thảo luận Shōgun - Chiến tranh, dục vọng và quyền lực

Phiến bằng inox, liên kết bằng vải/da thì bền phết thím ơi, ko dễ hỏng đâu
Còn tất nhiên làm số lượng lớn thì rẻ hơn rồi, nhưng mà dự án của nhà nước thì kiểu j chả đội vốn lên :shame:
View attachment 2380994
View attachment 2380989
liên kết bằng vải/da , ăn chém một nhát đứt dây có bị bung hết giáp k nhể
LAqd64z.png
 
Báo thủ đời nào cũng có.
XE8gxo0.png
Thật xem phim xong thấy nhiều cái đến ngày nay vẫn chuẩn. Đúng là các cụ nói cấm có sai. :sure:

P/S: Sub bao giờ dịch xong sẽ lên nhé. Chứ mình chẳng om làm gì, vì 1 lần xem sub eng + 1 lần vừa xem vừa dịch + 1 lần QC là coi như mình biết rồi. Có chăng lâu lâu nữa mới coi lại. :beauty:
Tối nay có ko thím hóng hóng quá
 
coi video từ phim về thời kỳ này trên Youtube, thấy tụi Ashigaru dan hàng cầm giáo dài xông lên chọt chọt, quất quất nhìn thốn thiệt chứ, tụi Hy Lạp cũng sài giáo mà tụi nó dùng khiên nữa nên nhìn đỡ thốn. :shame: mà cho hỏi sao tụi Nhật không sài khiên vậy
theo mình biết katana ở nhật chỉ mang tính lễ nghi, biểu tượng thôi. còn vũ khí thực chiến thì người nhật cổ thích dùng thần khí naginata có cán dài, lưỡi nhọn hơn. ko biết chuẩn ko các fen

FB_IMG_1710317558264.jpg
 
con bé kỹ nữ ep 1 . về sau có xuất hiện nữa ko các bác

e mê đôi mắt gợi tình quá huhuh. nhìn phát hút hồn mất. chưa kệ đôi vếu tròn , to vừa . ko to quá.

đúng gu mất
 
theo mình biết katana ở nhật chỉ mang tính lễ nghi, biểu tượng thôi. còn vũ khí thực chiến thì người nhật cổ thích dùng thần khí naginata có cán dài, lưỡi nhọn hơn. ko biết chuẩn ko các fen

View attachment 2381493
Naginata là do cán dài, lưỡi dài, động tác chém nên có tính phòng thủ cao, phụ nữ dùng được. Cái này trên chiến trường tùy thời điểm.

Nhưng nhìn chung ở trên thế giới trước thời có hỏa khí thì giáo vẫn là phổ biến nhất vì tầm đánh tốt và động tác đâm đơn giản, tốn ít kim loại, dễ chế tạo vì chỉ cần 1 đầu sắt nhọn; kiếm luôn là thứ rất đắt đỏ. Nhật cũng tương tự, chủ yếu là ashigaru cầm yari là đông vì samurai số lượng không bằng. Đến thời Nobunaga thì matchlock bắt đầu phổ biến dần, lũ samurai cũng dùng matchlock thôi. Katana là thứ làm màu, vừa kém bền vừa đắt.

Trước thời có quân đội quốc gia thì hầu như binh lính chỉ có nòng cốt là đám knight/samurai của đám lãnh chúa và huy động thêm dân nên lực lượng tinh nhuệ ít lắm. Toàn kéo nông dân đi đánh nhau nên cần trang bị rẻ và huấn luyện đơn giản, giáo là thứ vũ khí phù hợp nhất.

1710318902690.png


Bài này ở Hội những người thích tìm hiểu về lịch sử giải thích khá đúng:
Nhân có bài của thằng Chanh nên mình chia sẻ luôn về tính thực chiến của Katana do hôm nọ nghe bạn nào đấy học Kendo được vài tháng trong group mình Overrated Katana quá đà, đến bBkken các bạn còn chưa được cầm thì các bạn dựa vào đâu mà nói Katana là đệ nhất binh khí của Nhật ?
Về mặt kỹ thuật của thanh Katana
Katana khác với các loại đao kiếm khác ở chỗ là nó được ghép và rèn lại bởi nhiều miếng nối khác nhau.
Vậy tại sao lại như vậy ? Theo ghi chép từ các thợ rèn kiếm Nhật thì đấy là do chất thép của Nhật khá là giòn, không có độ đàn hồi cao, vì không thể uốn cong nó do dễ vỡ nên họ đã khắc phục bằng cách tạo ra các khớp nối khác nhau.
Việc kim loại của Nhật dễ vỡ cũng được chứng tỏ khá rõ trong công đoạn rèn, ví dụ như bình thường khi rèn thợ sẽ gõ 18-20 lần búa nhưng Katana thì chỉ gõ có 8
Tuy nhiên cũng không phải Nhật không có kim loại mềm, quả thực nó hiếm hơn nhưng không phải không có. Nhưng tại sao người ta lại chuộng kim loại giòn để làm kiếm tới vậy ?
Lý do rất đơn giản, kim loại mềm của Nhật rất dễ bị uốn cong, trong khi để có được một lưỡi kiếm sắc bén và thẳng tắp thì họ cần một loại kim loại cứng hơn.
Vậy nên phần kim loại mềm thường được rèn với mục đích làm điểm tựa cũng như điểm nối cho lưỡi kiếm bằng kim loại giòn.
Đây là lý do tại sao Katana được ghép lại bởi nhiều loại thép khác nhau thay vì rèn nguyên khối.
Việc mài rũa và chạm khắc thì miễn bàn rồi, cần ít nhất 3 nghệ nhân để hoàn thành một thanh Katana, rèn kiếm, mài kiếm và gia công tay cầm cho kiếm
Vậy độ bền của nó thì sao ?
Bản thân thanh kiếm đã nói lên sự yếu ớt của nó rồi. Nếu bạn để ý thì thanh Katana luôn có một điểm chồi lên giữa phần tay cầm và lưỡi kiếm, nó thường có màu vàng và bọc quanh lưỡi kiếm. Tới đây chắc bạn đang nghĩ nó chỉ đơn thuần là một dạng trang trí nhưng không, nó chính là khớp "cố định" lưỡi kiếm sao cho khi chém nó không bị gãy làm đôi ngay lập tức.
Vậy nên cái joke Katana dễ gãy không sai đâu, việc các Samurai phải bảo trì Katana thường xuyên cũng là vì nó thực sự rất mỏng manh dễ vỡ. Kể cả sử dụng chất thép và công nghệ hiện nay thì với cấu tạo của Katana, nó vẫn dễ dàng bị thanh Longsword chém làm đôi.
Các Samurai thường xuyên sử dụng Yari và Naginata nhiều hơn, hay như bài dưới hình là súng.
1710321054466.png
 
Last edited:
Có bài này khá hay về lâu đài Nhật, link gốc ở đây.


CÓ GÌ HAY HO Ở MỘT PHÁO ĐÀI NHẬT ?
Chắc chắn mọi người không lạ với các pháo đài, loại công trình kiến trúc được xây dựng cho các nhiệm vụ phòng thủ, để trấn giữ một khu vực hoặc một tuyến đường khỏi sự tấn công của kẻ thù. Khi nhắc đến pháo đài kiên cố của châu Âu, sẽ là một pháo đài không nhất thiết phải đồ sộ, nhưng có những bức tường lớn và vững chãi, được xây dựng ở những khu vực đồi cao hoặc địa hình hiểm trở, được trấn giữ bởi một số lượng quân đồn trú có khả năng phòng thủ với kẻ địch đông hơn gấp bội trong hàng tháng thậm chí hàng năm...

Vậy với một pháo đài Nhật thì sao ?
Pháo đài của Nhật có hai kiểu: Xây dựng ở khu bằng phẳng hoặc ở trên đồi núi cao. Các lâu đài kiểu cũ hơn của thời kỳ Sengoku thường được xây dựng trên núi, với một loạt các lâu đài nhỏ hơn bao quanh khu vực , làm cho việc chiếm nó trở thành một đề xuất rất khó khăn vì chỉ cần leo lên lâu đài chính vẫn có thể sẽ mất hầu hết thời gian trong ngày dù bạn quyết tâm, có thần lực phù hộ hay bố bạn là The Flash, chứ đừng nói đến việc bạn chiến đấu theo cách của bạn và chạy như bay lên trên đồi. Tuy nhiên theo thời gian, các pháo đài ở đất bằng được ưa chuộng hơn vì chúng dễ hoạt động như một trung tâm hành chính bao quanh khu dân cư hơn.

Đầu tiên là về cấu trúc lâu đài chính. Trừ phần nền dưới cùng của lâu đài được sử dụng bằng đá và chứa sỏi và cát ở trong khiến nó rất vững chắc. Các lâu đài của Nhật cũng có cấu trúc theo hình kim tự tháp, dốc và phình từ phía dưới và nhọn dần lên phía trên. Các cấu trúc phía trên thường được làm bằng gỗ, có vẻ vì động đất không phải là một người bạn đáng yêu đối với pháo đài Nhật. Với kiến trúc kiểu này, rất khó để khiến cho pháo đài bị pháo binh bắn sập (dù rằng phần lâu đài bằng gỗ thì cháy như ngọn lửa cao nguyên), ngay cả khi sau đó chúng ta có đại bác đạn nổ. Bằng chứng là trong trận Aizu, pháo đài Wakamatsu liên tục bị liên quân Satcho nã pháo vào trong suốt một tháng, phần lâu đài chính nát nhừ như một mớ tương bần Cự Đà nhưng pháo đài không sập (ông nào xem Byakkotai sẽ biết đội Bạch Hổ của Aizu hoặc chơi Total War cũng được, câu chuyện về đội trẻ này đã tự sát vì thấy khói bay ra tưởng pháo đài bị hạ). Tuy nhiên, vì các phiến đá phía dưới khá là to và dốc thoải dần lên phía trên, quân tấn công có thể dễ dàng trèo và leo tường mà không cần phải dùng dăm ba cái thang. (Đó là lí do nếu bạn chơi Total War Samurai 2 sẽ thấy phe tấn công cứ leo thành như chấn bé đù).

Cái thứ hai đó chính là các Hào nước. Trong khi phần nhiều các pháo đài châu Âu chỉ sử dụng một con hào chính bao quanh lớp tường ngoài cùng, thì pháo đài Nhật sẽ thường trang bị hẳn cho mình hai cái hào nước. Một cái hào bên ngoài để cản quân địch áp sát bức tường -tất nhiên, và cái còn lại thì nằm ở bên trong pháo đài nhằm cung cấp nguồn nước chữa cháy, thậm chí là để sử dụng trong thành. Hay ho hơn là, đôi khi hai con hào nằm ngăn cách nhau bởi bức tường. Điều này sẽ thực sự tệ với các kẻ tấn công, khi bạn ướt lướt thướt vượt qua được con hào thứ nhất, trèo qua bức tường với sức mạnh của một Ninja, rồi ngậm ngùi tiếp tục nhìn thấy cái hào thứ hai trước mặt. Bạn sẽ bơi tiếp trước sự cười mỉa của mấy thằng loz thủ thành hay tìm cách bơi ngược ra để tìm đường khác? Kiểu nào thì cũng ức chế cả
Cái thứ ba đương nhiên là các bức tường thành. Không giống như châu Âu nơi các bức tường thành làm bằng đá to nguyên khối, tường thành Nhật (Dobei) thấp hơn, rẻ tiền hơn và làm chủ yếu từ đất sét và một số loại cỏ cứng với bùn lẫn lộn trộn vào nhau đắp lên. Phần đá chủ yếu nằm ở dưới chân thành, làm từ các đá nhỏ theo hình kim từ tháp để tránh thiệt hại tối thiểu khi động đất Theo thời gian, một số bức tường được phủ thêm thạch cao trắng, một kiểu sơn tường để tăng dam
🐧
và chống cháy hiệu quả hơn. Cũng có một số bức tường sử dụng hỗn hợp cát và đất sét. Chúng chắc chắn nhưng chi phí xây dựng cùng thời gian cắt cổ nên không được sử dụng nhiều, một số pháo đài nổi tiếng ở Nhật như Himeji vẫn còn lại một đoạn tường này.

1710320730573.png


Chắc chắn sẽ có người thắc mắc, pháo đài Nhật không sử dụng quá nhiều đá, kiến trúc thì dễ leo trèo, nó sẽ phòng thủ kiểu gì? Không dùng như các pháo đài châu Âu cần dựa vào sức mạnh của các bức tường và cộng sự, các pháo đài của Nhật dựa vào một hệ thống phòng thủ độc lạ Nippon hơn theo kiểu "mê cung" Trong đó, các tuyến đường và cấu trúc trong pháo đài được củng cố và sắp xếp tạo thành rất nhiều con đường bắt buộc phải đi qua, và được ngăn bởi các bức tường xung quanh, khiến cho quân tấn công không có khả năng nhân diện được vị trí hay định vị mình đang ở đâu. Trong khi đó, quân phòng thủ có thể bắn tỉa hoặc hạ sát họ từ các vị trí xung quanh trong khi đối phương còn đang không hiểu mình ở chỗ nào. Đây là một ví dụ điển hình về một lâu đài thời Sengoku thực sự như thế nào, những ngọn núi bên ít nhiều không thể tiếp cận trừ khi bạn đi theo đúng con đường đã mở, vượt qua con hào và bức tường đầu tiên
1710320775300.png


Đó là một hệ thống phòng thủ có chiều sâu hơn, địa hình hạn chế khả năng thực sự sử dụng số đông của kẻ tấn công, buộc phải leo những con đường hẹp có nghĩa là bạn chỉ có thể cố gắng đi lên một vài người cùng một lúc, điều này ít nhiều loại bỏ lợi thế về số lượng của bạn, trong khi đó bạn chiến đấu và leo dốc suốt chặng đường. Lấy một ví dụ kinh điển như trường hợp của lâu đài Himeji, lối đi từ cổng vào cho tới lâu đài chính chỉ có khoảng 100m, nhưng bạn sẽ đi một con đường vừa dài vừa hẹp vừa lên voi xuống chó dài 325m. Thậm chí ngay cả khi lâu đài trở thành địa điểm tham quan, và có hàng tá hướng dẫn cùng biển chỉ, nhưng việc điều hướng tham quan lâu đài vẫn là sự ức chế vãi đái của du khách. Vậy hãy thử tưởng tượng bạn là kẻ tấn công, và cứ phải chạy vòng quanh một cái mê cung hình xoắn ốc với tận 84 cái cổng xem
:v
Có khác gì cái Minas Tirith phiên bản Nippon không. Quan trọng hơn là bạn sẽ không thể di chuyển trong yên bình, bởi kẻ thù sẽ nấp sau những lỗ châu mai và phóng đủ mọi thứ chết người vào bạn, còn bạn chỉ có thể bất lực tìm đường cho tới khi tìm ra được con đường đúng.

Với hệ thống phòng thủ độc lạ này, việc sử dụng khí cụ công thành không mang lại quá nhiều kết quả so với pháo đài phương Tây. Có lẽ đấy cũng là lí do khiến cho dù Nhật rất phát triển về súng hỏa mai nhưng lại không phát triển về pháo binh hay các vũ khí công phá thành trì. Nhờ đó, không giống với các pháo đài phương Tây, việc bị thủng hoặc sụp đổ tường thành là một điều nguy hiểm, thì ở Nhật, bạn càng cố gắng chọc thủng bức tường, bạn sẽ chỉ có thêm khả năng gặp phải bức tường tiếp theo, hào nước, người ngoài hành tinh, quần lót của Thiên Hoàng... chứ chưa chắc đã tiếp cận được ngay với lâu đài chính. Tất nhiên là những pháo đài của Nhật cũng có nhược điểm, bởi vì sự phức tạp trong đường đi lối lại đôi khi khiến cho quân phòng thủ kiểm soát khó khăn hơn, nhất là khi quân tấn công hoàn toàn áp đảo về mặt số lượng.
 
Toranaga lên phim nhìn đám lính đông và hô hào khí thế chứ thực tế lịch sử ông này làm chính trị giỏi, thức thời chứ đánh đấm khá bình thường trong đám daimiyo thời sengoku, có thể cũng vì toàn gặp thành phần máu mặt như Takeda Shingen hay Toyotomi Hideyoshi nên không ăn được.

Ngày này năm xưa 25/1/1573 trận Mikatagahara
Đây có lẽ là trận thất bại lớn nhất trong cuộc đời của tướng quân (Shogun) Tokugawa Ieyasu.
Bấy giờ vị tướng huyền thoại Takeda Shingen dẫn đại quân đến Kyoto tranh bá với Oda Nobunaga, hành quân của lãnh địa của Ieyasu - lúc đó còn là chư hầu nhà Oda.
Ieyasu xếp trận Hạc dực (cánh hạc) (chữ V), với đội súng hỏa mai - vũ khí mới nhất bấy giờ, còn nhà Takeda với ưu thế kị binh xếp trận Ngư lân (vảy cả, hình tam giác). Với địa hình bằng phẳng, kị binh Takeda coi súng hỏa mai như dbrr và càn quét trận địa nhà Tokugawa. Ieyasu thua thảm, và phải nói được tổ tiên, chân mệnh phụ thiên tử (thiên tử là thiên hoàng rồi, phụ thiên tử thôi) gánh còng lưng thì ông chạy về thành cùng đúng 5 thằng lính
🐧

Khác với Oda hay các samurai trong truyện, dù gần như mất trắng nhưng Ieyasu không ngửa mặt than trời mà rạch bụng, ông cho mở toang cửa thành, đánh trống, đốt đèn - báo cho tàn quân biết chỗ chạy về
🐧
. Takeda Shingen thì nghi có phục binh nên dừng lại đóng quân. Đến đêm, Ieyasu cùng vài chục ninja xông ra đánh phá trại nhà Takeda khiến Shingen ngờ có viện quân do đó lui binh.
Tương truyền, Ieyasu cho vẽ bức chân dung mô tả ông trong trận Mikatagahara với vẻ mặt "khó ở" để dạy đời sau phải cẩn thận trong chiến trận, như ông còn ăn may chứ gặp người khác thì chắc thành ma chứ không phải thành vua chúa.
1710321879342.png
 
Ủa thằng này chiếu trên hulu và disney mà. Sao k có sub việt bên disney à
À mới check lại , nhiều sub mà k có sub việt

Gửi từ Samsung SCV42 bằng vozFApp
 
Ủa thằng này chiếu trên hulu và disney mà. Sao k có sub việt bên disney à
À mới check lại , nhiều sub mà k có sub việt

Gửi từ Samsung SCV42 bằng vozFApp
Do người Việt có thói ruồng bỏ tiếng Việt nên các sản phẩm người ta ra rất nhiều tiếng nhưng éo có tiếng Việt, ngoại trừ Mihoyo
 
Do người Việt có thói ruồng bỏ tiếng Việt nên các sản phẩm người ta ra rất nhiều tiếng nhưng éo có tiếng Việt, ngoại trừ Mihoyo
Ngôn ngữ không phổ biến, thị trường không có, lợi nhuận không có thì hãng họ không thuê người dịch phụ đề thôi. NF, AMZN, ATVP cũng mãi về sau mới có sub VIE, ban đầu làm gì có. :embarrassed:

P/S: Lên tập 4.
Code:
https://subscene.com/subtitles/shogun-shgun-first-season/vietnamese/3302653
 

Thread statistics

Created
<Loading>,
Last reply from
nhattalas,
Replies
2,011
Views
185,029
Back
Top