phẩm của Cù Hựu, như ta đã thấy, là một gợi ý quan trọng về cách chọn đề tài và một kiểu mẫu hấp dẫn về cách vận dụng thể loại giúp Nguyễn Dữ làm nên kiệt tác của mình. Ở đây Hà Thiện Hán có lý khi xếp TKML vào cùng khu vực sáng tác (phương pháp) với TĐTT.
Nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa tác phẩm này là cái bóng của tác phẩm kia. Mà mỗi tác giả, đặc biệt là Nguyễn Dữ trong khi tham khảo người đi trước, vẫn dành cho mình một khoảng đất riêng để hoạt động. Trên một nửa số truyện trong TKML khống mấy liên quan đến TĐTT đã nói lên điều đó. Ngay như số truyện gọi là có "dính líu" với TĐTT trên những chừng mực khác nhau, thì sự "dính líu" ấy phần nhiều cũng chỉ hạn chế ở bộ khung, còn da thịt, mặt mũi, thần thái... thì vẫn là của Việt Nam, của xã hội Lý - Trần - Hồ - Lê sơ, hay nói cho thật chân xác, của cái hiện thực nóng bỏng mà Nguyễn Dữ đang hàng ngày xúc tiếp. Thậm chí ở những phương diện ít mang tính chất tư riêng nhất - khái niệm từ ngữ, ngay cả trong các trường hợp tác giả TKML có ý thức mượn lại hẳn hoi ở TĐTT - ta vẫn thấy chúng được sử dụng "theo kiểu Nguyễn Dữ"(14).
Ở Trung Quốc, TĐTT đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu đậm trên lĩnh vực tiểu thuyết truyền kỳ. Tiếp sau TĐTT, đã xuất hiện không ít những cố gắng bước theo Cù Hựu, trong đó đáng kể nhất có Lý Xương Kỳ người đời Minh với tác phẩm đăng dư thoại quyển, mỗi quyển 5 truyện (chưa kể 1 truyện phụ lục)(15). Thiệu Cảnh Chiêm cũng người đời Minh với tác phẩm đăng nhân thoại 2 quyển, quyển thứ nhất 5 truyện, quyển thứ hai 3 truyện(16). TĐTT cũng đã truyền sang bán đảo Triều Tiên, được người nước này in lại nguyên xi(17) hoặc tiến hành chú giải(18). Ở Việt Nam chắc chắn cũng đã có TĐTT của Cù Hựu để Nguyễn Dữ tham khảo và sau khi TKML của Nguyễn Dữ ra đời, cũng đã gây ấn tượng mạnh và thúc đẩy cho thể loại tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam phát triển, với ền kỳ tân phả, Lan trì kiến văn lục thể thấy hiện tượng TKML đáng được mở rộng nghiên cứu trên phạm vi các nước trong vùng, điều mà bài viết này, do phạm vi đề tài quy định, không có điều kiện đi sâu.
Rất hay!
 
Thiếu cuốn sách gối đầu này là list không có giá trị rồi.
  • Cuốn sách giáo dục giới tính đầu tiên của các Nam sinh thế hệ 8x, đầu 9x
  • Sách dạy lái máy bay đầu tiên ở Việt Nam
  • Sách dạy chăn chuối đầu tiên ở Việt Nam
  • Văn phong đi đầu trong phòng trào truyện sẽ.. thời kỳ đổi mới.
Một trong những cuốn sách theo thống kê không chính thức là có lượt view hàng đầu Việt Nam

View attachment 631485
tàng kinh các mà không có quyển này thì thật sai lầm
 
Nhân tiện nói sách vở thi đình xưa thì có sưu tầm được cái đề xưa là: ĐỀ THI ĐÌNH CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ NHO HỌC VIỆT NAM

Ngày 16/5/1919, kỳ thi Đình cuối cùng diễn ra trong Tử Cấm Thành Huế. Đề anh Khải Định ra với nội dung như sau:
"Các nước trên khắp hoàn cầu sôi động nói đến văn minh. Vậy hai chữ văn minh có xuất xứ từ sách vở nào?... Quan hệ của văn minh đến chuyện hòa bình hay chiến tranh, hưng thịnh hay suy thoái, phân chia hay hội họp? Vấn đề khai thác và tận dụng lợi thế về tài nguyên?
Lối khoa trường cựu học đã bỏ, chuyển sang tân học thì phép tuyển dụng người đã tốt hay chưa?
Quốc sự, quốc chính phải thay đổi do đó có nên lập ra Hiến pháp và Hiến pháp khi lập ra có thực hiện được không? Chính sách lập hiến và quyền pháp phải như thế nào? Làm gì để đền đáp sức dân, giúp dân an cư lạc nghiệp, giữ gìn văn minh tiến bộ?

Trẫm vốn tài mỏng đức sơ, suy nghĩ khó được chu toàn.Các ngươi với tài kinh luân vốn có, hãy thử trình bày rõ ràng kiến giải của mình, không bè phái, thiên lệch, không a dua, quanh co, xuyên tạc khiến sai sót khi đem thực hành, cũng đừng quá khéo dùng lời lẽ bay bướm mà trống rỗng, chẳng có được phương sách gì hay, để trẫm thu lượm rồi thử áp dụng”.

Đỗ cao nhất Kỳ thi cuối cùng này là Nguyễn Phong Di, người huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, với học vị Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

Anh Định dụ thêm:

"Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đã không còn đáp ứng được điều mong muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đang thênh thang mở rộng trước mắt"
“Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn”. Đó là những lời dụ của vua, kết thúc nền khoa cử Nho giáo đã kéo dài gần 1.000 năm ở Việt Nam.
 
Thiếu cuốn sách gối đầu này là list không có giá trị rồi.
  • Cuốn sách giáo dục giới tính đầu tiên của các Nam sinh thế hệ 8x, đầu 9x
  • Sách dạy lái máy bay đầu tiên ở Việt Nam
  • Sách dạy chăn chuối đầu tiên ở Việt Nam
  • Văn phong đi đầu trong phòng trào truyện sẽ.. thời kỳ đổi mới.
  • Cuốn sách đánh dấu thời kỳ nở rộ Internet ở Việt Nam
Một trong những cuốn sách theo thống kê không chính thức là có lượt view hàng đầu Việt Nam

View attachment 631485

Còn cuốn sách bao vozer khuyên tặng gái thì sao fen
20212777db08-f6d2-4c4b-bdea-413462eb158a.jpg
 
Đại Thành toán pháp là cuốn sách toán đầu tiên của người Việt do trạng nguyên Lê Quý Đôn viết.

Nhỏ không học, lớn làm lều báo!
Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh.
Lê Quý Đôn chỉ đỗ Bảng nhãn, không đỗ Trạng nguyên.
chửi thì phải chửi cho đúng chứ, vì kỳ thì không lấy Trạng Nguyên đứng đầu là Bảng nhãn, thế thì Lê Quý Đôn cũng như là Trạng Nguyên rồi
 
chửi thì phải chửi cho đúng chứ, vì kỳ thì không lấy Trạng Nguyên đứng đầu là Bảng nhãn, thế thì Lê Quý Đôn cũng như là Trạng Nguyên rồi
Một cái là tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh, 1 cái là tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh. Váo chiếu chỉ hẳn hoi, giống nhau sao được.
Nói Lê Quý Đôn đỗ thủ khoa, đạt Đình nguyên thì được. Nhưng bảo đỗ Trạng nguyên là sai.
Cũng giống như anh đi thi IMO. Anh có thể đạt HCV, đứng đầu kỳ thi nhưng không có nghĩa là anh đạt 42/42.
 
Nhân tiện nói sách vở thi đình xưa thì có sưu tầm được cái đề xưa là: ĐỀ THI ĐÌNH CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ NHO HỌC VIỆT NAM

Ngày 16/5/1919, kỳ thi Đình cuối cùng diễn ra trong Tử Cấm Thành Huế. Đề anh Khải Định ra với nội dung như sau:
"Các nước trên khắp hoàn cầu sôi động nói đến văn minh. Vậy hai chữ văn minh có xuất xứ từ sách vở nào?... Quan hệ của văn minh đến chuyện hòa bình hay chiến tranh, hưng thịnh hay suy thoái, phân chia hay hội họp? Vấn đề khai thác và tận dụng lợi thế về tài nguyên?
Lối khoa trường cựu học đã bỏ, chuyển sang tân học thì phép tuyển dụng người đã tốt hay chưa?
Quốc sự, quốc chính phải thay đổi do đó có nên lập ra Hiến pháp và Hiến pháp khi lập ra có thực hiện được không? Chính sách lập hiến và quyền pháp phải như thế nào? Làm gì để đền đáp sức dân, giúp dân an cư lạc nghiệp, giữ gìn văn minh tiến bộ?

Trẫm vốn tài mỏng đức sơ, suy nghĩ khó được chu toàn.Các ngươi với tài kinh luân vốn có, hãy thử trình bày rõ ràng kiến giải của mình, không bè phái, thiên lệch, không a dua, quanh co, xuyên tạc khiến sai sót khi đem thực hành, cũng đừng quá khéo dùng lời lẽ bay bướm mà trống rỗng, chẳng có được phương sách gì hay, để trẫm thu lượm rồi thử áp dụng”.

Đỗ cao nhất Kỳ thi cuối cùng này là Nguyễn Phong Di, người huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, với học vị Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

Anh Định dụ thêm:

"Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đã không còn đáp ứng được điều mong muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đang thênh thang mở rộng trước mắt"
“Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn”. Đó là những lời dụ của vua, kết thúc nền khoa cử Nho giáo đã kéo dài gần 1.000 năm ở Việt Nam.
Đề thi hay vãi lúa.
Kể cả giờ, cho sinh viên thi đại học văn chương cũng là hay nức nở.
 
chửi thì phải chửi cho đúng chứ, vì kỳ thì không lấy Trạng Nguyên đứng đầu là Bảng nhãn, thế thì Lê Quý Đôn cũng như là Trạng Nguyên rồi
Trạng Nguyên là danh hiệu, ko phải thứ bậc
 
Thiếu cuốn sách gối đầu này là list không có giá trị rồi.
  • Cuốn sách giáo dục giới tính đầu tiên của các Nam sinh thế hệ 8x, đầu 9x
  • Sách dạy lái máy bay đầu tiên ở Việt Nam
  • Sách dạy chăn chuối đầu tiên ở Việt Nam
  • Văn phong đi đầu trong phòng trào truyện sẽ.. thời kỳ đổi mới.
  • Cuốn sách đánh dấu thời kỳ nở rộ Internet ở Việt Nam
Một trong những cuốn sách theo thống kê không chính thức là có lượt view hàng đầu Việt Nam

View attachment 631485
Cụ tổ của Cô Giáo Thảo là cuốn này nhé

12a8662e9736b7980f9401d47535cf02.jpg
 
sao kì thi Nhâm Thân, 1752 đấy lại ko lấy Trạng nhỉ?
trạng nguyên là do vua chấm. nếu các bài thi ko lọt vào mắt của vua thì ko có trạng nguyên. ở VN nhiều khoá thi cũng ko có trạng nguyên mà
Ủa chứ cuốn Truyền kỳ mạn lục là hàng Real của AnNam viết hay gốc Tàu vậy ta? Nhiều truyện như là đạo văn từ Liéu Trai
FY7e6U1.gif


via theNEXTvoz for iPhone
thực tế thì truyền kì mạn lục có trước liêu trai chí dị cả trăm năm.
ko biết thằng nào đạo của thằng nào đâu fence ơi.
 
Nhân tiện nói sách vở thi đình xưa thì có sưu tầm được cái đề xưa là: ĐỀ THI ĐÌNH CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ NHO HỌC VIỆT NAM

Ngày 16/5/1919, kỳ thi Đình cuối cùng diễn ra trong Tử Cấm Thành Huế. Đề anh Khải Định ra với nội dung như sau:
"Các nước trên khắp hoàn cầu sôi động nói đến văn minh. Vậy hai chữ văn minh có xuất xứ từ sách vở nào?... Quan hệ của văn minh đến chuyện hòa bình hay chiến tranh, hưng thịnh hay suy thoái, phân chia hay hội họp? Vấn đề khai thác và tận dụng lợi thế về tài nguyên?
Lối khoa trường cựu học đã bỏ, chuyển sang tân học thì phép tuyển dụng người đã tốt hay chưa?
Quốc sự, quốc chính phải thay đổi do đó có nên lập ra Hiến pháp và Hiến pháp khi lập ra có thực hiện được không? Chính sách lập hiến và quyền pháp phải như thế nào? Làm gì để đền đáp sức dân, giúp dân an cư lạc nghiệp, giữ gìn văn minh tiến bộ?

Trẫm vốn tài mỏng đức sơ, suy nghĩ khó được chu toàn.Các ngươi với tài kinh luân vốn có, hãy thử trình bày rõ ràng kiến giải của mình, không bè phái, thiên lệch, không a dua, quanh co, xuyên tạc khiến sai sót khi đem thực hành, cũng đừng quá khéo dùng lời lẽ bay bướm mà trống rỗng, chẳng có được phương sách gì hay, để trẫm thu lượm rồi thử áp dụng”.

Đỗ cao nhất Kỳ thi cuối cùng này là Nguyễn Phong Di, người huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, với học vị Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

Anh Định dụ thêm:

"Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đã không còn đáp ứng được điều mong muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đang thênh thang mở rộng trước mắt"
“Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây dứt hẳn”. Đó là những lời dụ của vua, kết thúc nền khoa cử Nho giáo đã kéo dài gần 1.000 năm ở Việt Nam.
Có cuốn sách nào nói về đề thi các kì khoa bảng trong lịch sử phong kiến VN không bác?
 
Back
Top