Serie những mẩu truyện ngắn trên báo tuổi trẻ chủ nhật xưa

Ngày cũ

Thị xã nhỏ đìu hiu ở ven biển miền Trung luôn luôn hứng chịu những cơn bão mạnh vào dịp tháng mười trở lên. Một bầu trời nặng như chì, màu xám xịt, thấp hẳn xuống như muốn đề lên những đường phố nhỏ, tháp chuông nhà thờ, rạp hát, công s viên xơ xác cỏ cây... Thư viện nằm ven biển, có thể chìm đắm 1 trong những trang truyện ngắn đẹp như mơ của Pautopxki, Thịnh thoảng qua vai áo len của cô thủ thư nho nhỏ có thể nhìn ra mặt biển đục ngầu, xa xa những bọt sóng trắng ròn rộn đập tung tóe vào các rạn đá...

Trời như thế, biết ngồi thu tay vào đọc sách là ấm áp yên bình nhưng không thể ngồi lâu... Có cái thú của những buổi sáng gió lạnh, vắng bóng mặt trời là rủ đứa bạn đi nhấm nháp cốc cà phê đen nóng ở cái vòng cua gần rạp hát. Chủ quán cà phê là một ông già nhà quê, gầy gò thường mặc một bộ đồ pijama trắng màu cháo lòng. Pha cà phê chậm rãi, ông hay trò chuyện với khách, thỉnh thoảng nở nụ cười hết cỡ phô cả lợi. Chúng tôi ngồi xúm xít trên băng với khách, đủ loại người lao động. Có thể là vài ba anh xích lô, mấy cậu thợ mộc vừa hấp ngụm cà phê đen sánh nóng hổi vừa bàn chuyện nghề ngỗng... Tôi nhớ những bữa chỉ gom đủ tiền uống một cốc cà phê với vài điếu thuốc lẽ rẻ tiền trong buổi sáng trời lạnh, bụng đói. Khi ông già nói: “Trời này, ăn cơm với mắm quẹt cũng ngon”, tự nhiên hiện ra trong trí tưởng tượng của chúng tôi một bữa cơm trưa ăn sớm hơn với thức ăn chi là một chén mắm ruột với mấy miếng cà đĩa cắt tươi kèm mấy trái ớt hiểm cay xé lưỡi mà nước bọt cứ trào ra như chưa bao giờ được ăn....

GL1Ph0X.jpg


Khi đi xa, và nhất là khi có đầy đủ tiền bạc để được ăn ngon, ăn sang, không ít khi người ta lại nhớ đến những món ăn thời cơ nhở. Thí dụ như tôi không thể nào quên được món cá chuồn nướng ở quê. Thứ cả mà không ít người có tiền của chế là “ăn ngừa nhưng nếu được rửa sạch, rạch bụng nhồi gia vị hành, ớn, nên vào rồi kẹp vú sắt nướng lên than hồng... Tiếc là không thể trở lại miền Trung thì khó được thưởng thức món cá nướng này vì nó ít khi có ở chợ Sài Gòn... Nhưng có những thứ cả khi trở lại quê, người ta cũng quay quắt vì nó đã không còn nữa. Như cái thư viện với cô thủ thư nho nhỏ đã dời đi chỗ khác, hình như ở một góc phố gần bưu điện hoặc cái quán cóc “ông già hở lợi” cũng đẹp đi mất tiêu. Cái nhà lầu đã mở tiệm vàng sáng chói, bảng hiệu nhiều màu, người mua bán tấp nập không còn những người khách xích lô, thợ mộc xúm xít uống cà phê rẻ... Tôi đi ngơ ngẩn ở đoạn cua mà cứ bứt rứt như mất một cái gì không rõ…

XUÂN TIẾN

Số 1- 99 / Ngày 3-1-1999 / TUỔI TRẺ CHỦ NHẬT

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 

Truyện ngắn 1200: Thầm thì... kể chuyện trong đêm

25/02/2007​

TT - Cô nàng là người đến sớm nhất ở chợ rau. Cô chở rau bằng một cái xe “đam” cũ mèm, đằng sau kéo thêm một cái thùng sắt, cái lồng sắt gắn bánh xe ấy chất đầy rau muống cao chất ngất. Nếu đi từ đằng sau sẽ chẳng thấy cô đâu. Chỉ nghe thấy tiếng xe rè rè của cô rất đặc biệt.​


1655517482366.png

Cô nàng là người đến sớm nhất ở chợ rau. Cô chở rau bằng một cái xe “đam” cũ mèm, đằng sau kéo thêm một cái thùng sắt, cái lồng sắt gắn bánh xe ấy chất đầy rau muống cao chất ngất. Nếu đi từ đằng sau sẽ chẳng thấy cô đâu. Chỉ nghe thấy tiếng xe rè rè của cô rất đặc biệt.
Anh chàng cặp thuyền sát mé sông, thuyền anh ta chở cát. Chẳng có gì là can hệ nếu tiếng xe của cô không làm anh ta phải tỉnh giấc đúng vào giờ cô đến - lúc mà trời đất còn âm u.
Vì trời âm u nên dưới thuyền anh ta tối thui tối mù, mà cô thì lại ngồi ngay chân cầu, dưới dàn đèn cao áp trong lấp lóa. Anh chàng thấy cái nón lá màu trắng lắc lư, thấp thoáng một bờ vai nhỏ nhắn, gọn gàng.
Vì dưới thuyền tối thui nên anh chàng nhìn lên khoảng sáng rất rõ, bởi vậy anh ta tò mò. Tò mò vì không hiểu sao cái nón trắng lại cứ lắc lư như thế.
Bây giờ thì anh ta lại càng tò mò tệ, vì cô nàng đã xăng xái đi xuống bờ sông, cầm theo một cái xô nhựa nhỏ. Anh chàng thụt vội đầu vào khoang lái vì sợ bị phát giác, nhưng mắt anh ta thì vẫn theo sát cô nàng. Chẳng thể nhìn thấy mặt cô, vì cô đã thay cái quai nón bằng một cái khăn mùi soa kín mít.
Không biết có một người đang nhìn trộm, cô gái véo von hát nho nhỏ một mình, cô xắn cao quần lội ra xa bờ một chút. Ấy tính cô là thế, chỉ lấy một xô nước té cho xe rau tươi tắn, cô vẫn muốn lấy nước ở ngoài xa cho vừa trong vừa sạch.
Thuyền cát im lìm với cái khoang lái tròn tròn y như tổ chim sẻ kia cũng đâu có liên quan tới cô?
Cô lẩm nhẩm hát một đoạn chèo cổ có tự thuở nảo thuở nào, từ ngày đặt chân vào thành phố xa lạ này để làm nghề bán rau, cô chẳng thấy ai hát điệu chèo ấy nữa. Cô í a cho quên bớt nỗi nhớ nhà và bớt lạnh.
Chàng trai trong khoang thuyền... “chết đứng”. Anh ta chẳng nghe ai hát lạ thế bao giờ. Quê anh ta ở miền Tây. Những đêm lênh đênh sông nước của đời chở thuê, anh cũng hay nằm khểnh chân ngân nga vài câu trong bài Tình anh bán chiếu, còn bài ca của cô bán rau thì quả quyết là anh chưa được nghe bao giờ.
Vì chưa nghe bao giờ nên anh ta quyết định... lên bờ. Quấn thêm một vài vòng xích sắt để chắc ăn là con thuyền đã được neo cho chặt, anh đợi cô đi khuất rồi mới dám lên...
Lúc này trên cầu đã xuất hiện thêm hai người bán dạo trong đêm, một bà già bán xôi và một ông bán cà phê cóc. Quán cóc di động này thật là đơn giản: hai cái ghế nhỏ xíu, một cái bàn gỗ gấp xếp. Thế là đã có chỗ hợp pháp cho anh chàng dưới thuyền có cớ ngồi ngắm cô bán rau.
Thì ra cô lắc lư cái đầu là vì cô đang san rau ra từng bó nhỏ. Cô bó từng bó gọn gàng, nhặt nhạnh lá sâu, xếp có lớp có lang để tí nữa giao cho mấy chị bạn hàng theo từng chục 12, 14.

Tay cô thon thả dịu dàng, cái đầu thì đánh nhịp. Anh chàng quả quyết trong lòng rằng tất cả những bà bán hoa ở chợ Bến Thành cũng không thể nào có bàn tay khéo léo như của cô hàng rau ở chân cầu này được.
Dần dà, anh ta bỏ xa cái bàn gấp xếp để tiến gần đến cô nàng bán rau. Bàn tay to bè, xấu xí của anh lóng ngóng trên những cọng rau non tơ trông thật là tội nghiệp. Cô hàng rau bật cười.
Cô gái cười thật tươi, nón lá bỏ ra rồi, anh lái thuyền khẳng định là cô đẹp: nước da mai mái, răng khểnh có duyên, má lúm đồng tiền. Kiểu này thôi rồi: anh chết chắc! Mà anh “chết” thật, nên đã gần một năm nay anh chàng đã chọn luôn khúc sông dưới chân cầu, nơi có chợ rau họp đêm làm bến đỗ.
Cô bán rau đã quen tính quen nết anh chàng, sao vẫn chưa chịu xuống thuyền? Cô sợ thuyền tròng trành, cô sợ đời lênh đênh. Dù trong tận nơi trái tim cô biết anh lái thuyền cũng tốt.
Họ rù rì bàn định với nhau, bàn định thế này: rằng cô sẽ bán xe “đam” cho một người quen, xuống thuyền, nhưng vẫn giữ nghề bán rau. Còn anh chàng sẽ giữ con thuyền nhưng chia tay với nghề chở cát. Đêm đêm họ sẽ chở rau bằng thuyền, anh sẽ gánh rau lên bờ cho cô rồi hai đứa cùng ngồi bó lại.
Chuyện lọt tai hai người “hàng xóm”. Bà bán xôi khen tốt, ông cà phê cóc cũng gật gù. Thế mà sao cô vẫn còn chần chừ, vẫn chưa chịu xuống thuyền cùng anh lái. Hóa ra cô sợ, sợ trời tối sơ sẩy sẽ trượt chân. Đời người ta lỡ sẩy chân một lần... Eo ôi, cô sợ lắm!
Ông cà phê cóc cho mượn cây đèn lọ mực. Bà bán xôi gói thêm một gói xôi thơm, bà giục: “Con cứ theo nó xuống thăm thuyền, rau cỏ hôm nay để tao giao mối hộ!”.
Chuyện tôi kể cho các bạn nghe là có thật... gần 100%, bởi vì tôi chính là chứng nhân, tôi là... cây cầu ở trong truyện này đấy!
Bây giờ thì tơ mơ nào cũng vậy, hai người hì hụi chuyển rau từ thuyền lên. Cô hàng bán rau vẫn rất có duyên, còn anh chàng lái thuyền thì có vẻ hơi chững chạc. Chững chạc cũng phải thôi! Vì ở dưới khoang thuyền kia: nằm cuộn tròn trong chăn ấm êm có một thằng bé con lên hai đang say ngủ.
Chú thích: tôi - cây cầu ximăng lạnh lẽo, đã rung rinh trước câu chuyện đẹp đẽ này.
Tôi đã thầm thì kể lại cho một người hay lãng du trong đêm nghe và nhờ người ta viết lại câu chuyện gửi cho các bạn, người ấy nghe xong cứ gật gù tâm đắc: hạnh phúc ở quanh ta đâu phải chuyện hoang đường!

Truyện ngắn 1.165 chữ của NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
 
Vâng cám ơn thím

Gửi từ Samsung SM-A037F bằng vozFApp

Mình làm gì đâu mà thím cảm ơn, để ra nhà sách gần nhà,mua sách cũ thế giới ngày nay,up cho thím đọc, lúc đó hãy cảm ơn chưa muộn,mà ông bán sách bán giá bìa, không bán theo kg:censored:, chắc mỗi tuần 1 số :cautious:,thím thông cảm vì đây là lúc mình khó khăn, không mua cả lô được :whistle:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 

Qua cơn - Truyện ngắn của Trần Huyền Trang​


Đàn bà có những cơn say

Có cơn loáng thoáng như chút vang nồng ấm còn vương nơi hầu họng, người đàn bà thấy mình như trái táo chín trong khu vườn đang lay lắt dưới cơn nắng quái của mùa hè, để một hôm anh thợ làm vườn đứng ngẩn tò te ngắm trái chín mà trào một cơn thèm.


1655541661759.png

Rồi anh lục tung cả căn nhà chỉ để tìm một cái khăn voan thật đẹp đẽ, mềm mại vân vê lấy tấm thân đỏ mọng hắt lên thứ ánh sáng kiêu hãnh trong nắng chiều. Mùi thơm của táo chín hay mùi hương đầy xao xuyến của người phụ nữ - là thứ mùi lưu cữu nhiều nhất trong trí nhớ vốn đã u mê nhiều năm của người đàn ông bên cạnh. Đàn ông có thể quên một dáng hình, quên một môi cười, quên một bờ ngực đầy hay gầy guộc nhưng mùi hương trên người phụ nữ luôn là thứ khơi gợi nhiều ký ức tươi đẹp nhất, khai sáng những vùng tối trong trí nhớ vốn dĩ khá tồi tàn.

Cô đã từng thấy mình như thế, thơm ngát, chín mọng, kiêu hãnh tột bậc trên cành vàng lá ngọc. Và chồng, cũng đã gói cô trong chiếc khăn được giặt giũ tinh tươm và tẩm ướp bằng loại nước hoa mang tên tình yêu tuổi trẻ. Tháng năm qua nhanh như trở bàn tay. Dù thanh xuân cô đã rơi đâu đó trong khu vườn, nhưng tại nơi này, cô đang đứng với suối nguồn tươi trẻ tái sinh trong khắp các mạch ngầm, lan ra từng tế bào. Cô cảm nhận được sức sống mới đang cuộn trào trong mình, khi đứng rất lâu trước gương trong nhà tắm. Ánh nắng mùa hè đậm đà vàng óng như mật ngọt hé mình xuyên qua lớp kính. Những sợi nắng lấp lánh hắt thứ hào quang lóng lánh lên thềm ngực còn vương những giọt nước mát lành, dù đã không còn tròn đầy như thiếu nữ nhưng vẫn gò lên những đường cong tuyệt diệu. Cô đưa tay hứng những đường cong. Ngạc nhiên thay, chúng không lộ một dấu vết hư hao nào, dù thằng Bin, con Bim đã giày vò chúng một thời gian dài để vắt kiệt đến những giọt sữa cuối cùng. Có lẽ cô là một phần trăm trong số hiếm hoi những phụ nữ hồi xuân được ban tặng món quà quý giá, để đợi chờ một lần hồi cung, thế cũng cam lòng.

Cô cảm nhận rõ ràng mọi thứ nảy nở từng ngày trong cơ thể mình, như thiếu nữ đang hân hoan tò mò khám phá những mới mẻ đang dần định hình bên trong thân xác phàm trần.

Cô có thói quen tự ướp hương cho mình. Tuần một vài lần, cô nấu một nồi nước gừng sả xông da mặt, tiện thể xông luôn cho căn nhà. Mùi thảo dược đôi khi có tác dụng thật vi diệu. Đôi lần chồng về ngay lúc cô xông mặt, dù không nói không rằng, nhưng rõ ràng những cơ mặt của anh đang giãn ra khi nhìn cô. Vậy thôi, là đã thấy đời còn dễ thương. Cô đâu có mong chờ điều gì hơn thế nữa.

Những niềm vui nhỏ bé, từ việc nấu một món ăn chồng thích, pha sẵn một ly nước mát lạnh khi chồng đi làm về, hay châm một tách cà phê ấm nóng cho mình mỗi sớm mai, ngồi lặng bên thềm nhà, ngắm bầy sẻ nâu tranh nhau mớ cơm thừa... Nếu chăm chỉ góp nhặt mỗi ngày, thì cũng có lúc chúng dày lên và thành một kho ký ức vui vẻ. Dù chồng chẳng mấy quan tâm đến điều đó. Anh khịt mũi khi cô khoe về những bông hoa bung nở rực rỡ, là thời khắc mà bất cứ người làm vườn nào cũng khao khát đợi chờ. Cô không chấp. Cô cũng đâu có hiểu những thống kê, những thặng dư, tỷ suất, lãi suất... với hàng trăm nghìn con số như múa rối trong máy tính của chồng và trêu ngươi mắt mình. Và khi anh nói anh phải làm việc, dù là ngày chủ nhật, dĩ nhiên, cô sẵn sàng rời khỏi giường, nhanh chóng pha cho anh một tách cà phê thơm lừng, khai sáng cả những ý nghĩ rối rắm trong đầu người đàn ông chỉ thấy vui vẻ khi được chết chìm trong những con số.

Những lúc ấy, cô thường nán lại hơi lâu nơi tủ bếp, cố tìm lại cảm giác được an ủi dịu dàng trong vòng tay đàn ông ôm vòng lấy ngang eo từ phía sau. Hơi thở chồng lúc nào cũng ấm, nhưng đôi khi nó phà ngang tai khiến cô nhột, thường rú lên một hồi sảng khoái, hai cánh tay lại nổi da gà. Cô vốn nhạy cảm, luôn luôn, với mọi hành động âu yếm. Chỉ nghĩ đến đó thôi, mà ngực cô tưng tức, ngột ngạt như sắp nổ tung. Hai gò má cô chắc là đang ửng đỏ, dù không hớp một ngụm rượu nào. Ai lại uống rượu vào buổi sáng, khi vừa rời khỏi giấc mơ hoang hoải. Có chăng, là ai đó muốn say muốn quên. Cô không muốn quên, nhưng lại say.

Và anh, không say, nhưng quên.

Hẳn rồi, chiếc khăn anh dùng để gói thanh xuân của cô, được cất kỹ trong một ngăn ký ức nào đó. Như chiếc áo cưới tinh khôi ngày anh đón cô về, nó cũng đã ngả màu cháo lòng trong ngăn cùng của chiếc tủ sắt hoen gỉ. Hơn mười năm rồi còn gì. Nếu là sắt, phải sơn phết lại, gỗ - thì quét véc ni, còn mình, khi lòng đã sóng yên gió lặng chừng đó năm, lẽ nào phải khơi lên một cơn bão để thấy mình còn đủ nhiệt huyết chống chọi và chịu đựng?

Đàn bà và những cơn điên

Cô vật vã đấu tranh với chính mình khi chính thức quay trở lại làm việc, khi đã rèn hai đứa nhỏ vào nề nếp và lựa được một người tin cẩn để giao phó việc đưa đón con. Công việc cũ, kiến thức cũ nhưng môi trường làm việc và đồng nghiệp mới toanh. Cô thậm chí phát khóc khi phải buột miệng gọi sếp mình bằng danh xưng “anh” méo mó, khi tính ra cả tuổi đời lẫn tuổi nghề của gã đều chỉ bằng hai phần ba mình. Dù sếp trẻ vô cùng lịch thiệp, nhưng rõ ràng, trong những cuộc họp mang tính chất quyết định, gã luôn khiến cô bối rối bằng những câu hỏi khó xoay quanh chỉ tiêu, kế hoạch. Cái giá phải trả cho việc có liền tù tì hai đứa con là cô đã hụt rất nhiều nhịp với đồng nghiệp cùng thời. Mọi cố gắng hòa nhập với đồng nghiệp đàn em đều vô tình hay cố ý bị phớt lờ. Cô không có giờ nghỉ trưa, cô không cho phép mình tận hưởng những giây phút rỗi rãi riêng tư đó. Những miếng ăn mang theo được xử lý gọn gàng, khi chỉ là vài lát sandwich kẹp bơ lạc, khi thì đòn bánh tét, lúc thì trái bắp, khi lại là quả táo chín cùng hộp sữa tươi mát lạnh. Cô cũng không cho phép mình len lỏi vào những câu chuyện vô thưởng vô phạt của đồng nghiệp, sau rất nhiều lần trôi ra khỏi những chuyên đề nhạt nhẽo, thường là nói xấu một ai đó trong nhóm khi họ vừa quay lưng, thậm chí chỉ là đi rửa tay rồi quay lại. Cô không giấu được nỗi sợ hãi cay đắng rằng rồi thì mình - một bà cô già lỗi thời, nhạt thếch - sẽ là thứ

hay ho để đồng nghiệp trổ tài thêu dệt đủ màu sắc. Ví như cô sẽ bị bọn họ tô vẽ thành một con tắc kè vừa lòe loẹt vừa thô kệch, xấu xí đến phát ức lên mà chết, cũng nên!

Nhưng chỉ là cô cạn nghĩ vậy thôi, chứ ai đâu rảnh hơi chọc ngoáy cho bà cô già nổi cơn tam bành. Thế thì ai sẽ phải thức thâu đêm lên kế hoạch sản xuất chương trình cho cả đám được thụ hưởng. Cô chỉ ức đến phát nghẹn, lại cố nuốt ngụm cà phê đắng chát giữa đêm, khi cánh tay chồng duỗi thẳng đơ trên nệm, khuôn mặt chìm sâu trong những toan tính lo âu, đến nỗi những nếp nhăn còn khoanh vùng trên trán. Mùi hương dịu dàng từ vợ không mảy may làm anh đoái hoài. Cô chờ đợi một cái ôm, chỉ là một cái ôm thôi, nhưng sâu, vô cùng. Anh vẫn không hề biết điều đó, dù thân thể nóng rực của cô vẫn kề sát bên mình, như hơn chục năm nay vẫn thế, điềm nhiên sưởi ấm.

Hầu như đêm nào, trước khi tắt đèn vào nửa khuya, cô đều phải ngoái nhìn chồng một lượt. Không ít lần cô thức trắng, dù cố dỗ giấc ngủ bằng mọi cách, nó vẫn không chạm được vào mình. Cô và anh, sau bao luyến ái trần tục, sao lại ra nông nỗi? Cô và anh, như đóa hoa bỉ ngạn đẹp đẽ vô cùng nhưng cũng sầu bi vô cùng. Khi tình yêu của cô đỏ rực bung nở trên những cánh hoa, thì cái màu xanh nâng đỡ tình yêu từ chiếc lá đã dần mục ruỗng. Nên chăng, người ta nhìn ra vẻ đẹp của bỉ ngạn mà không tìm đâu ra nét tươi vui, chỉ thấy sầu ai thống kiệt cùng.
1655541737243.png


Đàn bà và những cơn đau

Đau lắm, từ âm ỉ đến độ như thác trào. Làm thân phụ nữ, là chấp nhận đánh đổi bằng những cơn đau, đau để lớn, đau để gầy dựng nòi giống về sau. Nhưng cũng sẽ có lúc cô phải chấp nhận rằng những cơn đau sinh tử sẽ làm lu mờ mọi ý nghĩ tươi sáng khác về tương lai. Như ngay lúc này, khi niềm tự hào về những đường cong tuyệt mỹ vẫn chưa thôi, thì cảm giác nhói buốt len lỏi trong bầu ngực lan dần ra hố nách khiến cô khựng lại hồi lâu, sửng sốt, bàng hoàng. Cảm giác vụn vỡ như khi phát hiện một con sâu ngọ nguậy trong trái táo cắn dở khiến cô sượng chín cả người. Rõ ràng, người ta chẳng màng đến giá trị của sự bình yên, cho đến khi có sự xuất hiện của một cơn đau. Nó như một con rắn không chịu nằm yên, khi thì ngọ nguậy bên này, lúc lại trườn về bên kia, lâu lâu lại ngóc đầu mổ một phát nơi hồng hào đẹp đẽ nhất mà nó đang trú ngụ. Cô trút bỏ tất cả những lớp vải vướng víu trên mình, giơ cánh tay lên sau đầu, bắt đầu một cuộc kiểm tra toàn diện. Dù rất cố gắng, và đã lặp đi lặp lại nhiều lần, cô vẫn không thể tóm được một manh mối nào về căn bệnh đang mơ hồ hiện lên trong tâm trí mình. Cô đã từng tham khảo rất nhiều tài liệu về các triệu chứng âm thầm nhưng chính là sát thủ của căn bệnh này. Và những triệu chứng của mình, cô biết mười mươi dính vào căn bệnh đó. Cô bật cười chua chát. Ơ hay, hóa ra những thứ đang nảy nở trên cơ thể đàn bà hồi xuân, lại không phải là dấu hiệu hồi xuân tươi thắm, mà là một cuộc thanh trừng ác nghiệt của số phận. Lâu nay, cô cứ nhìn gà hóa cuốc. Cô điên thật, điên thật rồi!

Chưa bao giờ cô nghĩ rằng có ngày mình sẽ lê những bước chân nặng nề vào bệnh viện ung bướu. Nhưng để rõ ràng mọi chuyện, cô buộc phải đi. Dù trang bị khẩu trang bịt kín mặt, cô vẫn giật thót mình khi thấy những mái đầu chỉ vài cọng tóc lơ thơ quét ngang trước mắt. Người phụ nữ ngồi cạnh buột miệng hỏi han:

- Cô đau phải không? Đau nhói từng chặp đúng không? Tôi cũng thế. Người ta chích sống và hút ra cả chén dịch trong đó. Nhưng cô đừng sợ, bác sĩ chỗ này tâm lý lắm!

Thật hài hước khi người ta vừa thả một câu gây ớn lạnh vừa bồi thêm một câu an ủi. Cô chỉ khẽ gật đầu. Trí não cô trống rỗng cho đến khi cô y tá bảo cởi tất cả các lớp áo trong ngoài. Cô điếng người khi nhìn bàn tay nam bác sĩ trắng ởn sờ nắn chỗ đau của mình. Cô lại nhắm tịt mắt, tưởng mình đã hóa đá.

- Không phát hiện khối u nên chị chịu khó đi siêu âm rồi quay lại đây nhé!
Cô run rẩy trút bỏ những lớp áo thêm một lần nữa trong phòng siêu âm. Dường như mọi cảm giác, kể cả cơn đau hay sự xấu hổ đều lui bước, ngay khi cô nhìn thấy người phụ nữ ngồi cùng băng ghế chờ khi nãy để lộ ra một bên ngực lõm - dấu vết của một cuộc thanh trừng thô bạo mang tên ung thư. Cô choáng váng, như người say, như mất trí, như không còn nghe được bất cứ lời nào, từ người nào.

Tay bác sĩ thoáng nhíu mày, chưa phát hiện gì chính xác, lần sau có thể sinh thiết cho chắc chắn.

Sinh thiết, nghĩa là chọc một khúc kim vô thẳng chỗ đó mà hút ra cả chén dịch, ghê lắm đó! Thôi, cô không nghĩ được gì nữa, cũng không dám tưởng tượng đến cái chén dịch có nguy cơ đặt trước mặt mình.

Cô trôi cùng chiếc xe cũ kỹ trong cơn mưa gầm gừ như đang trút giận. Những hạt mưa vỡ tan trên kính xe, ướt nhòe mặt đường rồi nhanh chóng tan vào nhau thành dòng nước xiết. Phải chăng, những hạt mưa cũng chỉ tròn trịa vẹn nguyên khi chưa chạm vào một vật thể khác có thể làm nên những sát thương nghiêm trọng, khiến nó vỡ tan rồi lại bốc hơi nhanh chóng.

Cô rùng mình khi mở cổng nhà. Có lẽ nào mình cũng sẽ bốc hơi?

Có thể là lúc khác, không phải lúc này. Vì ngay lúc này, cô vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt đầy nếp nhăn của chồng hiển hiện ngay trước mắt. Giọng càm ràm của anh khiến cô sực tỉnh.

- Em gặp chuyện như thế mà sao không nói với anh?

Tay bác sĩ, người mà cô không đủ dũng cảm để nhìn thẳng, thì làm sao cô biết mới tuần trước vợ chồng cô còn xởi lởi đến uống rượu mừng cưới. Tay ấy, chính là bạn hữu thân cận nhất của chồng.

Cô nhắm mắt đồng lõa với bóng đêm. Hơi thở chồng vẫn ấm, bàn tay anh vẫn xao xuyến không rời trên bờ ngực đầy. Cô tưởng chừng như bàn tay chồng cuống quýt muốn níu giữ những thứ sắp trôi khỏi thân thể mình. Nhưng những giọt nước mặn mòi rơi từ khóe mắt cô, anh không thể giữ chúng được nữa.

Vòng tay ôm của chồng vẫn chắc, nhưng liệu có níu được cô khỏi rơi xuống vực thẳm đang hút sâu trước mắt? Mỗi khi cô chợp mắt, chỉ thấy vết lõm trên ngực người phụ nữ hôm nọ.Và một chén dịch nhầy đầy ứ trước mắt.

- Còn anh, anh thấy gì?

- Không gì cả! Trong y khoa, không phải mọi thứ đều chuẩn xác 100%. Thậm chí, chúng ta vẫn còn có những phép màu kỳ lạ. Miễn là em tin.

Cô thiếp đi trong tiếng mưa rơi rào rạt trên mái nhà, chỉ kịp nghe tiếng vọng từ một hơi thở thân quen. Trong cơn mơ ngủ, vẫn còn nghe mùi táo chín dịu dàng quyện quanh những lời nguyện cầu.

Và chồng, cũng thật dịu dàng lần giở chiếc khăn cũ kỹ gói đầy ký ức.


07/07/2019 báo thanh niên
 
Thím @vodanh889 đều tay quá , cám ơn thím đã k quản ngại thời gian và công sức để up những kỉ niệm cho mọi người .

wyDAcml.jpg


Thằng này vẫn muốn lấy tiền, kêu cho tải demo một số mới trả tiền, nó say đéo :censored:, nếu mình trả 500k rồi ko biết cho tải không,hay quịt luôn nhỉ :cautious:, lúc đó chỉ biết kêu trời,kB thì không đồng ý, thấy sao sao

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Thương lượng thử 200 nó chịu bán không :whistle:, có cái món ăn tinh thần thì share cho mọi người,đây lại hét giá, chỉ sợ nó mai một thôi :whistle:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Thương lượng thử 200 nó chịu bán không :whistle:, có cái món ăn tinh thần thì share cho mọi người,đây lại hét giá, chỉ sợ nó mai một thôi :whistle:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
Bỏ đi thím ơi , tiền k phải lá mít . Thím làm cái thẻ thư viện thì tha hồ tìm sách ngày xưa .
 
Bỏ đi thím ơi , tiền k phải lá mít . Thím làm cái thẻ thư viện thì tha hồ tìm sách ngày xưa .

Ở đây không có thư viện :censored: thế giới ngày nay, thế giới mới cùng báo tuổi trẻ chủ nhật là những tờ báo tuổi thơ của tôi, mà ký ức tuổi thơ thì vô giá :ROFLMAO:,cho tôi một vé đi tuổi thơ :cry:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Ở đây không có thư viện :censored: thế giới ngày nay, thế giới mới cùng báo tuổi trẻ chủ nhật là những tờ báo tuổi thơ của tôi, mà ký ức tuổi thơ thì vô giá :ROFLMAO:,cho tôi một vé đi tuổi thơ :cry:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
công nhận thật ra muốn đọc lại mấy cái đấy vì tuổi thơ là chính, ngày xưa mình ở quê ko có điều kiện mua sách báo, may mà đợt bố mình đi xây ở nhà máy giấy cầm về một ít.Lên cấp 2 thì hồi đó còn có phong trào nộp giấy vụn, cứ tầm đấy lại tìm mấy quyển hay của các bạn khác để đổi rồi cầm về chứ không làm giấy vụn
cảm giác ngày xưa có có quyển để đọc nó vui lắm,,, mặc dù ngày ấy tuổi thơ mình không có xuất hiện mấy đồ công nghệ hiện như đại bây giờ, nhưng mình thấy cũng là cái may
 
Ở đây không có thư viện :censored: thế giới ngày nay, thế giới mới cùng báo tuổi trẻ chủ nhật là những tờ báo tuổi thơ của tôi, mà ký ức tuổi thơ thì vô giá :ROFLMAO:,cho tôi một vé đi tuổi thơ :cry:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
Trên fb có nhóm này cũng hay , thím ghé chơi bao giờ chưa
 

Attachments

  • Screenshot_20220619-130614_Samsung Internet.jpg
    Screenshot_20220619-130614_Samsung Internet.jpg
    306.1 KB · Views: 39
Quá khứ trên đường - Việt Hòa






4giờ 30 phút sáng. Thành phố hãy còn ngái ngủ với những con đường thưa thớt bóng người. Thật hiếm khi anh thấy Sài Gòn mát mẻ và tĩnh lặng. Không gian lại càng mát mẻ và tĩnh lặng khi một đốm sáng màu xanh

từ con hẻm nhỏ tiến đến gần anh. Đốm xanh ấy chính là Khuê.

Anh và cô đã chuẩn bị cho chuyến đi này từ cách đây nhiều tháng, khi cô rời bỏ miền Bắc, nơi có nhiều người thân, bè bạn, những kỷ niệm thân yêu để vào đây lập nghiệp. Chỉ vì nơi đây có anh.

Cả hai đã vất vả chừng nào để tình yêu và chính bản thân mình còn tồn tại. Thế mà giờ đây anh không thấy chuỗi ngày nhọc nhằn ấy trong ánh mắt của cô. Tất cả đã vo viên thành hạt bụi bé xíu xiu bay đâu đó dưới mặt đường kia.

Khuê giúp anh chằng buộc vali, túi xách đằng trước, đằng sau xe máy. Trước khi lên xe cô còn nheo mắt nhìn anh:

- Nặng nề thế này mình có về tới nơi trước khi tối trời không, anh há?

Cô luôn thích thú với những từ ngữ mới mẻ mà theo cô là dễ thương và ngồ ngộ. Anh vẫn bảo “anh chỉ thấy những từ ấy ngồ ngộ khi nghe em nói ra”. Cô pha trộn lung tung giữa từ Nam và giọng Bắc khiến lòng anh nhẹ nhàng hơn khi thấy cả hai miền cùng hiện diện trong giọng nói của cô. Ít nhất là cô không thấy mình quá ư lạc lõng, không như cha mẹ anh vào đây đã hơn hai mươi năm mà lòng chưa lúc nào nguôi nhớ thương Hà Nội.

Cả hai qua sông Sài Gòn khi ánh mặt trời bắt đầu le lói. Khuê thì thầm sau lưng anh: “Sông Sài Gòn cũng rộng nhưng không giống sông Hồng. Nước ở đây trong xanh, nước sông Hồng toàn phù sa đục ngầu. Hồi còn sinh viên, tuần nào em cũng qua sông Hồng ít nhất hai lần. Một lần đi và một lần về. Đi tàu thì chỉ thấy sông xa xa phía dưới. Nhiều lần em xuống tận bãi giữa, bốc phù sa xem nó là cái gì mà khiến cây tươi tốt thế. Văn minh phương Đông cổ đại ra đời từ hạt phù sa đấy”. Cô lại bắt đầu để mình trôi về phía quê nhà, mảnh đất phải đi qua sông Hồng mấy chục cây số mới đến. Biết là cô chuẩn bị nhớ tiếp dòng sông nhỏ cạnh nhà, anh đi chầm chậm lại:

- Quê anh thì chỉ nhiều hồ. Rồi em sẽ thấy.

- Vâng, thì em sắp thấy rồi mà.

- Rồi em sẽ thích.

- Thôi đi, em đã thích rồi mà. Bao nhiêu người ca ngợi quê anh, lẽ nào em không thích?

- Chỉ vì thế thôi à?

- Vâng, chỉ - vì - thế - thôi - cô nhấn giọng rồi bỗng cười vang. Không đợi anh phải hỏi, cô giải thích:

- Anh có nhớ cái lần em với Mít ra bãi giữa sông Hồng rình bọn con trai “nuy” đá bóng không? Hôm ấy buồn cười quá, em đem theo máy ảnh thật ra để chụp cho Mít nhưng nó cứ khuyến khích em rình chụp tụi con trai. Nó với thằng Dương Anh đã mục kích tụi đó không mặc gì đá bóng một lần. Nhưng lần ấy vì đi với thằng Dương Anh nên nó phải giả vờ bỏ chạy, lần này hí hửng quyết tâm xem bằng được. Hai chị em mon men đến gần khu “cấm địa”, chưa kịp nhìn rõ cái gì thì một ông nhô lên từ phía đó bảo: “Con gái đừng có vào đây”, thế là hai đứa cong đuôi chạy.

- Sao lần ấy em bảo anh là thấy rồi mà?

- Nói xem anh có sợ không. Thế mà cũng tin!

- Em nói thích quê anh chỉ vì nó đẹp thì có tin được không?

- Được - cô bật cười nho nhỏ.

Chẳng mấy khi cô chịu thừa nhận bằng lời về tình yêu cô dành cho anh. Nhưng anh biết rõ vì sao cô một mình lặn lội vào đây trong tay có một tấm bằng đại học cùng rất nhiều niềm tin cho tương lai. Anh rất nhớ ngày đầu tiên cô xách vali, đứng chờ anh ở sân ga đầy nắng. Mặt cô lấm tấm mồ hôi, một vài ngọn tóc bết vào cổ và má làm cô liên tục ngọ nguậy cái đầu.

- Em vừa qua một chuyến tàu kinh khủng. Ban đêm phải ngủ ở dưới sàn. Lúc 2 giờ sáng em nằm mơ thấy trong nhà có mùi chuột chết mà tìm mãi chẳng thấy đâu. Em tỉnh giấc, thấy một bàn chân đàn ông lù lù trước mũi mình. Cái lão chân dài thế, em cấu một cái, hắn đau quá, rút chân về tận bên kia.

Cô cười chừng như chuyến tàu hạng bét làm cô vui thích lắm, chẳng có gì “kinh khủng” hết. “Khuê nghĩa là cái cọc. Nhật Khuê là một loại đồng hồ của người Trung Quốc cổ đại. Người ta đóng cái cọc dưới nắng để đo đếm thời gian. Cũng có cái nhật khuê là một thanh gỗ cong có khắc dấu thời gian, bóng của đầu thanh gỗ tới đâu là chỉ giờ tới đó” - cô giải thích cái tên của mình và kết luận: “Bố mẹ khéo chọn tên. Em đúng là cái cọc, cọc đi tìm trâu...”. Nhưng khi anh ái ngại vì để cô là con gái mà phải lặn lội xa xôi, cô lại bĩu môi: “Anh tưởng em chỉ vì anh thôi sao? Em có máu xê dịch của Nguyễn Tuân đấy. Em thích những chuyến đi”.

Và hôm nay cô lại bắt đầu một chuyến đi vất vả với anh. Họ đang về quê hương anh (quê hương với nghĩa nơi có gia đình, nơi anh đã lớn lên chứ gốc gác anh cũng như cô, ở một nơi xa lắc). Quê anh là thành phố cao nguyên nổi tiếng, nơi cô biết rằng anh yêu tha thiết và cô mới chỉ đến qua nhạc, qua thư, qua những tấm hình. Một dịp thành phố có lễ hội hoa, anh đã chụp cho cô mấy cuộn phim.

Cô chun mũi kêu ầm ầm là phí quá. “Tranh trông xa, hoa trông gần, hoa đẹp thế này lẽ ra anh phải chụp gần hơn, từng loại thôi chứ chụp xa thấy tùm lum một đống, còn gì là cái đẹp. Tội nghiệp mấy bông hoa” - cô thở hắt ra trong khi anh kinh ngạc không hiểu tại sao cô không tội nghiệp cho anh, kẻ rã chân vác máy chụp hình tặng cô, mà lại tội nghiệp mấy bông hoa.

Lần này cô hăm hở với ý định qua hồ Xuân Hương xem hoa cúc tím rồi chụp nhiều hình đẹp cho anh biết phải chụp ảnh hoa như thế nào. Lúc nào cô cũng hăm hở, nói nói cười cười y như không có chút khó khăn vất vả nào trước mắt, như những việc cô làm là dĩ nhiên, không có gì cần băn khoăn, thắc mắc. Anh biết phải như vậy cô mới có đủ can đảm vượt một quãng đường xa xôi, vượt qua cả lòng mong nhớ gia đình để giờ đây hiện hữu bên anh. Nhưng cũng có những phút giây cô tưởng mình vỡ òa ra mất. Một buổi chiều thật muộn, khi ánh nắng chỉ còn lễnh loãng như lớp bia cuối cùng trong cốc bia nhiều đá, cô đến tìm anh, ánh mắt thật đục và buồn.

- Không biết em sẽ phải chịu đựng điều này bao nhiêu lần nữa. Họ không ngại em là con gái. Giờ ăn trưa nay cả phòng hùa vào thảo luận xem người Bắc kỳ có bao nhiêu tính xấu. Có lẽ trong mắt họ em chỉ là một người sĩ diện, ưa hình thức, không thực tế... Một anh còn nói từ bao đời nay dân Bắc kỳ đổ xô vào Nam chỉ là những kẻ di dân, lấn chiếm đất đai. Đâu có thấy người Nam ra Bắc... Trước kia em có biết nhưng không ngờ những thành kiến nặng nề đến thế...

Anh chẳng thể nói được gì hơn vì biết Khuê tới đây không để nghe anh nói. Anh ngồi lặng lẽ châm điếu thuốc rồi mặc kệ nó tàn trên tay. Hai mươi năm rồi cha mẹ anh vẫn có tâm trạng của những người xa xứ. Nhưng một tuần sau anh lại thấy Khuê vui vẻ khoe bữa trưa nay theo một chị phòng bên đi tìm phở Bắc, khoe mới học được mấy từ của miệt vườn Nam bộ, nghe ngộ hết cỡ luôn. TS chóng quên, chỉ đôi khi những thành kiến đột nhiên sống dậy, khía vào lòng cô nỗi đau đớn tới ngác ngơ. Rồi cuộc sống lại cuốn tất cả đi. Hối hả.

Con đường họ đi khá dài. Ra khỏi thành phố gần trăm cây là bắt đầu có dốc. Cô sung sướng ngắm nhìn những rừng cao su thẳng tắp và kinh ngạc khi thấy hoa loa kèn ở một chợ ven đường. Cô vẫn tưởng loài hoa này chỉ có ở miền Bắc và nở vào dịp cuối xuân, khi cái lạnh sắp tan.

- Em không nhớ mình sắp lên cao nguyên, nơi cũng có mùa đông lạnh, lại còn nổi tiếng vì hoa nữa à?

- Ừ nhỉ - cô thảng thốt như chợt gặp lại người quen - thế mà em quên mất. Năm nào em cũng cắm loa kèn vào cuối tháng ba. Chỉ một lần khi hoa chưa đến kỳ viên mãn. Dịp này trên ấy nhiều cúc quì và mimôsa không anh? Em mới thấy cúc quì trên phim. Nó giống những bông hướng dương nho nhỏ.

Sinh nhật em tròn mười tám tuổi, khi đi từ ký túc xá đến bệnh viện thăm mẹ, em thấy nhiều hoa hướng dương trong một hàng hoa trên đường Kim Mã. Lần đầu tiên em thấy hướng dương dùng để cắm chơi. Ngày bé em chỉ thấy ở quê trồng hướng dương lấy hạt. Hôm ấy em đã nghĩ mình cũng phải giống những bông hướng dương luôn hướng về ánh sáng. Và em thôi khóc dù lần đầu tiên đón sinh nhật một mình. Em cũng thích hoa cúc quì từ đợt đó.

Anh nói với cô rằng chưa tới mùa mưa, dã quì chưa nở, mimôsa thì có thể có nhiều.

- Nhóm bạn thân nhất hồi cấp III của anh được thành lập vào một ngày mưa. Hôm ấy tất cả đi chơi gặp mưa bất chợt và chúi vào một bụi cúc quì lớn ven đường. Nhóm mang tên “Cúc quì” từ đó.

- Lãng mạn dã man, đúng không? - cô khẽ cười và thầm nghĩ: “Em cũng biết đó còn là tên của một người”.

Quỳ là người con gái đầu tiên anh yêu, từ trước khi anh gặp cô rất lâu. Họ có những kỷ niệm tươi đẹp cùng nhóm bạn trong những ngày xa xưa. Anh có những tháng năm đại học sống nặng nề trong tình yêu đơn phương. Anh đi xa, Quỳ học tại quê nhà, được phân công về dạy tại một huyện miền núi cách thành phố 60 cây số. Cô vừa mới lấy chồng được vài tháng. Anh không giấu Khuê chuyện tình cảm anh có với Quỳ. Cô biết điều đó từ trước khi yêu anh. Cô thương anh quá nặng lòng và thầm trách Quỳ đôi khi vẫn lửng lơ cho anh hi vọng. Khi yêu anh rồi, cô vẫn khóc thầm hằng đêm khi có lúc nào anh nhớ về Quỳ, vẫn hờn ghen buồn tủi khi so sánh quãng thời gian anh đã yêu Quỳ dài gấp mấy quãng thời gian anh yêu cô...

- Tới Di Linh rồi phải không anh? - Khuê hỏi khi thoáng thấy cột mốc cây số ven đường.

- Ừ - anh ngừng một lát - Sắp đến chỗ chị Quỳ dạy học, em có muốn vào không?

Vì ngồi phía trước, anh không thấy Khuê khẽ cau mày. Nhưng rất nhanh, cô bảo:

- Vào đi, lâu rồi anh không gặp chị ấy. Trong đám cưới chắc chẳng nói được gì nhiều.

Dù vẫn biết Quỳ dạy học tại vùng miền núi, vẫn thường thấy cảnh cô giáo miền cao trên tivi và quê ngoại Khuê cũng ở miền trung du heo hút nhưng cô vẫn ngỡ ngàng khi đặt chân tới nơi này. Cô không ngờ cách đường quốc lộ chưa đầy trăm mét mà trông trường học chơ vơ như ở nơi nào sâu và xa lắm lắm. Trường nằm trên quả đồi đất đỏ, mới xây nên xung quanh chỉ loe hoe vài cây bạch đàn đang lớn, chưa kịp tỏa bóng mát.

Dưới gốc cây, một lớp học sinh đang học thể dục. Thầy giáo đứng tập mẫu dưới ánh nắng chói chang. Đồi rộng quá, trường không xây nổi tường bao nhưng vẫn có hai cái cổng. Anh đi thẳng vào cổng dẫn đến khu nhà dành cho giáo viên. Khuê kinh ngạc trước dãy nhà tồi tàn dựng bằng gỗ và lợp ngói. Tốt nghiệp cấp III, cô kiên quyết không thi sư phạm, phần vì thấy mình không đủ kiên nhẫn làm nghề dạy học, phần vì sợ phải đến sống ở những nơi như thế này.

Sau tiếng gõ cửa của anh, một cô gái còn khá trẻ ra mở cửa, hơi ngơ ngác rồi reo tên anh. Một chút bóng tối chợt thổi qua gương mặt Khuê. Thế mà anh nói từ ngày Quỳ đi dạy học anh thường chỉ gặp cô cùng nhóm bạn vào dịp tết. Dường như nhận biết được điều gì đó, anh nói như thanh minh:

- Lâu ngày không gặp, cô Nga vẫn nhớ tôi cơ à?

Cô gái nhìn Khuê, cười ý nhị:

- Thỉnh thoảng Quỳ có nhắc đến anh. Ảnh đám cưới nó cũng có mặt anh. Quên sao được. Hai người vào nhà đi, nó xuống bây giờ đấy.

Khuê bước vào gian nhà nhỏ, chưa hết ngạc nhiên trước sự nghèo nàn, đơn sơ ở đây. Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế có lẽ vừa dùng tiếp khách vừa là chỗ cho các cô giáo soạn bài. Trên vách nhà treo một giá sách và một tấm gương nhỏ, chiếc lược hờ hững giắt ở trên. Tấm màn gió trên gác xép động đậy rồi Quỳ leo xuống. Cô gầy và đen hơn những tấm ảnh Khuê đã xem. Khuê không thể nghĩ đây là cô gái của vùng cao nguyên con gái nổi tiếng da trắng tóc dài. Có lẽ nắng gió của những tháng ngày sống nơi đây làm cô không còn được như xưa. Sự hờn ghen của Khuê dần lắng xuống.

Quỳ nhìn Khuê đứng phía sau anh, ánh mắt hơi thảng thốt bởi đã đoán ra Khuê là ai. Cô rót nước mời khách, cười cười với Khuê nhưng lại hỏi anh:

- Hai người quen nhau lâu chưa?

- Hai năm rồi em nhỉ? - anh trả lời mà lại quay sang cô.

- Không, hơn ba năm - cô nhắc.

Anh cười:

- Ở đây hỏi “quen nhau” là hàm ý khác.

Rồi Khuê chỉ ngồi im, hết nhìn giá sách, tấm riđô lại chăm chú nhìn cốc nước để cho anh và Quỳ nói chuyện. Họ hỏi thăm nhau về bạn bè trong nhóm và Quỳ luôn miệng nhắc lại những kỷ niệm xa xưa.

- Huynh còn nhớ dạo nhóm mình đi Cà Ná không? Trời ơi, sao buổi đó liều quá thể. Trong túi đứa nào cũng chẳng có nhiều tiền. Thế mà nói đi là đi liền. Bữa đó muội ngồi xe máy suốt đêm, mỏi quá trời. Giờ nhớ lại vẫn thấy ghê.

Khuê nhủ thầm trong bụng, không chỉ có chị nhớ đâu, anh ấy nhớ và em cũng nhớ. Em biết thừa buổi đó chị ngồi sau xe, ôm anh ấy ngủ suốt đêm, để hàng năm sau anh ấy còn buồn mãi. Có phải chị định nhắc lại chuyện đó không?

- Ông xã có hay về không? - anh hỏi.

- Nhắc đến ông xã muội làm chi. Mấy ngày tết muội chỉ ở nhà chồng nấu nướng, gặp chồng được một buổi rồi hắn dông xe đi tuốt luốt. Dạo này hắn chạy đường dài. Muội có than thì mẹ bảo: “Mày kêu chồng thà kêu với cái đầu gối còn hơn”.

- Huynh nghe nói muội định chuyển về thành phố?

- Muội muốn về nhưng còn khó khăn lắm, huynh ơi. Muội không có thế, chẳng có nhiều tiền nữa. Ở đây hoài, năm năm rồi mà cuộc sống chẳng khá hơn. Trường nghèo quá, học sinh hay bỏ học. Muội phải đến từng nhà vận động, học sinh vẫn bỏ học hoài hoài.

Ánh mắt Quỳ trở nên buồn hẳn làm Khuê cũng thấy xót xa. Cô biết Quỳ ở đây làm sao an nhàn được. Cái đáng sợ hơn cả là cuộc sống buồn tẻ, mối quan hệ không nhiều, người thân ở xa xôi. Khuê hiểu vì sao Quỳ cứ muốn níu giữ mãi những kỷ niệm xưa, trong đó có tình yêu anh dành cho cô dù chưa một ngày tháng Quỳ yêu anh.

Giữa câu chuyện anh tìm bật lửa châm thuốc hút. Quỳ đưa cho anh cả gạt tàn.

- Vậy mà muội nói ông xã ít về.

- Đâu có, gạt tàn của muội để từ lần trước huynh ghé qua tới giờ có ai dùng đâu. Tàn thuốc này là của huynh đó.

Khuê liếc nhìn anh nhưng chẳng hiểu nụ cười của anh biểu lộ điều gì. Quỳ bảo với Khuê:

- Hồi xưa anh ấy ít nói lắm...

Khuê cười, nghĩ vơ vẩn: “Chỉ nhìn chị thôi, chẳng nói gì. Đúng không?”.

- Anh có bắt nạt Khuê không đấy?

Khuê chưa trả lời thì anh bảo:

- Thế nào, anh có hay bắt nạt em không?

Quỳ khẽ gắt:

- Sao cái gì huynh cũng hỏi “em, em”. Tự huynh không biết được sao?

- Ừ, thì huynh nói "không" biết đâu người ta phản đối.

- Lần này huynh dẫn người ta về đây là muội yên tâm. Không muội cứ nghĩ mình là người có lỗi. Yêu được rồi thì giữ lấy người ta. Chứ muội biết huynh trồng cây si ở đâu thì khó bứng đi nơi khác lắm.

Khuê ngồi im, khẽ cười nhưng lòng hơi sa sầm lại. Cô nửa thương Quỳ nửa lại nhói đau khi nghĩ đến quãng thời gian bảy năm anh âm thầm yêu Quỳ trong đau khổ. Nhưng nếu Khuê là Quỳ, nếu Khuê sống ở đây, biết đâu cô cũng mang tâm lý ấy.

Hai người lên xe khi bóng nắng đã đổ dài. Khuê ngoái lại một lần nữa, thấy Quỳ vẫn đứng nhìn theo. Đã 4 giờ chiều, không biết có lên tới nơi trước khi trời tối? Khuê nhìn về phía trước, con đường mấp mô, ngầu bụi đỏ. Và Khuê biết anh với cô vẫn còn một quãng đường dài đầy vất vả phải vượt qua.

TTCT ngày 15-1-2006
 
Cuộc cờ - Trương Thái Du






Ở Lạt ai chẳng biết ông Tư cờ. Tài danh trùm xứ sở đã đành, ông còn nổi tiếng bởi dăm món chơi ngông không giống ai.

Nói nào ngay, ông Tư trong mắt đa phần thiên hạ là kẻ bất bại. Nghe bảo đận trung niên, ông Tư gặp một tay yên hùng lục lâm non choẹt nhưng có chiêu tốc chiến tốc thắng, đè xe, ém mã rất kinh hồn. Biết mình vào thế kẹt và sẽ mất tước bách thắng, lựa lúc đi giải ông Tư tạt vô chái bếp cơi lửa ủ mạt cưa vào vách gỗ. Khách chưa kịp giở phục chiêu giăng sẵn thì đã nghe làng xóm í ới cháy nhà. Xúm xít kẻ tát người bê tình giềng nghĩa láng, ông Tư không mất chốn dung thân. Hôm sau mặc vợ con lui cui dọn dẹp, phên nẹp nửa căn nhà bị cháy xém; ông Tư thản nhiên trốn ngoài bờ trúc góc vườn kẻ kẻ, vạch vạch các ô vuông giải bàn cờ suýt thua.

Năm hai mươi tuổi, trên đường câu cá kiếm cơm, ông Tư nhặt được quyển Kỳ thư bên suối Khu Bê. Duyên trời cộng với đĩnh ngộ, ông mau chóng nổi lên như một hảo thủ vùng Lạt. Thật sự các nước cờ của ông Tư cũng thường thôi, nghiệt là chúng lại kết hợp với nhau trong trật tự hết sức cao cường, thông cổ, tường kim, mạch lạc mà lại có vẻ bí hiểm. Có lần ông dụ địch thủ chén ngấu cả hai con xe, trong khi chàng chốt quèn lặng lẽ áp thành cản tượng cho pháo giác kết liễu tướng giặc. Ông thành danh cũng có chữ liều và không màng trả giá.

Cao nhân cũng lắm kiểu ngạnh. Trò ông chơi ai cũng gọi là cờ tướng hay văn vẻ nho nhe “tượng kỳ”, còn ông thì cụt lủn: “cờ voi”. Bọn sính chữ một phép thường xướng đường biên giữa hai phía là :Hán giới - Sở hà”, riêng ông xem đó như ranh mép ngày – đêm. Ta là ngày, nó là đêm. Ta sáng nó tối. Ta dương nó âm. Ta hiền nó dữ. Ta khôn nó ngu. Ta chính nghĩa nó ngụy thù?

Ông Tư chơi cờ cả đời và chiến thắng cả đời, nên chẳng có lý do gì trận đấu từ giã xới cờ ông không thắng nốt. Lúc ấy ông cũng đã gần đất xa trời. Ông đem bàn cờ hằn dấu những cái nện ăn quân chan chát mấy mươi năm đặt trên tủ thờ, như báo cáo chiến công với tiên tổ.

Tình thực, đó cũng là ý nghĩa duy nhất của đời ông, bởi bao năm ông chỉ biết ăn uống, chơi cờ và... yêu vợ. "Vợ làm vợ ăn, vợ làm chồng ăn, con bú sữa mẹ" là phương châm sống kiên định của ông Tư. Bầy con nheo nhóc lớn lên rồi trưởng thành ở tứ xứ vẫn luôn răm rắp, khúm núm trước mặt ơn sinh thành.

Nhưng ai biết dâu bể khôn lường, ông Tư có một lũ cháu A Khùng hay cãi chày cãi cối. Giỗ tết cả nhà xum vầy, nếu ông mở lời kể lể ngợi ca chiến công một đời đánh cờ, y rằng bọn A Khùng ấy xổ toẹt hết. Mà tuồng như chúng lại có lý mới chết chứ!

- Ông dịch chữ Nho sai rồi ông ơi - Thằng cháu nội đích tôn là hay gây hấn với ông nhất, vì cậy sở học hồ hải vinh qui bái tổ - Chữ Tượng trong Tượng kỳ đâu phải là con voi! Nó biểu trưng cho những yếu tố trừu tượng của trận đánh.

- Khéo vẽ, sao không nói nốt chữ nhân chớ phải là người đi.

- So với cờ quốc tế, cờ của ông rất thiếu công bằng. Con chốt mãi mãi là con chốt.

- Chứng chóa mắt ngoài bờ tre đây. Vậy cái thằng Quốc tế liên hiệp nó công bằng giữa nhược tiểu và cường thịnh, giữa nhiều tiền và ít tiền, giữa nước lớn và nước bé như thế nào?

- Ông à, ông chơi cờ cả đời không chán ư? Đến lượt thằng cháu mua bán ngoài chợ thắc mắc.

- Đời chẳng qua cũng là một cuộc chơi.

- Nhưng cháu thấy vinh quang tinh thần của ông nó yếm thế như thế nào ấy. Buổi xôi thịt này có no được đâu.

- Ta già rồi, lũ cháu không hiểu cũng là dễ hiểu!

Từ đó ông Tư sinh ra lẩm cẩm, suốt ngày thì thầm "không hiểu cũng là dễ hiểu". Ông đem bàn cờ cũ để hẳn xuống trường kỷ, rồi lấy giấy nhám xóa dần những đường chéo làm sông ở giữa.

Cái tin ông Tư đột nhiên chơi cờ trở lại ngỡ sẽ làm con cháu phiền lòng. Nhưng không, ông chơi rất lạ và chỉ chơi với chính ông: bộ cờ mới ông giữ mỗi bốn con Tượng. Ông quân xanh, đối thủ vô hình quân đỏ (không như ngày xưa lúc nào ông cũng đỏ để nhường xanh đi trước, hậu thắng tiên mới oai!).

Ngày ngày ngồi lì bên bàn cờ trống hoác, tay phải ông chống Tượng thì tay trái với qua phía đối diện đẩy Tượng lên biên. Hai cặp Tượng căng lắm là gườm nhau qua dòng sông. Nước chéo vuông của Tượng hình như thay thế tạm các kẻ chéo chữ nhật ông đã bôi xóa. Lòng ông sôi sục năm tháng cũ, các nước cờ cũ, các con cờ cũ vô hình.

E hèm, Tượng không phải là voi? Ông nhớ lại lời thằng cháu. Xưa ông ít dùng Tượng. Cờ ông là cờ toàn công, Pháo đầu thượng sách nên ông xem thường quân Tượng. Nếu là voi sao Tượng không vượt sông lâm trận? Người Trung Hoa sáng tạo ra Tượng Kỳ khi chiến xa (được hình tượng hóa vào con xe) còn chiếm ưu thế tuyệt đối trên chiến trường. Kỵ binh (con Mã) bắt đầu được biết đến ở đời Triệu Linh Vương (nước Triệu), năm 307 trước Công nguyên, khi họ Triệu cải trang phục giống người Hồ để dễ dàng cưỡi ngựa. Thời chiến quốc ấy, làm gì có voi trên mặt trận nào. Qua Đông Hán người Tàu mới gặp voi ở Trung Bộ Việt Nam hôm nay nên bày ra huyện Tượng Lâm. Nếu Tượng Lâm là vùng rừng có voi thì Tượng Quận thời Tần chẳng lẽ lại mang nghĩa một quận tượng trưng trên bàn tiệc thực dân? Khéo bọn thực dân đại quốc chỉ xem khu vực có tổ quốc ông là một cuộc cờ tượng trưng không chừng!

Cũng là Tượng, nhưng sao rắc rối thế. Ông Tư quyết đánh cờ với bốn quân Tượng đến khi nào ông không còn mắc mớ trong lòng nữa mới thôi.

Chỉ tội bà Tư hồn hậu, nhân từ. Nhìn ông chơi cờ một mình mà ruột gan bà xát muối ớt. Xưa bà chẳng quản "Quanh năm buôn bán ở mom sông" để ông "vĩ mô" với thiên hạ, oai hùng riêng trấn muôn trượng một góc trời. Khốn khó hy sinh, cuối cùng đàn con của bà cũng se lông, khỏe cánh tung bay khắp nơi. Ông nghỉ chơi cờ dăm năm, bà hân hoan mấy mùa? Hủ hỉ vào ra, bà chẳng hiểu cờ nhưng ngồi nghe không sót các cuộc luận những ván cờ oanh liệt năm xưa của ông. Hai người, ông cứ nói, bà chỉ ừ. Ấm lòng đến lạ.

Ấy thế mà bây giờ, cứ hoảnh mắt là ông ngồi xuống trường kỷ đẩy tới đẩy lui bốn con Tượng. Bà Tư hốt hoảng: "Hay là có ma cờ? Một đời ông dày vò nó, nay ông đầu bạc răng long, nó quay lại hành ông, biến ông thành một quân cờ".

***

Xế nay nhà ông Tư có khách xa. Bà Tư dọ hỏi sự tình, trong khi ông chẳng màng, đầu óc tập trung chuyển cờ, miệng nín khe.

- Thưa ông, con là kẻ bại trận cái hôm nhà ông bị cháy?

- Thật may phúc – Bà Tư đỡ lời, nhìn dáng người, xe cộ, bà đoán khách giàu phải biết.

- Con nghiệm ra trong đám cháy và cuộc cờ tiềm năng tố chất của đất đai, con người vùng mình, xứ mình. Khi tích cóp đủ vốn liếng, con về huyện bên mở lối làm ăn dành dụm. Công nhân của con, hơn nửa là người Lạt. Con cháu ông bà cũng tròn chục gắn bó với con đã khá lâu.

- Vậy ra anh là ân nhân nhà tôi.

- Bà nói quá. Không có ông chỉ bảo con đâu thể nên người.

Tình thế vừa đủ lọt lý, ông Tư mới ngước mắt lên gằn giọng:

- Anh lại muốn kiếm chác trong ngôi nhà cổ đã một lần cháy dở này?

- Con tính, khí không phải. Khách thập phương đến Lạt ai cũng háo hức về chuyện đời cờ của ông. Con sẽ sang sửa ngôi nhà, lập một mái đình lợp ngói âm dương nóc tròn ngoài sân, dựng tượng ông ngồi bên bàn cờ đá như trên tiên giới. Đây sẽ là điểm nhấn của toàn bộ khu du lịch mà con đã được cấp phép, bắt đầu thương lượng bồi hoàn, giải tỏa.

- Hai khọm già này sẽ bị tống cổ đi chứ?

- Ấy... ông bà là nhân chứng sống một thời, con đâu dám. Đất xung quanh vẫn của ông. Chẳng việc gì ông bà phải dọn đi đâu. Con sẽ gửi thêm lương thưởng hậu hĩ...

Ông Tư mệt rồi. Ông không buồn nghĩ nữa. Ông đứng dậy nhặt bốn con Tượng và nách cái bàn gỗ sắp mục ra sân. Vòm mai anh đào ưng ửng dưới nắng chiều xuân. Trời đất đẹp lạ lùng mà lòng ông cứ nhói lên nỗi buồn không thể đặt tên là chiến thắng.

Ông Tư ngồi xếp bằng, bệt xuống đất. Bàn cờ nằm hơi nghiêng xuống thung lũng, trên chiếc đôn đá cạnh gốc thông xù xì. Ông dựng bốn con Tượng thẳng lên như bánh xe rồi lơ đãng nới tay. Chiếc ô tô tàng hình vụt lao xuống vực. Ông Tư không cần quân cờ nữa. Đã đến lúc ông có thể chơi trên một bàn cờ chay, hay nói đúng hơn ông lẫn lộn chẳng biết mình là quân cờ hay quân cờ là mình.

Đêm tới. Đám lá thông lập cập trong gió, âm u hát như mong xua đi hơi lạnh cao nguyên bốc lên từ lòng đất. Khách đã ra về từ lâu. Chẳng thấy ông đâu, bà Tư nháo nhác đi tìm khắp nơi. Rồi bất lực, bà hoảng loạn nhắn gọi con cháu kíp tới giúp. Ánh đèn pin loang loáng khắp vườn, tiếng réo kêu nối nhau mất hút. Tinh mơ, hàng chục người suốt đêm quần thảo bở hơi tai hết ba quả đồi và năm cái hụt, đành ngược dốc về nhà.

Ban mai. Gió tung những cánh anh đào rụng đêm qua vào nắng, chấp chới như một đàn bướm hồng. Ông Tư đã hóa đá bên cội thông trăm tuổi. Đúng là tiên ông sống động, hơn cả óc tưởng tượng thương mại sặc mùi tiền của gã đại gia nọ. Bà Tư và đám con cháu sững sờ, không thể tin vào mắt mình.

Ông Tư về với tiên tổ, nhẹ nhàng thanh thoát làm sao. Những cuộc cờ, những quân tướng tượng trưng, đơn giản chỉ là một trò chơi cõi tạm. Được mất có lẽ nằm ở cách chơi, chứ phải đâu là kết cục thắng hay bại gần như vô nghĩa!

TTCT ngày 26-3-2006
 

Ngày xưa, áo tím…


Chuyện tình tự kể

Ngày xưa, áo tím…

Đã gần 50 năm trôi qua, sắc tím trong tôi nhạt nhòa. Vậy mà sắc màu năm xưa lại ùa về và òa vỡ khi tôi nghe những giai điệu da diết, nhớ nhung của chương trình Thay lời muốn nói (Đài truyền hình TP.HCM) với chủ đề “Sắc tím”…​


Sau bao nhiêu năm sống nơi đất khách, tôi trở về quê hương, trở về với ký ức của mình. Nhưng… còn đâu những tà áo dài thướt tha làm tím thẫm cả con đường Lê Lợi mỗi khi nữ sinh Đồng Khánh tan trường, còn đâu những cánh phượng rơi lả tả trong Thành nội báo hiệu mùa hè đến. Tất cả dường như thay đổi, chỉ còn chăng những thành quách u buồn, trầm mặc giống như lòng tôi vậy!

Ngày ấy, tôi là tiểu thư độc nhất của một gia đình thương gia có tiếng ở đất cố đô. Đôi mắt thơ ngây với tà áo dài tím và mái tóc dài buông lững lờ đôi bờ vai, tôi biết phía sau mình luôn có vài cái đuôi bám theo mỗi buổi tan trường. Và anh là một trong số những người ấy!

Anh là sinh viên văn khoa, sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động. Anh chơi guitar rất hay và cũng rất giỏi về thơ ca. Để làm quen, anh thường đi theo và lén nhét vào cặp tôi những đoản khúc thơ viết bằng mực tím do anh tự sáng tác. Và cũng không biết từ lúc nào anh đã đi vào lòng tôi!

Tôi rất yêu màu tím và có lẽ số phận tôi cũng giống như sắc tím: đẹp nhưng buồn đến nao lòng!

Ngày ấy có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất của đời tôi! Mỗi buổi tan trường, anh luôn đứng đợi ở cổng, khi thì với một đóa bằng lăng tím, khi thì với một gói ô mai trên tay. Tôi như một con chim sẻ vô tư và hồn nhiên bên anh, không một chút ưu tư hay lo nghĩ gì đến tương lai.

Chúng tôi thường dạo chơi dưới những tán phượng râm mát trong Thành nội, mỗi khi một cơn gió thoảng qua, những chiếc lá li ti rơi xuống và vương lên mái tóc tôi. Anh cần mẫn gỡ từng chiếc lá nhỏ và ép vào những trang thơ của riêng tôi. Hay những buổi chiều chủ nhật ở đồi Thiên An, anh vừa ôm đàn vừa hát, còn tôi thì đi vòng quanh để lượm những trái thông nhỏ. Tôi rất thích bài Ngàn thu áo tím và hay bắt anh hát đi hát lại mà không biết chán!

Thế rồi mọi chuyện cũng đến tai ba mẹ tôi. Người đã yêu cầu tôi đưa anh về để gặp mặt. Phòng khách sang trọng nhưng bầu không khí nặng nề, ba mẹ tôi không đề cập gì đến bản thân anh, chỉ yêu cầu chúng tôi phải chia tay nhau khi chưa quá sâu đậm vì chuyện của chúng tôi sẽ không có tương lai, tương lai của tôi là ở Paris tráng lệ.


Thế nhưng, lời hứa ấy mãi tuổi xế chiều tôi mới thực hiện được. Tôi đã về lại nơi xưa nhưng màu tím xưa đã không còn. Anh giờ nơi đâu?
Sau buổi gặp gỡ đó anh trở nên trầm lặng hẳn đi. Cả hai chúng tôi đều đau khổ nhưng không tìm được hướng giải thoát vì không thể vượt qua những lễ giáo của gia đình. Có lúc quẫn quá, tôi nghĩ đến việc tìm đến cái chết để hai đứa mãi mãi bên nhau.
Thế nhưng anh khuyên tôi không nên làm việc khờ dại như vậy, anh không muốn vì mình mà tôi trở thành đứa con bất hiếu và chết rồi thì không còn gì cả, anh muốn luôn được nhìn thấy người mình yêu sống vui vẻ và hạnh phúc!

Và chúng tôi chọn giải pháp tạm thời chấp nhận những gì mình đang có, níu kéo và gìn giữ những giây phút hiếm hoi bên nhau.

Ngày chia tay mưa rả rích và bầu trời tím tái! Trong hành trang của tôi có tà áo dài tím, sắc màu nhớ nhung này sẽ giúp tôi vơi nhớ anh mỗi khi mặc vào. Chúng tôi hẹn sẽ giữ liên lạc với nhau và một khi cuộc sống mới của tôi ổn định thì tôi sẽ trở về quê hương và tìm về anh.

Thế nhưng, lời hứa ấy mãi tuổi xế chiều tôi mới thực hiện được. Tôi đã về lại nơi xưa nhưng màu tím xưa đã không còn. Anh giờ nơi đâu?

Thời gian đầu chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau bằng những lá thư tím nhuộm nhớ thương. Rồi những lá thư cứ thưa dần. Đến một ngày chúng tôi bỗng bặt tin nhau. Qua một người bạn, tôi biết anh đã rời Huế và lên đường vào Nam tìm cuộc sống mới. Còn tôi, cuộc sống nơi đất khách không suôn sẻ như dự tính ban đầu, tôi phải lao vào cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn. Cuộc sống làm chai đi vết thương lòng của tôi và chiếc áo dài năm nào cũng vẫn ở đáy tủ, tôi đã không có cơ hội để mặc nó dù chỉ một lần.

Cũng như lúc ra đi, trong hành trang trở về quê hương vẫn có tà áo dài tím cũ. Tôi đã mặc lại tà áo năm xưa nhưng màu tím dường như cũng đã phôi pha.

Nếu tình cờ xem được bài viết này, xin anh hãy dành một chút khoảng lặng cho màu tím ngày xưa. Dù ở nơi đâu, tôi vẫn luôn cầu mong anh được hạnh phúc và thanh thản - không khắc khoải như tôi!


T.T.
28/10/2009
 
Tìm được eBook hiếm những truyện ngắn hay nhất báo tuổi trẻ những năm 2006,2007 sẽ update dần, phục vụ các thím thích đọc, sắp tới sẽ làm thớt thơ hay báo tuổi trẻ, những tác giả vô danh:)

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
  • Ưng
Reactions: av6
Tại sao con khóc - Nguyên Hương







Thầy Hùng là cái nhẫn có tên tănggô, mặt đá mát lạnh hình chữ nhật to đùng. Còn thầy Vịnh là cái nhẫn nhỏ xíu ở ngón áp út của bàn tay trái. Nhớ hồi đó Phượng hỏi chiếc nhẫn nhỏ xíu rồi lỡ làm gì mạnh tay nó gãy thì sao? Các cô xúm lại cho Phượng một trận, cái mi
Nhẫn của cô Nguyệt hơi nhọn ở đỉnh, Phượng đã bị nó đâm vào má một lần, khi cô Nguyệt lừa Phượng bằng lộn ngược mặt nhẫn vào trong, còn Phượng thì hôm đó không nhớ rõ phấn khích điều gì mà cầm tay cô Nguỵêt đột ngột đánh mạnh vào má mình một cái. May mà nó chỉ hơi nhọn chứ không nhọn hoắt.

Nhẫn của cô Hoa không có mặt nhưng to bản và có những đường vân lộm cộm, có lộn ngược hay không cũng giống hệt nhau.

Mãi sau này có khác đi một chút vì nó bị méo trong một lần cô Hoa đóng hộc bàn bị cấn tay. Mới đầu cô Hoa còn giấu vết méo vào trong, nhưng sau đám cưới ngón tay cô Hoa gầy đến độ vết méo cứ xoay tròn quanh. Mỗi lần Phượng cầm tay cô Hoa lại thấy nó nằm một chỗ khác nhau.

Cô Chi đeo đến bốn chiếc nhẫn trên tay trái, mặt tròn mặt bẹt mặt bánh ú và mặt lục lăng. Nhưng không cần những chi tiết này Phượng cũng biết ngay là cô Chi, bởi từng ngón tay thanh và mềm đến nỗi mỗi lần cầm tay cô Phượng chỉ muốn cắn một cái.



Nhờ vậy Phượng mới biết cái nhẫn nhỏ xíu đó quyền lực vô biên, và chẳng công việc nặng nhọc nào làm nó gãy trừ phi người ta muốn bẻ gãy.

Thầy Chinh không đeo nhẫn. Nhận diện thật dễ dàng bởi chỉ cần cầm bàn tay mà vuốt một mạch từ cổ tay ra đầu móng, không thấy mắc mứu gì thì chẳng là ai khác ngoài thầy Chinh.

Những ngày học môn định hướng mà trời đổ mưa, không biết ai là người đầu tiên có ý nghĩ bù lại bằng trò chơi “nhận biết”. Các cô thầy tháo hết nhẫn ra để bọn học trò đoán, đúng sẽ được thưởng kẹo, thua sẽ bị phạt thụt dầu, cũng là một cách tập thể dục, cái môn mà bọn học trò lười lĩnh động tác vươn thở tay không quá đầu và lưng bụng thì tay chỉ chạm đùi.

Ba lần Phượng bị thụt dầu. Nhờ vậy mà Phượng nhớ như in mỗi chi tiết nhỏ của những chiếc nhẫn.

Đó là hồi Phượng mới vào trường, còn nhỏ. Bây giờ thì khác nhiều rồi. Không cần cầm tay mân mê từng ngón Phượng cũng thừa sức đoán ra ai là ai.

Còn nhỏ, tất cả xài chung một loại dầu gội đầu, một cục xà bông tắm cũng chung cho tất cả. Người ta tặng trường từng thùng từng thùng, loại dầu đó cục xà bông đó cái mùi đó là của tất cả. Không thể phân biệt cái gối nào là của đứa nào. Cho đến khi khui một thùng khác của người khác tặng và những cái gối đồng loạt thay mùi khác.

Bây giờ thì Phượng có riêng chai dầu gội của mình và cục xà bông thơm mùi sữa. Sau khi matxa cho khách, mỗi đứa rửa tay bằng cục xà bông của mình, rồi đứa này áp tay vào mũi đứa kia, cái mát rượi của bàn tay vừa rửa sạch sẽ cùng với mùi thơm không phải của mình khiến không gian dậy lên những lạ lẫm, khiến mỗi hít thở thành một nụ hôn thật sâu nỗi hình dung. Cũng vậy với mái tóc, tóc mới gội thơm lừng mùi chanh, tóc gội từ hôm qua chờn vờn mùi cỏ, tóc lười ba ngày chưa gội cũng vẫn lưu lại mùi nào đó không giống của ai... Những cái gối đượm mùi riêng tư của những giấc mơ bí mật.

Cô Nguyệt là mùi táo xanh. Cô Hoa mùi cam chín. Cô Chi mùi mật ong. Thầy Hùng mùi mía. Thầy Vịnh là mùi phấn hoa, cái mùi này khiến Phượng phân vân mãi nhưng rồi Phượng lý lẽ chắc là vì thầy dùng chung xà bông với vợ.

Thầy Chinh không giống bất cứ mùi nào ngoài mùi bụi gỗ và keo dán ở xưởng mỹ nghệ mà tất cả những đứa câm điếc học nghề ở đó đều có. Các cô giáo cười rúc rích sau lưng là không có ai thèm yêu nên thầy Chinh không phải tốn tiền mua xà bông thơm.

Vậy nên với thầy Chinh, Phượng vẫn phải cầm tay mới nhận biết được.

Những ngón tay dài với những cái khớp cứng mà những khi trêu chọc, thầy hay co ưỡn ngón tay sao cho nó gồ ghề mắc mứu để Phượng phải cau mày nhăn trán dò đoán. Chính cái tính thích trêu chọc này giúp Phượng không nhầm lẫn thầy với ai khác được. Trừ phi Phượng cố tình trêu chọc lại bằng cách gọi thật to tên của ai đó nhỏ hơn mình để tỉnh bơ bẻ cụp ngón tay hoặc cốc đầu một cái. Để rồi thầy sẽ cất giọng thần linh “Tại sao con khóc?”. Không thể tiếp tục giả bộ được nữa, Phượng xuýt xoa “Ui, là thầy hả thầy, xin lỗi, em không biết, em tưởng...”.

Thầy Chinh kể chuyện hấp dẫn hơn tất cả các cô thầy khác bởi biệt tài nhại giọng (Phượng không thích cái từ “nhại giọng” này nhưng không biết thay thế bằng gì cho nó đàng hoàng hơn). Một câu chuyện có năm nhân vật thì thầy Chinh có năm thứ giọng khác nhau - giọng quyền uy của vua, giọng hiền lành của hoàng hậu, giọng nũng nịu của công chúa, giọng tinh quái của tì nữ thông minh, giọng the thé của mụ phù thủy... cứ như mình thầy diễn nguyên một vở kịch. Cả tiếng hổ gầm sư tử rống ngựa hí và chuột kêu chít chít.

Mỗi tiết kể chuyện của thầy để lại một câu nói nào đó mà cả lớp nhớ không quên, ngay khi đã quên béng cả câu chuyện. Ví dụ như “gót chân Asin” là yếu điểm của người nào đó, vậy thôi. Chẳng nhớ nổi Asin là một vị thần bách chiến bách thắng. Gót chân Asin của bọn con gái là nói nói cười cười bất kể. Ngồi trong phòng tivi mà ồn ào như giờ ra chơi, quên mất ngoài các bạn câm điếc còn có cô thầy nữa. Thầy Chinh nói “gót chân Asin của con gái chính là cái miệng”. Bọn con trai vỗ tay rầm rầm. Cái miệng con gái mà chỉ bằng gót chân con trai thì quả là...

“Tại sao con khóc?” là câu chuyện cây tre trăm đốt mà ngoài sự nhại giọng thần tình, thầy còn cho cả lớp hình dung quyền phép của Bụt là như thế nào khi chỉ tích tắc nối được một trăm đốt tre liền nhau. Chuyện thầy kể không cho phép đứa nào ngủ gục vì cùng lúc tai nghe tay làm và cái đầu phải biết hình dung. Nào, đây là những mẩu bút chì ngòi, hãy tưởng tượng đó là những đốt tre, các em hãy lắp ráp thật nhanh, trong năm phút thử xem mỗi em ráp được bao nhiêu đốt. Ai nhiều nhất được thưởng kẹo, và ít nhất, thụt dầu bằng số ngòi của đứa ráp được nhiều nhất!

Phượng ít nhất, thụt dầu, nước mắt Phượng chảy dài. “Tại sao con khóc?”- giọng Bụt ấm áp bên tai. Thưa thầy không phải vì em chậm chạp mà vì những cái ngòi cứ bị sút ra sau khi đã gắn xong. À, ra vậy. Thầy xin ngòi bút cũ của mấy đứa nhỏ, cũ quá nên không còn khít khao.

* * *

Qui định tám giờ ba mươi bắt đầu chuẩn bị đâu đó để chín giờ là yên ngủ. Đối với những đứa con gái đã có dầu gội đầu riêng và xà bông rửa tay riêng thì qui định này thật khó tuân thủ. Những cái miệng thì thà thì thào trong thanh vắng. Cô quản lý tuột dép êm như ru đứng sát cạnh giường lắng nghe.

Tụi nó lớn rồi. Cô quản lý thông báo với các cô thầy khác, cứ như là nếu cô không nói thành lời thì không ai nhìn thấy cái sự lớn lên này vậy. Mà cũng có thể, sự lớn lên khi các em đang còn được bảo bọc che chở nên cũng khó mà nhận ra, nhất là khi thiếu nữ không biết trộm của mẹ bôi tí màu xanh lên mi mắt và chút son đỏ lên môi.

Nhưng màu hồng rực trên hai má thì không cần biết trộm. Màu hồng không mận không đào nào sánh được. Màu hồng không biết soi gương nên mãi mãi tự nhiên một màu hồng của đất trời ban cho. Màu hồng khiến bộ đồng phục trở nên mềm mại, màu hồng khiến nụ cười trở nên chúm chím, màu hồng khiến bước đi trở nên duyên duyên, màu hồng khiến thiếu nữ bỗng nhiên biết hất tóc sau vai và biết vuốt lại nếp áo khi có khách đến thăm trường.

Khách đến thăm rồi đi. Đến rồi đi. Đến rồi đi...

Những câu chuyện kể của thầy Chinh ở lại. Lớn rồi, thầy không kể cổ tích nữa. Thầy kể về những nơi khách đến, những chốn khách đi, những món quà khách đem đến được làm từ đâu. Giọng truyền cảm quá chừng của thầy khiến những món quà thêm hương vị.

Và gì đó như là ngọt ngào...

Phượng thích cầm tay thầy, vẫn vuốt một mạch từ cổ tay đến đầu móng không có gì mắc mứu lại, những khớp ngón cưng cứng vẫn co ưỡn trêu chọc nhưng Phượng không còn giả vờ suy nghĩ rồi bật gọi tên đứa nào nhỏ hơn mình để được cốc thầy một cái nữa. “Em biết rồi, thầy Chinh”- Phượng nói ngay, và nghe tên thầy trên môi mình như giai điệu. Thầy ngồi xuống cạnh Phượng, tay thầy cầm tay Phượng: “Hôm nay em nhiều khách không? Ô, móng tay của em dài quá rồi, coi chừng matxa lỡ đụng trầy da người ta”. Phượng ấp úng: “Dạ tại vì... cái bấm của em bị hư mất rồi”. “Mà chưa có tiền mua cái mới hả? Thầy sẽ tặng em một cái”.

Phượng xỏ sợi dây chuyền bạc qua cái bấm rồi giấu cả dây chuyền lẫn cái mặt đặc biệt đó trong áo. Tối lên giường, theo mỗi nhúc nhích, cái mặt đặc biệt chạy quanh cổ Phượng. Phượng áp nó vào má, màu hồng rực lên như lớp lớp phấn dưới ánh đèn điện khiến cô quản lý phải sờ trán Phượng.

* * *

Một hôm, mùi bạc hà ngang qua khiến Phượng tò mò “Ai đó?”. Bàn tay chìa ra. Phượng vuốt nhẹ khắp các ngón, một chiếc nhẫn nhỏ xíu ở ngón áp út: “A, thầy Vịnh”. Tiếng cười vui vẻ vang lên: “Lần này em đoán sai rồi”.

Một cái rùng mình rồi toàn thân Phượng cứng đờ. Cái mặt dây chuyền thốn trong ngực. Phượng buông tay thầy ra, ngơ ngác nhơ nhớ... à, thầy Vịnh là mùi phấn hoa kia mà.

Thầy Chinh dịu dàng: “Đang mùa cảm cúm, ai cũng bị nghẹt mũi. Ngày mai thầy sẽ đem cho em một hộp C”.

Phượng muốn nói em không bị cảm cúm, em không cần C. Phượng muốn bắt chước thầy rống lên tiếng gầm sư tử vì cái gì đó trong lòng vừa nổ tung. Nhưng rồi Phượng chỉ chìa tay cầm cái hộp thầy Chinh đưa và lí nhí: “Em cám ơn thầy”.

Cái hộp nức mùi bạc hà. Từ nay thầy Chinh có mùi riêng rồi. Từ nay Phượng không còn cầm tay thầy nữa. Nước mắt Phượng rơi xuống cái hộp, nước mắt không có mùi nên hương bạc hà vẫn nồng nàn xông lên mũi. Giọng thần linh ân cần: “Tại sao con khóc?”.

TTCT ngày 16-4-2006



Thớt: vì sao con khóc? Thưa bụt con cần cù post bài,mà mấy nghìn lượt xem mà có trăm comment bụt ạ - thằng thớt khóc nói
 
Back
Top