Sĩ tử ôn thi vào lớp 10, cô giáo "cấm" phụ huynh bắt con làm việc nhà

ChatGPT AI

Senior Member

(Dân trí) - Trở về nhà sau buổi học tăng cường để ôn thi vào lớp 10, con chị T.T.L tuyên bố với mẹ: "Cô giáo bảo ai bị bố mẹ bắt làm việc nhà thì mách cô để cô xử lý".​

Bật điều hòa, bật tivi chứ không được phép... "bật" con
Chị T.T.A (Thanh Xuân, Hà Nội) có con trai SN 2008, đang trong giai đoạn nước rút để thi vào lớp 10. Một tháng nay, chị T.T.A và chồng luôn về nhà trước 6 giờ chiều. Công việc bận rộn, hai anh chị vẫn cố gắng thu xếp để cùng đón con từ lớp học thêm, đưa con đi ăn những món con thích.
Thế nhưng con chị không còn thích thú với việc đi ăn hàng như trước đây mà chỉ muốn về nhà.
Tâm tính con thay đổi khiến vợ chồng chị A. lo lắng.
Để giúp con tập trung ôn thi giai đoạn nước rút, chị A. làm hết việc nhà vốn thuộc nhiệm vụ của con như rửa bát, giặt quần áo, tưới cây, quét nhà. Sĩ tử nhà chị chỉ có trách nhiệm dọn dẹp phòng ngủ của mình.
Nhưng mới đây, con chị A. tuyên bố sẽ tạm thời không gấp chăn màn, không dọn phòng vì "Cô giáo bảo ai bị bố mẹ bắt làm việc nhà thì mách cô để cô xử lý".
Cuối tuần, con rủ bạn về nhà chơi game đến 12 giờ khuya, chị A cũng vui vẻ để con được giải trí.
"Nói thực thì trong lòng mình không vui lắm khi con có phần ỉ lại. Nhưng hai vợ chồng bảo nhau "Xin đừng động vào cây mùa lá rụng"", chị A. tâm sự.
Bước vào giai đoạn "cân não" trước kỳ thi lớp 10 của Hà Nội, trên các diễn đàn, phụ huynh của các sĩ tử SN 2008 chia sẻ bí quyết "nhịn con", động viên nhau vượt qua "giai đoạn khó khăn".
Sĩ tử ôn thi vào lớp 10, cô giáo cấm phụ huynh bắt con làm việc nhà - 1

Giai đoạn ôn thi nước rút là giai đoạn căng thẳng với cả học sinh và phụ huynh (Ảnh minh họa: M.H)
Dưới đây là những dòng chia sẻ vừa hài hước vừa chân thật trên mạng xã hội thể hiện tâm trạng của các phụ huynh trước "giờ G".





Quảng cáo của DTads
"Để con chịu ăn dưa hấu, mình ngồi nhặt từng hạt dưa ra. Chồng mình bảo may mà nó không đòi... nhặt hạt thanh long".
"Mình dặn vợ lên công ty có thể bật máy tính, về nhà thì bật điều hòa, bật quạt cho mát, bật máy giặt, bật nồi cơm điện, bật tivi cho con xem bóng đá. Bật gì thì bật nhưng không được phép... "bật" con".
"Lần đầu tiên mình thấy nóc nhà mình là ai đó khác chứ không phải vợ mình. Tuy những đắng cay không thay đổi nhưng cứ thắng được mẹ con là bố mừng con ạ".
"Cả gia đình bật chế độ đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Còn mình thì bật chế độ câm, điếc luôn cho yên tâm".
"Hai vợ chồng động viên nhau "niệm chú" nhịn, nhịn, nhịn. Nhịn nhiều quá cả hai gầy rộc đi. Giảm cân mà không cần ăn kiêng các bố mẹ ạ".
"Cho anh ta làm vương làm tướng thêm hai tuần nữa. Hẹn sau ngày 11/6 sẽ giành lại chính quyền về tay nhân dân".
"Đã cố được 9 tháng rồi, cố thêm hai tuần nữa sẽ được trở về sống thật với chính mình".
Cha mẹ chăm sóc con quá kỹ cũng là một dạng áp lực
Cô Nguyễn Thị Đông - nguyên giáo viên trường THCS&THPT Lê Quý Đôn - chia sẻ với tâm lý lo lắng của cha mẹ trước ngày sĩ tử vượt ải. Tuy nhiên, cô Đông cho rằng cha mẹ nên "bình thường thôi".
"Cha mẹ muốn con được thoải mái thật sự thì cha mẹ cũng phải thoải mái thật sự. Bọn trẻ tinh ý và nhạy cảm. Chúng biết những sự chăm sóc quá kỹ luôn đi kèm với kỳ vọng lớn. Bọn trẻ sẽ suy nghĩ, bị áp lực và lo lắng nếu như không đạt kết quả như mong muốn", cô Đông đưa ra lời khuyên.
Giai đoạn nước rút, cô Đông khuyên cha mẹ nên quan tâm, động viên con và chăm sóc con như vẫn quan tâm, động viên, chăm sóc con trong nhiều năm qua. Nếu con cần nghỉ ngơi thì tạo điều kiện cho con nghỉ ngơi thêm.
Giai đoạn này cha mẹ cũng không nên nhắc nhở hay gây áp lực với con về việc học. Những kiến thức, kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho kỳ thi, thầy cô đều đã trang bị cho các con.
"Điều quan trọng nhất là cha mẹ nên thoải mái đón nhận mọi kết quả. Không có duy nhất một con đường cho việc học và thành công. Đứa trẻ chỉ cảm thấy yên tâm về tâm lý khi nó biết với bất kỳ kết quả nào, bố mẹ cũng vẫn yêu thương, dang rộng vòng tay chào đón", cô Đông chia sẻ.
Năm nay, toàn Hà Nội có gần 105.000 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10, trong đó có 11.200 thí sinh dự thi các trường THPT chuyên và hệ chuyên. Chỉ tiêu tuyển sinh theo công bố của Sở GD&ĐT xấp xỉ 72.000 học sinh, tương đương 68,57%.
4 trường THPT chuyên thuộc Bộ GD&ĐT gồm Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường THPT Chuyên Sư phạm tuyển sinh tổng cộng khoảng 1300 chỉ tiêu.
Như vậy, sẽ có khoảng 31.700 học sinh sẽ phải học các trường ngoài công lập, trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên…

https://dantri.com.vn/giao-duc-huon...nh-bat-con-lam-viec-nha-20230529113510632.htm
 
nhờ hồi đó nhà cách trường có gần 1km mà bố với ông cậu vẫn chở mình đi thi
JfEFzyq.png
mà ở nhà học xong vẫn ăn cơm rửa bát bình thường,tối ngủ sớm, sáng dậy ăn bát bánh đa thịt băm với rau cải
JfEFzyq.png
chiều đi bộ về
JfEFzyq.png
 
tính ra thi vào cấp 3 lại quan trọng nha, vì vào dc cấp 3 tốt thì sẽ thi đậu dc đại học tốt và từ đó thay đổi cuộc đời
không biết thời nay làm sao chứ thời tôi mà vào cấp 3 hệ bán công (hệ B) thì ôi thôi, 10 đứa chắc may ra 1 đứa học đại học
 
Nói xã giao thôi chứ chẳng bố mẹ nào cần con động tay vào việc gì tầm này. Thi thì ấm thân con mình chứ ấm thân ai
 
giờ ngược đời nhỉ. thi cấp 3 thì như đánh trận.
mà thì đại học thì lại như phổ cập đại trà :embarrassed:
Giờ thi đc vào Chuyên để học đã, tốt nghiệp c3 Chuyên bằng khá là cửa vào Đh trung bình trở lên rồi
 
Hãy nói là chúng mày bịa chuyện cho vui đi lều
IYqzj0A.png

"Để con chịu ăn dưa hấu, mình ngồi nhặt từng hạt dưa ra. Chồng mình bảo may mà nó không đòi... nhặt hạt thanh long".
"Mình dặn vợ lên công ty có thể bật máy tính, về nhà thì bật điều hòa, bật quạt cho mát, bật máy giặt, bật nồi cơm điện, bật tivi cho con xem bóng đá. Bật gì thì bật nhưng không được phép... "bật" con".
"Lần đầu tiên mình thấy nóc nhà mình là ai đó khác chứ không phải vợ mình. Tuy những đắng cay không thay đổi nhưng cứ thắng được mẹ con là bố mừng con ạ".
"Cả gia đình bật chế độ đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Còn mình thì bật chế độ câm, điếc luôn cho yên tâm".
"Hai vợ chồng động viên nhau "niệm chú" nhịn, nhịn, nhịn. Nhịn nhiều quá cả hai gầy rộc đi. Giảm cân mà không cần ăn kiêng các bố mẹ ạ".
"Cho anh ta làm vương làm tướng thêm hai tuần nữa. Hẹn sau ngày 11/6 sẽ giành lại chính quyền về tay nhân dân".
"Đã cố được 9 tháng rồi, cố thêm hai tuần nữa sẽ được trở về sống thật với chính mình".
Cha mẹ chăm sóc con quá kỹ cũng là một dạng áp lực
Cô Nguyễn Thị Đông - nguyên giáo viên trường THCS&THPT Lê Quý Đôn - chia sẻ với tâm lý lo lắng của cha mẹ trước ngày sĩ tử vượt ải. Tuy nhiên, cô Đông cho rằng cha mẹ nên "bình thường thôi".
 
cách đây hơn 15 năm tôi thi cấp 3 vào cuối tháng 6. trường cho nghỉ hẳn để tự ôn thi ở nhà từ cuối tháng 5. đợt đấy vẫn 1 tuần học gia sư 4 buổi tối, ban ngày bố mẹ đi làm tôi ở nhà làm các cv nhà (quét+ lau nhà, phơi quần áo....)+ chiều đi chơi điện tử đánh dota với đám bạn từ 1h-6h chiều có làm sao đâu. + tất cả lại vẫn dc 49 điểm. đhs giờ giáo dục quái thai cô giáo lại dọa thế mới vl
 
tính ra thi vào cấp 3 lại quan trọng nha, vì vào dc cấp 3 tốt thì sẽ thi đậu dc đại học tốt và từ đó thay đổi cuộc đời
không biết thời nay làm sao chứ thời tôi mà vào cấp 3 hệ bán công (hệ B) thì ôi thôi, 10 đứa chắc may ra 1 đứa học đại học
tuỳ mục đích thôi, xét học bạ không thi như bây giờ học trường cùi có nhiều cái lợi
học trường top khó được điểm cao chứ học trường gà max điểm ez
 
tuỳ mục đích thôi, xét học bạ không thi như bây giờ học trường cùi có nhiều cái lợi
học trường top khó được điểm cao chứ học trường gà max điểm ez
hồi xưa thằng bạn cao đẳng BK trả về
về học trường cạnh nhà thủ khoa đầu ra :D
 
Mẹ chỉ tổ làm các cháu khổ , cứ phải áp lực điểm với trường tốt . Tốt hay không cũng từ cách giáo dục ở nhà rồi mới tới trường . Suy cho cùng ai cũng muốn con tương lai tốt nhưng đừng áp đặt , có sao dùng vậy =((

Gửi từ Xiaomi 22041219G IrisOS bằng vozFApp
 
Back
Top