Sau giải chinh phục núi Đá Bia, nhóm bạn trẻ gom được 9 bao rác lớn

Cryolite.

Senior Member
https://tuoitre.vn/sau-giai-chinh-p...e-gom-duoc-9-bao-rac-lon-2023050714392716.htm

Cuộc thi chinh phục đỉnh Đá Bia (Phú Yên) để lại 9 bao rác thải lớn, nhóm bạn trẻ tình nguyện Xanh Phú Yên đã gom và đưa xuống núi.

Sau giải chinh phục núi Đá Bia, nhóm bạn trẻ gom được 9 bao rác lớn - Ảnh 1.

Rác thải sau giải việt dã chinh phục đỉnh Đá Bia được nhóm Xanh Phú Yên gom dọn - Ảnh: QUÝ LÊ

Núi Đá Bia cao 706m so với mặt nước biển, là một trong những điểm du lịch thể thao thu hút nhiều bạn trẻ yêu sinh thái, thích chinh phục trong những năm gần đây.

Giữ màu xanh cho Đá Bia​

Ngày 30-4 vừa rồi, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Yên phối hợp với Tỉnh Đoàn Phú Yên tổ chức giải việt dã chinh phục đỉnh Đá Bia, là sự kiện thể thao và du lịch thu hút hàng trăm người tham gia.

"Sau giải thể thao này, chúng tôi nhận được thông tin là đường lên núi có rất nhiều rác chưa được thu gom và đưa xuống chân núi để giữ vệ sinh, môi trường. Vì vậy, chiều 4-5, 6 thành viên (4 nam, 2 nữ) của nhóm Xanh Phú Yên đã lên núi để dọn rác, làm sạch môi trường".

Bạn Lê Quý Tài, 22 tuổi, quê phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa, trưởng nhóm Xanh Phú Yên - một cộng đồng gần 400 bạn trẻ ở Phú Yên tình nguyện tổ chức các hoạt động làm sạch vệ sinh, bảo vệ môi trường - cho biết như vậy.

Sau giải chinh phục núi Đá Bia, nhóm bạn trẻ gom được 9 bao rác lớn - Ảnh 2.

Một thành viên của Xanh Phú Yên nhặt rác bị bỏ lại sau cuộc thi chinh phục đỉnh Đá Bia - Ảnh: QUÝ LÊ

Theo Tài, trên con đường dốc bậc thang dài hơn 2km lên đỉnh núi, nhất là ở các trạm dừng chân tiếp nước cho vận động viên, nhiều chai nhựa đựng nước ném vung vãi cùng nhiều loại rác thải khác bị bỏ lại, trong đó có cả 2 tấm băng rôn của cuộc thi, các số đeo của vận động viên…

Bạn Phạm Xuân Danh (quê xã An Phú, TP Tuy Hòa, thành viên của Xanh Phú Yên) cho biết nhóm đã gom cả thảy 9 bao lớn các loại rác thải trên đường bậc thang lên đỉnh Đá Bia.

"Đi đường dốc núi khó khăn, chúng tôi chỉ có thể vác được 5 bao rác xuống núi. 4 bao còn lại, nhóm sẽ tiếp tục mang xuống trong những ngày tới" - Danh cho hay.

...

Theo Tài, thời gian qua Xanh Phú Yên nhiều lần dọn vệ sinh, giữ môi trường cho con đường lên núi Đá Bia.

Cách đây hơn 1 tháng, nhóm đã treo các bao lưới và sơn, vẽ vào các chai nhựa treo trên cây với các thông điệp để du khách, người dân leo núi có ý thức thu gom rác, bỏ vào bao, không vứt linh tinh gây mất vệ sinh môi trường và cảnh quan.

Cứ mỗi tháng, nhóm sẽ lên núi một lần để mang các bao rác thải này xuống. Tuy nhiên vẫn còn không ít người bạ đâu ném rác thải đấy.

Sau giải chinh phục núi Đá Bia, nhóm bạn trẻ gom được 9 bao rác lớn - Ảnh 4.

Nhóm Xanh Phú Yên vẽ thông điệp bảo vệ môi trường và treo bao đựng rác ở nhiều vị trí trên đường lên đỉnh Đá Bia - Ảnh: QUÝ LÊ

Hãy để lại những dấu chân xanh​

Tháng 3-2023, cái tên "Xanh Phú Yên" ra đời, đổi tên của nhóm "Hành trình xanh Phú Yên" do một nhóm bạn trẻ, hầu hết là học sinh, sinh viên ở tỉnh này thành lập thời gian trước đó.

Trong thời gian ngắn, nhóm tổ chức và tham gia cùng nhiều đơn vị khác làm sạch môi trường ở khắp nơi trong tỉnh Phú Yên. Từ thị xã Đông Hòa đến TP Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu rồi ngược lên những vùng xa xôi của các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân.

Sau giải chinh phục núi Đá Bia, nhóm bạn trẻ gom được 9 bao rác lớn - Ảnh 5.

Rác thải là các băng rôn nhặt được, các bạn "tái chế" bằng việc vẽ vào mặt sau các thông điệp tuyên truyền bảo vệ môi trường - Ảnh: QUÝ LÊ

Nguyễn Lê Anh Như, một thành viên của nhóm, cho hay nhóm không chỉ nhặt rác, làm sạch môi trường theo phong trào, mà còn có nhiều hoạt động thiện nguyện, vì xã hội khác.

"Các thành viên hào hứng tham gia vì ngoài việc góp sức làm sạch môi trường, nhóm còn tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, đầy hứng khởi, tặng sách và quà bảo vệ môi trường cho trẻ em, người dân" - Như cho hay.

Theo trưởng nhóm Lê Quý Tài, từ hành động trực quan, Xanh Phú Yên mong mỏi mọi người, nhất là các bạn trẻ, nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường.

"Hãy làm sạch nơi chúng ta qua, đừng để lại gì ngoài những dấu chân xanh. Đó là thông điệp chúng tôi mong muốn mọi người hưởng ứng, thực hiện" - Tài nói.

...
 
KLQ lắm, nhưng nhân bài này mình muốn tổ chức một thớt thảo luận chuyên đề có cái tít dài thoòng loòng: "cái việc chỉ trích làm từ thiện, làm tình nguyện vì danh, cho có hình đăng FB là không thực tâm, là vị kỷ nó có giúp ích cho cái mục đích cuối cùng của từ thiện, của tình nguyện hay không hay chỉ giải quyết vấn đề tâm lý cho người chỉ trích thoát khỏi mặc cẳm với tinh thần mình méo giúp ích gì được cho đời như người ta nhưng người ta đạo đức còn thua bản thân mình."
 
KLQ lắm, nhưng nhân bài này mình muốn tổ chức một thớt thảo luận chuyên đề có cái tít dài thoòng loòng: "cái việc chỉ trích làm từ thiện, làm tình nguyện vì danh, cho có hình đăng FB là không thực tâm, là vị kỷ nó có giúp ích cho cái mục đích cuối cùng của từ thiện, của tình nguyện hay không hay chỉ giải quyết vấn đề tâm lý cho người chỉ trích thoát khỏi mặc cẳm với tinh thần mình méo giúp ích gì được cho đời như người ta nhưng người ta đạo đức còn thua bản thân mình."
Nói thế các anh mồm ra rả việc nhà vào gạch bây giờ
jEjzNpD.png
 
KLQ lắm, nhưng nhân bài này mình muốn tổ chức một thớt thảo luận chuyên đề có cái tít dài thoòng loòng: "cái việc chỉ trích làm từ thiện, làm tình nguyện vì danh, cho có hình đăng FB là không thực tâm, là vị kỷ nó có giúp ích cho cái mục đích cuối cùng của từ thiện, của tình nguyện hay không hay chỉ giải quyết vấn đề tâm lý cho người chỉ trích thoát khỏi mặc cẳm với tinh thần mình méo giúp ích gì được cho đời như người ta nhưng người ta đạo đức còn thua bản thân mình."
Phân tích đơn giản việc từ thiện không bao giờ là vô tư, vô lợi cả.
Bản chất khi muốn làm từ thiện thì đã muốn nhận lại được gì đó rồi, cơ bản nhất là muốn nhận được sự an yên trong tâm hồn như việc tích phúc trong phật giáo.
Mà xã hội phát triển thì việc từ thiện dùng để đổi lấy những thứ khác ngày càng phổ biến hơn, như danh tiếng quyền lực hay phối hợp với chính quyền để nhận lại lợi ích nào đó.
Nhưng chung quy ra thì nó có xấu không?
Khi mà lợi ích cả hai phía đều nhận được, người thì được hỗ trợ chút ít gì đó để trang trải cuộc sống người thì đạt được những gì mình cần thông qua việc từ thiện.
Mối quan hệ giữa hai bên là win-win.
Nhưng mà éo internet ngày càng phát triển và nổi lên những thành phần thích xét lại, và thích mỹ hóa việc từ thiện.
"Từ thiện phải từ cái tâm, không được để lợi dụng để đánh bóng tên tuổi bla bla bla".
Sự khắc khe với việc từ thiện còn nghiêm trọng hơn sau vụ bà Hằng.
Một số thành phần được nước đẩy thuyền anti giới nghệ sĩ ngoi lên để thỏa mãn cái tôi thích chà đạp người nổi tiếng.
Kết tội qua mồm qua giấc mơ thì là có bằng chứng hùng hồn, giấy tờ có xác nhận của chính quyền thì là giấy lộn.
Rồi sau tất cả thì người vào tù vì nứng, người thân bại danh liệt, còn dân nghèo thì mất thêm nguồn ủng hộ.
Chúng ta thì nhận được sự nghi kỵ từ lòng tốt, quên đi đại dịch vì mãi nghe một con mụ nào đó lên cơn nứng chửi càn.
Thật là một xã hội ấm no và hạnh phúc lắm thay.:haha:
 
Đời tôi chứng kiến một số người nghèo.
Loại 1: nghèo và keo kiệt bỏn xẻn, cả đời ko dám cho ai một đồng, đi cafe, quán ăn chỉ ngồi im đợi người kia tính tiền mới dám về.
Loại 2: nghèo nhưng vui vẻ lạc quan, có tiền vẫn xài, vẫn dám bao bạn bè ly cafe, tô bún, vẫn dám móc từng xu lẻ còn trong ví ra cho ăn xin.

Sau nhiều năm nhìn lại.
Loại 1: vẫn nghèo, vẫn bỏn xẻn, thất nghiệp, vẫn đi ăn trực.
Loại 2: cuộc đời sang trang, thay đổi 180 độ, thậm chí giàu có hơn cả những người giàu ngày trước.
 
Đời tôi chứng kiến một số người nghèo.
Loại 1: nghèo và keo kiệt bỏn xẻn, cả đời ko dám cho ai một đồng, đi cafe, quán ăn chỉ ngồi im đợi người kia tính tiền mới dám về.
Loại 2: nghèo nhưng vui vẻ lạc quan, có tiền vẫn xài, vẫn dám bao bạn bè ly cafe, tô bún, vẫn dám móc từng xu lẻ còn trong ví ra cho ăn xin.

Sau nhiều năm nhìn lại.
Loại 1: vẫn nghèo, vẫn bỏn xẻn, thất nghiệp, vẫn đi ăn trực.
Loại 2: cuộc đời sang trang, thay đổi 180 độ, thậm chí giàu có hơn cả những người giàu ngày trước.
tôi gặp đầy đứa giàu mà keo xỉn, quá khứ toàn bần bần tích cóp mới ngoi lên được
 
Cái tên núi nghe vui nhỉ: núi Đá Bia. Nhậu ở núi này mà ko để ý chắc hao bia dữ lắm.
 
tôi gặp đầy đứa giàu mà keo xỉn, quá khứ toàn bần bần tích cóp mới ngoi lên được
Có thể trong quá trình làm giàu người ta tạo ra dc nhiều lợi ích cho xã hội. Hoặc có thể đối với người thường thì keo chắc, nhưng đàng sau họ làm từ thiện bố thí người khó khăn đâu biết dc.
Còn nếu vẫn giữ cái tính bỏn xẻn thì giàu kiểu này đôi khi có tiền mà ko dc xài. Giống nhiều người đến khi chết vẫn ôm đống tiền là vậy.
 
Theo Tài, trên con đường dốc bậc thang dài hơn 2km lên đỉnh núi, nhất là ở các trạm dừng chân tiếp nước cho vận động viên, nhiều chai nhựa đựng nước ném vung vãi cùng nhiều loại rác thải khác bị bỏ lại, trong đó có cả 2 tấm băng rôn của cuộc thi, các số đeo của vận động viên…
Mẹ cái bọn ban tổ chức bày ra xong còn ko thèm dọn vào à? Cá nhân ý thức kém đã đành
 
Có dọn cả đời cháu cũng ko hết rác. Chỉ mong ở VN lắp thêm nhiều thùng rác + tăng lương cho các cô chú hốt rác. Chứ đi ngang nhiều lúc thấy khổ cho họ mà phải làm công việc mà đồng lương rẻ mạt ntn
thế hệ 8x đã dần thay đổi văn minh hơn rồi, dần dần 7x qua đi và biêns mất thì sẽ đỡ hơn thôi
UKiCiKh.png
 
Còn nếu vẫn giữ cái tính bỏn xẻn thì giàu kiểu này đôi khi có tiền mà ko dc xài. Giống nhiều người đến khi chết vẫn ôm đống tiền là vậy.
Mỗi người có 1 mục đích và 1 cách sống, nếu họ có keo kiệt với gia đình thì bố mẹ vợ con anh chị em của họ được quyền phán xét, chứ keo kiệt với người ngoài thì kệ họ, ảnh hưởng gì đến ai đâu?

Còn bảo chết ôm đống tiền cũng ko đúng, nói như anh thì bọn tỉ phú tiền tiêu mấy chục đời ko hết thì chết cũng có mang đc theo đâu, kiếm tỉ đô để làm gì?
 
Mỗi người có 1 mục đích và 1 cách sống, nếu họ có keo kiệt với gia đình thì bố mẹ vợ con anh chị em của họ được quyền phán xét, chứ keo kiệt với người ngoài thì kệ họ, ảnh hưởng gì đến ai đâu?

Còn bảo chết ôm đống tiền cũng ko đúng, nói như anh thì bọn tỉ phú tiền tiêu mấy chục đời ko hết thì chết cũng có mang đc theo đâu, kiếm tỉ đô để làm gì?
Đúng, tôi ko phán xét, ai nghe thì nghe.

Những người tỷ phú họ tạo ra các doanh nghiệp giúp công ăn việc làm cho cả ngàn, thệm chí triệu người, một lần họ làm từ thiện số tiền khéo bằng cả đời ta kiếm dc.
Như ông Vũ bỏ 300 tỷ để tặng sách cho dân VN, và rất nhiều tấm gương khác...
Giá trị họ tạo ra quá nhiều. Nên cần trân trọng, đừng gọi là "bọn" nghe nó tiểu nhân.
 
Chỉ giải quyết đc phần ngọn, phần gốc ăn sâu cmn vào tiềm thức 1 cái ý thức bần nông rồi thì đbh giải quyết được

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đúng, tôi ko phán xét, ai nghe thì nghe.

Những người tỷ phú họ tạo ra các doanh nghiệp giúp công ăn việc làm cho cả ngàn, thệm chí triệu người, một lần họ làm từ thiện số tiền khéo bằng cả đời ta kiếm dc.
Như ông Vũ bỏ 300 tỷ để tặng sách cho dân VN, và rất nhiều tấm gương khác...
Giá trị họ tạo ra quá nhiều. Nên cần trân trọng, đừng gọi là "bọn" nghe nó tiểu nhân.
Vl, ừ thì t cũng chả nhận mình quân tử, cơ mà chỉ mỗi cái chữ theo văn nói bình thường chả có tí xúc phạm nào anh cũng nhảy dựng lên thì tôi cũng chịu :embarrassed:

Tôi cũng nói cho anh biết, mấy thằng kẹt sỉ nó cũng chả hại gì đến anh, cùng lắm là đi chơi nó ko bao anh thôi, thế mà anh tỏ thái độ hằn học, chỉ trích người ta, lại còn trù người ta chết ôm theo đống tiền nữa chứ, nghe chừng cũng ko quân tử lắm đâu :embarrassed:
 
Đời tôi chứng kiến một số người nghèo.
Loại 1: nghèo và keo kiệt bỏn xẻn, cả đời ko dám cho ai một đồng, đi cafe, quán ăn chỉ ngồi im đợi người kia tính tiền mới dám về.
Loại 2: nghèo nhưng vui vẻ lạc quan, có tiền vẫn xài, vẫn dám bao bạn bè ly cafe, tô bún, vẫn dám móc từng xu lẻ còn trong ví ra cho ăn xin.

Sau nhiều năm nhìn lại.
Loại 1: vẫn nghèo, vẫn bỏn xẻn, thất nghiệp, vẫn đi ăn trực.
Loại 2: cuộc đời sang trang, thay đổi 180 độ, thậm chí giàu có hơn cả những người giàu ngày trước.
tôi lại gặp trường hợp ngược anh hoàn toàn
thế mới lạ
KKvIDPX.png
 
Đời tôi chứng kiến một số người nghèo.
Loại 1: nghèo và keo kiệt bỏn xẻn, cả đời ko dám cho ai một đồng, đi cafe, quán ăn chỉ ngồi im đợi người kia tính tiền mới dám về.
Loại 2: nghèo nhưng vui vẻ lạc quan, có tiền vẫn xài, vẫn dám bao bạn bè ly cafe, tô bún, vẫn dám móc từng xu lẻ còn trong ví ra cho ăn xin.

Sau nhiều năm nhìn lại.
Loại 1: vẫn nghèo, vẫn bỏn xẻn, thất nghiệp, vẫn đi ăn trực.
Loại 2: cuộc đời sang trang, thay đổi 180 độ, thậm chí giàu có hơn cả những người giàu ngày trước.
tôi chưa gặp ai chịu khó mà nghèo cả. làm CN tháng 10tr. 2vc thì 15-20tr cao dân văn phòng
7FoUImz.png
 
Có thể trong quá trình làm giàu người ta tạo ra dc nhiều lợi ích cho xã hội. Hoặc có thể đối với người thường thì keo chắc, nhưng đàng sau họ làm từ thiện bố thí người khó khăn đâu biết dc.
Còn nếu vẫn giữ cái tính bỏn xẻn thì giàu kiểu này đôi khi có tiền mà ko dc xài. Giống nhiều người đến khi chết vẫn ôm đống tiền là vậy.
chủ yếu bóp họng bóp hầu, hạn chế tiêu xài, cắm đầu kiếm tiền thôi.
Đã keo xỉn thì hơi đâu đi làm bố thí từ thiện
 
Back
Top