[Sinh tồn][Drama] Độc hành – Hành trình vào cõi chết (end)

Status: chương 28 - HỒI KẾT (END)
__________________________
photo-1-15924740755191326645855.jpg
photo-17-1592474073939276482140.jpg
Hình minh họa (nguồn internet)

***
Giới thiệu nội dung

Dù là queener hay lesor, thì cũng có lúc chúng ta mệt mỏi chán nản cái thế giới tàn nhẫn đầy áp lực này. Mỗi lúc như thế mong bạn đừng nản lỏng, mà hãy thử chìm vào thế giới của Độc Hành. Ở đây bạn có thể tìm thấy một thế giới mới cho mình, không luật lệ, không rào cản, chỉ có tự do. Bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, những con suối mát lành, những cánh đồng bát ngát và một khu rừng tối tăm đầy bí ẩn. Và hơn hết, biết đâu đó ở nơi này, bạn tìm lại được bản ngã của mình.
“Tôi khao khát tự do, cho đến khi không còn gì khác ngoài nó.”

Độc hành là câu chuyện kể về hành trình tìm lại gia đình của một thanh niên hai mươi lăm tuổi ở một thế giới đầy nghiệt ngã. Chỉ sau một đêm như bao đêm bình thường khác, nhân vật chính tỉnh dậy và phát hiện ra rằng thành phố mà mình đang sống gần như đã sụp đổ, nhà cửa tan hoang, loài người biến mất, để lại cậu trơ trọi một mình với hàng ngàn câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra? Mọi người đã đi đâu? Tại sao mình bị bỏ lại?... :too_sad:

Vừa phải học cách sinh tồn trong một thế giới mới, nửa thân quen nửa lạ lẫm đầy bí ẩn, vừa phải cố gắng tìm kiếm những người thân và giải đáp câu hỏi lớn nhất: Sự thật đằng sau tất cả là gì? Nhân vật chính sẽ phải xoay xở như thế nào?:confident: Cùng theo dõi nhé

*
Tuy truyện đã kết thúc, nhưng mình vẫn trong quá trình chỉnh sửa để cho ra phiên bản hoàn thiện nhất (hiện tại thấy hơi dài dòng), nên mong mọi người góp ý nhé.
ĐỘC HÀNH

Chương 1a - THỨC TỈNH
Chương 1b
---
Chương 2a - THỰC TẠI * Phụ lục 1 - Thông tin địa lý
Chương 2b
Chương 2c
Chương 2d
---
Chương 3a - DẠ KHÚC * Phụ lục 2 - Thông tin địa lý (thành phố Biên Hòa)
Chương 3b
Chương 3c
Chương 3d
---
Chương 4a - ĐỘNG QUỶ
Chương 4b
---
Chương 5a - LẶNG LẼ
Chương 5b
Chương 5c
---
Chương 6a - ĐỘC HÀNH
Chương 6b
Chương 6c
---
Chương 7a - CUỘC SỐNG
Chương 7b
---
Chương 8a - TỬ THẦN
Chương 8b
Chương 8c
---
Chương 9a - NGHĨA ĐỊA
Chương 9b
---
Chương 10a - TƯƠNG LAI
Chương 10b
---
Chương 11a - SINH MỆNH
Chương 11b
---
Chương 12a - NHIÊN LIỆU
Chương 12b
---
Chương 13a - NHẬT KÝ
Chương 13b
---
Chương 14a - HOA TRẮNG * Phụ lục
Chương 14b
---
Chương 15a - BÃO SÉT
Chương 15b
---
Chương 16a - BIỂN LỬA
Chương 16b
---
Chương 17a - CON MỒI
Chương 17b
Chương 17c * Bản đồ chương 17
---
Chương 18a - MA LỰC
Chương 18b
Chương 18c
---
Chương 19a - TÒA THÁP * Phụ lục
Chương 19b
---
Chương 20a - GIÁ RÉT * Phụ lục
Chương 20b
---
Chương 21a - LỘ DIỆN
Chương 21b
---
Chương 22a - LIMBO
Chương 22b
---
Chương 23a - TRỞ VỀ
Chương 23b
---
Chương 24a - ĐÔI MẮT
Chương 24b
---
Chương 25a - CÔ GÁI
Chương 25b
Chương 25c
---
Chương 26a - NHIỆM VỤ
Chương 26b
---
Chương 27a - NHÂN LOẠI
Chương 27b
Chương 27c
Chương 27d
---
Chương 28 - HỒI KẾT
 
Last edited:
Phụ lục 1 - thông tin địa lý:

Địa điểm nhân vật chính xuất hiện là xóm suối chùa, khu chợ Điều, phường Long Bình. Khu chợ Điều là một vùng cận ngoại ô của thành phố Biên Hoà. Nó nằm ngay sát khu công nghiệp Amata, với ba mặt giáp các cụm nhà máy, mặt còn lại giáp quốc lộ 1. Tuy không phải vùng trung tâm, nhưng mật độ dân cư ở đây khá dày đặc, và đến một nửa là người nhập cư làm việc cho các nhà máy thuộc khu công nghiệp. Do là khu định cư tự phát, nên vị trí của nó lọt thỏm trong khu công nghiệp. Các lối ra vào rất hạn chế, tập trung hầu hết ở quanh điểm trung tâm là chợ điều. Những lối khác rải rác quanh vùng chỉ là các con đường nhỏ kết nối trực tiếp vào khu công nghiệp. Nhìn chung, khu vực này gần như một ốc đảo biệt lập, cách ly với khu vực trung tâm, dù khoảng cách theo đường chim bay là không quá xa.

Bien Hoa.png

Thành phố Biên Hòa

Xom suoi.png

Vị trí khởi đầu
 
Chương 2b

Không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng rõ ràng gia đình bà chủ cũng đã biến mất từ lâu, và như thế chuyện đột nhập sẽ không vi phạm vấn đề đạo đức. Ngó qua ổ khoá, tôi nhận ra thật đúng là bà chủ cẩn thận, khóa những hai lớp. Một là loại khóa tay gạt tương tự nhà tôi (thuê), nhưng là hàng xịn hơn. Tuy vậy bà ta vẫn cẩn thận khóa thêm một ổ khóa bấm bên ngoài nữa. Hên sao ổ khóa này đã quá han rỉ nên không phải là vấn đề to tát, chỉ cần phang nó vài phát là xong chuyện.



Nhưng để chắc ăn hơn, nên kiểm tra một chút trước khi manh động. Tôi nhặt một hòn đá to gần đó, lùi lại khoảng năm mét rồi chọi thẳng vào chiếc cửa kính. Một tiếng "rầm" dội lên làm tôi muốn giật bắn người, lũ chim chóc gần đó bay tán loạn. Tôi vẫn đứng yên quan sát, trống ngực giã liên hồi. Thực ra tôi đang chờ đợi chuyện gì chứ, tại sao tôi lại hồi hộp như vậy? Tôi lo lắng về việc có người còn sinh sống trong ngôi nhà này à? Tôi tự hỏi mình đang hy vọng hay lo sợ. Theo lẽ thường thì tôi nên mong đợi là có người còn sống trong đó, nhưng vậy thì tại sao bản thân phải lùi lại và đánh động bằng kiểu này? Tôi cũng không hiểu, cứ như thể là bản năng sinh tồn đang mách bảo vậy. Xét cho cùng cũng thật đáng sợ khi nghĩ rằng có ai đó đang ẩn nấp ở đây, trong hoàn cảnh thế này.



Một phút trôi qua, vẫn không có chút động tĩnh gì, có vẻ tôi lo lắng hơi thừa. Nhặt lại hòn đá vừa ném, tôi đập thật mạnh vào cái ổ khóa bấm, đến nhát thứ hai thì nó đã rơi ra. Kiểm tra ổ khóa thứ hai, tôi nhận ra nó hoàn toàn mở, hẳn là chủ nhà đã phải ra đi vội vã đến nỗi không thể nán lại thêm vài phút.



Thứ đầu tiên tôi cảm nhận khi bước vào bên trong là một không khí u ám đến khó chịu, có lẽ bởi tình trạng cớm nắng kéo dài. Nguồn sáng duy nhất từ cửa chính vốn bị đám dây leo che lấp giờ mới được tôi giải phóng, đủ giúp tôi lờ mờ định hình phòng khách.



Nền nhà bị phủ một lớp đất cứng và dày đến mức làm mất luôn dấu tích của những hàng gạch bông màu mè, có lẽ là do bụi đóng lâu ngày mà thành. Bụi cũng phủ khắp các đồ đạc trong nhà, từ bàn ghế, tủ kính, bàn thờ. Hàng hóa chỉ còn khoảng một phần ba so với trước, một nửa trong số đó cũng bị rơi ngổn ngang dưới đất.



Tôi nhanh chóng kiểm tra tất cả các món, đặc biệt là thực phẩm, nhưng ôi thôi còn lại chả được mấy thứ. Hàng hóa đa phần là đồ gia dụng như bột giặt, xà phòng, sách vở và những thứ linh tinh khác. Hầu hết chúng đã hư hỏng, bốc mùi, vài thứ chỉ còn là một đống bầy nhầy. Tìm mỏi mắt tôi cũng thấy vài hộp bánh và mấy gói mỳ, nhưng do bị hở mép nên khi mở ra thì chỉ còn lại một nắm bột đen như đất bùn. Vài hộp sữa em bé cũng bị tương tự, tất cả chúng đều không thể dùng được.



Thứ duy nhất hữu dụng là một chiếc ba lô còn "mới tinh", được tìm thấy trong một thùng hàng còn nguyên đai nguyên kiện. Tuy một vài đường chỉ đã hơi mục, nhưng vẫn có thể xài được. Tôi còn định lên trên lầu loot đồ, nhưng rồi lại thôi vì ớn cái không khí tù mù của nó. Nếu muốn lên tầng trên, tôi phải băng qua một cầu thang xoắn tối đen, do ánh sáng bên ngoài hoàn toàn không thể với tới. Thế là tôi đành tự nhủ rằng trên đó chắc cũng chả có gì giá trị.



Bốn cánh cửa chính không thể mở bung được hoàn toàn do bị những thân leo to bằng sợi dây thừng bám chặt. Hì hục mãi tôi cũng đẩy được chúng ra một chút, đủ để ánh sáng lùa vào xuống tới bếp, giúp tôi an tâm hơn phần nào.



Không gian phòng bếp khá trống trải chứ không nhiều đồ đạc như phòng khách, những trang bị cơ bản của nhà bếp vẫn còn đầy đủ, nhưng cũng bị hư hại đến mức thành vô dụng cả. Bếp ga han rỉ, tủ lạnh đầy cáu bẩn và mốc meo, chấu cắm điện của lò vi sóng thì đứt nham nhở. Chỉ có chén đũa và các thứ linh tinh khác mà tôi nhắm có vẻ còn dùng được thì dồn hết vào chiếc ba lô với nhặt được lúc nãy.



Khi ra đến bên ngoài tôi mới kiểm tra lại những thứ mới thu thập được: hai chiếc chén sứ, hai chiếc muỗng inox, và bốn con dao han rỉ. Hai con dao Thái thì đã chuyển màu nâu đầy rỉ sét, phần lưỡi đã bị ăn mòn đến mức chỉ còn lại một lá thép mỏng manh yếu đuối như tờ giấy. Con lớn hơn thường dùng để chặt thịt cá có phần đỡ hơn nhưng cũng cùn lủn do bị bám một lớp rỉ sét dầy. Cuối cùng là một chiếc rựa, lưỡi cũng bám đầy rỉ sét và long ra khỏi chiếc cán mục, cũng nhờ lưỡi dày nên tuy cùn nhưng vẫn dùng được. Nó là thứ hữu dụng nhất trong mớ sắt vụn mà tôi vừa mang ra.



Ba lô thì rộng nhưng cũng chỉ chứa được thấy vài món dùng được, nên tôi nhét thêm vài chai nhựa rỗng. Cái loại vật liệu khó phân hủy này đến lúc này mới phát huy tác dụng, chúng hầu như chả thay đổi gì ngoài vài vết móp và bụi bẩn.





Khi quyết định rẽ vào căn nhà này, tôi đã xác định có hai chuyện cần làm: một là ghé vào hy vọng tìm được chút đồ ăn, còn một việc khác quan trọng hơn là kiểm tra một lối tắt. Ngôi nhà này trước đây nằm sát một con đường nhỏ mà người ta hay dùng để đi tắt đến khu công nghiệp. Nếu tìm được lối này thì có thể rút ngắn được hơn một nửa quãng để ra ngoài.



Tuy nhiên, có lẽ lối mòn trước kia quá hẹp và ở nền đất thấp, nên giờ đây đã bị chìm nghỉm trong rừng cỏ, không còn chút bóng dáng cũ. Nhưng nó vẫn nằm ở đó thôi chứ chạy đi đâu được. Chỉ cần băng qua đám cỏ này chừng một trăm mét, sẽ đến một cây cầu bắc qua một con suối nhỏ, đi thêm một trăm mét nữa sẽ gặp một con đường lớn bốn làn xe của khu công nghiệp. Một khi tới được đây thì chỉ cần chạy thẳng một mạch sẽ ra được quốc lộ, đơn giản hơn nhiều so với việc mò mẫm gần ba cây số theo con đường cũ với hàng triệu lưỡi gươm xanh lét cứ nhăm nhe cứa da cứa thịt.



Một vấn đề khá khó chịu là cỏ tranh ở đây mọc cao gấp đôi cỏ so với cỏ trên đường cũ, tầm nhìn bị hạn chế tới mức tối đa, làm việc định hướng trở nên khó khăn vô cùng. Thêm nữa, cỏ ở đây đã mọc bít lối đi, nên phải dùng dao để phạt hết chúng thì mới có thể di chuyển được.
 
Chương 2c

Phải mất gần tiếng đồng hồ tôi mới làm được một cái cán mới cho chiếc rựa từ một cành ổi tươi. Kết quả là tôi có một công cụ mới vô cùng hữu dụng, nhưng phải đánh đổi bằng hai bàn tay phồng rộp do cố chặt cây bằng dao cùn. Tôi bắt đầu cảm thấy mệt và đói.



Quanh đây có rất nhiều cây cỏ, nhưng lại không có gì có thể ăn được. Hầu hết cây cối chỉ ra hoa mà không đậu quả, chỉ duy nhất một cây tôi tìm thấy là có ra quả, nhưng là loại quả rất lạ mắt. Đó là một thân cây khá lớn, có thể thuộc họ hàng nhà me, bởi dáng lá là khá giống, tuy có to hơn. Quả của nó có màu xám nâu và lồi ra ttừng đốt khá giống mắt me, nhưng mập và tròn hơn, có thể nói nó trông giống xâu kẹo hồ lô trong lớp áo của những trái me dốt. Vỏ của chúng rất cứng, đến nỗi tôi phải dùng đá cứng để đập mới phá nổi, nhưng bên trong cũng chỉ có hạt khô chứ không thấy thịt. Mà nếu có tôi cũng chả dám ăn, lỡ đâu chết là sùi bọt mép.





Chỉnh lại chiếc rựa, tôi phạt thử vài cái vào đám cỏ. Những nhát chém không quá ngọt, những cũng tạm. Đất ở đây đã mềm hơn rất nhiều so với trước đây, mỗi khi chân tôi chạm đất là bùn nhão sẽ lùa vào các kẽ ngón chân. Rõ ràng, do nền đất thấp, nơi đây đã biến thành một đầm lầy thực sự. Điều này có nghĩa con đường cũ đã không còn, và tôi sẽ chẳng nào tìm lại được nó. Nhưng điều đó cũng không quá quan trọng, bởi có nhắm mắt mà đi thì tôi cũng sẽ đến được con suối, và một khi ở đó, tôi sẽ có đủ tầm nhìn để định vị tất cả.



Việc di chuyển qua một rừng cỏ tranh khổng lồ quả là một chuyện không dễ dàng. Phía trên cao, Mặt Trời thiêu đốt không ngừng nghỉ; ở bên dưới, mặt đất liên tục hun lên hơi nước, tất cả khiến không khí của vùng đầm lầy trở nên vô cùng oi bức. Trải qua cả tiếng đồng hồ với cái lưng áo ướt nhẹp, cuối cùng tôi cũng chạm được tới dòng nước lớn.



Suối Chùa hiện ra trước mắt tôi với diện mạo mới đầy bất ngờ. Trước đây, do ở chảy qua cả khu công nghiệp lẫn dân cư nên nó mang trong mình một làn nước váng đen có mùi thum thủm. Mỗi khi trời đổ dông, dòng nước thối nhanh chóng dâng cao rồi nhấn chìm luôn cả cây cầu gỗ, làm ô uế một khoảng rộng hai bên bờ. Nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác, trước mặt tôi là một con suối với dòng nước trong vắt đến kỳ lạ, không một chút mùi hôi thối nào còn đọng lại. Bằng một cách nào đó, dòng suối đã lột xác hoàn toàn, không còn chút dấu vết nào của quá khứ nhơ nhớp nữa.



Đây có thể là kết quả của việc vắng bóng con người trong một thời gian dài. Nếu vậy, nó cũng gián tiếp khẳng định cả khu công nghiệp ngoài kia cũng đã dừng hoạt động từ lâu. Nhìn vào dòng nước mát lành đang chảy phía dưới tôi muốn nhảy ùm xuống tắm một trận cho đã đời. Sẽ là thế, nếu như tôi không nhận thấy nước chảy rất xiết. Làn nước đen trước kia khiến tôi không nhận ra là lòng của con suối này khá sâu, sâu hơn tôi tưởng rất nhiều.



Chợt nhớ ra trong ba lô có vài vỏ chai nhựa lúc nãy có mang theo, tôi liền nảy ra một ý tưởng khá dị. Với cách này tôi có thể thoát khỏi giấc mơ kì lạ này một cách an toàn mà không cần phải mạo hiểm tính mạng. Tôi lấy đầy ba lít nước, không hơn, vì muốn giữ ba lô không quá nặng. Có một điều kỳ là là nước ở đây lạnh một cách bất thường. Trời đang giữa trưa và khá nóng, nhưng nước ở đây lại lạnh như mới được mang từ trong tủ lạnh ra vậy.



Tôi giơ một chai lên định tu một phát cho đã khát, nhưng lại rùng mình nhớ lại cái mùi thủm thủm khi xưa nên tạm hoãn lại, cũng một phần là do tôi vừa phát hiện ra một nguồn nước khác tốt hơn: một cây dừa mọc ngay cạnh bờ suối cách chỗ tôi đừng tầm vài chục mét.



Đây không phải là cây dừa duy nhất quanh đây, nhưng nó là cây gần chỗ tôi nhất, và thật may nó còn là cây duy nhất có quả. Thân dừa thẳng đuột không cành nhưng lại khá dễ leo, do thân cây có nhiều vết sần sùi vốn là các vết sẹo do bẹ lá để lại. Tôi dùng một đoạn dây leo cột chặt chiếc rựa, đầu còn lại cột vào đỉa quần, rồi vòng tay đạp chân cứ thế leo lên.



Ở vị trí này tôi mới được dịp ngắm tổng thể khu đầm lầy, từ trên cao nhìn xuống con suối trông ngoằn nghèo như một con rắn khổng lồ. Dòng nước chảy xiết khiến ánh mặt trời bị phản chiếu trở nên lấp lánh, trông giống hệt lớp da của một con mãng xà đang nằm phơi mình giữa trưa hè. Trải dài hai bên bờ suối là hàng cỏ xanh mướt mắt trải dài bất tận. Dưới làn gió nhẹ, từng ngọn cỏ nhấp nhô theo nhịp sóng như đang vỗ về giấc ngủ của con mãng xà. Không gian yên lặng đến kỳ lạ, chỉ có âm thanh của nước chảy và tiếng lá cọ vào nhau xào xạc.



Và rồi tôi cũng nhận ra rằng chẳng còn cây cầu nào cả.
 
Back
Top