Sinh viên xuất sắc chọn lương nghìn USD hơn là vào cơ quan Nhà nước

Tất nhiên rồi, đi làm kiếm tiền mà, giờ ăn lương cơ bản x hệ số. Chưa chắc chấm mút được các dự án lớn thì mỗi tháng lĩnh vài ngàn đô của tư bản cho dễ, sau chục năm có vốn thì vào nhà nước làm vừa có tiền vừa có quyền chả hơn à :ah:
 
Nói chung bây giờ Nhà nước cũng có tuyển đám giỏi vào, và đám giỏi đó vẫn có cơ hội thăng tiến đến 1 chừng mực nào đó để cho chúng nó gánh việc. Ví dụ bên ngành Tòa án thì lên tối đa tới chức danh Thẩm phán, bên Viện kiểm sát thì lên tới Kiểm sát viên, còn lên Phó chánh án, Phó viện trưởng thì cực khó nếu không có gốc và có lực.

Đám giỏi vào Nhà nước cũng ko ít, đa phần vì làm Nhà nước có nhiều cơ hội xin học bổng du học của cả tư lẫn công vì CV cực đẹp. Có điều bọn nó học xong thì làm NN tiếp hay ra tư nhân thì hên xui
Đồng nghiệp tôi làm KSV nó apply học bổng thì hồ sơ của nó (tham gia giải quyết bao nhiêu vụ án, ngồi xét xử mấy phiên tòa, rồi tham gia khám nghiệm, hỏi cung,....) đá văng vách đám giảng viên hoặc làm pháp chế của các công ty hoặc luật sư tư. Đặc biệt ở nước ngoài mà nghe chức danh Judge hay Prosecutor thì bao uy tín.
Hoặc có đứa làm ở Bộ Tư Pháp thì CV apply học bổng cực ngon (như tham gia xây dựng bao nhiêu luật, thẩm định bao nhiêu luật, thông tư, nghị định, xây dựng các báo cáo quốc gia, quốc tế, tham gia các dự án của UNODC, NGOs,...) nên dù điểm GPA và tiếng anh của nó kém hơn đối thủ nhưng vẫn được chọn.

Các anh xem thông báo tuyển dụng của VKS tối cao xem có dễ vào không
https://www.vksndtc.gov.vn/thong-ba...ong-chuc-tai-vksnd-toi-cao-nam-2023-1819.html

  • Đối với vị trí tuyển dụng làm công tác chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát: có trình độ Thạc sĩ luật trở lên, tốt nghiệp sau đại học loại xuất sắc, giỏi tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật; Có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên.
  • Đối với vị trí tuyển dụng làm công tác nghiệp vụ đối ngoại và hợp tác quốc tế: có trình độ Cử nhân trở lên, tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật; Có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên.
ngành KS của anh chơi cái trò phải có nghiệp vụ trước mới được dự tuyển vào ngành
quá lãng phí.
việc 1 ông làm kiểm sát có thâm niên mà đánh bật được giảng viên luật/ pháp chế/ luật sư là chuyện rất bình thường mà anh, do anh quá đề cao họ thôi.
tôi trước làm quỹ đầu tư họp vs bọn luật sư tư vấn đầu tư ( hay chém gió trên fb, chắc a biết) nói qua nói lại Ls đuối lý vs tôi ấy
 
Nghỉ rồi fen. Vào chủ yếu chiều obg vì bố mẹ tôi cũng dân công chức nhà nước, mà ở dưới doanh nghiệp thôi. Lương cũng chỉ đủ ăn, màu mè thì chả có mấy, may mà làm lâu nên cũng có 1 tí quyền lợi kiểu cấp nhà cấp đất. Mấy chục năm đi làm đến nghỉ hưu thì cũng chỉ có từng đó.

Tôi vào đấy thấy 1 là không cạnh tranh nổi với đội COCC vì background mình nghèo hèn vl lại chả liên quan gì :sad: Bản thân lại không giỏi luồn cúi nịnh nọt bợ đít. Tính tình hồi trẻ cũng khá nóng nảy, lại hay nói thẳng nói thật. Ông trưởng phòng tôi dân tỉnh lẻ, từ NHTM xin vào ( cũng làm tới giám đốc khối của 1 NHTM cỡ trung ), nhiều lúc anh em đi trà đá thuốc lào cũng bảo " Anh khuyên thật tính cách với trình độ như mày thì nên ra ngoài mà làm. Như anh nhiều khi cũng ức chế bỏ mẹ nhưng anh thì không cần tiền nữa nên mới ngồi đây :boss:"

Làm được 3 năm chịu không nổi té rồi phen. Bà già thì chửi lên chửi xuống, giải thích thế nào cũng không nghe. Tôi phải bỏ vào SG tự lập, xong tự kiếm đường chuồn ra nước ngoài 1 thời gian. Giờ về vẫn cứ 1 2 câu lại " Hồi xưa mà vẫn ở NHNN thì .... " :haha: Cũng đến chịu với các suy nghĩ của các cụ
tui làm 6 năm Kho bạc
lộc lá có mà tui còn nghỉ đây này
tôi chả có gì cả........ tôi chỉ có 1 cái mà cách sếp kiểu truyền thống thích, đó là nhậu giỏi
đô tôi uống phải 20 25 lon, nên đi làm cơ quan sếp lớn thích tôi hơn sếp nhỏ, sếp nhỏ ghét cũng k làm gì được.
--
bây giờ nhìn mấy đứa bỏ ra đống tiền ôn thi công chức vào thuế/kho bạc mà tui thấy tiếc vkl
 
Vớ va vớ vẩn, sv (bằng) xuất sắc giờ đầy đường tưởng muốn vào nn dễ mà chọn à
bằng giỏi nhiều thôi ( ngành luật, kinh tế)
bằng XS ít
xưa tôi học VB2 HLU vs NEU được 2 cái bằng giỏi
học dễ vl, nhất là bên HLU 3.4 dễ ẹc
 
Với cơ chế hiện nay, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức rất chặt chẽ. Ngay như muốn vào công chức cũng phải thi tuyển, rồi thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo cũng được nhiều địa phương, bộ ngành thực hiện. Nhất là trong bối cảnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mạnh mẽ như hiện nay thì không ai dám làm và không thể làm những chuyện tiêu cực trong việc này.

Thật đấy? :misdoubt:
Chị có biết 1 đồng chí có 3 người con thì 1làm bộ trưởng, 1bí thư đoàn, 1 cô con gái làm chủ tịch ngân hàng không? Đúng là danh gia vọng tộc
 
Thằng nào chứng minh được thu nhập của cán bộ nhà nước đủ khả năng mua nhà giùm tao
aNh9IpF.png
các ông ấy ko đủ khả năng, nhưng đám lính bên dưới thì đủ
Q8sGcLO.png
 
Cứ để sinh viên xuất sắc đi làm này nọ nhiều năm trải nghiệm đời sống, và kiếm tiền hay làm gì đạt tự do tài chính hay thành tựu gì ổn đi,
Xong có cơ chế tuyển vào theo kiểu cố vấn chính phủ.

Chứ mới ra trường xong vẫn chưa gọi là hiểu rõ đời sống để vào nhà nước ra các quyết định quan trọng đâu.

Gửi từ Smartphone Cảm Ứng bằng vozFApp
Anh google Trần Huỳnh Duy Thức nhé, 1 tài năng của VN thời kỳ đầu những năm 2000
Cũng ý kiến ý cò này nọ, nên giờ chưa ra tù nữa, đi hơi bị lâu
 
Anh google Trần Huỳnh Duy Thức nhé, 1 tài năng của VN thời kỳ đầu những năm 2000
Cũng ý kiến ý cò này nọ, nên giờ chưa ra tù nữa, đi hơi bị lâu
Sao nghe mấy người này thấy tội tội sao á fen, giỏi v đáng lẽ giờ giàu vlol r, tự dưng bị bắt vì tội phỏng đạn, tiếc cho 1 tài năng!
 
có nhìu cách mà, ko đủ sống rồi được quyền tham ô, hối lộ, vi phạm pháp luật à?
Đó là cách nói ng. u , cứ nghèo là được quyền tham nhũng
Vấn đề chính là thể chế nó làm tha hóa con người, và tạo điều kiện để làm những việc đó. Và khi bị soi chiếu thì nằm im không làm , vì làm kiểu gì cũng có sơ sót đi tù
Cái tha hóa nhất là tha hóa quyền lực . Khi 1 cá nhân hay tổ chức nào đó ngự trị trên đỉnh quá lâu, và luôn nhận dc sự phục tùng tung hô ngoài miệng của kẻ khác dễ làm bản thân họ tha hóa ảo tưởng
Putin là 1 ví dụ rõ ràng
 
Ng quen đc gợi ý vào nhà nc hồi những năm 2010, chưa biết vị trí có làm lâu đc ko mà hét giá 1 tỷ trà nc, còn ng bt vào ko có giá đấy… thế là họ bỏ đi làm tư nhân luôn:unsure:
 
Thực sự thì công việc nhà nước cần nhiều nhân tài thế à các bác? Việc công vụ khó lắm sao?

Ở nước ngoài thấy công chức toàn làng nhàng đủ ăn thôi. Ai giỏi thì làm công cho tập đoàn lớn. Đó là lẽ thường mà nhỉ.
Nhà nước trả lương theo hệ số cấp bậc, thường là thấp so với thị trường lao động tự do. Tại sao lại mưu cầu nhân tài làm gì khi không thể đảm bảo đủ điều kiện lợi ích cho họ. Để họ ở khối tư nhân thì cũng tốt mà. Dân giàu thì nước mạnh thôi.
 
Chuẩn này, giờ trong công ty lắm thằng vẫn bảo học văn để làm gì … Nói chung nhiều anh vẫn suy nghĩ chán lắm

Nói thì đôi khi ng ta tự ái, nên ko chịu tiếp thu, tư tưởng có anh coi thường ra mặt môn Văn (Tiếng Việt thì chuẩn hơn) hoặc các môn nghị luận xã hội, dẫn đến trong cv sau này chỉ thuần kỹ thuật, trong trình bày hội họp cũng khó tròn vành rõ chữ, bảo trình bày 1 tờ trình, công văn, báo cáo phải sửa đi sửa lại, hoặc chỉ note ra nội dung chính được, còn lại ng khác làm, chưa nói đến phải hiểu luật để làm cho chuẩn hết mức có thể. Những anh kỹ thuật mà chỉ giỏi chuyên môn thôi thì lên đến phó phòng quản lý chuyên môn là hết cỡ, để làm cao hơn hoặc để quản lý, vận hành, điều phối 1 chuỗi nhiều bộ phận phòng ban khác nhau hoặc nhiều đơn vị khác nhau cho cùng 1 dự án chẳng hạn cần thêm nhiều kỹ năng khác nhiều. 1 trong số những kỹ năng đó là về hành chính.

Gửi từ Cục gạch bằng vozFApp
 
Có ý kiến cho rằng, câu chuyện “hậu duệ, tiền tệ, quan hệ” đang là một trong những vấn đề cản trở người tài vào cơ quan Nhà nước. Từ thực tế, bà nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Với cơ chế hiện nay, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức rất chặt chẽ. Ngay như muốn vào công chức cũng phải thi tuyển, rồi thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo cũng được nhiều địa phương, bộ ngành thực hiện. Nhất là trong bối cảnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mạnh mẽ như hiện nay thì không ai dám làm và không thể làm những chuyện tiêu cực trong việc này.

Thôi thôi đại biểu ơi đọc đoạn này thấy văn giẻ rách tuyên láo r
 
Thực sự thì công việc nhà nước cần nhiều nhân tài thế à các bác? Việc công vụ khó lắm sao?

Ở nước ngoài thấy công chức toàn làng nhàng đủ ăn thôi. Ai giỏi thì làm công cho tập đoàn lớn. Đó là lẽ thường mà nhỉ.
Nhà nước trả lương theo hệ số cấp bậc, thường là thấp so với thị trường lao động tự do. Tại sao lại mưu cầu nhân tài làm gì khi không thể đảm bảo đủ điều kiện lợi ích cho họ. Để họ ở khối tư nhân thì cũng tốt mà. Dân giàu thì nước mạnh thôi.
cần chứ
về lý thuyết lý tưởng thì nhà nước đóng vai trò quản lý và định hướng, chỉ có người tài và nhiều kinh nghiệm mới có thể quản lý và định hướng tốt được. Mấy thằng ngu thì biết gì mà quản, việc nó còn không biết thì lấy gì mà định hướng. Nước ta xây dựng nên kinh tế định hướng, điều chỉnh và quản lý cơ chế thị trường.

còn thực tế chỉ có nhân tài mới xoay trở để vượt qua được đống rào cản pháp lý pháp chế này nọ kia mà vẫn đảm bảo phát triển. Chưa kể còn 1 đống tạ cần các anh gánh nữa, Cái đống rào cản đấy nó vl lắm.
 
bởi vậy mới thấy vai trò cực kỳ quan trọng của môn tư tưởng, các mác lenin ở bậc đại học. cần phải dạy cho các em thấm sâu tư duy vì cái chung, không tư lợi cá nhân, cống hiến hết mình cho dân tộc, đừng ham vài đồng bạc lẻ mà đánh mất lý tưởng.
những ai đang kêu bỏ học những môn này đã thấy rõ hậu quả chưa, nạn chảy máu chất xám, suy thoái, vì đồng tiền mà đi theo tư bản, ko chịu cống hiến cho đất nước.
tôi đề nghị cần tăng thời lượng các môn này, ít nhất chiếm 1/2 tổng quá trình đào tạo đại học, để tư duy các em đồng bộ, thống nhất trong nhận thức và hành động, để hoá rồng đất nước.
 
Tít so sánh nhảm vê lờ, kể cả mức lương ngang nhau thì người ta cũng chọn tư nhân hơn nhà nước chứ đừng nói lương chênh lệch dữ vậy.
Bớt xạo, nếu lương nhà nghỉ mà ngang tư nhân thì cả mớ đứa vào, lương tư nhân cao nhưng đòi hỏi cũng cao, làm áp lực vl ra, lại chưa chắc ổn định, vua nghề IT làm cho Google này nọ nó còn đuổi 1 lúc cả nghìn người nữa là, mấy cty bình thường ko có project là nó lay off liền, kinh doanh thua lỗ cũng mất việc, chưa kể tới 1 độ tuổi nào đấy, lương a đã chạm mức trần của nó là nó đuổi để tuyển bọn trẻ khỏe vào, chỉ có số rất ít được giữ lại để lên quản lý. Lương mà ngang thì vào nhà nghỉ làm, vừa nhàn, vừa đỡ lo bị đuổi, tầm 40-50t vẫn cứ cắp đít đi về, cứ 8h đi 5h về, thời gian còn lại cho gia đình + làm thêm bên ngoài ko ngon hơn à, lại được tiếng cán bụ :doubt::doubt:
 
bản thân cái từ nhà nghỉ mà voz đặt ko phải chỉ là troll, hoàn toàn có căn cứ. Nhà nghỉ ko phải đích đến, có thể dùng là bàn đạp, farm danh, giấy khen, ... vì rồi a cũng phải lượn mà.
Còn ở lại thì ko tính tiền nhé :boss:
 
Có ý kiến cho rằng, câu chuyện “hậu duệ, tiền tệ, quan hệ” đang là một trong những vấn đề cản trở người tài vào cơ quan Nhà nước. Từ thực tế, bà nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Với cơ chế hiện nay, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức rất chặt chẽ. Ngay như muốn vào công chức cũng phải thi tuyển, rồi thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo cũng được nhiều địa phương, bộ ngành thực hiện. Nhất là trong bối cảnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mạnh mẽ như hiện nay thì không ai dám làm và không thể làm những chuyện tiêu cực trong việc này.

Thôi thôi đại biểu ơi đọc đoạn này thấy văn giẻ rách tuyên láo r

Đúng quy trình dân túy từ câu đầu tiên rồi, càng hỏi thì càng lòi ra giao tuyến thôi
 
Back
Top