Sinh viên xuất sắc chọn lương nghìn USD hơn là vào cơ quan Nhà nước

vomongdoi9x

Đã tốn tiền
Đó là câu chuyện được Phó Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Tạ Thị Yên - ĐBQH tỉnh Điện Biên rất trăn trở khi trao đổi với VietNamNet về cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài.
tit-1-4-3297.jpg

Là người tham gia làm công tác cán bộ của Quốc hội trong nhiều nhiệm kỳ và cũng tham gia vào quá trình xây dựng chính sách liên quan đến con người, bà đánh giá như thế nào về cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài thời gian qua?
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc phát hiện, thu hút và trọng dụng nhân tài, đồng thời đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về việc này. Gần đây nhất là trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh đến việc “thu hút và trọng dụng nhân tài”.
Về mặt cơ chế, chính sách để thu hút và trọng dụng nhân tài thời gian qua, tôi thấy cũng đã có. Ngoài chính sách chung như Nghị định 140/2017 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, nhiều nơi cũng có chính sách riêng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về địa phương mình.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là các chính sách của chúng ta hiện nay chưa đủ hấp dẫn, vẫn còn rời rạc, mỗi nơi một kiểu, chưa mang tính tổng thể. Việc triển khai thực hiện cũng chưa thật sự hiệu quả, nhiều nơi thu hút được rồi nhưng không giữ chân được nhân tài.

q1-3tathiyen-3298.jpg

Ngay như các chế độ, chính sách để mời chuyên gia giỏi tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật hay đề án, chuyên đề của Quốc hội cũng còn rất khiêm tốn. Thực tế, nhiều chuyên gia, nhà khoa học tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng chính sách, pháp luật chủ yếu là thực hiện trách nhiệm xã hội và uy tín của cơ quan mời tham gia. Họ làm việc nhiều khi vì đam mê với nghề, vì muốn cống hiến, muốn giúp mình chứ không phải vì chính sách, chế độ được hưởng.
Nói gì thì nói “có thực mới vực được đạo”, chế độ chính sách tiền lương, thu nhập, đãi ngộ hợp lý là rất quan trọng để thu hút nhân tài vào công tác tại cơ quan Nhà nước hay thu hút đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia giỏi, có tay nghề tham gia xây dựng chính sách.
Hơn nữa, bây giờ nhiều người cũng không nặng nề chuyện vào biên chế như trước đây, nhất là với các bạn trẻ có năng lực, cầm trên tay tấm bằng ưu tú, xuất sắc ra trường họ sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn. Và thường họ chọn những công ty nước ngoài với mức lương nghìn USD hơn là chọn vào Nhà nước với mức lương vài triệu đồng dù đã được ưu đãi.
Trừ những bạn trẻ có gia đình ổn định, có truyền thống làm cơ quan Nhà nước, họ vào biên chế vì sự ổn định, còn hầu hết ai đi làm cũng phải nghĩ đến mức lương phải đảm bảo cuộc sống cho gia đình, học hành của con cái.
Thực tế vẫn có một số địa phương đã đưa ra chính sách thu hút nhân tài với mức lương khá hấp dẫn lên đến 100 – 150 triệu/tháng như TP.HCM đã từng thực hiện. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, đến khi hết thí điểm, thực hiện theo chế độ chính thức thì lương của họ áp theo lương chuyên gia trong cơ quan Nhà nước cũng chỉ được mười mấy triệu. Theo bà, câu chuyện này nói lên điều gì?
Thật ra cơ chế này chỉ áp dụng được đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc DNNN. Còn với cơ chế lương, thưởng của Nhà nước hiện nay thì khó có mức lương nào lên đến 150 triệu/tháng để thu hút người vào làm, kể cả là có tài năng đến mấy đi nữa.
Bằng chứng như bạn nói, khi thí điểm lương cao thì họ vào nhưng khi áp dụng theo cơ chế lương chung của cơ quan Nhà nước, nhiều người nghỉ ngay.
Hơn nữa, câu chuyện “trọng dụng nhân tài” cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nhiều người có tài năng vào làm ở một cơ quan nào đó không hẳn hoàn toàn vì tiền lương cao mà còn phải có môi trường làm việc, ở đó họ cảm thấy được trọng dụng, kiến thức, hiểu biết của họ được tôn trọng, kết quả công tác được công nhận, được ứng dụng trong thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội.
Cho nên bên cạnh chế độ, chính sách, lương bổng, một yếu tố không kém phần quan trọng là cách ứng xử và sự tôn trọng của người sử dụng, của người đứng đầu cũng như tập thể nơi họ làm việc.
tit-2-4tathiyen-3299.jpg

Hiện khái niệm như thế nào là nhân tài cũng đang còn nhiều ý kiến khác nhau và ngay trên diễn đàn Quốc hội cũng nhiều lần tranh luận về việc này. Trong dự thảo Chiến lược quốc gia về nhân tài có nêu quan điểm “không nên lấy tuổi tác, bằng cấp để chọn nhân tài”. Bà nghĩ sao về quan điểm này?
Tôi đồng tình với quan điểm không nên lấy tuổi tác hay bằng cấp để làm tiêu chí lựa chọn nhân tài. Thực tế, có những người mặc dù đã hết tuổi lao động, về hưu theo quy định nhưng vẫn còn đủ sức khỏe, trí tuệ, năng lực và kinh nghiệm để làm việc và tiếp tục cống hiến cho đất nước. Thậm chí có những việc phải nhờ họ “ra tay” mới làm tốt được. Những người như thế nên có cơ chế để trọng dụng họ, không nên để lãng phí nguồn nhân lực đáng quý như vậy.
Cho nên, tôi đồng ý là thu hút, trọng dụng nhân tài không nên lấy vấn đề tuổi tác để chọn lựa. Tất nhiên, không chỉ là Việt Nam và nhiều nước vẫn phải xem tuổi tác, bằng cấp là một trong những điều kiện để tuyển dụng, đề bạt cán bộ, vẫn phải có khung tuổi nhất định bởi còn liên quan đến câu chuyện bổ nhiệm. Hơn nữa, cũng cần tạo điều kiện cho các thế hệ sau tiếp nối.
q2-2-nhantai-3300.jpg

Tuy nhiên, chúng ta cũng không quá câu nệ chuyện tuổi tác, đặc biệt là với những người thật sự có tài, có năng lực, kiến thức cũng như đảm bảo sức khỏe thì về lâu dài cần cân nhắc nghiên cứu để có quy định thu hút phù hợp.
Tôi thấy rằng, việc đánh giá, xác định yếu tố “nhân tài” về mặt định tính khá trừu tượng, mang tính chất tương đối và phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người đánh giá. Còn về các tiêu chí định lượng thì thật ra cũng khá khó xây dựng để có thể bao quát được nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Đúng như bà nói, nhiều ý kiến cũng cho rằng thu hút nhân tài mà thực hiện theo quy trình công tác cán bộ hiện nay, dựa vào tuổi và phải trải qua các cấp bậc mới được bổ nhiệm, trọng dụng thì khó thu hút nhân tài. Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị có cơ chế mở như cơ chế đặt hàng, chuyên gia, cộng tác viên. Từ đó mới có cơ chế chính sách vượt trội riêng cho họ mà không phải vướng các quy định hiện hành?
Hiện nay chúng ta cũng đã có cơ chế chuyên gia, cộng tác viên, cố vấn, tư vấn để trọng dụng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực đã về hưu tiếp tục đóng góp trí tuệ của mình.
Chính vì vậy mỗi nhiệm kỳ chuẩn bị cho Quốc hội khóa mới thì bao giờ chúng tôi cũng tính đến việc dùng cơ chế chuyên gia để trọng dụng nguồn nhân lực từ đội ngũ đã về hưu.
Ngay đầu năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 15 về việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chuyên gia bao gồm: Nguyên đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, người làm công tác quản lý, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở trong và ngoài nước.
Các chuyên gia này phải là người có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần tham vấn; có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, tâm huyết, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức sâu rộng, có trí tuệ và uy tín trong công tác tham mưu, hoạch định chính sách, chiến lược, có khả năng tham vấn thông thạo trong một số lĩnh vực cụ thể đã được thực tiễn khẳng định; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, chúng ta cũng đã có Nghị định 83/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Những cán bộ, công chức khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đây cũng chính là quy định nhằm giữ chân những cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm.
tit-3-3tathiyen-3301.jpg

Tức là theo bà, chúng ta đã có cơ chế để thu hút, trọng dụng nhân tài không phân biệt tuổi tác rồi nhưng hiệu quả chưa cao, chưa rõ ràng?
Đúng là chúng ta đã có cơ chế để thu hút trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao từ giới trẻ đến những người về hưu. Như Nghị định 140/2017 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; Nghị định 83/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý… Còn cơ chế sử dụng chuyên gia hiện nay cũng không cứng nhắc về tuổi tác.
Vấn đề là trong tổ chức thực hiện hiện nay còn nhiều thứ ràng buộc, nhất là trong bối cảnh của một đất nước đang phát triển, ngân sách còn hạn hẹp, chúng ta chưa có điều kiện ban hành những cơ chế vượt trội hơn hẳn trong thu hút, trọng dụng nhân tài. Mong muốn thì nhiều nhưng thực hiện được vẫn còn khó khăn là vì vậy.
Tôi nghĩ, các quy định để thu hút, trọng dụng nhân tài đã có và được quy định rải rác ở nhiều văn bản. Vấn đề bây giờ là hệ thống lại và nâng tầm pháp lý của các quy định này với những cơ chế, chính sách mạnh mẽ, hấp dẫn hơn.
Có ý kiến cho rằng, câu chuyện “hậu duệ, tiền tệ, quan hệ” đang là một trong những vấn đề cản trở người tài vào cơ quan Nhà nước. Từ thực tế, bà nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Với cơ chế hiện nay, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức rất chặt chẽ. Ngay như muốn vào công chức cũng phải thi tuyển, rồi thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo cũng được nhiều địa phương, bộ ngành thực hiện. Nhất là trong bối cảnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mạnh mẽ như hiện nay thì không ai dám làm và không thể làm những chuyện tiêu cực trong việc này.
Bằng chứng là trước đây, chúng ta hay nghe chỗ này chỗ kia có chuyện “cả nhà làm quan”, “bổ nhiệm người nhà”,… nhưng bây giờ rất ít nghe thấy chuyện này.
Tất nhiên là cũng có một vài trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” trước đây khiến cho dư luận hoài nghi nhưng rõ ràng là chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước không cho phép tồn tại tình trạng “hậu duệ, tiền tệ, quan hệ”.
https://vietnamnet.vn/sinh-vien-xua...-usd-hon-la-vao-co-quan-nha-nuoc-2148546.html
 
ở đâu đó họ ko sống bằng lương :(
hqua vừa trải nghiệm tự làm đi sổ đỏ các fen ạ. ai cũng ip 14prm. lúc mình đến sớm họ chưa đến h làm việc, đang còn trêu nhau lương ko đủ sống nhưng khúc sau thì khoe vừa đăng ký cho con học trường này trường kia tháng bao nhiêu tiền.... má nó cười ỉa. đây mới là chỗ 1 cửa nhé. còn những chỗ khác thì ko biết
 
Có ý kiến cho rằng, câu chuyện “hậu duệ, tiền tệ, quan hệ” đang là một trong những vấn đề cản trở người tài vào cơ quan Nhà nước. Từ thực tế, bà nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Với cơ chế hiện nay, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức rất chặt chẽ. Ngay như muốn vào công chức cũng phải thi tuyển, rồi thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo cũng được nhiều địa phương, bộ ngành thực hiện. Nhất là trong bối cảnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mạnh mẽ như hiện nay thì không ai dám làm và không thể làm những chuyện tiêu cực trong việc này.

:nosebleed::nosebleed::nosebleed:
 
Không phải là không vào được mà vào là phải làm việc xấu, phải xu nịnh, phải ăn hối lộ.
Lương 30 củ còn éo đủ tiền mua nhà thì có làm thủ tướng lương 16 củ / tháng cũng làm được ccc gì
aNh9IpF.png

ĐM. Éo ăn hối lộ có ccc mà có tiền nuôi vợ nuôi con.
aNh9IpF.png

Thằng nào chứng minh được thu nhập của cán bộ nhà nước đủ khả năng mua nhà giùm tao
aNh9IpF.png
 
Cái trò đóng góp ý kiến nó như kiểu bọn TQ có phong trào Trăm Hoa Đua Nở thời Mao và sau đó thằng em kế bên học theo với phong trào Góp Ý Xây Dựng & Chỉnh Đốn Port ấy nhỉ !!! Những tưởng là Dân Chủ nhưng rồi cứ thằng nào mở miệng góp ý là có vết, thành chống đối và dễ ăn báng súng vô mõm lắm !!! thôi thì cứ ngu si hưởng thái bình thôi nhỉ các vozzzer !!!

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có bị tâm thần vào nhà nước làm mới phát triển được. Bình thường ai lại vào

Sent from Samsung SM-N770F using vozFApp
 
Đó là cái thực tế buồn đó fen. Người ta sống không đủ bằng lương nên phải làm thêm, phờ bờ... Thì mới có tiền để chi trả cuộc sống.
ở đâu đó họ ko sống bằng lương :(
hqua vừa trải nghiệm tự làm đi sổ đỏ các fen ạ. ai cũng ip 14prm. lúc mình đến sớm họ chưa đến h làm việc, đang còn trêu nhau lương ko đủ sống nhưng khúc sau thì khoe vừa đăng ký cho con học trường này trường kia tháng bao nhiêu tiền.... má nó cười ỉa. đây mới là chỗ 1 cửa nhé. còn những chỗ khác thì ko biết
 
Back
Top