thảo luận [Serious] [Split 2016] Có bao nhiêu người đã tự xây dựng một nhân cách khác?

suzy4ever

Senior Member
Sẵn hôm nay xem bộ phim cũ đó là Split(2016). Xin nói thử về một khái niệm khá mơ hồ đó là "nhân cách khác" trong con người chúng ta.
wUpX6THcOim8p9R6J5f9aszhqyf.jpg
Trong phim thì nó đã được cường điệu lên rất nhiều. Bộ phim nói về một nhân vật vì trải qua những chuyện tồi tệ mà đã tự mình tạo ra 24 nhân cách ( hội chứng DID aka rối loạn đa nhân cách) trong một con người. Có thể nói hầu như tất cả các nhân cách được tạo ra đều có chung mục đích là bảo vệ Kevin ( nhân cách gốc - một người được cho là yếu đuối, có những ký ức cực kỳ tồi tệ và luôn muốn tự sát )

Bỏ qua sự cường điệu trong phim, thì đây đc xem là 1 căn bệnh có thật và dù có thật nhưng chúng ta ít gặp và không có cơ hội được quan sát nó trong thực tế nên ta sẽ không bàn về nó.

Mình muốn nói về việc tồn tại của một con người khác trong con người của mỗi chúng ta.
Theo mình thấy thì khái niệm này có vẻ đã được đề cập từ rất lâu và có mặt trong khắp mọi nơi.
  • Trong phật giáo có một khái niệm nói về "người quan sát". Đó là người luôn quan sát cái tôi, cái suy nghĩ của chính chúng ta mà không phán xét. Là thứ giúp chúng ta buông bỏ và tha thứ.
  • Người ta thường nói rằng trong mỗi người đàn ông là đều có một đứa trẻ và khát khao được sống như những đứa trẻ. Điều này đúng. Đàn ông già trẻ, giàu nghèo đều có món "đồ chơi" của họ. Có những ông 3-40 chục vẫn thích chơi đồ chơi đó thôi. Đã gặp những người tài giỏi, kiếm tiền nhiều vẫn thường cứ tào lao và nhảm nhí theo cái cách họ muốn.
  • Người ta hay nói rằng cần phải biết yêu bản thân trước khi biết yêu một người khác. Là tự ta yêu ta?
  • Có rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ có cho mình một nhân cách khác. Có thể thấy qua những sáng tác của họ. Bởi vì nghệ sĩ là những người có tâm hồn nhạy cảm ( nhiều lắm, nếu để ý thì bạn sẽ thấy ) bài hát có thể là diss ai đó or thể hiện sự nuối tiếc, nỗi buồn vô cùng, hay niềm vui... về một con người trừu tượng trông không hề giống họ. Nhưng lời ca thì sâu sắc đủ để chạm vào tâm hồn người nghe chứ không hề qua loa sáo rỗng. Sao có thể?

Nếu bạn yêu ai đó, nếu người đó có khóc to giữa đường khi buồn, có lắp bắp khi nói trước đám đông, có mặc một chiếc áo hơi kỳ cục ra phố, hát cho bạn nghe nơi công cộng, gặp thất bại, mắc phải sai lầm trong cuộc sống hoặc nổi nóng vì stress, đôi khi cư xử trẻ con, thì bạn có cảm thấy xấu hổ vì họ hay trách móc họ không?
Không. Bạn sẽ khóc, cười cùng người ấy. Bạn sẽ muốn cho họ những điều tốt hơn, muốn họ đạt được những ước muốn và mục tiêu. Kiên nhẫn khi họ mắc sai lầm và hướng dẫn họ trở thành 1 con người hoàn hảo hơn, chỉ cho họ điều đúng đắn. Dám nói với họ những điều mà họ không nhìn thấy được, điều mà họ chưa hoàn hảo. Tất cả đều là vì họ, giống như cha mẹ với con cái vậy.
Tuy nhiên thì tình yêu giữa hai người sẽ luôn có sự ích kỷ và đề phòng. Nên không bao giờ như tình yêu của cha mẹ.

Vậy nếu như trong chúng ta có một nhân cách khác yêu thương chúng ta như vậy? Sẽ không có sự ích kỷ.
Bản thân tôi cũng có một con người như thế trong mình. Và tôi nghĩ không phải tự nhiên nó sinh ra mà phải đạt được.
Hơi dài dòng nhưng nếu ai hiểu thì cũng đủ để hiểu mình đang nói gì.
 
Sẵn hôm nay xem bộ phim cũ đó là Split(2016). Xin nói thử về một khái niệm khá mơ hồ đó là "nhân cách khác" trong con người chúng ta.
wUpX6THcOim8p9R6J5f9aszhqyf.jpg
Trong phim thì nó đã được cường điệu lên rất nhiều. Bộ phim nói về một nhân vật vì trải qua những chuyện tồi tệ mà đã tự mình tạo ra 24 nhân cách ( hội chứng DID aka rối loạn đa nhân cách) trong một con người. Có thể nói hầu như tất cả các nhân cách được tạo ra đều có chung mục đích là bảo vệ Kevin ( nhân cách gốc - một người được cho là yếu đuối, có những ký ức cực kỳ tồi tệ và luôn muốn tự sát )

Bỏ qua sự cường điệu trong phim, thì đây đc xem là 1 căn bệnh có thật và dù có thật nhưng chúng ta ít gặp và không có cơ hội được quan sát nó trong thực tế nên ta sẽ không bàn về nó.

Mình muốn nói về việc tồn tại của một con người khác trong con người của mỗi chúng ta.
Theo mình thấy thì khái niệm này có vẻ đã được đề cập từ rất lâu và có mặt trong khắp mọi nơi.
  • Trong phật giáo có một khái niệm nói về "người quan sát". Đó là người luôn quan sát cái tôi, cái suy nghĩ của chính chúng ta mà không phán xét. Là thứ giúp chúng ta buông bỏ và tha thứ.
  • Người ta thường nói rằng trong mỗi người đàn ông là đều có một đứa trẻ và khát khao được sống như những đứa trẻ. Điều này đúng. Đàn ông già trẻ, giàu nghèo đều có món "đồ chơi" của họ. Có những ông 3-40 chục vẫn thích chơi đồ chơi đó thôi. Đã gặp những người tài giỏi, kiếm tiền nhiều vẫn thường cứ tào lao và nhảm nhí theo cái cách họ muốn.
  • Người ta hay nói rằng cần phải biết yêu bản thân trước khi biết yêu một người khác. Là tự ta yêu ta?
  • Có rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ có cho mình một nhân cách khác. Có thể thấy qua những sáng tác của họ. Bởi vì nghệ sĩ là những người có tâm hồn nhạy cảm ( nhiều lắm, nếu để ý thì bạn sẽ thấy ) bài hát có thể là diss ai đó or thể hiện sự nuối tiếc, nỗi buồn vô cùng, hay niềm vui... về một con người trừu tượng trông không hề giống họ. Nhưng lời ca thì sâu sắc đủ để chạm vào tâm hồn người nghe chứ không hề qua loa sáo rỗng. Sao có thể?

Nếu bạn yêu ai đó, nếu người đó có khóc to giữa đường khi buồn, có lắp bắp khi nói trước đám đông, có mặc một chiếc áo hơi kỳ cục ra phố, hát cho bạn nghe nơi công cộng, gặp thất bại, mắc phải sai lầm trong cuộc sống hoặc nổi nóng vì stress, đôi khi cư xử trẻ con, thì bạn có cảm thấy xấu hổ vì họ hay trách móc họ không?
Không. Bạn sẽ khóc, cười cùng người ấy. Bạn sẽ muốn cho họ những điều tốt hơn, muốn họ đạt được những ước muốn và mục tiêu. Kiên nhẫn khi họ mắc sai lầm và hướng dẫn họ trở thành 1 con người hoàn hảo hơn, chỉ cho họ điều đúng đắn. Dám nói với họ những điều mà họ không nhìn thấy được, điều mà họ chưa hoàn hảo. Tất cả đều là vì họ, giống như cha mẹ với con cái vậy.
Tuy nhiên thì tình yêu giữa hai người sẽ luôn có sự ích kỷ và đề phòng. Nên không bao giờ như tình yêu của cha mẹ.

Vậy nếu như trong chúng ta có một nhân cách khác yêu thương chúng ta như vậy? Sẽ không có sự ích kỷ.
Bản thân tôi cũng có một con người như thế trong mình. Và tôi nghĩ không phải tự nhiên nó sinh ra mà phải đạt được.
Hơi dài dòng nhưng nếu ai hiểu thì cũng đủ để hiểu mình đang nói gì.

Bài viết hay, chủ đề ổn.

Để đạt được thứ gì đó đôi khi mình hay chần chừ.

Thế nhưng hoàn toàn có thể thay đổi được điều đó.

Tạm ví dụ: Khi gặp gái.

Bình thường mình có thể là thằng cận, ngu ngơ, ko kinh nghiệm tình trường, thần kinh, giao tiếp kém.

Để có thể thoả mãn bản năng, mình dần tạo ra một "nhân cách" mới nhằm tận dụng các yếu điểm đó và bổ sung thêm điểm mạnh để thu hút người khác.

Thời đó cỡ cấp 2, đọc truyện tình cảm, xem phim, hiểu về tâm lý khác phái.

Giao tiếp kém thì vô group chat, đụt thì cố tìm tòi tạo phong cách riêng.

Nhát gái thì tập đếm 1 2 3 là action, ko do dự.

Thần kinh thì biến nó thành sự độc đáo, khác người - biến nó thành sự hài hước.

Mình về sau có thể chinh phục người khác giới chỉ qua vài câu thoại, lòi mặt ra nữa (ngoại hình ko tệ) thì chốt hạ ở nhà nghỉ.

...

Về sự nghiệp thì lại khác, mình phải "tự dối" mình.

Mình làm ở mảng nghệ thuật, nếu mình kém tự tin thì nó hiện hữu ngay trên tác phẩm.

Vậy là mình tự thuyết phục: "Mày là chuyên gia, từng thao tác mày đang làm được cả nhân loại chứng kiến!"

Vậy là cái tôi, lý tưởng, nhân cách - mọi thứ bùng nổ.

Nó đẩy cảm xúc và suy nghĩ lên mốc đê mê chất ngất!

Cảm giác say sưa làm việc, tiến tới hoàn hảo mang lại cảm giác ko thua gì sex với cô gái mà bạn yêu nhất... Chỉ khác là nó kéo dài đến vô tận!

Mình thường tự thôi miên (hay tâm lý học gọi là tự kỷ ám thì - ở mốc tuyệt đối) vào mỗi sáng.

...

Với gia đình và đời sống thì lại khác, do riêng tư nên ko lạm bàn.

--

Về lợi ích thì đã kể. Nhưng tác hại cũng ghê gớm.

Ở gái gú, sau một thời gian thì dễ chán - bản năng chinh phục lại trỗi dậy, vậy là bao cuộc tình chóng vánh trôi qua..

Kéo dài chỉ còn là nhục dục và trống rỗng.

Về sự nghiệp thì có thành tựu, nhưng đôi khi ý tưởng và andrenaline, morphine, endorphine nó hành hạ mình đến mất ngủ.

Nhiều khi não hoạt động quá độ, nó đẩy mình vào thế giới của mấy "thằng điên" đó.

"Bọn nó" toàn lôi kéo mình theo kiểu:

"Người ta có 24 giờ một ngày, nếu mày bỏ cả giấc ngủ, sinh tồn ở mức tối thiểu, mày sẽ vượt qua cả nhân loại!"

... Lũ điên.

Mọi thứ chừng mực thôi.

Đến hiện tại, mình chỉ có thể chia sẻ là:

"Bình thường là tốt nhất"

.

Ps: Mình cũng ko chắc là hiện tại mình có đang "bình thường" không nữa.

Hahahahahaha
 
Bài viết hay, chủ đề ổn.

Để đạt được thứ gì đó đôi khi mình hay chần chừ.

Thế nhưng hoàn toàn có thể thay đổi được điều đó.

Tạm ví dụ: Khi gặp gái.

Bình thường mình có thể là thằng cận, ngu ngơ, ko kinh nghiệm tình trường, thần kinh, giao tiếp kém.

Để có thể thoả mãn bản năng, mình dần tạo ra một "nhân cách" mới nhằm tận dụng các yếu điểm đó và bổ sung thêm điểm mạnh để thu hút người khác.

Thời đó cỡ cấp 2, đọc truyện tình cảm, xem phim, hiểu về tâm lý khác phái.

Giao tiếp kém thì vô group chat, đụt thì cố tìm tòi tạo phong cách riêng.

Nhát gái thì tập đếm 1 2 3 là action, ko do dự.

Thần kinh thì biến nó thành sự độc đáo, khác người - biến nó thành sự hài hước.

Mình về sau có thể chinh phục người khác giới chỉ qua vài câu thoại, lòi mặt ra nữa (ngoại hình ko tệ) thì chốt hạ ở nhà nghỉ.

...

Về sự nghiệp thì lại khác, mình phải "tự dối" mình.

Mình làm ở mảng nghệ thuật, nếu mình kém tự tin thì nó hiện hữu ngay trên tác phẩm.

Vậy là mình tự thuyết phục: "Mày là chuyên gia, từng thao tác mày đang làm được cả nhân loại chứng kiến!"

Vậy là cái tôi, lý tưởng, nhân cách - mọi thứ bùng nổ.

Nó đẩy cảm xúc và suy nghĩ lên mốc đê mê chất ngất!

Cảm giác say sưa làm việc, tiến tới hoàn hảo mang lại cảm giác ko thua gì sex với cô gái mà bạn yêu nhất... Chỉ khác là nó kéo dài đến vô tận!

Mình thường tự thôi miên (hay tâm lý học gọi là tự kỷ ám thì - ở mốc tuyệt đối) vào mỗi sáng.

...

Với gia đình và đời sống thì lại khác, do riêng tư nên ko lạm bàn.

--

Về lợi ích thì đã kể. Nhưng tác hại cũng ghê gớm.

Ở gái gú, sau một thời gian thì dễ chán - bản năng chinh phục lại trỗi dậy, vậy là bao cuộc tình chóng vánh trôi qua..

Kéo dài chỉ còn là nhục dục và trống rỗng.

Về sự nghiệp thì có thành tựu, nhưng đôi khi ý tưởng và andrenaline, morphine, endorphine nó hành hạ mình đến mất ngủ.

Nhiều khi não hoạt động quá độ, nó đẩy mình vào thế giới của mấy "thằng điên" đó.

"Bọn nó" toàn lôi kéo mình theo kiểu:

"Người ta có 24 giờ một ngày, nếu mày bỏ cả giấc ngủ, sinh tồn ở mức tối thiểu, mày sẽ vượt qua cả nhân loại!"

... Lũ điên.

Mọi thứ chừng mực thôi.

Đến hiện tại, mình chỉ có thể chia sẻ là:

"Bình thường là tốt nhất"

.

Ps: Mình cũng ko chắc là hiện tại mình có đang "bình thường" không nữa.

Hahahahahaha

The voice in ur head ?
Nếu có thể đưa tâm trạng về sự ổn định, k còn sự pha tạp của cảm xúc và ngoại cảnh thì sẽ dễ nhận ra trong đầu có nhiều hơn 1 tiếng nói. :)
Đôi lúc nó k hẳn là một tiếng nói mà còn là cả sự thôi thúc, dấu hiệu cho một sự kiện sắp diễn ra.
Fen chắc hẳn k ít lần tính nhẩm mà k dựa trên những quy tắc toán học nhưng vẫn có thể viết ra những con số ?

Gửi từ CUBOT QUEST bằng vozFApp
 
Moá tôi già rồi thường nhìn mọi thứ đơn giản, thấy các anh rối rắm fuk tạp vkl

Thay đổi bản thân, khắc phục những điểm yếu trong tính cách thì cứ nói thẳng vậy đi, đa đa nhân cách nghe mắc mệt
 
Tôi xây dựng 1 nhân cách khác đây, mỗi khi đi rau dưa xú gờ bấy bì hay pê gờ a thì ko phải tôi muốn đi đâu, đó là nhân cách thứ 2 của tôi :doubt: :doubt:
 
The voice in ur head ?
Nếu có thể đưa tâm trạng về sự ổn định, k còn sự pha tạp của cảm xúc và ngoại cảnh thì sẽ dễ nhận ra trong đầu có nhiều hơn 1 tiếng nói. :)
Đôi lúc nó k hẳn là một tiếng nói mà còn là cả sự thôi thúc, dấu hiệu cho một sự kiện sắp diễn ra.
Fen chắc hẳn k ít lần tính nhẩm mà k dựa trên những quy tắc toán học nhưng vẫn có thể viết ra những con số ?

Gửi từ CUBOT QUEST bằng vozFApp

Tiếng nói trong đầu thì ai cũng có, dĩ nhiên theo nghiên cứu thì có nhiều trường hợp... Hoàn toàn ko có.

Tiếng nói trong đầu... Nói sao nhề.

Mình tạo ra một căn phòng, phân cho "những người" trong đó những cá tính khác nhau.

Dựa trên từng tình huống mà mình sẽ dùng nhân cách nào đó để ứng phó.

Mình tạm ví dụ như, khi lên bàn nhậu.

Nếu sếp là dân cơm sườn thì mình dùng kinh nghiệm nói chuyện kiểu cơm sườn, nếu là cọng hành thì nói chuyện kiểu cọng hành.

Mình thường kiểm soát tốt để đạt được lợi ích. Nhưng khi dính tới tình cảm thì lại rất phiền :(

Mình là thể loại khóc, cười cùng nhân vật, khi đọc - xem, mình mô phỏng trạng thái bản thân như nhân vật để hiểu được tâm lý của họ (mình cũng áp dụng kỹ năng này cho cưa gái).

Đến hiện tại thì nhiều khi rất khốn khổ với điều này.

Bởi nhiều khi một hành động "vô ý" của ai đó khiến mình phải đào rất sâu vào các dữ liệu của bản thân.

"Họ muốn gì? Họ đang truyền đạt gì?
Mục đích gì? Họ đang giúp mình? Họ đang gạt mình? Họ đang thử thách mình?"

Bị hành hạ một thời gian dài, đánh mất "con người thật".

Giờ đỡ nhiều rồi.

Còn kỹ năng của mình thiên về hình học, cảm xúc, trừu tượng.

Mình đang hệ thống lại tư duy theo lối logic cho dễ xài hơn chứ giờ trực giác nhiều quá.
 
Topic này hay đấy, mình thích ý của thớt về 'người quan sát'. Nghĩ lại thì mình cũng có một 'người quan sát' trong đầu, đúng là nó ko phải sinh ra mà tự nhiên có được, phải qua giai đoạn trưởng thành, ổn định về tính cách, quan điểm sống thì mới hình thành. Cá nhân mình thấy quan trọng nhất là khi mình hoàn toàn hiểu và chấp nhận bản chất của con người mình, ko tự lừa dối bản thân là mình là người luôn tốt bụng, luôn nghĩ cho người khác, ảo tưởng về nhân cách của mình (cái này bị ám thị do gia đình, tôn giáo).

Tới lúc chừng 25 tuổi là thấy đời bắt đầu dễ sống hơn, biết chấp nhận là mình có lúc ích kỉ, nhận ra mình hay ghen tị khi người khác giỏi hơn mình, ý thức được việc mình hay so sánh cuộc sống mình với người khác... Khi nhận ra và chấp nhận những thứ đó là 1 phần con người mình thì mình sẽ chủ động điều khiển được những tính xấu đó ở trong suy nghĩ, thí dụ như thấy ai đó được gì đó hơn mình, ok, cho tâm trí gato nửa tiếng, sau đó thì thôi, back to reality. Cái này chắc là 'người quan sát' theo ý thớt.
 
Topic này hay đấy, mình thích ý của thớt về 'người quan sát'. Nghĩ lại thì mình cũng có một 'người quan sát' trong đầu, đúng là nó ko phải sinh ra mà tự nhiên có được, phải qua giai đoạn trưởng thành, ổn định về tính cách, quan điểm sống thì mới hình thành. Cá nhân mình thấy quan trọng nhất là khi mình hoàn toàn hiểu và chấp nhận bản chất của con người mình, ko tự lừa dối bản thân là mình là người luôn tốt bụng, luôn nghĩ cho người khác, ảo tưởng về nhân cách của mình (cái này bị ám thị do gia đình, tôn giáo).

Tới lúc chừng 25 tuổi là thấy đời bắt đầu dễ sống hơn, biết chấp nhận là mình có lúc ích kỉ, nhận ra mình hay ghen tị khi người khác giỏi hơn mình, ý thức được việc mình hay so sánh cuộc sống mình với người khác... Khi nhận ra và chấp nhận những thứ đó là 1 phần con người mình thì mình sẽ chủ động điều khiển được những tính xấu đó ở trong suy nghĩ, thí dụ như thấy ai đó được gì đó hơn mình, ok, cho tâm trí gato nửa tiếng, sau đó thì thôi, back to reality. Cái này chắc là 'người quan sát' theo ý thớt.

Người quan sát thì có một cách để thấy.

Là hãy thử tự đọc lại comment của bạn.

Khi đó bạn là "người quan sát".

Nhưng ở góc độ tâm lý thì phức tạp hơn.

Mình từng hỏi một sư thầy là:

"Làm sao mà lúc nào cũng thiền được? Chuyện đó khó khăn như vừa đọc cửu chương vừa nói chuyện vậy!"

(Thiền ở đây hãy tạm hiểu thiền = người quan sát)

Thì thầy bảo:

"Thì cứ làm xong, rồi thiền tiếp thôi".
 
Tiếng nói trong đầu thì ai cũng có, dĩ nhiên theo nghiên cứu thì có nhiều trường hợp... Hoàn toàn ko có.

Tiếng nói trong đầu... Nói sao nhề.

Mình tạo ra một căn phòng, phân cho "những người" trong đó những cá tính khác nhau.

Dựa trên từng tình huống mà mình sẽ dùng nhân cách nào đó để ứng phó.

Mình tạm ví dụ như, khi lên bàn nhậu.

Nếu sếp là dân cơm sườn thì mình dùng kinh nghiệm nói chuyện kiểu cơm sườn, nếu là cọng hành thì nói chuyện kiểu cọng hành.

Mình thường kiểm soát tốt để đạt được lợi ích. Nhưng khi dính tới tình cảm thì lại rất phiền :(

Mình là thể loại khóc, cười cùng nhân vật, khi đọc - xem, mình mô phỏng trạng thái bản thân như nhân vật để hiểu được tâm lý của họ (mình cũng áp dụng kỹ năng này cho cưa gái).

Đến hiện tại thì nhiều khi rất khốn khổ với điều này.

Bởi nhiều khi một hành động "vô ý" của ai đó khiến mình phải đào rất sâu vào các dữ liệu của bản thân.

"Họ muốn gì? Họ đang truyền đạt gì?
Mục đích gì? Họ đang giúp mình? Họ đang gạt mình? Họ đang thử thách mình?"

Bị hành hạ một thời gian dài, đánh mất "con người thật".

Giờ đỡ nhiều rồi.

Còn kỹ năng của mình thiên về hình học, cảm xúc, trừu tượng.

Mình đang hệ thống lại tư duy theo lối logic cho dễ xài hơn chứ giờ trực giác nhiều quá.
It's a trade.
Nhưng đừng hệ thống lại. Giống như khơi thông một hồ lớn thành những rãnh nhỏ. Sau khi tạo rãnh những thứ mới k thể tạo ra điều khác biệt vì sẽ luôn chảy theo những con đường cũ.
Đó là lí do fen nên dành thời gian để "quên" những con đường cũ và luôn tiếp nhận đc những điều mới.

Gửi từ CUBOT QUEST bằng vozFApp
 
It's a trade.
Nhưng đừng hệ thống lại. Giống như khơi thông một hồ lớn thành những rãnh nhỏ. Sau khi tạo rãnh những thứ mới k thể tạo ra điều khác biệt vì sẽ luôn chảy theo những con đường cũ.
Đó là lí do fen nên dành thời gian để "quên" những con đường cũ và luôn tiếp nhận đc những điều mới.

Gửi từ CUBOT QUEST bằng vozFApp

Lul, dạo này bế quan, ko đủ thời gian nên đang tập trung cho bản thân.

Xây dựng hình ảnh "chuyên gia tử vì đạo"
 
Moá tôi già rồi thường nhìn mọi thứ đơn giản, thấy các anh rối rắm fuk tạp vkl

Thay đổi bản thân, khắc phục những điểm yếu trong tính cách thì cứ nói thẳng vậy đi, đa đa nhân cách nghe mắc mệt
Vì cuộc sống của bạn có thể đơn giản hơn những người khác. Bạn thử kể tôi nghe những điểm yếu trong tính cách mà bạn đã khắc phục đc đi?
Bụng bia thành 6 múi?
Lương 5tr trở thành 50tr trong vàinăm?
Theo đuổi một người ở cách nửa vòng trái đất?
Lầm lì ít nói trở thành leader ? trở thành giống một 'extrovert'?

Những chuyện này tôi đều thấy rồi. Và tôi biết tất cả họ đều phải có một động lực rất lớn để có thể làm.
Maybe bạn có thể có 1 hình mẫu để noi theo, có một người anh, người thầy chỉ bảo, có gia đình, có quý nhân, bạn bè tốt trong quá trình trưởng thành để hoàn thiện. Còn đối với tôi, chỉ có tôi dựa vào tôi mà thôi.
Không hẳn gọi là đa nhân cách. Đa nhân cách là một căn bệnh. Cũng không đơn giản là khắc phục điểm yếu trong tính cách. Tôi thấy khó giải thích quá, những người biết tôi đang nói gì thì họ tự liên hệ hiểu ngay còn chưa bao giờ cảm thấy thì chắc nói cũng ko hiểu.
 
đừng nhầm giữa việc thay đổi tính cách sớm nắng chiều mưa, lúc yêu chó lúc thèm thịt chó không ngủ nổi với việc có 1 thằng khác trong đầu xúi giục mình ăn thịt chó không nó khua chiêng gõ mõ không cho mình ngủ nha fen.
janDexM.jpg
 
Tiếng nói trong đầu thì ai cũng có, dĩ nhiên theo nghiên cứu thì có nhiều trường hợp... Hoàn toàn ko có.

Tiếng nói trong đầu... Nói sao nhề.

Mình tạo ra một căn phòng, phân cho "những người" trong đó những cá tính khác nhau.

Dựa trên từng tình huống mà mình sẽ dùng nhân cách nào đó để ứng phó.

Mình tạm ví dụ như, khi lên bàn nhậu.

Nếu sếp là dân cơm sườn thì mình dùng kinh nghiệm nói chuyện kiểu cơm sườn, nếu là cọng hành thì nói chuyện kiểu cọng hành.

Mình thường kiểm soát tốt để đạt được lợi ích. Nhưng khi dính tới tình cảm thì lại rất phiền :(

Mình là thể loại khóc, cười cùng nhân vật, khi đọc - xem, mình mô phỏng trạng thái bản thân như nhân vật để hiểu được tâm lý của họ (mình cũng áp dụng kỹ năng này cho cưa gái).

Đến hiện tại thì nhiều khi rất khốn khổ với điều này.

Bởi nhiều khi một hành động "vô ý" của ai đó khiến mình phải đào rất sâu vào các dữ liệu của bản thân.

"Họ muốn gì? Họ đang truyền đạt gì?
Mục đích gì? Họ đang giúp mình? Họ đang gạt mình? Họ đang thử thách mình?"

Bị hành hạ một thời gian dài, đánh mất "con người thật".

Giờ đỡ nhiều rồi.

Còn kỹ năng của mình thiên về hình học, cảm xúc, trừu tượng.

Mình đang hệ thống lại tư duy theo lối logic cho dễ xài hơn chứ giờ trực giác nhiều quá.
Mình thấy bạn hơi mơ hồ. Thiếu kiểm soát.
Ở trường hợp của mình. "Nhân cách" kia là đứa đưa cho mình mục tiêu. Là đứa biết rằng phải làm gì để mình cảm thấy tốt hơn. Trở thành con người tốt hơn. Là đứa sẽ giúp mình bình tĩnh trong những tình huống khó. Và đặc biệt là cảnh báo mình khi nào cảm xúc đi quá xa.
- Ví dụ: mình cũng làm đàn ông và thích gái. Nhưng phần kia của mình biết rằng: Đó là do hoocmoon, sau khi out thì mình sẽ chán. Tính cách của mình là chinh phục. Chịch nhiều gái cũng sẽ không giúp mình quên được con cá mà mình đã mất. ( qua nhiều lần chạy theo hoocmoon mình thì phải nó là đúng vậy, không sai, chỉ mang lại cảm giác tội lỗi ) Vậy nên dừng cái việc làm vô bổ là tán tỉnh phụ nữ chỉ vì mày có thể và mày cũng chỉ muốn ngủ với họ.
 
Mình thấy bạn hơi mơ hồ. Thiếu kiểm soát.
Ở trường hợp của mình. "Nhân cách" kia là đứa đưa cho mình mục tiêu. Là đứa biết rằng phải làm gì để mình cảm thấy tốt hơn. Trở thành con người tốt hơn. Là đứa sẽ giúp mình bình tĩnh trong những tình huống khó. Và đặc biệt là cảnh báo mình khi nào cảm xúc đi quá xa.
- Ví dụ: mình cũng làm đàn ông và thích gái. Nhưng phần kia của mình biết rằng: Đó là do hoocmoon, sau khi out thì mình sẽ chán. Tính cách của mình là chinh phục. Chịch nhiều gái cũng sẽ không giúp mình quên được con cá mà mình đã mất. ( qua nhiều lần chạy theo hoocmoon mình thì phải nó là đúng vậy, không sai, chỉ mang lại cảm giác tội lỗi ) Vậy nên dừng cái việc làm vô bổ là tán tỉnh phụ nữ chỉ vì mày có thể và mày cũng chỉ muốn ngủ với họ.

Đồng ý.

Nhiều khi hay bị mất kiểm soát lắm, cảm xúc nó đẩy mình tới những phạm trù hết sức phi thường, nhưng đôi khi cũng ném mình vô các hoàn cảnh cực kỳ oái ăm.

Mình ko phải tuýp thuần hướng nội hay ngoại.

Mình là loại lai tạp giữa cả 2 thái cực đó.

Nghĩa là: khi tiếp xúc với dân hướng nội, mình trò chuyện, thấu cảm được. Có thể là một người tử vì đạo nếu cần thiết.

Khi tiếp xúc với dân hướng ngoại, mình có thể thành player, đốn mạt, hiểu rõ tứ đổ tường.

Vậy nhưng, cảm giác thoải mái nhất thì lại là tách biệt hoàn toàn để đào bới khả năng bên trong.

...

Việc kiểm soát hiện tại là "cực kỳ khó khăn".

Nó buộc mình phải chọn một trong 2 thái cực, hoặc lý tính điên cuồng - hoặc tình cảm đến mức điên dại.

Nó như lựa chọn:

Hoặc đi học - lo cho sự nghiệp.

Hoặc đi chơi với gái - gái sẽ cho mình tất cả.

Cả 2 lựa chọn này đều mang đến các cảm giác sung sướng khác nhau, kèm theo đó cũng có đau khổ khác nhau.

...

Ở những trường hợp lựa chọn 1 trong 2 như trên. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

"Từng nhân cách" sẽ nhảy ra, góp ý, tranh luận.

Và mình - người quyết định sẽ chịu trách nhiệm cho hành động đó.

Lol, cảm giác giống thuyền trưởng với cả một phi hành đoàn ghê.

Ps: "Nhân cách kia" có lẽ là "thuyền trưởng" mà mình đang nói đến.

Đôi khi thuyền trưởng cũng là một thằng ngốc.
 
Back
Top