Self-help books – Công cụ thay đổi mỗi cá nhân, thế giới và vũ trụ

carolvn2016

Senior Member
Khi trình bày một vấn đề, tôi có thể tùy nghi viết ngắn hoặc dài, từ nửa trang cho đến vài ba trang giấy. Nhưng khi bàn về những thứ thế này, tôi muốn viết dài một chút để vài người với nỗi ám ảnh về một rừng chữ sẽ bỏ ý định đọc và bàn luận. Một số ý kiến điển hình của những người phản đối khi nhìn vào tiêu đề:
  • Ông anh/thằng bạn/gã hàng xóm nhà tao đọc xong mấy quyển self-help giờ suốt ngày lên mạng dạy đời.
  • Self-help toàn những thứ vô bổ, khiến người ta ảo tưởng bản thân. KH-XH, lịch sử không đọc, đi đọc những thứ dạy cách nịnh bợ.
  • Self-help cũng tốt nhưng dành cho những người IQ cao, biết chọn lọc. Self-help hợp với trẻ cấp 2-3 trong giai đoạn phát triển, người có tuổi họ tự nhận thức được hoặc đọc không vào…
Trước hết phải nói khi đánh giá mặt tốt và xấu của một thứ, phải căn cứ trên tổng thể hoặc tính theo trung bình. Không ít người bỏ học từ sớm rồi xây dựng doanh nghiệp và thuê mấy tay cử nhân về làm công. Nhưng không cần tìm số liệu thì các anh cũng sẽ phải thừa nhận rằng tính trung bình (giả sử 1 vạn người) thì bằng TS sẽ có thu nhập cao hơn có bằng CN hay tốt nghiệp ĐH học sẽ hơn nhiều so với bỏ học từ cấp 2. Và hầu hết các anh với suy nghĩ tao bỏ học nhưng vẫn hơn khối đứa bằng cấp sẽ chấp nhận khi con cái đòi nghỉ học từ lớp 6 rồi lăn lộn trải đời ngoài chợ. Self-help cũng vậy, những ý kiến với dẫn chứng ông anh, gã hàng xóm, thằng bạn, đứa em… đều không có nhiều giá trị nếu không nhìn vào xu hướng chung.

Sách Self-help là gì?

Rất nhiều người phản đối thường chưa đọc qua một quyển nào, học chỉ lướt qua vài trang. Và trong đầu họ, self-help là những thứ dạy bạn cách nịnh sếp thế nào, lấy lòng đồng nghiệp ra sao. Số khác cho rằng self-help là những giáo trình cơ bản của các công ty đa cấp, đọc self-help không khác gì tham gia hội thảo đa cấp rồi ra về với niềm tin Tao có thể làm được tất cả, tao sẽ kiếm 1 tỷ trong 6 tháng tới. Vài người ít thái độ hiềm khích hơn thì cho rằng self-help là những thứ dạy con người ta dĩ hòa vi quý, hậu quả là một thế hệ không có chính kiến, cúi đầu trước mọi thứ.

Ngoài Đắc Nhân Tâm, 7 thói quen,… các bạn đã bao giờ nghe nói đến Sách dạy đọc nhanh, Sơ đồ tư duy, Hỗ trợ trí nhớ của Tony Buzan hay những quyển nổi tiếng về xây dựng doanh nghiệp như Từ tốt đến vĩ đại, Xây dựng để trường tồn, hay Lập trình ngôn ngữ tư duy? Self-help không chỉ là những thứ đại loại như Tao tài giỏi và mày cũng thế. Self-help là tập hợp của vô số tác phẩm giúp bạn ở một khía cạnh nào đó hoàn thiện bản thân mình, từ hành vi, lối sống, quan hệ, cách thức làm việc… Ứng dụng của self-help không phải chỉ là bạn sẽ thành công, hãy cảm nhận năng lượng tích cực trong cơ thể và bạn sẽ thay đổi thế giới mà đôi khi chỉ là những thứ tưởng chừng vặt vãnh như làm thế nào để khi mở mồm ra không bị chửi là ngu.

Tại sao self-help lại hữu ích?

Để tránh những comment vô bổ, tôi phải rào trước hai việc. Dĩ nhiên, từ thấp đến cao nhất thì mức độ sẽ là: Không đọc gì – Đọc một thể loại – Đọc nhiều – Đọc nhiều và có chọn lọc. Nếu bạn biết chọn lọc những gì nên đọc và kết hợp nhiều thứ với nhau thì sẽ không có gì phải bàn cãi, nhưng so với việc mấy chục năm bạn không sờ tới quyển sách thì thà đọc cái gì đó sẽ phần nào tốt hơn. Thứ hai là phải tách biệt những thứ gọi là outliers so với xu hướng chung. Thằng bạn tôi học BK và hí hoáy sửa chữa làm cháy luôn cái máy, con em mình học máy tính gì đó ở FPT rồi vẫn phải nhờ người cài win. Khi BK, FPT vẫn có sv làm việc tốt thì có ai nghĩ rằng nên đóng cửa trường chỉ vì mấy đứa học ở đó mà không biết iOS và Linux khác nhau ở đâu?

Có quyển sách tham khảo nào mà đọc xong là giúp các anh thi ĐH đạt thủ khoa Đại học Quốc gia? Và nếu học xong một quyển mà vẫn trượt ĐH thì có anh nào nghĩ đến chửi tác giả ngu trong khi vẫn có những người khác đọc quyển ấy và đỗ? Self-help cũng như thế giới sách tham khảo, tốt có xấu có. Không có quyển nào mà đọc xong giúp anh thành tỷ phú hay đảm bảo giúp anh giỏi hơn thằng hàng xóm. May ra nếu anh đọc nhiều và học được nhiều thì sẽ giúp anh chút nào đó hơn so với việc anh không học gì thôi. Vậy thì sách self-help giúp được gì?

Không ít người hậm hực tại sao mình và gã kia đều cùng bắt đầu làm việc, trình độ ngang nhau mà nó được cân nhắc còn mình thì không. Nhiều người đổ cho rằng họ biết nịnh sếp, biết lấy lòng đồng nghiệp, sống giả dối, còn mình vì thẳng thắn bộc trực nên không được lòng. Nhưng sự thật đôi khi lại hơi khác: anh vừa không giỏi bằng người ta lại hay mở mồm và những lần mở mồm hầu hết lại là ngu. Có thể không ít lần bạn sẽ thấy hai người cãi nhau lớn chỉ vì những lý do vớ vẩn, kiểu như một bên cố thông não cho bên còn lại là Ronaldo hay Messi, ai giỏi hơn. Đọc Đắc nhân tâm bạn sẽ thấy cái gọi là cơ chế tự phòng vệ bản thân: người khác sẽ rất khó để tự nhận ra cái sai của mình. Với đồng nghiệp cũng thế, trừ khi anh vô cùng giỏi thì anh nói gì người khác cũng sẽ đều phục. Còn nếu không, tốt nhất hãy nghĩ đến hoàn cảnh có đáng hoặc anh có đủ giỏi để mở mồm không. Nếu cách anh đã 30-40 và nhìn lại cách tán gái hồi cấp 3 của mình thì sẽ nhận ra những sai lầm rất ngớ ngẩn. Nếu anh làm việc đôi chục năm cũng có thể thấy hồi mới vào làm thì cách cư xử của mình nhiều lúc ngớ ngẩn đến mức nào. Self-help không giúp các anh tán gái thành công, không khiến ngay lập tức mọi người quý anh mà phần nào chỉ giúp các anh rút ngắn thời gian để nhận ra rằng mình đã từng ngu như đến mức nào.

Vậy sách self-help cuối cùng cũng chỉ dạy cách nịnh sếp và trãnh cãi nhau thôi à? Có phải lúc nào cũng tránh được va chạm không, và tránh xong rồi để chịu nhục ôm cục tức à? Ba cái lý thuyết xuông đó áp dụng thực tế thế đíu nào được?
Đúng thế, như đã nói thì không có lý thuyết nào giúp các anh tự nhiên được thầy yêu bạn mến, giúp công ty anh bỗng nhiên chan hòa tình yêu thương. Chỉ là may mắn nếu anh lĩnh hội tốt thì sẽ giúp phần nào đó mọi thứ sẽ bớt ngột ngạt đi, anh hiểu được bản chất của con người rồi từ đó không cần phải ôm cục tức trong bụng.

P/S: Tôi cũng biết cái tiêu đề chẳng khác gì Hội thảo đa cấp nhưng phần nào Self-help là phải thế. Định viết thêm chút nữa về những công cụ hỗ trợ kỹ năng học tập, nhưng sức cùng lực kiệt.

Và sẽ những comment điển hình: viết lằm viết lốn!
 
Đối với mình thì sách self-help chủ yếu có tác dụng vực lại tinh thần trong những lúc bế tắc về công việc hay cuộc sống. Chứ chưa thấy có tác dụng nào thực sự đáng kể (mà đáng lẽ ra nó phải thế - thay đổi cuộc sống người đọc).
Phần lớn những kỹ năng mềm mình có được đều là học từ anh em bạn bè, đồng nghiệp, chứ không thấy sách dạy hiệu quả lắm.
 
Thật ra mà nói thì cái self-help nó viết chung chung quá, chủ yếu cho bọn kinh doanh hay dân văn phòng. Mỗi người có 1 cuộc sống 1 hoàn cảnh riêng sao mà áp dụng hết được.
Hơn nữa, cuộc sống là riêng của mỗi người. Sao phải học theo bắt chước người khác làm gì. Tự làm, tự trải nghiệm chả phải sẽ đúc rút cho mình những kinh nghiệm hay ho hơn sao.
Người giỏi người ta đọc nhiều thật, nhưng đéo phải đọc self help books. Họ đọc những kiến thức dành cho chuyên ngành của họ. Còn mấy cái kiểu giao tiếp hay mẹo sống gì đấy thì họ sẽ học những người xung quanh họ, những người họ tiếp xúc hàng ngày chứ đéo phải mấy cái giời ơi đất hỡi trên mấy cái clip youtube hay trong sách cả.
Trước trong phòng ktx, có thằng em khóa dưới suốt ngày self help, mua 30-40 cuốn đéo gì ấy. Rồi suốt ngày quay clip tự cổ vũ tinh thần, đổi tên mấy lần theo thằng thầy đéo gì Lê Trí gì gì ấy. Kết lại vẫn sống như lòn, đéo biết trên dưới và vẫn ảo tưởng về bản thân mình.
 
Đọc những cái này, dù đọc có chủ đích (mua để đọc, tìm đọc) hoặc đọc một cách vô thức (vô tình thấy rồi đọc theo quán tính) cũng dễ bị vướng vào những "tư tưởng'' mà không biết là "tư tưởng'' tốt hay xấu. Mà "tư tưởng'' xấu một khi một người đã "lọt vào lưới'', thì nó đeo bám rất dai dẳng, không phải một sớm một chiều mà thoát ra được.
Đọc quá nhiều những tư tưởng xấu được ngụy trang dưới dạng "lẽ đời'' cũng là một trong những nguyên nhân gây "trầm cảm'', mà nguyên nhân này là nguyên nhân "ngầm'', rất "hiểm hóc'', không nhiều người nghĩ đến và nghĩ nó lại có thể tác động. Những "tư tưởng'' không rõ nguồn gốc đã tác động âm ỉ đến người đọc chủ đích và người đọc trong vô thức, như một "con ma'' bám theo để "tra tấn'' và "kìm hãm'' một con người.
 
Trong SH, có dạy nên làm gì khi người khác nâng tầm thứ mình ghét không các anh? Lặng lẽ lờ đi cho tốt đời đẹp đạo hay bày tỏ quan điểm kì thị đúng như suy nghĩ?
ZBtnCkk.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Giờ còn có mấy đứa bạn đi học mấy khóa học này nọ xong suốt ngày post triết lí dark deep dạy đời các kiểu, đéo hiểu kiểu gì
 
Tôi khuyến khích con gấu là thà đọc đam mĩ còn hơn đọc SH hay ngôn lù :canny:
 
bác nào đọc cuốn hành trình về phương đông chưa ? review phát

via theNEXTvoz for iPhone
Không biết có bác nào thế không nhưng đợt trước em bế tắc vcl nhiều lúc muốn tự tử đến lúc đọc xong quyển sách này em lại trở nên sợ chết v nên từ đấy không nghĩ đến tự tử lần nào nữa :):):)
 
Đọc qua một vòng comment thì cảm giác phần lớn vẫn là những suy nghĩ hời hợt như đã nói ở trên, cho rằng Self-help là những thứ kiểu như: "Ồ tôi tài giỏi. Ồ bạn cũng giỏi. Ồ chúng ta đều giỏi. Ồ năng lượng tích cực đang chảy trong bạn. Ồ hãy viết ra và thực hành những thứ bạn muốn thay đổi. Ồ bạn sẽ trở thành con người khác..." Coi self-help là những thứ tự giúp mình thì bộ công cụ hỗ trợ học tập làm việc của Buzan, nguyên tắc điều hành doanh nghiệp của Colins đều là self-help. Vâng, hãy phản biện thậm chí những thứ đó cũng là rác. Còn với tôi thì ngay cả Game of Thrones, Kinh Thánh cũng có những phần self-help.

Quanh đi quẩn lại đều là thằng bạn/gã hàng xóm, thà rằng... còn hơn... mà đã nói chán chê ở trên. Đấy là lý do tại sao tôi thích viết dài một chút, sẽ đỡ công tranh luận khá khá.

Trong SH, có dạy nên làm gì khi người khác nâng tầm thứ mình ghét không các anh? Lặng lẽ lờ đi cho tốt đời đẹp đạo hay bày tỏ quan điểm kì thị đúng như suy nghĩ?
via theNEXTvoz for iPhone

Có anh ạ. Thực ra chẳng cần sách dạy anh phải làm gì, đơn giản là nếu anh muốn bày tỏ thì cứ tự nhiên, nhất là trên mạng thế này. Chỉ e anh có đủ năng lực diễn giải, năng lực trình bày và năng lực phản biện hay không thôi? Nếu năng lực nào cũng yếu thì thôi, tốt nhất nên im lặng để mọi người chỉ có thể nghi ngờ.

bác nào đọc cuốn hành trình về phương đông chưa ? review phát
via theNEXTvoz for iPhone

Đấy là cuốn sách gây tranh cãi nhiều. Tôi vừa search thử thì thấy trên mạng cũng có vài review khá, ít nhất là khá hơn so với review bạn có thể gặp ở đây. Cá nhân tôi thì thích và thấy hợp. Nhiều lúc nhìn lại những gì mình làm trên mạng cũng hệt như hành động của mấy con ma vất vưởng trong sách.
 
Quan điểm của em là sách self help không xấu
Biết chắt lọc ý tưởng trong sách thì không sách nào xấu cả, đừng lạm dụng sách nhiều quá như mấy thành phần đạo đức giả là được
 
Tôi cũng thấy self-help khá hay. Nhưng thực sự, từ kinh nghiệm bản thân, một thằng cấp 3 đọc self-help khác hẳn 1 người đi làm vài năm đọc self-help. Hồi cấp 3 khi đọc self-help, tôi cảm thấy thế giới trong tầm tay. Đương nhiên là mọi ảo vọng đều tan tành theo từng năm va vấp. :)
Mà, nói lại nghĩ đến 1 đứa học cùng ĐH với tôi ngày trước. Chả biết đợt vừa rồi đi học cái khoá gì hay đọc quyển gì, bây giờ lập 1 album "Sống tích cực - Sống đẹp mỗi ngày" và đều đặn 1, 2 post mỗi khi online. Thực sự khá là nản khi ngày nào cũng đọc được những thứ như thế. Cái gì mà "tôi", thêm sắc là "tối", thêm nặng là "tội", thêm huyền là "tồi". Nản. Nản vì một phần mình đã biết những thứ nó nói, một phần khác là mình trải qua rồi nên nhiều thứ không còn đúng nữa, nhưng phần nhiều là nó làm con người ta bay bổng quá mức.
Trường hợp này đứa bạn tôi ở kiểu "Đọc 1 thể loại" như thớt nói đấy. Trớ trêu là cái thể loại nó đọc là cái thể loại boost tinh thần, cái đang chiếm phần rất lớn trong mảng self-help ở VN, vì rất nhiều người thích đọc.
 
Last edited:
Ở đây có ai đọc quyển Tôi nói gì khi nói về chạy bộ của Murakami Haruki ko ? Theo mọi người thì cuốn đó có đc coi là 1 dạng self-help ko ? :smile:
 
bác nào đọc cuốn hành trình về phương đông chưa ? review phát

via theNEXTvoz for iPhone
Nếu bạn là người sống lý trí và trong nhà bạn có mùi thịt chiên thì không nên đọc còn nếu nhà bạn có mùi nhang và bạn đang quỳ lậy thứ gì đó thì nên đọc. Không có sách nào không nên đọc chỉ là bạn đọc nó với cách của bạn thôi.
 
bác nào đọc cuốn hành trình về phương đông chưa ? review phát

via theNEXTvoz for iPhone
Nên đọc đi thím, nó giúp mình bình tâm và có một cách suy nghĩ khác về Đạo, đời, nhân sinh quan. Đặc biệt nó giải thích cho câu có mà không có, tồn tại mà không tồn tại của đọa Phật.

Tôi cũng thấy self-help khá hay. Nhưng thực sự, từ kinh nghiệm bản thân, một thằng cấp 3 đọc self-help khác hẳn 1 người đi làm vài năm đọc self-help. Hồi cấp 3 khi đọc self-help, tôi cảm thấy thế giới trong tầm tay. Đương nhiên là mọi ảo vọng đều tan tành theo từng năm va vấp. :)
Mà, nói lại nghĩ đến 1 đứa học cùng ĐH với tôi ngày trước. Chả biết đợt vừa rồi đi học cái khoá gì hay đọc quyển gì, bây giờ lập 1 album "Sống tích cực - Sống đẹp mỗi ngày" và đều đặn 1, 2 post mỗi khi online. Thực sự khá là nản khi ngày nào cũng đọc được những thứ như thế. Cái gì mà "tôi", thêm sắc là "tối", thêm nặng là "tội", thêm huyền là "tồi". Nản. Nản vì một phần mình đã biết những thứ nó nói, một phần khác là mình trải qua rồi nên nhiều thứ không còn đúng nữa, nhưng phần nhiều là nó làm con người ta bay bổng quá mức.
Trường hợp này đứa bạn tôi ở kiểu "Đọc 1 thể loại" như thớt nói đấy. Trớ trêu là cái thể loại nó đọc là cái thể loại boost tinh thần, cái đang chiếm phần rất lớn trong mảng self-help ở VN, vì rất nhiều người thích đọc.
Công ty người ta kinh doanh sách, kinh doanh khóa học thì người ta boost cái tạo lợi nhuận. Bác đọc nhiều sách rồi thì trách nhiệm của bác là góp ý cho bạn thêm nhiều thể loại nữa cho đỡ phiến diện khi nhìn đơi.

Ở đây có ai đọc quyển Tôi nói gì khi nói về chạy bộ của Murakami Haruki ko ? Theo mọi người thì cuốn đó có đc coi là 1 dạng self-help ko ? :smile:
Nên đọc bác, hồi ký thôi nhưng nó giúp bác chạy đúng và chạy vui mỗi ngày.
 
Back
Top