thảo luận So sánh card đồ họa AMD và Nvidia ra mắt trong 10 năm qua

Amazing.

Member
So sánh card đồ họa AMD và Nvidia ra mắt trong 10 năm qua

So sánh card đồ họa AMD và Nvidia ra mắt trong 10 năm qua


Vừa rồi, Vito_ponfe_Andariel, một người dùng trên mạng xã hội Reddit đã tổng hợp thông tin và tạo ra những biểu đồ đo đạc để so sánh 8 thế hệ card đồ họa ra mắt trong vòng 10 năm qua của NvidiaAMD. Sử dụng dữ liệu từ thư viện thông tin về GPU của Techpowerup, bắt đầu từ thế hệ GPU kiến trúc Fermi của Nvidia (GTX 400 series) và VLIW5 của AMD (HD 5000 series), có lẽ những bước đường phát triển quá mạnh mẽ trong vòng 1 thập kỷ qua của thị trường GPU tiêu dùng đã được lột tả tương đối chi tiết.

Đầu tiên là những biểu đồ với những thông tin khô khan

[IMG]


AMD Radeon HD 5000 vs Nvidia GeForce GTX 400 series

Tinhte_GPU12.jpg


Giữa kiến trúc Terascale 2 (VLIW5) của AMD và kiến trúc Fermi của Nvidia, cả hai thế hệ GPU này đều có hiệu năng và giá tương đồng, nhưng GPU của Nvidia ngốn điện hơn nhiều so với HD 5000 series của AMD. Thêm vào đó, hiệu năng trên từng transistor của GPU AMD thời ấy cũng ngon hơn. Vấn đề cơ bản của Fermi là những con chip GPU cao cấp nhất đều được Nvidia phát triển cho nhu cầu xử lý hiệu năng cao trong các hệ thống máy chủ, và vì những nhu cầu ấy đòi hỏi những phần cứng thừa thãi đối với người dùng phổ thông, dẫn đến thực trạng chiếc GTX 480 vừa nóng vừa đói điện. Điều này về sau được Nvidia cải thiện bằng việc cho ra mắt những phiên bản tối ưu cho nhu cầu sử dụng phổ thông hơn.

AMD Radeon HD 6000 vs NVIDIA GeForce GTX 500 Series

Tinhte_GPU13.jpg


Phiên bản cuối cùng của kiến trúc GPU Terascale từ AMD trang bị cho thế hệ card HD 6000 series được ra mắt để đối đầu với phiên bản kế tiếp của kiến trúc Fermi trong GTX 500 series. Cả hai thế hệ GPU từ hai đội đều có được hiệu năng cải thiện phần nào, và đều được coi là phiên bản hoàn thiện hơn so với thế hệ card đồ họa ra mắt trước đó. Đặc biệt là với Nvidia, họ đã đưa ra một quyết định đầy hợp lý, tối ưu kiến trúc Fermi để phục vụ anh em chơi game, để rồi đưa ra thị trường những sản phẩm tốt hơn xíu xiu so với AMD. Còn trong khi đó, AMD thì cắt giảm được chi phí để giá sản phẩm rẻ đi. Dù vậy, cả HD 6000 lẫn GTX 500 đều chỉ được coi là thế hệ card đồ họa nâng cấp nhẹ trước khi kiến trúc mới được ra mắt.

AMD Radeon HD 7000 vs NVIDIA GeForce GTX 600 Series

Tinhte_GPU14.jpg


Kiến trúc GCN và Kepler đều dựa trên tiến trình 28nm và nhắm tới hiệu năng next gen. AMD ra mắt trước với chiếc card HD 7970, được công chúng đón nhận nồng hậu với mức giá so với hiệu năng ấn tượng, còn trong khi đó Nvidia cũng có được không ít thành công với những sản phẩm trang bị nhiều tính năng mới và hiệu năng tăng cao so với kiến trúc GCN của AMD. Cũng với kiến trúc Kepler, Nvidia bắt đầu cuộc chạy đua tối ưu hiệu năng và điện năng tiêu thụ, thứ mà họ dần đạt được thành công trong những thế hệ GPU tiếp theo.

AMD Radeon R200 vs NVIDIA GeForce GTX 700 Series

Tinhte_GPU15.jpg


Một năm sau, Nvidia ra mắt GTX 780 Ti, câu trả lời của đội xanh trước loạt sản phẩm R9 200 series hướng tới cộng đồng chơi phần cứng PC high end. Thực tế thì giờ nhìn lại, thế hệ card đồ họa Hawaii của AMD vừa là bước cải tiến, lại vừa là bước cải lùi. Hiệu năng của những chiếc card R9 đôi khi còn ngang ngửa với card Titan, nhưng đổi lại là ngốn điện vô cùng. R9 290X có hiệu năng vượt qua GTX 780, nhưng thua sút một chút so với GTX 780 Ti. Thế hệ này, card của Nvidia vẫn có hiệu năng ổn hơn AMD, tiêu thụ điện năng tối ưu hơn hẳn.


AMD Radeon R300 vs NVIDIA GeForce GTX 900 Series

Tinhte_GPU16.jpg


Dựa trên kiến trúc Maxwell, bước nhảy từ 700 lên 900 series là một trong những lần Nvidia gây ấn tượng mạnh mẽ tới công chúng nhờ vào cả hiệu năng lẫn tiêu thụ điện năng được tối ưu một cách đáng nể. Ấy vậy mà giờ đây nhìn lại, GTX 900 series vẫn chỉ là một lần Nvidia chứng minh cho mọi người thấy trong tương lai, GPU sẽ còn khủng và tiết kiệm điện tới mức nào. Còn trong khi đó, kiến túc Fiji của AMD có vẻ như chẳng học hỏi được gì từ những phàn nàn của người dùng thế hệ GPU trước đó, vẫn ngốn điện, và không chỉ thiếu bộ nhớ mà giá còn ngang ngửa với GTX 980 Ti, trong khi hiệu năng thì không hề cân xứng. Phải nhận xét công bằng, AMD là đơn vị đầu tiên ứng dụng bộ nhớ HBM, nhưng cùng với giải pháp tản nhiệt nước, đó chỉ là hai thứ đáng ghi nhớ nhất đối với thế hệ GPU này. Cho đến khi Nvidia ra mắt GTX 980 Ti, thì AMD nhận một đòn khá đau mà mãi đến giờ mới hồi phục được.

AMD Radeon RX Vega vs NVIDIA GeForce GTX 10 Series

Tinhte_GPU17.jpg


Ai cũng có kỳ vọng lớn lao với kiến trúc GPU RX Vega, thứ được đích thân giám đốc mới của Radeon Technologies Group (RTG), Raja Koduri thiết kế. Nhưng cùng lúc, Nvidia cũng không ngồi yên. Họ cho ra mắt GTX 10 series vài tháng trước khi AMD Vega chính thức ra mắt, và cùng lúc đẩy cả hiệu năng lẫn điện năng tiêu thụ lên một tầm hoàn toàn mới. Bản thân chiếc GTX 1080 Ti đánh bại hoàn toàn nỗ lực tấn công thị trường card đồ họa high end của AMD trong vài năm sau đó. Không chỉ có mức giá cạnh tranh đến đáng nể, bước nhảy về hiệu năng từ GTX 900 lên GTX 10 series là quá lớn so với những nỗ lực của AMD. AMD Radeon Vega 64 thực tế thì cũng không tồi, mạnh ngang ngửa GTX 1080, nhưng nó nóng, ồn, và tốn điện hơn nhiều so với lời hứa hẹn của AMD.

AMD Radeon RX 5000 vs NVIDIA GeForce RTX 20 Series


Tinhte_GPU18.jpg


Đây là thời kỳ của David Wang, giám đốc mới của RTG, với định hướng và kế hoạch hoàn toàn mới dành cho đội đỏ. Tập trung vào hiệu năng và điện năng tiêu thụ, mục tiêu của AMD thay đổi từ việc tạo ra chiếc card có giá trị tốt nhất trở thành tạo ra những sản phẩm phục vụ tốt nhất từng đối tượng người dùng. Điều này được thể hiện rõ nét nhất với thế hệ đầu tiên của kiến trúc Navi với chiếc RX 5700 XT, giá ngon, chơi game ở độ phân giải Full HD hoàn toàn ổn. Còn trong khi đó, Nvidia lại biết họ đang dẫn trước, nên họ biết cần phải có những tính năng mới để củng cố vị thế. Điều đó dẫn tới sự hiện diện của hai công nghệ ray tracing thời gian thực và DLSS, thứ mình nghĩ là tính năng còn ăn tiền hơn cả ray tracing. Thế hệ GPU Turing có hiệu năng tăng, nhưng kèm với đó là giá sản phẩm cũng tăng theo vì chi phí sản xuất wafer bán dẫn với những chip GPU cùng với giá RAM GDDR6.

AMD Radeon RX 6000 vs NVIDIA GeForce RTX 30 Series

Tinhte_GPU19.jpg


Tất cả những điều trên đưa chúng ta đến với thế hệ GPU hiện tại, nơi Nvidia cố gắng nâng cao hơn nữa giới hạn hiệu năng xử lý của GPU, nhưng cùng lúc AMD lại có được những thành công riêng với những sản phẩm cạnh tranh được với từng sản phẩm của Nvidia, kể cả chiếc RTX 3090 cao cấp nhất thế hệ hiện giờ. RTX 3080 và RX 6800 XT có mức giá sàn sàn với nhau, và dù RTX 3080 ăn đứt về hiệu năng xử lý ray tracing, thì RX 6800 XT hoàn toàn không kém cạnh khi có hiệu năng chơi game ấn tượng và thậm chí cũng mới có tính năng FSR mới được giới thiệu nữa. Phải thừa nhận, RTX 30 ngon, nhưng AMD lại quá thành công với thế hệ thứ hai của kiến trúc Navi.

Theo WCCFTech
https://tinhte.vn/thread/so-sanh-card-do-hoa-amd-va-nvidia-ra-mat-trong-10-nam-qua.3359270/
 
Có tiền thì team xanh, p/p team đó, đặc biệt đám trâu cày, tôi thì con nào ngon nhất hốt con đó không kể đỏ hay xanh
 
cái ông amd, thua nhất là phần mềm không tối ưu được như bên kia, hiệu năng cứ phải buff qua thời gian
 
Back
Top